intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Số 2 Phù Mỹ

  1. 1 TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I. MÔN VẬT LÝ 10. NĂM HỌC 2023 – 2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM BÀI: 1, 2, 3 Nhận biết Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Câu 2. Quy tắc nào sau đây không phải là quy tắc an toàn trong phòng thực hành? A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm. B. Khi vào phòng thí nghiệm là thực hiện luôn thí nghiệm. C. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện. D. Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại. Câu 3: Cách viết kết quả đúng của đại lượng A là: A. B. C. D. Câu 4: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? A. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện. B. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện. C. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở. D. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp. Câu 5: Việc học tập môn vật lí nhằm mục đích A. hiểu được các dạng vật chất trong thế giới tự nhiên. B. hiểu và giải thích quá trình chuyển động của vật chất trong tự nhiên. C. hiểu và vận dụng giải thích các hiện tượng tự nhiên. D. hình thành phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng vật lí. Câu 6: Các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm có nguy cơ gây mất an toàn nhất do đâu? A. Vì các thiết bị điện dễ hư hỏng B. Vì dễ hư hỏng, chập điện gây ra cháy nổ, gây ra điện giật. C. Các thiết bị điện chịu ảnh hưởng của nguồn điện bên ngoài. D. Các thiết bị điện dễ gây chập điện. Câu 7: Việc làm nào sau đây được không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hoá chất. B. Tự ý làm các thí nghiệm. C. Sử dụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 8: Công thức tính sai số tuyệt đối của phép đo là A. . B. . C. . D. . BÀI 4: ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐI ĐƯỢC Nhận biết Câu 9: Chọn câu trả lời đúng? Độ dịch chuyển của một vật là A. quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó. B. khoảng thời gian vật đi từ điểm đầu đến điểm cuối. C. tốc độ chuyển động nhanh hay chậm của vật. D. một vectơ nối vị trí điểm đầu đến mút là điểm cuối của chuyển động và độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển Câu 10: Chỉ ra phát biểu sai? 1
  2. 2 A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động. B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật. C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0. D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng không Câu 11: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật chuyển động A. thẳng và không đổi chiều B. tròn C. thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần D. thẳng Thông hiểu Câu 12: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km. B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 0 km. C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km. D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 20 km. Câu 13: Một người bơi dọc theo một bể bơi dài 50m. Xác định quãng đường đi s và độ dịch chuyển người đó thực hiện được trong lần bơi 100m đầu tiên dọc theo bể bơi sau đó quay lại. A. s = 50m và d = 50m. B. s = 0m và d = 50m.C. s = 100m và d = 50m. D. s = 100m và d = 0m. BÀI 5: TỐC ĐỘ VÀ VẬN TỐC Nhận biết Câu 14: Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động? A. Quãng đường. B. Vận tốc. C. Thời gian. D. Cả A và B Câu 15: Biểu thức nào sau đây đúng để tính tốc độ chuyển động? S S A. v = 2 B. v = C. v = s.t D. v = s.t2 t t Thông hiểu Câu 16: Một người đi xe máy với tốc độ trung bình là 30 km/h và đi được 3km. Hỏi người đó đi mất bao lâu? A. 5 phút B. 6 phút C. 7 phút D. 8 phút Câu 17: Biểu thức xác định vận tốc trung bình là: ur u r u r d r ∆d r ∆d r d A. v = B. v = C. v = D. v = t t ∆t ∆t Câu 18: Một người đi xe máy từ nhà đến siêu thị mua đồ với quãng đường 3km mất 15 phút, sau đó đi đến trường học với quãng đường 2km mất 12 phút. Biết trường học nằm giữa nhà và siêu thị và cùng nằm trên 1 đường thẳng. Tốc độ trung bình của người đi xe máy là bao nhiêu? A. 58,82 m/s B. 0,62 m/s C. 0,29 km/h D. 3,09 m/s BÀI 6: THỰC HÀNH: ĐO TỐC ĐỘ CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG Nhận biết Câu 19: Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý điều gì? A. Xoay đúng khe định vị, cắm thẳng giắc cắm, không rung, lắc chân cắm B. Reset lại đồng hồ C. Điều chỉnh lại cổng quang điện D. Kiểm tra lại thiết bị Câu 20: Thí nghiệm đo tốc độ tức thời có mấy bước thực hiện? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 Thông hiểu Câu 21: Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC 964, “MODE A+B” có tác dụng gì? A. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ B. B. Đo tổng khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ A và vật chắn cổng quang điện gắn với ổB C. Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện gắn với ổ A đến cổng quang điện gắn với ổ B 2
  3. 3 D. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ A Câu 22: Trong bộ thí nghiệm đo tốc độ chuyển động của viên bi thép, cổng quang điện có vai trò giống như bộ phận nào? A. Công tắc bấm thả bi B. Đồng hồ đo hiện số C. Công tắc điều khiển đóng mở đồng hồ đo D. Cả A và C đều đúng Câu 23: Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC 964, “MODE A” có tác dụng gì? A. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ B. B. Đo tổng khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ A và vật chắn cổng quang điện gắn với ổB C. Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện gắn với ổ A đến cổng quang điện gắn với ổ B D. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện gắn với ổ A BÀI 7: ĐỒ THỊ ĐỘ DỊCH CHUYỂN – THỜI GIAN Nhận biết Câu 24: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t2. B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3. Câu 25: Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A. I và III. B. I và IV. C. II và III. D. II và IV. Câu 26: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi? A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1. B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 . C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi. BÀI 8: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI . GIA TỐC Thông hiểu Câu 27: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi? A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian. B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian. C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian. D. Chuyển động tròn đều. Câu 28: Chuyển động nhanh dần là chuyển động có A. a > 0. B. a < 0. C. a.v > 0. D. a.v < 0. Câu 29: Chuyển động chậm dần là chuyển động có A. a > 0. B. a < 0. C. a.v > 0. D. a.v < 0. Câu 30: Một máy bay đang bay với vận tốc 400m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20s sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là A. a = 20 m/s2. B. a = 10 m/s2. C. a = -20 m/s2. D. a = -10 m/s2. 3
  4. 4 BÀI 9: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU Nhận biết Câu 31: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào có độ lớn không đổi theo thời gian? A. Gia tốc. B. Vận tốc C. Quãng đường D. Độ dịch chuyển Câu 32: Biểu thức tính gia tốc nào dưới đây đúng? ∆s ∆v ∆v (∆v )2 A. a = . B. a = . C. a = 2 . D. a = . ∆t ∆t ∆t ∆t Câu 33: Chọn câu sai? Trong chuyền động thẳng nhanh dần đều thì A. Vecto gia tốc ngược chiều với vecto vận tốc B. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian C. Quãng đường đi được tăng theo hàm bậc hai của thời gian D. Gia tốc là đại lượng không đổi. Câu 34: Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là A. v2 – v02 = ad B. v2 – v02 = 2ad C. v – v0 = 2ad D. v02 – v2 = 2ad Thông hiểu Câu 35: Một ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h thì bỗng hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Sau 15s ô tô dừng hẳn. Gia tốc a mà ô tô thu được là A. -1m/s2 B. 2m/s2 C. -2m/s2 D. 1m/s2 Câu 36: Một xeô tô đang chuyển động thẳng với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2 m/s 2. Khoảng thời gian từ lúc ô tô bắt đầu hãm phanh đến khi xe dừng lại là A. 2 s. B. 5 s. C. 7 s. D. 18 s. Câu 37: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là? A. 10 m/s. B. 20 m/s. C. 15 m/s. D. không xác định được vì thiếu dữ kiện Câu 38: Một vật xem là chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình d=2t-0,5t 2 (d tính bằng m, t tính bằng s). Công thức vận tốc của chuyển động là A. v = 2 - t. B. v = 4 + t C. v = t D. v = t+ 2 BÀI 10: SỰ RƠI TỰ DO Nhận biết Câu 39: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A. Một chiếc khăn voan nhẹ. B. Một sợi chỉ. C. Một chiếc lá cây rụng. D. Một viên sỏi. Câu 40: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do? A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang. B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc. C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi. D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao. Thông hiểu Câu 41: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2 h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu? A. 2 s. B. 2 2 s. C. 4 s. D. 4 2 s. Câu 42: Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là: gh A.v = 2 gh B. v = 2gh C. v = gh D. v = 2 Câu 43: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng A. 9,8 2 m/s. B. 9,8 m/s. C. 98 m/s. D. 6,9 m/s. THỰC HÀNH: ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO Nhận biết 4
  5. 5 2h Câu 44. Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g = 2 . Sai số tỉ đối của t phép đo trên tính theo công thức nào? ∆g ∆h ∆t ∆g ∆h ∆t ∆g ∆h ∆t ∆g ∆h ∆t A. = +2 B. = + C. = -2 D. = +2 g h t g h t g h t g h t BÀI 12: SỰ RƠI TỰ DO Nhận biết Câu 45: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn? Câu 46. Chuyển động ném ngang là chuyển động A. có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang. B. dưới tác dụng của trọng lực. C. có vận tốc ban đầu theo phương nằm ngang và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. D. có vận tốc ban đầu theo phương xiên và chuyển động dưới tác dụng của trọng lực. Thông hiểu Câu 47: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần. B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần. C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần. D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần. Câu 48:Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau đây không đổi? A. Gia tốc của vật. B. Độ cao của vật. C. Vận tốc của vật. D. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ điểm vật được ném tới vật. Câu 49: Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu vẽ như Hình 12.1. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì A. vật 1 chạm đất trước. B. hai vật chạm đất cùng một lúc. C. hai vật có tầm bay cao như nhau. D. vật 1 có tầm bay cao hơn. BÀI 13: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. CÂN BẰNG LỰC Nhận biết Câu 50: Phân tích lực là phép A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều. B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều. C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy. D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì. Câu 51: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và hai lực cùng phương cùng chiều. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 4 N. B. 10 N. C. 2 N. D. 14 N. 5
  6. 6 Câu 52: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và hai lực cùng phương ngược chiều. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 4 N. B. 10 N. C. 2 N. D. 14 N. Thông hiểu ur u uur uu r Câu 53: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức A. F = F1 - F2 B. F = Fu + F2uu 1 ur r C. |F1−F2| ≤ F ≤ F1+F2 D. F2 = F12 + F22 Câu 54: Hợp lực của hai lực F1 và F2 hợp với nhau một góc α có độ lớn thoả mãn hệ thức A. F = F1 - F2 B. F = F1 + F2 C. F2 = F12 + F22 – 2F1F2cos α D. F2 = F12 + F22r+ 2F1F2cos α uu Câu 55: Một chất điểm chịu tác dụng của một lực F có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 =12N và F2 thì F2 bằng A. 8 N. B. 16 N. C. 32 N. D. 20 N. BÀI 14: ĐỊNH LUẬT I NIU TƠN Nhận biết Câu 56: Theo định luật 1 Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. Câu 57: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng. C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do. Câu 58: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì A. vật dừng lại ngay. B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s. C. vật đổi hướng chuyển động. D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Thông hiểu Câu 59: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng A. 20 N. B. 0. C. 10 N. D. – 20 N. Câu 60: Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe A. ngả người về sau. B. chúi người về phía trước. C. ngả người sang bên cạnh. D. dừng lại ngay. BÀI 15: ĐỊNH LUẬT II NIU TƠN Thông hiểu Câu 61: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng 0. D. không đổi. Câu 62: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N và bóng thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là A. 2,08 kg. B. 0,5 kg. C. 0,8 kg. D. 5 kg. Câu 63: Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Độ lớn của lực này là A. 3 N. B. 4,5 N. C. 1,5 N. D. 2 N. BÀI 16: ĐỊNH LUẬT III NIU TƠN Nhận biết Câu 64: Theo định luật 3 Newton thì lực và phản lực là cặp lực A. cân bằng. B. có cùng điểm đặt. C. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn. D. xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 65: Cặp “lực và phản lực” trong định luật 3 Newton A. không cùng bản chất. B. cùng bản chất. C. tác dụng vào cùng một vật. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. 6
