intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hai Bà Trưng

  1. Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế Trường THPT Hai Bà Trưng TỔ: SỬ - ĐỊA - CD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (2022 – 2023) Môn: Lịch sử 11 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM NỘI DUNG TT Mức độ kiến thức, kĩ năng để kiểm tra, đánh giá trong đề KIỂM TRA 1 CHƯƠNG I. CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) Bài 1. Nhật Bản * Nhận biết Bài 2. Ấn Độ ­ Biết được sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây đối với các Bài 3. Trung nước châu Á, châu Phi và các nước Mĩ Latinh (thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX). Quốc ­ Nhận ra được sự chuyển biến về chính trị, kinh tế - xã hội ở các nước Bài 4. Các nước châu Á, châu Phi và các nước Mĩ Latinh (thế kỉ XIX- đầu thế kỉXX). Đông Nam Á ­ Biết được những nét chính về tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến (Cuối thế kỉ XIX- trước năm 1868; nội dung chính của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản từ năm đầu thế kỉ XX) 1868. Bài 5. Châu Phi ­ Biết được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc cách mạng Tân và khu vực Mĩ Hợi 1911 ở TrungQuốc. Latinh (Thế kỉ XIX-đầu thế kỉ ­ Biết được sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ (1885- XX) 1908). ­ Biết được một số cuộc đấu tranh chống thực dântiêu biểu ở các nước châu Á, châu Phi và các nướcMĩLatinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) và kết quả của các cuộc đấu tranh đó. * Thông hiểu ­ Giải thích được nguyên nhân dẫn đến các nước thực dân Âu-Mĩ xâm lược các nước châu Á, châu Phi và các nước Mĩ Latinh (thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). ­ Hiểu được ý nghĩa của cải cách Minh Trị ở NhậtBản từ năm 1868 và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở TrungQuốc.
  2. ­ Hiểu được tính chất của cải cách Minh Trị ởNhật Bản từ năm 1868 và tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở TrungQuốc. CHƯƠNG II. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) Bài 6. Chiến *Nhận biết: tranh thế giới ­ Biết được mâu thuẫn của các nước đế quốc và sự hình thành hai khối thứ nhất quân sự đối đầu ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. (1914-1918) ­ Biết được hai giai đoạn và những sự kiện lớn của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 2 ­ Biết được kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. *Thông hiểu ­ Hiểu được nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất. ­ Hiểu được việc Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh. ­ Hiểu được tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. CHƯƠNG III. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Bài 7. Những *Nhận biết: thành tựu văn ­ Biết được các thành tựu về văn học, âm nhạc và hội họa thời kì này. hóa thời cận ­ Biết được những nội dung chính và những sự kiện tiêu biểu của lịch sử đại 3 thế giới cận đại. Bài 8. Ôn tập *Thông hiểu: lịch sử thế giới cận đại ­ Hiểu được giá trị và ý nghĩa của những thành tựu nói trên đối với đời sống con người thời cận đại. 4 PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Từ năm 1917 đến năm 1945) CHƯƠNG I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941) *Nhận biết: Bài 9. Cách ­ Biết được tình hình nước Nga trước cáchmạng tháng 2-1917; những mạng tháng sự kiện chính trong diễn biến của cách mạng tháng Hai và cách mạng Mười Nga năm tháng Mười năm 1917 ở Nga. 1917 và cuộc ­ Biết được hoàn cảnh, nội dung và bản chất của Chính sách kinh tế đấu tranh bảo mới; những thành tựu chính Liên Xô đạt được trong công cuộc khôi
  3. vệ cách mạng phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội(1921-1941). (1917-1921) *Thông hiểu: Bài 10. Liên Xô ­ Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ, giai cấp lãnh đạo và lí xây dựng chủ giải được năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng. nghĩa xã hội ­ Hiểu được những nhiệm vụ Cách mạng thángHai và Cách mạng tháng (1921-1941) Mười thực hiện. ­ Hiểu được ý nghĩa của Cách mạng thángMười. ­ Hiểu được tính chất của cách mạng thángMười. ­ Hiểu được ý nghĩa của Chính sách kinh tếmới. CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) Bài 11. Tình *Nhận biết: hình các ­ Biết được tình hình châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. nước tư bản * Thông hiểu giữa hai cuộc chiến tranh ­ Hiểu được những đặc điểm nổi bật của trật tựthế giới theo hệ thống thế giới (1918- Vécxai-Oasinhtơn. 1939) ­ Hiểu được nguyên nhân và hệ quả của cuộckhủng hoảng kinh tế 1929- 1933 ở các nước tư bản. Bài 12 &14. 5 * Nhận biết Đức – Nhật - Biết được quá trình nắm quyền của Đảng Quốc xã và chính sách của Chính giữa hai cuộc phủ Hít-le (1933-1939). CTTG - Biết được quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản (1929- 1939). *Thông hiểu: Hiểu được các chính sách của Chính phủ Hít-le thực hiện (1933-1939) và tác động đối với nước Đức. Bài 13: Nước *Nhận biết: Biết được việc nước Mĩ thực hiện Chính sách mới và nội Mĩ giữa hai dung cơ bản Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven. cuộc chiến * Thông hiểu: Hiểu được tác động của Chính sách mới đối với nước tranh thế giới Mĩ (những năm 30 của thế kỉ XX) (1918-1939) II. PHẦN TỰ LUẬN 1.Phân tích nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). * Nguyên nhân sâu xa:
