Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng" dành cho các em học sinh lớp 7 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Phước Hưng
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7– NĂM HỌC 2022-2023 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: + Hiểu những đặc điểm của thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện cụ thể qua văn bản: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; và nội dung chính, mục đích của văn bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. - Thể loại Tản văn, Tùy bút: + Hiểu đặc điểm thể loại tản văn, tùy bút được thể hiện cụ thể qua văn bản: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. 2. Tiếng Việt: - Nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. - Ngôn ngữ của các vùng miền. 3. Viết: Bài văn biểu cảm về sự việc. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) - Văn bản nghị luận văn học; Tản văn, Tùy bút (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Nhận diện đặc điểm của thể loại nghị luận phân tích tác phẩm văn học: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; nội dung chính, mục đích của văn bản. - Tiếng Việt: Nhận diện, giải nghĩa từ Hán Việt, từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể. 2. Vận dụng: 1.0 điểm - Tìm từ Hán Việt từ yếu tố Hán Việt cho sẵn, đặt câu có sử dụng từ Hán Việt. - Giải nghĩa, nhận xét về từ ngữ địa phương. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. 1
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 PHẦN MỘT: ĐỌC – HIỂU 1/ Đặc điểm thể loại: Thể loại Khái niệm Đặc điểm Văn bản nghị luận Văn bản nghị luận phân tích một - Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần tác phẩm văn học thuộc thể văn bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, nghị luận văn học, được viết ra để chủ đề… bàn về một tác phẩm văn học. - Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe. + Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. + Bằng chứng là sự việc, chi tiết, từ ngữ trích dẫn từ tác phẩm. - Các ý kiến, lĩ lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. - Mục đích: để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học. - Nội dung chính của văn bản nghị luận: là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản. - Ý kiến lớn: là quan điểm chính mà người viết muốn thuyết phục người đọc). - Ý kiến nhỏ: nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Tản văn, tùy bút Tản văn: Tản văn là loại văn xuôi - Chất trữ tình trong tản văn, tuỳ bút là yếu tố được ngắn gọn, hàm súc có cách thể tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người luận, miêu tả...), nhưng nhìn đọc. chung đều mang tinh chất chấm - Cái tôi trong tuỳ bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản Thông xúc của người viết qua các hiện thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân tượng đời sống thường nhật, giàu xưng ngôi thứ nhất. ý nghĩa xã hội.. - Ngôn ngữ tản văn, tuỳ bút thưởng tinh tế, sống Tùy bút: Tuỳ bút là một thể trong động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất ki, dùng để ghi chép, miêu tả trữ tình. những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng 2
