Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 1
download
“Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỒI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 9 I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ Câu 1. Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản. Hướng dẫn trả lời. - Thực dân Pháp thủ tiêu các quyền lợi dân sinh, dân chủ, giải tán các hội ái hữu, bắt giam những người yêu nước, thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”. - Tháng 9/1940, Nhật Bản xâm lược Việt Nam. Dưới ách cai trị của Pháp – Nhật Bản, nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”, cuộc sống của nhân dân ta bị đẩy đến “bước đường cùng”. Câu 2. Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? * Ý nghĩa lịch sử: - Phá tan 2 xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ nước nhà. - Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trên thế giới nhất là châu Á và châu Phi. * Nguyên nhân thắng lợi: + Chủ quan : - Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Sự lãnh đào tài tình sáng suốt của Đảng, đứng đầu Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp các lực lượng yêu nước trong mặt trận thống nhất Đảng ta đã có có trình chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của CMT8 trong suốt 15 năm với 3 cuộc diển tập 1930- 1931, 1936- 1939, 1939-1945. + Khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Lực lượng Đồng minh và Xô viết đánh bại phát xít Nhật tạo thời cơ thuận lợi cho CM giành thắng lợi. * Trong các nguyên nhân trên nguyên nhân quan trọng nhất và mang tính quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan bởi vì. Nếu quần chúng nhân dân ko sẵn sàng đứng lên, nếu Đảng không sáng suốt tài tình nhận định đúng thời cơ sẽ qua đi. Vì thế nguyên nhân chủ quan mang tính chất quyết định còn nguyên nhân khách quan chỉ là sự hỗ trợ về thời cơ để Đảng sáng suốt phát động quần chúng nhân dân đứng lên giành chính quyên trong thời gian ngắn. Câu 3. Vì sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là thời cơ “ngàn năm có một”?
- - Đến giữa tháng 8 – 1945 thời cơ vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam: + Phát xít Đức đã bị tiêu diệt, kể từ đó phát xít Nhật bị cô lập. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, Liên Xô tuyên chiến và đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Trung Quốc...Ngày15/8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh. + Lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm và được rèn luyện qua các cao trào cách mạng. + Quần chúng sẵn sàng cùng Đảng vùng lên đấu tranh, tầng lớp trung gian đã ngã hẳn về phía cách mạng... - Tuy nhiên cách mạng cũng có những khó khăn: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc quân Đồng Minh sẽ vào giải giáp quân Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng sẽ dựng chính quyền tay sai... vì thế vấn đề giành chính quyền được đặt ra như cuộc chạy đua nước rút với quân Đồng minh... - Như vậy, nếu giành chính quyền trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì kẻ thù còn mạnh và những điều kiện chủ quan cũng chưa sẵn sàng. Nếu giành chính quyền muộn thì quân Đồng minh vào Đông Dương sẽ vô cùng khó khăn. - Từ tình hình trên, có thể thấy rằng từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 8 - 1945 được xem là thời cơ “ngàn năm có một” để dân tộc Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 4. Hãy nêu nét chính về tình hình chính trị, kinh tế Mỹ,Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. * Mỹ - Tình hình chính trị: + Nước Mỹ vẫn duy trì nền dân chủ tư sản với chế độ hai đảng thay nhau cầm quyền (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa) + Mỹ thực hiện chính sách đối nội nhất quán nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Đồng thời, chính quyền Mỹ luôn thực hiện chính sách ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở trong nước + Trong chính sách đối ngoại, Mỹ tập trung triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới - Tình hình kinh tế: Mỹ vẫn luôn giữ vững vị thế cường quốc kinh tế số một thế giới, nhưng tỉ trọng kinh tế của Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm dần. * Tây Âu: - Giai đoạn 1945 – 1950: + Chính trị: Củng cố, tăng cường chính quyền của giai cấp tư sản; liên minh chặt chẽ với Mỹ + Kinh tế: Khôi phục kinh tế viện trợ của Mỹ, lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ - Giai đoạn 1950 – 1973: + Chính trị: Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ (tiêu biểu là Anh) và tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ (tiêu biểu là Pháp) + Kinh tế: Tăng trưởng cao, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới
- - Giai đoạn 1973 – 1991: + Chính trị: Thúc đẩy liên kết chính trị đặt nền móng cho quá trình nhất thể hoá Tây Âu với thỏa thuận về việc thành lập Liên minh châu Âu – EU. + Kinh tế: Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới; thông qua quyết định xây dựng thị trường tiền tệ với đồng tiền chung duy nhất (Euro). I. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố lâm nghiệp ở nước ta? - Lâm nghiệp nước ta có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất đạt 3,88% (2021). Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: - Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Rừng sản xuất là nguồn cung cấp nguyên liệu gôcx cho công nghiệp chế biến. Sản lượng gỗ khai thác từ 4,0 triệu m3 (2010) lên 18,9 triệu m3 (năm 2021). Hiện nay khai thác và chế biến gỗ phân bố và phát triển gắn với các vùng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng: Trong giai đoạn 2010-2021, diện tích rừng trồng mới tăng hơn 1,4 triệu ha. Ngoài ra, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, các dịch vụ du lịch môi trường rừng gắn với rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tự nhiên rừng được chú trọng. Câu 6. Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta?(biết) =>Năm 2021 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt 1,73% - Khai thác thủy sản: Sản lượng thủy sản khai thác tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng khai thác là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu… - Nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh, chủ yếu là nuôi tôm hùm, tôm thẻ, cá da trơn…các địa phương có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là An Giang, Cà Mau, Quảng Nam… Câu 7. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Hồng? Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy phân tích một số thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? * Đặc điểm vị trí địa lí vùng đồng bằng sông Hồng - Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích: khoảng 21,3 nghìn km, chiếm 6,4% diện tích cả nước (năm 2021), bao gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương - Nằm ở khu vực trung tâm Bắc Bộ. Giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, giáp nước láng giềng Trung Quốc. * Thế mạnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Vị trí địa lí: vùng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc. Có 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đi qua; có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. - Có một số khoáng sản quan trọng, trữ lượng lớn như than đá, đá vôi…, giáp biển thuận lợi xây dựng các cảng biển và phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển
- đồng bộ. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước…. Câu 8. Trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ? Đặc điểm Đông Bắc Tây Bắc Chủ yếu núi trung bình, núi Địa hình cao nhất nước ta, đỉnh phan- thấp, chạy theo hướng vòng xi-păng cao 3147 m; địa hình chia cắt và Địa hình cung như Sông Gâm, Ngân hiểm trở, xen kẽ là các cao nguyên đá Sơn, Bắc Sơn, có vùng đồi vôi, cánh đồng và thung lũng. chuyển tiếp. Có 2 đai cao là đai nhiệt đới gió Có đủ 3 đai cao là đai nhiệt đới gió mùa, Khí hậu mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai trên núi. ôn đới gió mùa trên núi. Có các hệ thống sông lớn Có các hệ thống sông lớn, tiềm năng Sông ngòi thủy điện lớn nhất cả nước. Có tỉ lệ che phủ rừng cao hơn Có đủ 3 đai sinh vật là rừng nhiệt đới, Sinh vật Tây Bắc rừng cận nhiệt đới, rừng ôn đới trên núi cao. Tập trung một số lợi như than, Ít khoáng sản hơn, chủ yếu là chì, kẽm, Khoáng sản sắt, chì, kẽm, bô-xít, a-pa-tít,… đồng, đất hiếm, nước khoáng,… Câu 9. Dựa vào kiến thức đã học em hãy phân tích vị thế của thủ đô Hà Nội? (biết) HN là thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm giao dịch quốc tế, kinh tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước. - HN là trung tâm thương mại lớn của vùng ĐBSH và cả nước với các hoạt động ngoại thương, nội thương diễn ra sôi động. - HN là trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu cả nước, đây là nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm công nghệ và các doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. - HN hiện nay là trung tâm, động lực phát triển của vùng ĐBSH, vùng động lực phía bắc. Vũng Tàu, ngày 05 tháng 12năm 2024 Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương TPCM
- Đào Thị Tứ Lê Thị Thanh Kim Huệ Nguyễn Thị Liên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn