intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Linh

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC CUỐI HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. MA TRẬN I. HÌNH THỨC, THỜI GIAN KIỂM TRA - Hình thức kiểm tra: Tự luận. - Số câu: 05 + Đọc hiểu: 04 câu. + Viết: 1 câu. - Số điểm: 10 - Thời gian làm bài: 90 phút. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I STT Kĩ Nội dung/đơn Mức độ nhận thức Tổng % năng vị kiến thức Nhận Thông Vận Vận dụng điểm biết hiểu dụng cao 1 Đọc Thơ sáu chữ, 01 câu 01 câu 01 câu 2 hiểu bảy chữ; văn 1,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm bản thông tin; văn bản nghị luận, truyện 50% cười Tiếng việt ½ câu ½ câu 0,5 điểm 0,5 điểm 2 Viết Viết văn bản 01 câu 50% nghị luận vềmột 5,0 điểm vấn đề của đời sống hoặc
  2. viết bài văn kể về một hoạt động xã hội Tổng số câu, điểm, tỉ lệ 1,5 câu 1,5 câu 1 câu 01 câu 1,5 điểm 1,5 điểm 2,0 điểm 5,0 điểm 100% 15% 15% 20% 50% III. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA: Số câu hỏi theo mức độ nhận Nội thức Chương/ dung/Đơn TT Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề vị kiến Nhận Vận hiểu dụng thức biết dụng cao Nhận biết: - Thơ sáu - Nhận biết được thể loại thơ 1 Đọc hiểu chữ, bảy sáu chữ, bảy chữ; đặc điểm chữ; văn của văn bản thông tin, văn bản bản thông nghị luận, truyện cười. tin; văn bản - Nhận diện từ tượng hình, từ 1,5 nghị luận; tượng thanh; đặc điểm, chức câu truyện cười. năng của các đoạn văn diễn - Tiếng dịch, qui nạp, song song, phối Việt: Từ hợp; nghĩa tường minh và tượng hình, hàm ẩn của câu. từ tượng Thông hiểu: thanh; đoạn - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng 1,5 câu văn diễn của các chi tiết, hình ảnh tiêu dịch, qui biểu. nạp, song - Hiểu được đặc điểm nhân song, phối vật.
  3. hợp; nghĩa- Hiểu được chủ đề của văn bản. một số yếu- Hiểu được tác dụng của từ tố Hán Việt; tượng hình, từ tượng thanh; nghĩa tường giải thích được nghĩa của một minh và số yếu tố Hán Việt. hàm ẩn. Vận dụng: 1 câu - Rút ra được bài học từ văn bản. 2 Viết Viết văn - Viết bài văn nghị luận về bản nghị một vấn đề của đời sống trình luận về bày rõ vấn đề và ý kiến của một vấn đề người viết, nêu được lí lẽ và 1TL của đời bằng chứng thuyết phục. sống hoặc - Viết bài văn kể lại một hoạt viết bài động xã hội yêu cầu có yếu tố văn kể về miêu tả hay biểu cảm hoặc cả một hoạt hai yếu tố ấy trong văn bản. động xã hội Tổng 1,5 1,5 1 1 Tỉ lệ % 15% 15% 20% 50% B. NỘI DUNG ÔN TẬP I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. VĂN BẢN: Thể loại: - Thơ sáu chữ, bảy chữ. - Văn bản thông tin. - Văn bản nghị luận - Truyện cười. Yêu cầu: 1. Nhận biết đặc điểm thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ; Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên; Văn bản nghị luận, Truyện cười (Tri thức đọc hiểu thể loại/SGK) 2. Đọc các văn bản thơ thơ sáu chữ, bảy chữ (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu
  4. cầu: - Nhận biết được thể loại, phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo được thể hiện qua văn bản. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 3. Đọc các văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin, phân tích được những thông tin cơ bản của văn bản. - Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 4. Đọc các văn bản nghị luận (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu: - Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản và phân tích được mối liên hệ, vai trò của chúng. - Liên hệ được nội dung trong văn bản với đời sống thực tiễn, trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 5. Đọc các văn bản truyện cười (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu: - Nhận biết và phân tích các đặc điểm của truyện cười. - Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. 2. TIẾNG VIỆT: Kiến thức: - Từ tượng hình, từ tượng thanh - Các đoạn văn diễn dịch, qui nạp, song song, phối hợp. - Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. - Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Yêu cầu: 1. Nắm được đặc điểm, tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh, sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp. 2. Chỉ ra đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, qui nạp, song song, phối hợp. 3. Nhận biết và giải nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng. 4. Nêu được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. 5. Làm các bài tập Thực hành tiếng Việt/SGK. 3. VIẾT Kiến thức: - Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. - Quy trình viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội. Yêu cầu:
  5. - Biết viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết vềmột vấn đề của đời sống. - Biết viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO: 1. Viết bài văn nghị luận bàn về hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện nay. 2. Viết bài văn nghị luận bàn về hiện tượng lạm dụng mạng xa hội ở học sinh hiện nay. 3. Viết bài văn nghị luận bàn về việc học sinh cần có trách nhiệm trong việc bảo về môi trường sống. II. BÀI TẬP THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1: I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: MẸ LÀ TẤT CẢ Giữa cuộc nỗi trôi nhớ Mẹ hiền Mẹ là tất cả...là tay tiên Là xôi nếp một, thơm bông lúa Thoang thoảng hương cau, ngọt mía đường Suốt cả đời người luôn yêu thương Quê nghèo một nắng với hai sương Thân cò lặn lội bên bờ vắng Cuộc sống gian nan khổ dặm trường Thân yêu sao hai tiếng mẫu từ Tình thương chảy mãi vẫn còn dư Biển Đông khó sánh được lòng mẹ Non cao biết mấy kể cho vừa Mấy chục năm trường sống nổi trôi Hỏi sao không tóc bạc da mồi Vết nhăn vết xếp thân còm cỏi Thương quá là thương hỡi mẹ ơi. (Mẹ là tất cả - Lê Đình Vân) Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mẹ là tất cả” được viết theo thể thơ nào? Trong khổ thơ đầu, hình ảnh người mẹ gắn liền với hình ảnh nào? Câu 2: Xác định mạch cảm xúc của văn bản “Mẹ là tất cả”. Câu 3: Văn bản “Mẹ là tất cả”, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Em hãy ghi lại cảm nhận của mình về đạo làm con sau khi đọc văn bản trên? Câu 4: Chỉ ra và cho biết tác dụng từ tượng hình có trong hai câu thơ sau: Vết nhăn vết xếp thân còm cỏi Thương quá là thương hỡi mẹ ơi
  6. II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về hiện tượng hút thuốc lá điện tử ở học sinh hiện nay. ĐỀ 2: I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: VÌ SAO CÓ MƯA ĐÁ, CÁCH PHÒNG TRÁNH THẾ NÀO? Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? Mưa đá là gì? Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè. Tại sao có mưa đá? Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ. Những tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút. [...] Cách phòng tránh tác hại của mưa đá Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá
  7. và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra. (Theo 1001 thắc mắc: Vì sao có mưa đá? Cách phòng tránh thế nào?, https://www.tienphong.vn/, ngày 24/03/2020, Châu Anh tổng hợp) Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? Nêu mục đích của văn bản. Câu 2: Xác định cách triển khai thông tin trong đoạn văn sau. Căn cứ vào đâu để em xác định? Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút. Câu 3. Qua văn bản, em sẽ làm gì để bản thân và gia đình cùng phòng tránh những ảnh hưởng xấu của hiện tượng tự nhiên? Câu 4. Đoạn văn “Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào” được trình bày theo cách nào? II. VIẾT (5.0 ĐIỂM) Viết bài văn nghị luận bàn về hiện tượng lạm dụng mạng xa hội ở học sinh hiện nay. ĐỀ 3: I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN ( Trần Quốc Tuấn) Ghe ngo vừa nghe trống lệnh Vẫy gió một trăm khăn hồng Một trăm máy chèo khuấy nước Bay lên chín con sông rồng. Bay lên sông mẹ nghìn giọt Đi tìm Sóc Trăng đồng chua Đi tìm Trà Vinh đất khát Chúng em thay trời làm mưa. Giọt giọt mồ hôi mặn chát Đã ngọt trong cơn mưa vui Mái dầm thiếu nhi thọc lét
  8. Sông cười sóng reo thành lời. Sáng nay ghe ngo vào hội Mặt sông Cửu Long sáng ngời Nhịp xuân tay đua gắng gỏi Ghe ngo nối đất với trời. - Ghe ngo: ( tiếng Khme gọi là Tuk ngô): loại thuyền làm từ một thân cây to, khoét trũng ruột, lái và mũi ngóc cao, dùng để bơi đua trong dịp lệ hội Ooc Om Bóc của người Khme. - Thọc lét: cù vào người cho cười. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? Câu 2: Cuộc đua nghe ngo được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào? Chúng góp phần gợi tả không khí cuộc đua như thế nào? Câu 3: Xác định bố cục của bài thơ? Câu 4: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Câu 5: Chủ đề bài thơ là gì? Chủ đề đó được thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật nào? II. VIẾT (5.0 ĐIỂM) Viết bài văn nghị luận bàn về việc học sinh cần có trách nhiệm trong việc bảo về môi trường sống. -Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2