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. 2/ Hệ thống hóa các văn bản đã học: Bài 3: Những góc nhìn văn chương Văn Tác giả Thể TT bản loại Mục đích Nội dung Ý kiến lớn 1 Em bé Trần Nghị Thuyết phục người Nhân vật em bé - Thông qua bốn lần thông Thị An luận đọc, người nghe đồng thông minh, qua thử thách, tác giả dân minh- văn học tình với quan điểm bốn lần thử thách, gian đã đề cao trí tuệ Nhân của người viết về vấn đã thể hiện trí tuệ của nhân dân. vật kết đề: thông qua bốn lần của dân gian, đồng tinh trí thử thách của nhân thời gửi gắm ước tuệ dân vật em bé ở truyện cổ mơ của nhân dân về gian tích “Em bé thông một xã hội công minh”, người xưa đề bằng, người thông cao trí tuệ dân gian. minh được hưởng hạnh phúc xứng đáng. 2 Hình Hoàng Nghị Thuyết phục người Văn bản khẳng định - Vẻ đẹp hoa sen được ảnh hoa Tiến luận đọc, người nghe đồng sự đạt đến độ hoàn miêu tả một cách tài sen Tựu văn học tình với quan điểm mĩ hiếm có trong tình, khéo léo (3 câu trong của người viết về vấn loại ca dao vịnh tả thơ đầu trong bài ca bài ca đề: vẻ đẹp của hoa cảnh vật mang tính dao). dao sen và cách sống triết lí trong bài ca - Những triết lí sống trong thanh cao, giữ gìn dao Trong đầm gì sâu sắc (câu thơ cuối). đầm gì phẩm giá của con đẹp bằng sen. đẹp người Việt Nam qua bằng hình ảnh ẩn dụ của sen “hoa sen”. 3 Bức thư Li-xơ- Nghị Thuyết phục người - Văn bản Bức thư - Tình cảm yêu quý, nể chú lính bớt luận đọc, người nghe đồng gửi chú lính chì phục nhân vật chú lính chì dũng Đao- văn học tình với quan điểm dũng cảm là lời bày chì dũng cảm. cảm mon-tơ của người viết về vấn tỏ tình cảm yêu - Tác giả đã đưa ra đề: bày tỏ tình cảm mến, nể phục của nhận xét về cái kết đặc yêu mến, khâm phục tác giả dành cho biệt của truyện. 3
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 chú lính chì và muốn nhân vật “chú lính gửi lời cảm ơn tới nhà chì” dũng cảm trong văn An-đec-xen vì truyện cổ tích của ông đã không viết An-đéc-xen. . một “kết thúc có hậu” - Đồng thời, tác giả cho truyện, để mọi bức thư đã rút ra người cùng nhìn thấy những bài học ý thực tại và những mặt nghĩa cũng như đưa trái của cuộc sống. ra quan điểm cá nhân về kết thúc không có hậu của truyện “Chú lính chì dũng cảm”. 4 Sức hấp Minh Nghị Thuyết phục người Văn bản đã khẳng - Trước hết, sức hấp dẫn của Khuê luận đọc, người nghe đồng định truyện dẫn của truyện đến từ truyện văn học tình với quan điểm ngắn Chiếc lá cuối chi tiết chiếc lá cuối ngắn của người viết về vấn cùng là một truyện cùng. Chiếc lá đề: đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp - Bên cạnh đó, sức hấp cuối ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn dẫn của truyện còn đến cùng dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc. từ kết thúc hết sức bất tượng cho bạn đọc. ngờ. Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên Văn Tác giả Thể Chất trữ tình Cái tôi trong tùy bút, TT bản loại Chủ đề trong văn bản tản văn 1 Cốm Vũ Bằng Tùy bút Tình cảm yêu quý, Thể hiện tình cảm Hiện ra rõ nét qua tình Vòng trân trọng của tác giả yêu quý, say mê, cảm, thái độ, suy nghĩ đối với cốm và đối trân trọng của tác của tác giả về giá trị với văn hoá của dân giả đối với vẻ đẹp của Cốm. tộc cũng như cách của cốm, của văn sống đẹp, giàu văn hóa ẩm thực. Những hoá của người Hà tình cảm đó được Nội. bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả cốm, đồng thời bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán. 4
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 2 Mùa thu Y Tản văn Tình cảm say mê, tự Thể hiện sự say mê, Tác giả kể về đặc sản về Phương hào của tác giả đối với tự hào của tác giả hạt dẻ Trùng Khánh Trùng hạt dẻ, rừng dẻ và đối với hạt dẻ, rừng quê hương mình với Khánh niềm mong muốn dẻ. Những tình cảm lòng vui sướng, đầy tự nghe hạt được giao hoà với đó được bộc lộ qua hào đã cho thấy cái tôi dẻ hát thiên nhiên. cách miêu tả chi của tác giả - nhận thức tiết, màu sắc, hình và đánh giá được sự dáng, mùi vị của hạt khác biệt giữa hạt dẻ dẻ, âm thanh, màu Trùng Khánh khác so sắc của rừng dẻ, qua với các loại khác. cách nói khẳng định: “ Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một La Mã chứ không chịu nhì”. 