  4. - Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX → sự hình thành hai khối đế quốc (đế quốc già: Anh, Pháp; đế quốc trẻ: Đức, Nhật, Mĩ). - Mâu thuẫn sâu sắc về vấn đề thuộc địa, thị trường, dẫn tới hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau: + Liên minh:Đức, Áo - Hung, Italia. + Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. - Cả hai khối đế quốc đối địch đều muốn tăng cường chạy đua vũ trang, tiến hành chiến tranh xâm lược cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau. Đặc biệt là Anh và Đức – những nước đứng đầu hai khối. * Duyên cớ trực tiếp:Sự kiện Thái tử Áo-Hung bị ám sát ngày 28-6-1914.Quân phiệt Đức, Áo- Hung chớp lấy cơ hội này để gây ra chiến tranh. 2.Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Đối với nước Nga, Cách mạng tháng Mười đã mở ra kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước: xóa bỏ ách thống trị của phong kiến và tư bản Nga, thành lập chính quyền Xô viết, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước. - Đối với thế giới, Cách mạng tháng Mười có ý nghĩa sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với CNTB. + Cách mạng tháng Mười cổ vũ mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa (con đường cách mạng vô sản). + Cách mạng tháng Mười nga làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau vì cùng chống một kẻ thủ chung là chủ nghĩa đế quốc. 3. Chính sách kinh tế mới (3-1921) do Lênin đề xướng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã để lại bài học kinh nghiệm gì đối với Việt Nam? - Chính sách kinh tế mới để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay: + Duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (kinh tế thị trường định hướng XHCN) trong suốt thời kỳ quá độ và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương này là sự vận dụng sáng tạo quan hệ hàng hóa - tiền tệ trong NEP vào điều kiện nước ta. + Xây dựng thị trường xã hội thống nhất trong cả nước và gắn với thị trường thế giới. Thực hiện chính sách một giá.
  5. + Chủ trương mở rộng thị trường trong nước, thực hiện quan hệ đa phương với thị trường thế giới trên nguyên tắc bảo đảm đôi bên cùng có lợi - chính sách này đã tạo ra một sức hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và kích thích ngoại thương phát triển, xuất, nhập khẩu tăng nhanh có lợi cho nền kinh tế nước ta. 4. Phân tích ý nghĩa những thànhtựu Liên Xô được trong giai đoạn1921-1941. Giai đoạn 1921-1941, Liên Xô đã tiến hành khôi phục kinh tế và thực hiện các kế hoạch 5 năm để xây dựng CNXH. Liên Xô đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với Liên Xô và thế giới. -Từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp với nền công nghiệp phát triển hùng hậu, một nền nông nghiệp được cơ giới hóa. -Bộ mặt đất nước Xô viết có sự thay đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. -Liên Xô trở nên hùng mạnh, đã phá bỏ thế bao vây của các nước tư bản, nâng cao uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế. -Liên Xô có đủ sức mạnh về vật chất và tinh thần để chiến đấu chống CNPX trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. 5. Quá trình phát xít hóa ở Đức và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX, có điểm gì giống và khác nhau? * Giống nhau: - Nghèo tài nguyên, ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp. - Đều có truyền thống quân phiệt - Về bản chất đều thực hiện nền chuyên chính công khai của những phần tử phản động nhất, sovanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản chủ nghĩa của tư bản tài chính. - Đều bất mãn với hệ thống Vécxai-Oa sinh tơn, muốn dùng vũ lực chia lại thế giới. * Khác nhau: - Đức: +Quá trình phát xít hóa ở nước Đức trong những năm 30 của thế kỉ XX diễn ra nhanh chóng. + Quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ độc tài phát xít. - Nhật: + Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản kéo dài trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX.
  6. + Ở Nhật Bản do có sẵn chế độ chuyên chế thiên hoàng nên quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. ( Quá trình diễn ra trong nội bộ chính sách của nhà nước). Chú ý: Đối với học sinh: - Hình thức thi: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận. - Nội dung các câu hỏi trắc nghiệm với các mức độ nhận biết, thông hiểu; Nội dung tự luận với các mức độ vận dụng và vận dụng cao. (Cụ thể đã chỉ rõ trong đề cương) - Khi ôn tập cần căn cứ trên đề cương (đặc biệt là phần trắc nghiệm) kết hợp với vở, SGK, sách bài tập và các sách có câu hỏi trắc nghiệm. - HS cần ghi nhớ thời gian, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của các sự kiện quan trọng trong lịch sử. Đối với giáo viên: - Chủ động ôn tập ít nhất 1 tiết cho HS. Tổ phó chuyên môn Võ Thị Hải Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2