intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lương Thế Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 – HỌC KÌ I Năm học 2024 – 2025 A/ PHẠM VI KIẾN THỨC, CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA. I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Đặc điểm thể loại tùy bút: thể loại, phương thức biểu đạt chính; thông điệp của văn bản, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó, nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn cácý tưởng hay vấn đề trong văn bản. 2. Tiếng việt: - Ngôn ngữ của các vùng miền. - Thuật ngữ 3. Viết: Viết được văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. * Ngữ liệu lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trich/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: tự luận. - Số câu: 6 ( Đọc hiểu: 5 câu, viết: 1 câu). - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. 1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 4.0 đ; tiếng Việt 1.0 đ) - Tùy bút, Văn bản thông tin (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Nhận diện thể loại, phương thức biểu đạt chinh của tùy bút. 1 | NV7_Tổ Ngữ văn
  2. Trường THCS Lương Thế Vinh + Nêu thông điệp của văn bản, ý nghĩa của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Cảm nhận về một chi tiết đặc sắc, cái tôi trong văn bản tùy bút. + Nhận diện đặc điểm của thể loại văn bản thông tin: Thể loại, thông tin văn bản cung cấp cho người đọc, những ưu điểm và ý nghĩa của văn bản thông tin. + Nêu cảm nhận về chi tiết đặc sắc, cái tôi trong văn bản tùy bút. - Tiếng Việt: Nhận diện từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể; nêu tác dụng của việc sử dụng từ địa phương trong ngữ cảnh; đặc điểm, chức năng của thuật ngữ, 2. Vận dụng thấp: 1.0 điểm - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu hơn ý tưởng hoặc vấn đề đặt ra trong tùy bút, văn bản thông tin (Bài học rút ra sau khi tìm hiểu văn bản) 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết được văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. B. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP CỤ THỂ. I. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1/ Tùy bút: a) Chủ điểm: Quà tặng của thiên nhiên. b) Thể loại: Tùy bút (PTBĐ chính : biểu cảm) c) Tri thức thể loại. * Khái niệm: - Tùy bút: là một thể trong kí, dùng để ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. * Đặc điểm: ( 3 đặc điểm ) - Chất trữ tình trong tuỳ bút: là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc. - Cái tôi trong tuỳ bút: là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. 2 | NV7_Tổ Ngữ văn
  3. Trường THCS Lương Thế Vinh + Ngôn ngữ tuỳ bút: thường tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. d) Các văn bản đã học: - Tuỳ bút : Cốm Vòng (Vũ Bằng) 2/ Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ a) Chủ điểm: Từng bước hoàn thiện bản thân b) Thể loại: Văn bản thông tin (PTBĐ chính : Thuyết minh) c) Tri thức thể loại. * Khái niệm: - Giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là một trong các kiểu văn bản thông tin. Trò chơi được giới thiệu có thể là trò chơi truyền thống hay hiện đại hay hoạt động sinh hoạt, lao động và học tập… - Các văn bản này thường có bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. * Đặc điểm: - Thông tin cơ bản là thông tin chính, quan trọng toát ra từ toàn bộ văn bản. - Chi tiết trong văn bản thông tin là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính. Thông tin cơ bản thường được tóm lược khái quát trong nhan đề, Sa-pô. Thông tin chi tiết thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản bao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ. Khái niệm chi tiết được hiểu linh hoạt theo nhiều cấp độ có thể sơ đồ hóa như sau: [Thông tin cơ bản→Thông tin chi tiết bậc 1→Thông tin chi tiết bậc 2→…] - Cước chú là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn… được dùng trong từng tang văn bản và được đặt ở chân trang. - Tài liệu tham khảo là danh mục các tài liệu được tác giả văn bản trích dẫn, tham khảo và được trình bày theo một quy cách nhất định. II. TIẾNG VIỆT 1/ Từ địa phương (Ngôn ngữ các vùng miền) 1.1 Khái niệm: Từ địa phương là những từ ngữ được sử dụng ở một hoặc một vài địa phương (khu vực, vùng miền) nhất định. 3 | NV7_Tổ Ngữ văn
  4. Trường THCS Lương Thế Vinh Ví dụ: +Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời),... +Từ địa phương Trung Bộ: mạ (mẹ), mô (chỗ nào), tê (kia), răng (sao,thế nào), rứa (thế),... +Từ địa phương Nam Bộ: má (mẹ), ba , tia (bố) , heo (lợn), thơm (dứa), chén (bát), té (ngã),... 1.2 Cách nhận biết. - Dựa vào đặc điểm cách phát âm : VD: Từ “ bún”: miền Bắc và miền Trung phát âm là “bún”, miền Nam phát âm là “búng”. Từ “mở” miền Bắc phát âm là “mở”, miền Trung phát âm “mỡ”… -Sự khác biệt về từ vựng : VD: cái bát (miền Bắc) = cái đọi (miền Trung) = cái chén (miền Nam) 1.3. Tác dụng. - Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền góp phần làm tiếng Việt thêm phong phú. - Thể hiện sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, đặc trưng của các vùng miền. 2. Thuật ngữ. 2.1. Khái niệm: Thuật ngữ là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận. 2.2. Đặc điểm của thuật ngữ: + Thứ nhất, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. +Thứ hai, thuật ngữ không có tính biểu cảm. Ví dụ: Muối là một thuật ngữ Khoa học Tự nhiên, không có sắc thái biểu cảm: “Muối là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. ” 2.3. Chức năng của thuật ngữ: Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ. III/ TẬP LÀM VĂN (Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động) 4 | NV7_Tổ Ngữ văn
  5. Trường THCS Lương Thế Vinh Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. 1 / Yêu cầu: * Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của trò chơi hay hoạt động. * Nội dung bài viết cần đảm bảo: - Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động. - Liệt kê phương tiện chuẩn bị cho trò chơi hay hoạt động (nếu có). - Thuyết minh về quy tắc/luật lệ của trò chơi hay hoạt động nhằm đảm bảo cho hoạt động/ trò chơi thực hiện an toàn, hiệu quả. * Cấu trúc bài gồm các phần: - Mở đầu: + Nêu tên quy tắc, luật lệ của trò chơi hay hoạt động. + Nêu lý do thuyết minh. - Phần chính: 1. Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động/ trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động/ trò chơi theo quy tắc. 2. Trình bày các điều khoản/nội dung của quy tắc hay luật lệ. 3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có). - Kết thúc: + Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ. + Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có). 2/ DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ LUẬT LỆ/ QUY TẮC CỦA TRÒ CHƠI 1. Mở đầu: - Giới thiệu và dẫn dắt vào trò chơi... - Lí do thuyết minh về quy tắc luật lệ trò chơi... 2. Phần chính: a. Thuyết minh về 5 | NV7_Tổ Ngữ văn
  6. Trường THCS Lương Thế Vinh - Thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi - Mục đích của trò chơi. - Đối tượng tham gia trò chơi b. Thuyết minh về - Chuẩn bị dụng cụ - Luật chơi - Cách chơi c. Một số lưu ý khi tham gia trò chơi(nếu có). 3. Kết thúc: - Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ. - Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc nếu có 3/ DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ LUẬT LỆ/ QUY TẮC CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG 1. Mở đầu: - Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động. - Nêu lí do thuyết minh. 2. Phần chính: 1. Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động và sự cần thiết thực hiện hoạt động theo quy tắc. 2. Trình bày các điều khoản/nội dung của quy tắc hay luật lệ. - Điều khoản/nội dung 1 - Điều khoản/nội dung 2 - Điều khoản/nội dung 3................... 3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có). 3. Kết thúc: - Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ. - Đưa ra khuyến nghị đối với người đọc (nếu có). 4/ Đề bài tham khảo : - Thuyết minh về quy tắc/luật lệ của trò chơi kéo co. - Thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động đọc sách hiệu quả. 6 | NV7_Tổ Ngữ văn
  7. Trường THCS Lương Thế Vinh - Thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ của một trò chơi hay hoạt động mà em và các bạn trong lớp quan tâm. Vũng Tàu, ngày 12/12/2024 Duyệt của Tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung 7 | NV7_Tổ Ngữ văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2