![](images/graphics/blank.gif)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Du, Đà Lạt
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 PHẦN A. MẠCH NỘI DUNG VẬT SỐNG I. TRẮC NGHIỆM. Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: 1. Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9. 2. Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật. 3. Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). 4. Nêu được khái niệm nucleic acid, kể tên được các loại nucleic acid: DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). 5. Nêu được sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật. II. TỰ LUẬN Câu 6. Trình bày kết quả và ý nghĩa của quá trình tái bản DNA. Kết quả của quá trình tái bản: Một phân tử DNA mẹ qua quá trình tái bản tạo ra hai phân tử DNA con giống nhau và giống phân tử DNA mẹ. Ý nghĩa của quá trình tái bản DNA: Quá trình tái bản DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phần bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho cho thế hệ tế bào con một cách chính xác. Như vậy, tái bản DNA đảm bảo tính ổn định về vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Câu 7. Một giai đoạn của quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (Hình 1). Hãy ghép đôi A với cột B sao cho đúng tên gọi của các thông tin được ký hiệu bằng các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. A B 3’GUG5’ 1 Amino acid 2 Amino acid histidine 3 tRNA 4 mRNA 5 Bộ ba đối mã 6 Codon 7 Ribosome 8 Hình 1 Câu 8. Trong nông nghiệp, con người đã khai thác những đặc điểm có lợi gì ở các giống thực vật đa bội? Cho ví dụ. Trong nông nghiệp, con người đã khai thác những đặc điểm có lợi ở các giống thực vật đa bội như: - Tế bào đa bội có hàm lượng DNA tăng theo bội số n, quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ nên thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh và chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường → Đặc điểm này được ứng dụng trong chọn giống cây trồng có kích thước lớn, năng suất cao. - Một số loài thực vật có bộ NST 3n, 5n,… hầu như bất thụ được ứng dụng để tạo quả không hạt. - Học sinh lấy ví dụ cho mỗi trường hợp trên. 1
- PHẦN B. MẠCH NỘI DUNG NĂNG LƯỢNG, SỰ BIẾN ĐỔI Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: Bài 2. Cơ năng - Viết được biểu thức tính động năng của vật, - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. - Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. Bài 3: Công và công suất Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất. Bài 4: Khúc xạ ánh sáng - Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. Bài 5: Tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Màu sắc của vật Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng mặt trời qua lăng kính. Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính. Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. Bài 6: Phản xạ toàn phần Nắm rõ điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.Vận dụng vẽ hình trường hợp phản xạ toàn phần trong một số trường hợp cụ thể. I. TRẮC NGHIỆM. Một số câu tham khảo: Câu 9. Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi A. Động năng tăng lên gấp đôi B. Động năng tăng gấp bốn lần C. Động năng giảm hai lần D. Động năng không đổi Câu 10. Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô? A. Gấp bốn lần. B. Gấp đôi. C. Bằng nhau. D. Bằng một nửa. Câu 11. Chiếu ánh sáng màu lục vào quả táo màu đỏ, thấy quả táo có màu? A. Màu da cam B. Màu vàng C. Màu đỏ D. Màu gần như đen. Câu 12. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng của vật thứ nhất so với vật thứ hai là A. bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai. C. bằng vật thứ hai. D. bằng 1/4 vật thứ hai. Câu 13. Trong quá trình dao động của con lắc A. Động năng của con lắc không đổi B. Thế năng của con lắc không đổi C. Có sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng D. Con lắc chỉ có động năng Câu 14. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới A. luôn luôn lớn hơn 1. B. luôn luôn nhỏ hơn 1. C. tuỳ thuộc tốc độ của ánh sáng trong hai môi trường. D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng. Câu 15. Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với các vật khác được gọi là A. động năng. B. cơ năng. C. thế năng. D. hóa năng. 1 Câu 16. Trên một máy bơm có ghi 2 𝐻𝑃 (mã lực: 1HP = 746W). Giá trị này cho biết A. công suất của máy bơm. B. công của máy bơm C. nhãn hiệu của nhà sản xuất. D. hiệu suất của máy bơm. Câu 17. Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai? A. Góc tới lúc bắt đầu không quan sát thấy tia khúc xạ được gọi là góc tới hạn 2
- B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc tới hạn phản xạ toàn phần D. Góc tới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường có chiết suất lớn với môi trường có chiết suất nhỏ hơn. Câu 18. Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng C. Hiện tượng phản xạ toàn phần D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng Câu 19. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. Quả nặng rơi từ trên xuống. Câu 20. Trên một máy kéo có ghi công suất 7360W thì số oát ghi trên máy có ý nghĩa là A. máy kéo có thể thực hiện công 7360 J trong 1 giây. B. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kW trong 1 giây. C. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kW trong 1 giờ. D. máy kéo có thể thực hiện công 7360 kJ trong 1 giây. Câu 21. Theo định luật khúc xạ thì A. tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia sáng tới. B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0. C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần. D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ. Câu 22. Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng: A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau. B. Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất. C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Câu 23. Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến A. sự truyền thẳng của ánh sáng. B. sự khúc xạ của ánh sáng. C. sự phản xạ của ánh sáng. D. khả năng quan sát của mắt người. II. TỰ LUẬN Câu 24. Một tia sáng SI đổi phương truyền khi đi từ không khí vào thủy tinh tại điểm tới I như hình vẽ. a. Tia sáng trong thủy tinh bị lệch ra xa hay lại gần với pháp tuyến tại I? Giải thích. b. Tính chiết suất của thủy tinh. Câu 25. Có ba tia sáng màu đỏ, lục, tím chiếu đến mặt bên của một lăng kính với cùng một góc tới. Hãy vẽ các tia ló sau khi ra khỏi lăng kính. Câu 26. Cho một tia sáng đi qua hai môi trường không khí (chiết suất bằng 1) và kim cương (chiết suất bằng 2,419). Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường trên. Câu 27. Cho hai tấm bìa màu trắng và màu vàng. Đặt cả hai tấm bìa vào một phòng tối. Nếu chiếu ánh sáng màu đỏ lần lượt vào hai tấm bìa thì ta nhìn thấy chúng có màu gì? Câu 28. Cho một tia sáng trắng đi qua tấm lọc màu đỏ rồi sau đó tiếp tục qua tấm lọc màu lam. Đặt mắt sau tấm lọc màu lam sẽ thấy ánh sáng màu gì? Giải thích? 3
- PHẦN C. MẠCH NỘI DUNG CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT Học sinh ôn tập các đơn vị kiến thức sau: - Ôn lại chủ đề 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại. - Học nội dung bài 20,21,22,23,24 I. TRẮC NGHIỆM. Một số câu tham khảo: Câu 29. Nguyên tố tác dụng với oxygen tạo ra oxide acid là A. lưu huỳnh. B. sắt. C. sodium. D. magnesium. Câu 30. Nguyên tố tác dụng với oxygen tạo ra oxide base là A. phosphorus. B. potassium. C. chlorine . D. carbon. Câu 31. Dãy các hợp chất hữu cơ là: A. CH4, C2H6, CO2. B. C6H6, CH4, C2H5OH. C. CH4, C2H2, CO. D. C2H2, C2H6O, CaCO3. Câu 32. Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên. B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon. C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống. Câu 33. Cho các chất: CO2, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 34. Dãy các hydrocarbon là: A. C2H6, C4H10, C2H4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 35. Dãy các dẫn xuất của hydrocarbon là: A. C2H6O, CH4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 36. Chất không làm mất màu dung dịch bromine là: A. CH3-CH2-CH3. B. CH2=CH - C. CH3 - D. CH2=CH2. CH3. C(CH3)=CH2. Câu 37. Chất có phản ứng trùng hợp tạo polymer là: A. CH3-CH2-CH3. B. CH4. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-CH3. Câu 38. Khi dẫn khí ethylene vào nước bromine đựng trong ống nghiệm có quan sát thấy A. màu của dung dịch bromine không thay đổi. B. màu của dung dịch bromine đậm dần. C. màu của dung dịch bromine nhạt dần. D. màu của dung dịch bromine nhạt dần, có chất kết tủa. Câu 39. Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch bromine. B. tham gia phản ứng cộng với khí hydrogen. C. tham gia phản ứng trùng hợp. D. tham gia phản ứng cháy với khí oxygen sinh ra khí carbon dioxide và nước. Câu 40. Để nhận biết hai khí CH4 và C2H4 người ta dùng thuốc thử là A. O2. B. nước bromine. C. khí CO2. D. dung dịch Ca(OH)2. Câu 41. Thành phần chính của dầu mỏ là A. alcohol. B. dẫn xuất của hydrocarbon. C. lưu huỳnh. D. hydrocarbon. Câu 42. Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là A. ethane. B. methane. C. propane. D. butane. Câu 43. Nhiên liệu là A. những chất khi cháy tỏa nhiệt. B. những chất khi cháy phát sáng. C. những chất khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng. 4
- D. những chất khi cháy tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. Câu 44. Trong các nhiên liệu sau, nhiên liệu rắn là A. khí thiên nhiên B. xăng. C. than gỗ. D. dầu hỏa. Câu 45. Trong các nhiên liệu sau, nhiên liệu lỏng là A. khí thiên nhiên B. xăng. C. than gỗ. D. khí mỏ dầu. Câu 46. Chất không phải là sản phẩm chưng cất dầu mỏ là A. khí hóa lỏng. B. nhựa đường. C. dầu diesel. D. sáp ong. Câu 47. Độ rượu là A. số mL ethylic alcohol nguyên chất có trong 100mL dung dịch ở 20oC. B. số mL nước có trong 100 mL hỗn hợp dung dịch ở 20oC. C. số gam ethylic alcohol nguyên chất có trong 100 mL dung dịch ở 20oC. D. số gam nước có trong 100 gam dung dịch ở 20oC. Câu 48. Ethylic alcohol phản ứng được với sodium vì trong phân tử A. có nguyên tử oxygen. B. có nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen. C. có nhóm -OH. D. có nguyên tử carbon, hydrogen và oxygen. II. TỰ LUẬN Câu 49. Nêu khái niệm độ cồn? Trên nhãn chai có ghi cồn 700 , cồn 950 có ý nghĩa gì? Câu 50. Nêu tính chất vật lý của ethylic alcohol? Câu 51. Hãy điền thông tin phù hợp vào chỗ trống(….) để chỉ ra sự khác nhau về một số tính chất của phi kim và kim loại: Một số tính chất Kim loại Phi kim Tính dẫn điện ………………………………… …………………………………….. ………………………………… …………………………………….. Khả năng tạo ………………………………… …………………………………….. thành các ion ………………………………… …………………………………….. ………………………………… …………………………………….. Phản ứng với ………………………………… …………………………………….. oxygen ………………………………… …………………………………….. ………………………………… …………………………………….. Câu 52. Viết phương trình hóa học cho phản ứng giữa khí O2 với: a. S, P, C. b. Na, Cu, Mg. c. Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào đã học? Câu 53. Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất sau: CH4, C2H6, C2H4, C3H8, C4H10. Câu 54. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:( ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). a. Đốt cháy butane, ethylene, ethylic alcohol. b. Dẫn khí ethylene đi qua nước bromine(Br2). c. Cho ethylic alcohol phản ứng với sodium(Na). d. Ethylene tham gia phản ứng trùng hợp. Câu 55. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các khí sau: CH4, C2H4. Câu 56. A là một alkane( CnH2n+2) có khối lượng phân tử bằng 30 amu. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của alkane? ( Biết C =12, H =1). Câu 57. A là một alkane( CnH2n+2) có khối lượng phân tử bằng 58 amu. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của alkane? ( Biết C =12, H =1). -------------------------Hết -------------------------- 5
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
59 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p |
55 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
56 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
36 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p |
56 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
26 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
57 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
66 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
22 p |
22 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
18 p |
31 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
51 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p |
42 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
36 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
55 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
112 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
23 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)