3 Mùa Nguyễn Tản văn Những kỉ niệm tuổi - Nỗi nhớ của tác Tác giả có góc nhìn bao phơi sân Ngọc Tư thơ ùa về "mùa phơi giả về "mùa phơi quát về những điều xảy trước sân trước". sân trước". Tác giả ra trong thời tuổi thơ sử dụng các từ ngữ của mình → bộc lộ miêu tả đã khiến được những tình cảm, cho quang cảnh cảm xúc của mình. thiên nhiên, các sự vật, sự việc trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. 4 Thu Đỗ Trọng Thơ lục Tình cảm yêu thương, Tác giả thể hiện sự Tác giả mang đến cho sang Khơi bát trân trọng của tác giả giao cảm với thiên người đọc hình ảnh dành cho thiên nhiên. nhiên, nhìn thiên thiên nhiên tươi đẹp, nhiên như một chủ sống động đồng thời thể. Tình cảm của thể hiện tình cảm yêu tác giả được thể thương, trân trọng đối hiện gián tiếp qua với sự hiện hữu của cách miêu tả thiên thiên nhiên quanh nhiên. mình. 5
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 3/ Tiếng Việt: Bài học Định nghĩa Phân loại Nghĩa của một số yếu - Yếu tố Hán Việt: Các tiếng tạo nên từ Hán Từ ghép Hán Việt có 2 loại: tố Hán Việt thông Việt gọi là yếu tố Hán Việt. - Từ ghép chính phụ. VD: hải tặc, dụng và nghĩa của VD: quốc (nước), sơn (núi),… quốc kì,… những từ có yếu tố - Từ Hán Việt: Từ Hán Việt là từ vay mượn - Từ ghép đẳng lập. VD: phụ mẫu, Hán Việt của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát huynh đệ, sơn hà,,… âm của Tiếng Việt. VD: giang sơn, ái quốc,… Ngôn ngữ vùng miền Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được - Từ ngữ địa phương miền Bắc: bát, xì dùng trong phạm vi một hoặc một số địa dầu, hoa đại,… phương nhất định. - Từ ngữ địa phương miền Trung: răng, chi, rứa,… - Từ ngữ địa phương miền Nam: má, heo, trà xanh,… PHẦN HAI: TẬP LÀM VĂN Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. *Dàn ý chung: 1/ Mở bài: Giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc. 2/ Thân bài: - Lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về sự việc. - Biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó. 3/ Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. ĐỀ THAM KHẢO HK1 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 7 Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [...] Lòng tốt ở chị em Lan, Sơn, đặc biệt ở Sơn là thứ lòng tốt trong suốt và cảm động. Sơn đã trông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán , chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có 6
- THCS Phước Hưng Đề cương Ngữ Văn 7 nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vì đã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc ẩn, gặp những ai khốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy, day dứt. Cứ thế, lòng thương người như một thứ hương hoa thuần khiết tỏa lan về phía người khác, đem cho người khác. (Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng văn học, NXB Giáo dục 1996) 1.1 (2.5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra những đặc điểm của thể loại ấy trong đoạn văn? 1.2 (1.0 điểm). Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn trích trên? 1.3 (0.5 điểm). Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: trắc ẩn, thuần khiết. Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nghĩa của từ địa phương được in đậm và nhận xét về việc sử dụng những từ đó trong câu văn sau: “Mùa Chạp cá làm đìa, người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết.” (Trích “Mùa phơi sân trước”, Nguyễn Ngọc Tư) Câu 3 (5.0 điểm): Trong quãng đời học sinh đáng nhớ, mỗi năm học mới thường bắt đầu bằng lễ khai giảng tưng bừng, rộn rã. Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về một lễ khai giảng để lại cho em ấn tượng sâu sắc. -CHÚC CÁC EM KIỂM TRA THẬT TỐT- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn