intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐI HỌC KÌ I TỔ VĂN- SỬ - GDCD NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn 6 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. ĐỌC - HIỂU 1. Ngữ liệu đọc hiểu: Ngoài Sách giáo khoa - Thể loại: truyện đồng thoại, truyện ngắn, thơ (một số đặc điểm của thơ). - Xác định được nội dung và những vẫn đề liên quan đến ngữ liệu (phương thức biểu đạt, thể thơ, ngôi kể, nhân vật….) - Xác định thông điệp gửi đến từ ngữ liệu - Rút ra bài học từ ngữ liệu 2. Thực hành Tiếng Việt 2.1. Nhận biết được từ đơn, từ phức Đơn vị Khái niệm Ví dụ kiến thức Từ đơn Từ đơn do một tiếng tạo thành. Bàn, ăn, bút, sách... Từ phức Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành. Yêu thương, bàn ghế, Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép núi non.... và từ láy). Từ láy Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ Xanh xanh, lung phép láy âm. linh.... Từ ghép Từ ghép là những từ phức được tạo ra Sách vở, học hành... bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau 2.2. Các BPTT đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ….chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của BPTT được sử dụng. ST Khái niệm biện Tác dụng Ví dụ pháp tu từ 1 Nhân - Là biện pháp tu - Làm tăng Ông trời hóa từ gán thuộc tính sức gợi hình Mặc áo giáp đen của người cho gợi cảm cho Ra trận những sự vật sự diễn đạt. Muôn nghìn cây mía không phải là - Làm cho Múa gươm người thế giới đồ Kiến - Các cách nhân vật, con vật, Hành quân hóa: cây cối được Đầy đường. + Gọi vật như gọi gần gũi với (Trần Đăng Khoa) người con người + Tả vật như tả hơn người + Trò chuyện với vật như với người
  2. 2 So sánh So sánh là đối - Tạo ra “Dòng sông Năm Căn chiếu sự vật hiện những hình mênh mông, nước ầm ầm tượng này với sự ảnh cụ thể, đổ ra biển ngày đêm như vật hiện tượng sinh động, thác, cá nước bơi hàng khác dựa trên nét - Giúp cho đàn đen trũi nhô lên hụp tương đồng, để câu văn hàm xuống như người bơi ếch làm tăng sức gợi súc gợi trí giữa những đầu sóng hình gợi cảm cho tưởng tượng trắng. Thuyền xuôi giữa sự diễn đạt của ta bay dòng con sông rộng hơn bổng... ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãytrường thành dàivô tận”. 3 Điệp ngữ Là phép tu từ lặp - Nhấn Dưới bóng tre xanh, ta gìn đi, lặp lại một từ mạnh ý giữ một nền văn hoá lâu (đôi khi là một muốn diễn đời. Dưới bóng tre xanh, cụm từ, hoặc cả đạt đã từ lâu đời, người dân một câu) để làm - Tạo nhịp cày Việt Nam dựng nhà, nổi bật ý muốn điệu cho câu dựng cửa, vỡ ruộng, khai nhấn mạnh. văn, câu thơ hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. 4 Ẩn dụ Là cách gọi tên sự - Làm cho Người Cha mái tóc bạc vật, hiện tượng câu văn Đốt lửa cho anh nằm này bằng tên sự thêm giàu vật, hiện tượng hình ảnh khác có nét tương - Mang tính đồng. hàm súc 5 Hoán dụ Hoán dụ là biện - Nhằm tăng Áo chàm đưa buổi phân li pháp tu từ dùng từ khả năng gợi Cầm tay nhau biết nói gì ngữ vốn chỉ sự vật, hình, gợi hôm nay hiện tượng này để cảm cho sự gọi tên sự vật, hiện diễn đạt. tượng khác có mối quan hệ tương cận. 2.3. CỤM TỪ a. Cụm danh từ * Khái niệm: Cụm danh từ là tập hợp từ, gồm danh từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau danh từ trung tâm ấy. * Cấu tạo: Cụm danh từ gồm ba phần: - Phần trung tâm ở giữa: là danh từ - Phần phụ trước: thường thể hiện số lượng của sự vật mà danh từ trung tâm biểu hiện
  3. - Phần phụ sau: thường nêu đặc điểm của sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. Ví dụ: ba học sinh, những cô giáo ấy, Mười bông hoa màu đỏ,... b. Cụm động từ * Khái niệm: Cụm động từ là tập hợp từ, gồm động từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau động từ trung tâm ấy. * Cấu tạo: Cụm động từ gồm ba phần: - Phần trung tâm ở giữa: là động từ - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về + Thời gian(đã, đang, sẽ,...) + Khẳng định/phủ định(không, chưa, chẳng...) + Tiếp diễn(đều, vẫn, cứ,...). + Mức độ của trạng thái (rất, hơi, quá,...) - Phần phụ sau: thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về : + Đối tượng (đọc sách), + Địa điểm (đi Hà Nội), + Thời gian (làm việc từ sáng),... Ví dụ: đã đi Hà Nội, làm việc từ tối qua, không ăn, đọc báo Hoa học trò,... c. Cụm tính từ * Khái niệm:Cụm tính từ là tập hợp từ, gồm tính từ trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc đứng trước, đứng sau tính từ trung tâm ấy. * Cấu tạo:Cụm tính từ gồm ba phần: - Phần trung tâm ở giữa: là tính từ - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa về + Mức độ (rất, hơi, khá,...), + Thời gian (đã, đang, sẽ,...), + Tiếp diễn (vẫn, còn,...). -Phần phụ sau: thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về : + Phạm vi (giỏi toán), + So sánh (đẹp như tiên), + Mức độ (hay ghê),... Ví dụ: Rất nóng, giỏi nhảy múa, xấu như ma, chăm chỉ quá,... 2.4. Từ đồng âm và từ đa nghĩa - Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Ví dụ: Con ngựa đá đá con ngựa đá (đá 1: hành động; đá 2: đồ vật) - Từ đa nghĩa: là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau. Ví dụ: Hùng dùng chân đá vào chân bàn (chân 1: bộ phận dưới cùng, dáng trụ dài chống đỡ cơ thể người; chân 2: bộ phận dưới cùng, dáng trụ dài chống đỡ mặt bàn) II. VIẾT 1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệmcủa em a. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
  4. - Tập trung vào sự việc đã xảy ra. - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể. b. Dàn bài 1. Mở bài:Giới thiệu câu chuyện. 2.Thân bài:Kể diễn biến câu chuyện. - Thời gian - Không gian - Những nhân vật có liên quan - Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của sự việc). 3. Kết bài:Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân. 2.Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt a.Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt - Giới thiệu được cảnh sinh hoạt - Tả bao quát quanh cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính) - Tả hoạt động cụ thể của con người - Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động - Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt. b. Dàn bài 1.Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt: tên cảnh sinh hoạt, ấn tượng chung về cảnh được tả. 2.Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Tả bao quát quanh cảnh - Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự(không gian, thời gian, hoạt động chính). + Tả hoạt động cụ thể của con người. Hoạt động nào là nổi bật.Chi tiết nào gây ấn tượng. + Thể hiện cảm xúc khi quan sát, khi chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt. + Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động. 3.Kết bài: Nêu suy nghĩ đánh giá của người viết B. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) - Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi ra tờ giấy thi. - Trả lời câu hỏi tự luận trả lời ngắn (có thể bằng một đoạn văn 3- 5 câu hoặc triển khai theo ý chính) Phần II. Viết (4,0 điểm) Lựa chọn 01 trong 02 dạng bài viết sau - Viết bài văn kể lại trải nghiệm - Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt. III. ĐỀ MINH HỌA
  5. ĐỀ 1 I/ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sauvà thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: – Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? – Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: – Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu…. (Trích truyện: Đàn kiến con ngoan ngoãn, Tiếng Việt 1, Tập1- sách Kết nối tri thức, trang 34, NXBGD 2020) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? (1) A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyện truyền thuyết D. Truyện ngắn Câu 2: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là ngôi thứ mấy? (2) A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ ba Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? (1) A. Bà kiến già B. Đàn kiến con C. Bà kiến già và đàn kiến con D. Chiếc lá đa Câu 4: Câu văn “Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm” có chủ ngữ là từ loại nào hay cụm từ nào dưới đây? (7) A. Danh từ B. Cụm danh từ C. Động từ D. Cụm động từ Câu 5: Chi tiết “đưa bà kiến già đi sưởi nắng” thể hiện hành động ngược đãi, thiếu tôn trọng của đàn kiến con đối với bà kiến già? (4) A. Sai B. Đúng Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Văn bản:“Đàn kiến con ngoan ngoãn” thể hiện tình cảm … của tác giả đối với loài vật. (5) A. Kính trọng B. Quan tâm C. Tự hào D. Trân trọng Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng chủ đề của văn bản? (6) A. Văn bản ca ngợi tình yêu thương nhau trong cuộc sống. B. Văn bản ca ngợi tình cảm sâu sắc của đàn kiến với bà kiến. C. Văn bản ca ngợi tinh thần đoàn kết của đàn kiến.
  6. D. Văn bản ca ngợi sự ngưỡng mộ của bà kiến già đối với đàn kiến con. Câu 8: Xác định các thành phần chính trong câu: “Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ”? (7) A. Mấy hôm nay, bà đau ốm // cứ rên hừ hừ. B. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên // hừ hừ. C. Mấy hôm nay, bà // đau ốm cứ rên hừ hừ. D. Mấy hôm nay, bà đau // ốm cứ rên hừ hừ. Câu 9: Đoạn trích trên sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy? (8) Câu 10: Em học tập được gì thông qua hành động của đàn kiến con? (9) II. VIẾT(4 điểm) Viết bài văn kể lại trải nghiệm vui hoặc buồn của em. ******************** ĐỀ 2 I. ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sauvà thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Đọc bài thơ sau: MẸ Lặng rồi cả tiếng con ve, Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu, Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia, Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Mẹ, Trần Quốc Minh, SGK Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, 2002) Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thể thơ bốn chữ B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ tự do D. Thể thơ lục bát Câu 2. Trong hai dòng thơ cuối, những tiếng nào được gieo vần với nhau? Đêm nay con ngủ giấc tròn,
  7. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. A. Tròn - đời B. Tròn - con C. Tròn - con - đời D. Con - tròn - đời Câu 3. Đáp án nào sau đây KHÔNG phải là từ ghép? A. Con ve B. Ngôi sao C. Ngọn gió D. Đã thức Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai dòng thơ Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con? A. So sánh và nhân hóa B. Điệp ngữ và liệt C. Liệt kê và ẩn dụ D. Điệp ngữ và ẩn dCâu 5. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với câu thơ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời? A. Tình cảm của mẹ dành cho con luôn thiêng liêng, dịu êm và bền vững nhất. B. Đi suốt một đời, tình mẹ ngọt ngào mãi bên con, nâng bước con đi. C. Câu thơ khẳng định một cách thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất. D. Mẹ đã thức trắng đêm thâu để ru cho con ngủ. Câu 6. Âm thanh nào xuất hiện trong bài thơ? A. Tiếng ve B.Tiếng chim C. Tiếng mưa D.Tiếng dế Câu 7. Câu thơ nào cho biết đêm hè rất nóng bức? A. Con ve cũng mệt vì hè nắng oi B. Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về C. Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru D. Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 8. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả? A. Tình cảm lo lắng cho người mẹ của mình. B. Tình cảm xót xa cho người mẹ của mình. C. Tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. D. Tình cảm buồn phiền với người mẹ của mình. Câu 9.Nội dung bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm gì với người mẹ? Câu 10. Em hãy kể ra những việc làm thể hiện tình cảm của em dành cho cha mẹ của mình. II. VIẾT (4 điểm) Hãy tả lại quang cảnh một lễ hội của địa phương em. ------------------------- Hết -------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2