  7. 7 Câu 66: Trong một cơn giông, một cành cây bị gãy và bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Chọn nhận xét đúng. A. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. B. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính có độ lớn bằng lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. C. Lực của cành cây tác dụng lên tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào cành cây. D. Cành cây không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính. Câu 67: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển động về phía trước là lực mà A. người tác dụng vào xe. B. xe tác dụng vào người. C. người tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào người. BÀI 17: TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG Nhận biết Câu 68: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg. B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật. C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. Câu 69: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. nhỏ hơn trọng lượng của vật. C. bằng trọng lượng của vật. D. bằng 0. Câu 70: Một người đi chợ dùng lực kế để kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc được số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g = 10 m/s 2. Khối lượng của túi hàng là A. 2 kg. B. 20 kg. C. 30 kg. D. 10 kg. Câu 71: Ở gần Trái Đất trọng lực có đặc điểm nào sau đây? A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống dưới. C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. Cả A, B, C. Câu 72: Trọng lực là A. Lực hút do Trái Đất tác dụng lên vật. B. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. C. Lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật. D. Cả A, B, C. Câu 73: Công thức tính trọng lượng? u r A. P = m.g B. P = m.g ur C. P = m. g D. P = m/g BÀI 18: LỰC MA SÁT Nhận biết Câu 74: Chọn biểu thức đúng vềuuur ma sát trượt? uuur lực ur u ur u A. Fmst = μt N B. Fmst = -μt N C. Fmst = μt.N D. Fmst < μtN. Câu 75. Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì A. trọng lực cân bằng với phản lực. B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường. C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau. D. trọng lực cân bằng với lực kéo. Câu 76: Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. không đổi. Câu 77: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật. B. Áp lực lên mặt tiếp xúc. C. Bản chất của vật. D. Điều kiện về bề mặt. BÀI 19: LỰC CẢN VẦ LỰC NÂNG Nhận biết Câu 78: Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Hình dạng của vật. 7
  8. 8 C. Thể tích của vật. D. Độ đàn hồi của vật. Câu 79: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước lại khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng hơn”. C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 80: Lực cản của nước tác dụng lên vật chuyển động trong nó A. làm chậm tốc độ di chuyển của vật. B. làm tăng tốc độ di chuyển của vật. C. không ảnh hưởng đến tốc độ di chuyển. D. cả A và B đều sai. Thông hiểu Câu 81: Đặc điểm nào của loài cá giúp chúng thích nghi với môi trường nước. A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn giúp giảm sức cản của nước. B. Mắt không có mí. C. Bên ngoài vảy có tuyến tiết chất nhầy để giảm ma sát với môi trường nước. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 82: Khinh khí cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? A. Khí nóng nhẹ hơn, chuyển động nhanh hơn khí lạnh. B. Bay lên nhờ động cơ. C. Dựa theo sức gió của môi trường xung quanh. D. Cả A và C đều đúng. II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2? a) Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể từ khi tiếp đất. b) Máy bay này có thể hạ cánh an toàn ở sân bay có đường bay dài 1 km hay không? Bài 2: Một ô tô khi hãm phanh có thể có gia tốc 3 m/s 2? Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc là 72 km/h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản? Thời gian hãm phanh là bao nhiêu? Bài 3: Một người thả một hòn bi rơi từ trên cao xuống đất và đo được thời gian rơi là 3,1 s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. a) Tính độ cao của nơi thả hòn bi so với mặt đất và vận tốc lúc chạm đất. b) Tính quãng đường rơi được trong 0,5 s cuối trước khi chạm đất. Bài 4: Thả một hòn sỏi từ trên gác cao xuống đất. Trong giây cuối cùng hòn sỏi rơi được quãng đường 15 m. Tính độ cao của điểm từ đó bắt đầu thả rơi hòn sỏi. Lấy g = 9,8 m/s2. Bài 5: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong thời gian 0,25s. Tính hợp lực tác dụng lên vật. Bài 6: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Tính lực tác dụng vào vật. Bài 7: Một người đẩy một thùng hàng có khối lượng 50 kg trượt trên sàn nhà. Lực đẩy có phương nằm ngang với độ lớn là 180N. Tính gia tốc của thùng hàng, biết hệ số ma sát trượt giữa thùng hàng và sàn nhà là 0,25. Lấy g = 9,8 m/s2. ur Bài 8: Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm ngang bằng một lực F . Khối lượng của thùng là 35 kg. Hệ số ma sát giữa sàn và đáy thùng là 0,3. Lấy g = 9,8m/s 2. Tính độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp: a) Thùng trượt với gia tốc 0,2m/s2 b) Thùng trượt đều. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2