![](images/graphics/blank.gif)
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Cùng tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 TRƢỜNG THPT PHÚC THỌ MÔN VẬT LÍ-LỚP 11 Năm học: 2024-2025 A. ÔN TẬP LÍ THUYẾT HS trả lời câu hỏi sau: I. Chƣơng I. Dao động Câu hỏi 1: Thế nào là dao động cơ, dao động tuần hoàn, dao động điều hoà. Câu hỏi 2: Nêu những đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà. Hãy cho biết mối quan hệ về độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì. Câu hỏi 3: Nếu phương trình dao động điều hoà có dạng là x = Acos(ωt + φ) thì hãy cho biết phương trình vận tốc, phương trình gia tốc của vật dao động điều hoà. Hãy cho biết đồ thị biểu diễn (x, t); (v, t); (a, t) có dạng như thế nào? Câu hỏi 4: Cho biết mối quan hệ về pha giữa li độ và vận tốc, vận tốc và gia tốc, gia tốc và li độ. Từ đó đưa ra các hệ thức độc lập với thời giữa các đại lượng đó. Cho biết đồ thị biểu diễn của các đại lượng (x, v); (v; a); (x, a). Câu hỏi 5: Hãy nêu biểu thức của động năng, thế năng và cơ năng của vật dao động điều hoà. Câu hỏi 6: Hãy cho biết biết biểu thức động năng, thế năng, cơ năng của con lắc lò xò. Từ đó cho biết biết biểu thức tính tốc độ góc, chu kì, tần số của con lắc lò xo. Câu hỏi 7: Hãy cho biết biết biểu thức động năng, thế năng, cơ năng của con lắc đơn. Từ đó cho biết biết biểu thức tính tốc độ góc, chu kì, tần số của con lắc đơn. Câu hỏi 8: Lập bảng so sánh dao động tự do, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức (khái niệm, đặc điểm, ứng dụng). Câu hỏi 9: Thế nào là hiện tượng cộng hưởng? Điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng? Theo em hiện tượng cộng hưởng có lợi hay có hại? Hãy lấy một vài ví dụ để chứng minh sự có lợi hay có hại đó? II. Chƣơng II. Sóng Câu hỏi 1: Sóng cơ là gì? Nêu các đại lượng đặc trưng của sóng. Câu hỏi 2: Phân loại sóng cơ. Câu hỏi 3: Nêu quá trình truyền năng lượng bởi sóng. Điểm khác biệt giữa chuyển động của sóng và chuyển động của hạt là gì? Câu hỏi 4: Sóng điện từ là gì? Lập bảng so sánh: bước sóng (tần số), nguồn phát, đặc điểm và ứng dụng của các loại sóng điện từ trong thang sóng điện từ. Câu hỏi 5: Mô tả hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước. Điều kiện để xẩy ra giao thoa sóng. Câu hỏi 6: Mô tả hiện tượng giao thoa ánh sáng. Viết công thức xác định vị trí vân sáng, vị trí vân tối. Ứng dụng của thí nghiệm giao thoa ánh sáng là gì? Câu hỏi 7: Nêu đặc điểm, điều kiện để có sóng dừng. Câu hỏi 8: Giải thích sự hình thành sóng dừng trong thực tế (ví dụ ở dây đàn, trong ống sáo), điều kiện của sóng dừng trong các trường hợp này. B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƢƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. Chƣơng 1. Dao động Câu 1: Chuyển động nào sau đây không được coi là dao động cơ? A. Dây đàn ghi ta rung động. B. Chiếc đu đung đưa. C. Pit tông chuyển động lên xuống trong xi lanh. D. Một hòn đá được thả rơi. Câu 2: Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần gọi là A. tần số. B. chu kì. C. biên độ. D. tần số góc. Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T = 1 s. Tần số góc của dao động là A. rad/s. B. 2 rad/s. C. 1 rad/s. D. 2 rad/s. Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa có tần số góc 10 rad/s. Tần số của dao động là A. 5 Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 5 Hz. Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì của dao động của vật là A. 2 s. B. 30 s. C. 0,5 s. D. 1,0 s. Câu 6: Một con ong mật đang bay tại chỗ trong không trung đập cánh với tần số khoảng 300 Hz. Chu kì dao động của cánh ong là A. 300 s. B. 3,33 ms. C. 3 s. C. 0,021 s. Câu 7: Pit-tông của một động cơ đốt trong dao động trên một đoạn thẳng dài 16 cm và làm cho truỷu của động cơ quay đều. Biên dộ dao động của một điểm trên mặt pít-tông bằng
- A. 16 cm. B. 8 cm. C. 4 cm. D. 32 cm. Câu 8: Một chất điểm dao động với phương trình x 10cos 15t (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với tần số góc là A. 20 rad/s. B. 10 rad/s. C. 5 rad/s. D. 15 rad/s. Câu 9: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos4πt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí cân bằng là A. 0,50 s. B. 1,00 s. C. 0,25 s. D. 2,00 s. Câu 10: Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. sớm pha so với li độ. D. trễ pha so với li độ. 2 2 Câu 11: Chất điểm dao động điều hòa với tần số góc ω thì gia tốc a và li độ x liên hệ với nhau bởi biểu thức A. a = ωx. B. a = – ωx. C. a = ω2x. D. a = – ω2x. Câu 12: Vectơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn A. hướng ra xa vị trí cân bằng. B. cùng hướng chuyển động. C. hướng về vị trí cân bằng. D. ngược hướng chuyển động. Câu 13: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Vận tốc của vật được tính bằng công thức A. v = –ωAsin(ωt + φ). B. v = ωAsin(ωt + φ). C. v = –ωAcos(ωt + φ). D. v = ωAcos(ωt + φ). Câu 14: Trong dao động điều hòa vận tốc biến đổi A. cùng pha với li độ. B. ngược pha với li độ. C. sớm pha so với li độ. D. trễ pha so với li độ. 2 2 Câu 15: Một vật dao động điều hòa phải mất 0,025s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng không, hai điểm ấy cách nhau 10 cm. Chon đáp án ĐÚNG? A. Chu kì dao động là 0,025s. B. Tần số dao động là 10 Hz. C. Biên độ dao động là 10 cm. D. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại là 2 m/s. Câu 16: Khi nói về dao động điều hòa của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi vật ở vị trí biên, gia tốc của vật bằng không. B. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng. C. Vectơ vận tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng. D. Khi đi qua vị trí cân bằng, vận tốc của vật bằng không. Câu 17: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(t + ). Gọi v là vận tốc của vật khi vật ở li độ x. v2 v2 v2 v4 Biên độ dao động của vật là A. x2 +2 . B. x 2 + 4 . C. x + 2 . D. x 2 + 2 . ω ω ω ω Câu 18: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số góc 2 rad/s. Tốc độ cực đại của chất điểm là A. 40 cm/s. B. 10 cm/s. C. 5 cm/s. D. 20 cm/s. Câu 19: Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x 10cos t 2 (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy = 6 10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là A. 100 cm/s2. B. 100 cm/s2. C. 10 cm/s2. D. 10 cm/s2. Câu 20: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng A. 12,56 cm/s. B. 20,08 cm/s. C. 25,13 cm/s. D. 18,84 cm/s. Câu 21: Một vật nhỏ đang dao động điều hòa trên trục Ox với vận tốc v 20 cos 2t 2 (cm/s) (t tính bằng s). 3 Tại thời điểm ban đầu (t = 0), vật ở li độ A. −5 cm. B. 5 3 cm. C. 5 cm. D. 5 3 cm. Câu 22: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Biết phương trình vận tốc của chất điểm là v 20 cos 2t (cm/s). Phương trình dao động của chất điểm có dạng 6
- A. x 10cos 2t (cm). B. x 10cos 2t 2 (cm).C. x 20cos 2t 5 (cm). D. x 20cos 2t (cm). 3 3 6 3 Câu 23: Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox. Theo phương trình dao động x 2cos 2t cm Thời gian ngắn nhất vật đi từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x 3 cm là 5 5 A. 2,4 s. B. 1,2 s. C. s. D. s. 6 12 Câu 24: Một chất điểm dao động điều hòa dọc trục Ox với phương trình x 10cos 2t cm . Quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là A. 10 cm. B. 30 cm. C. 40 cm. D. 20 cm. Câu 25: Một vật có khối lượng 200 g đang dao động điều hoà. Động năng của vật tại vị trí vật có vận tốc 2 m/s bằng A. 0,4 J. B. 0,8 J. C. 400,0 J. D. 800 J. Câu 26: Một vật nhỏ có khối lượng 100 g dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s và biên độ 3 cm. Chọn mốc thế năng tại vi trí cân bằng. Cơ năng của vật là A. 0,6 J. B. 18 mJ. C. 180 J. D. 36 mJ. Câu 27: Một vật có m = 500 g dao động điều hoà với phương trình dao động x 2 cos 10t (cm). Lấy 2 3 10. Tại thời điểm t = 0 thì động năng của vật bằng A. 15,0 mJ. B. 7,5 mJ. C. 2,5 mJ. D. 75,0 J. Câu 28: Cơ năng của một vật dao động điều hòa A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật. B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi. C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng. D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kỳ dao động của vật. Câu 29: Một vật dao động điều hoà, cứ sau mỗi khoảng thời gian 0,5 s thì động năng lại bằng thế năng của vật. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng của vật là 1 1 1 1 A. s. B. s. C. s. D. s. 30 6 3 15 Câu 30: Một con lắc lò xo có quả nặng khối lượng 200 g đang dao động điều hòa với phương trình x 5cos 20t (cm), t được tính bằng giây. Độ cứng của lò xo bằng A. 40 N/m. B. 80 N/m. C. 20 N/m. D. 10 N/m. Câu 31: Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng 40 N/m đang dao động điều hòa theo phương ngang. Khi vật nặng cách vị trí cân bằng một đoạn 1,5 cm thì có tốc độ 40 cm/s. Biên độ dao động của vật bằng A. 4,0 cm. B. 2,5 cm. C. 2,0 cm. D. 3,5 cm. Câu 32: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. B. Gia tốc cùa vật luôn giảm dần theo thời gian. C. Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. D. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian. Câu 33: Trong đồng hồ quả lắc, quả nặng thực hiện dao động A. cưỡng bức. B. duy trì. C. tắt dần. D. tự do. Câu 34: Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động A. điều hòa. B. cưỡng bức. C. riêng. D. tắt dần. Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần? A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian. B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian. C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương. D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực. Câu 36: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
- C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức. Câu 37: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét khi A. tần số lực cưỡng bức nhỏ. B. biên độ lực cưỡng bức nhỏ. C. lực cản môi trường nhỏ. D. tần số lực cưỡng bức lớn. Câu 38: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động A. với tần số bằng tần số dao động riêng. B. mà không chịu ngoại lực tác dụng. C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. Câu 39: Biên độ của một dao động cơ cưỡng bức không phụ thuộc vào? A. Lực cản môi trường. B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn. C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn D. Pha ban đầu của ngoại lực. Câu 40: Một con lắc lò xo đang thực hiện dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực cưỡng bức với phương trình: F 0, 25cos4t (N) (t tính bằng s). Con lắc dao động với tần số góc là A. 4 (rad/s). B. 0,5 (rad/s). C. 2 (rad/s). D. 0,25 (rad/s). Câu 41: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước dài 45 cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 s. Để nước trong xô bị dao động mạnh nhất người đó phải đi với tốc độ A. 3,6 m/s. B. 4,2 km/s. C. 4,8 km/h. D. 5,4 km/h. Câu 42: Một con lắc có chiều dài 0,3m được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa gặp chỗ nối của các đoạn ray. Biết khoảng cách giữa hai mối nối ray là 12,5 m và gia tốc trọng trường 9,8 m/s2. Biên độ của con lắc đơn này lớn nhất khi đoàn tàu chuyển động thẳng đều với tốc độ xấp xỉ bằng A. 41 km/h. B. 60 km/h. C. 11,5 km/h. D. 12,5 km/h. Câu 43: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 5%. Phần năng lượng còn lại của con lắc sau một chu kì là A. 80,25%. B. 90%. C. 95%. D. 90,25%. Câu 44: Có hai dao động cùng phương, cùng tần số được mô tả trong đồ thị sau. Dựa vào đồ thị có thể kết luận A. Hai dao động cùng pha B. Dao động 1 sớm pha hơn dao động 2 C. Dao động 1 trễ pha hơn dao động 2 D. Hai dao động vuông pha Câu 45: Khảo sát chu kì T theo khối lượng của con lắc lò xo ta thu được đồ thị như hình. T (s) Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo có giá trị bằng? 2 A. 10 N/m B. 5 N/m C. 4 N/m D. 20 N/m m (kg) 0,5 Wđ (J) Câu 46: Một con lắc lò xo có vật nhỏ khối lượng 0,1 kg dao động điều hòa trên trục 0,08 Ox với phương trình x = Acosωt cm. Đồ thị biểu diễn động năng theo bình phương li độ như hình vẽ. Lấy π2 = 10. Tốc độ trung bình của vật trong 1 chu kỳ là x2 (cm2) A. 20 cm/s B. 40 cm/s O 16 C. 10 cm/s D. 80 cm/s Câu 47: Một dao động điều hòa có đồ thị như hình vẽ. Li độ của vật tại thời điểm t = 2018s là A. 4 cm B. 2 cm C. -4 cm D. -2 cm Câu 48: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa gia tốc a và vận tốc v của vật. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của vật là A. 0,72 mJ. B. 0,36 mJ. C. 0,48 mJ. D. 0,18 mJ.
- Câu 49: Hai vật M1 và M2 dao động điều hòa cùng tần số. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x1 của M1 và vận tốc v2 của M2 theo thời gian t. Hai dao động của M1 và M2 lệch pha nhau 5π π A. 6 B. 6 π 2π C. 3 D. 3 Câu 50: Hai con lắc lò xo giống hệt nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa, đồ thị li độ phụ thuộc thời gian con lắc 1 và con lắc 2. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằngcủa hai con lắc. Khi động năng của con lắc thứ nhất là 0,06 J thì thế năng của con lắc thứ hai là 0,004J. Lấy π2= 10. Khối lượng vật nặng là 1 A. 3 kg B. 3 kg 2 C. 2 kg D. 9 kg 2. CHƢƠNG 2. SÓNG Câu 1: Độ dịch chuyển lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng gọi là A. tốc độ truyền sóng. B. bước sóng. C. biên độ sóng. D. cường độ sóng. Câu 2: Quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì gọi là A. tốc độ truyền sóng. B. bước sóng. C. cường độ sóng. D. bước sóng. Câu 3: Chu kì dao động của phần tử sóng gọi là A. tần số sóng. B. chu kì sóng. C. bước sóng. D. tốc độ truyền sóng. Câu 4: Tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng gọi là A. tốc độ dao động. B. bước sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. năng lượng sóng. Câu 5: Năng lượng sóng E được truyền qua một đơn vị diện tích S vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian t gọi là cường độ sóng I. Mối liên hệ giữa các đại lượng trên là E.t E . S.t S . A. I . B. I C. I . D. I S S.t E E.t Câu 6: Sóng cơ không truyền được trong A. chân không. B. không khí. C. nước. D. kim loại. Câu 7: Khi có sóng ngang truyền qua, các phần tử vật chất của môi trường dao động A. theo phương song song với phương truyền sóng. B. cùng pha với nhau. C. theo phương vuông góc với phương truyền sóng. D. với các tần số khác nhau. Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước nếu ta thay đổi tần số dao động của nguồn sóng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Chu kì sóng. B. Bước sóng. C. Tần số sóng. D. Tốc độ truyền sóng. Câu 9: Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là 1 v 1 T T f v A. f . B. v . C. . D. v.f . T f v v T Câu 10: Một dao động hình sin có phương trình x = Acos(ωt + φ) truyền đi trong một môi trường đàn hồi với vận tốc v. Bước song λ thỏa mãn hệ thức nào 2 v 2 v A. . B. . C. . D. . v 2 v 2 Câu 11: Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường A. rắn, lỏng và chân không. B. rắn, lỏng và khí. C. rắn, khí và chân không. D. lỏng, khí và chân không. Câu 12: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng. C. trùng với phương truyền sóng. D. vuông góc với phương truyền sóng.
- Câu 13: Từ vị trí khởi nguồn của động đất (tâm chấn), các công trình, nhà của cách xa tâm chấn vẫn có thể bị ảnh hưởng là do A. sóng địa chấn đã truyền năng lượng tới các vị trí này. B. sức ép từ tấm chấn khiến các phần tử vật chất xung quanh chuyển động. C. các phần tử vật chất từ tâm chấn chuyển động đến vị trí đó. D. tốc độ lan truyền sóng địa chấn quá nhanh. Câu 14: Hình vẽ bên mô tả hai sóng địa chấn truyền trong môi trường khi có động đất. Sóng P là sóng sơ cấp, sóng S là sóng thứ cấp. Chọn câu đúng. A. Sóng P là sóng dọc, sóng S là sóng ngang. B. Sóng S là sóng dọc, sóng P là sóng ngang. C. Cả hai sóng là sóng ngang. D. Cả hai sóng là sóng dọc. Câu 15: Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua được gọi là A. tốc độ truyền sóng. B. năng lượng sóng. C. tần số của sóng. D. biên độ của sóng. Câu 16: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi? A. Tần số của sóng. B. Tốc độ truyền sóng. C. Biên độ của sóng. D. Bước sóng. Câu 17: Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là A. 8 Hz. B. 4 Hz. C. 16 Hz. D. 10 Hz. Câu 18: Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1 m/s và chu kì 0,5 s. Sóng cơ này có bước sóng là A. 150 cm. B. 100 cm. C. 50 cm. D. 25 cm. Câu 19: Một người quan sát trên mặt nước biển thấy một cái phao nhô lên 5 lần trong 20 s và khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 2 m. Tốc độ truyền sóng biển là A. 40 cm/s. B. 50 cm/s. C. 60 cm/s. D. 80 cm/s. Câu 20: Một sóng hình sin được mô tả như hình bên. Sóng này có bước sóng u(cm) bằng 6 A. 25 cm. B. 50 cm. 25 50 75 x(cm) 0 C. 75 cm. D. 6 cm. 6 phương truyền sóng Câu 21: Một sóng cơ lan truyền trên trục Ox d theo sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ 300 m/s. Hình vẽ là hình ảnh sợi dây ở thời điểm t. Tần số sóng đó là: A. 440 Hz. B. 660 Hz. C. 500 Hz. D. 250 Hz. Câu 22: Trên một sợ dây dài, đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử M và O dao động lệch pha nhau A. π/4 rad. B. π/3 rad. C. 3π/4rad. D. 2π/3rad. Câu 23: Bước sóng của bức xạ da cam trong chân không là 600 nm thì tần số của bức xạ đó là A. 5.1012 Hz. B. 5.1013 Hz. C. 5.1014 Hz. D. 5.1015 Hz. Câu 24: Một sóng điện từ có tần số 60 GHz thì có bước sóng trong chân không là A. 5 mm. B. 5 cm. C. 500 μm. D. 50 μm. Câu 25: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng A. từ. B. thắp sáng. C. nhiệt. D. hóa học. (làm đen phim ảnh). Câu 26: Trong các máy lọc nước RO ở các hộ gia đình hiện nay, bức xạ được sử dụng để tiêu diệt hoặc làm biến dạng hoàn toàn vi khuẩn là A. tia hồng ngoại. B. sóng vô tuyến. C. ánh sáng nhìn thấy. D. tia tử ngoại. Câu 27: Cơ thể con người ở nhiệt độ khoảng 37 C phát ra những bức xạ nào sau đây? 0 A. Tia X. B. Bức xạ nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. Câu 28: Tại sao người thợ hàn hồ quang phải cần “mặt nạ” che mặt, mỗi khi cho phóng hồ quang? A. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm hỏng giác mạc của mắt và gây ung thư da. B. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể
- làm nóng cơ thể. C. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia tử ngoại có thể làm ion hóa không khí xung quanh thợ hàn. D. Bức xạ phát ra từ hồ quang điện lúc hàn điện chứa rất nhiều tia hồng ngoại có thể kích thích các phản ứng hóa học không có ích trong cơ thể con người. Câu 29: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có tính chất chung nào sau đây: A. truyền được trong chân không. B. dùng trong y học điều trị còi xương. C. dùng trong công nghiệp và đời sống để sấy, sưởi. D. gây ra phản ứng quang hợp. Câu 30: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng? A. Sóng điện từ là sóng ngang. B. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ, giao thoa. C. Sóng điện từ mang năng lượng. D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không. Câu 31: Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số A. của cả hai sóng đều giảm. B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm. C. của cả hai sóng đều không đổi. D. của sóng điện từ giảm, của sóng âm tăng. Câu 32: Tìm phát biểu sai về tác dụng và công dụng của tia tử ngoại. Tia tử ngoại A. có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. B. có thể gây ra các hiệu ứng quang hoá, quang hợp. C. có tác dụng sinh học, huỷ diệt tế bào, khử trùng D. trong công nghiệp được dùng để sấy khô các sản phẩm nông – công nghiệp. Câu 33: Khi nói về tia X phát biểu nào sau đây là đúng? Tia X A. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại. B. do các vật bị nung nóng ở nhiệt độ cao phát ra. C. có thể được phát ra từ các đèn điện. D. có thể xuyên qua tất cả mọi vật. Câu 34: Tầng ôzôn là tấm “áo giáp” bảo vệ cho người và sinh vật trên mặt đất khỏi bị tác dụng hủy diệt của A. tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. B. tia đơn sắc màu đỏ trong ánh sáng Mặt Trời. C. tia đơn sắc màu tím trong ánh sáng Mặt Trời. D. tia hồng ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Câu 35: Tia X không có ứng dụng nào sau đây? A. Chữa bệnh ung thư. B. Tìm bọt khí bên trong các vật bằng kim loại. C. Chiếu điện, chụp điện. D. Sấy khô, sưởi ấm. Câu 36: Khi nói về tia γ, phát biểu nào sau đây sai? A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X. B. Tia γ không phải là sóng điện từ. C. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X. D. Tia γ không mang điện. Câu 37: Hiện tượng giao thoa sóng là hiện tượng A. giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường. B. tổng hợp của hai dao động. C. tạo thành các gợn lồi lõm. D. hai sóng khi gặp nhau có những điểm cường độ sóng luôn tăng cường hoặc triệt tiêu nhau. Câu 38: Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có A. cùng biên độ. B. cùng tần số. C. cùng pha ban đầu. D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian. Câu 39: Hai sóng phát ra từ hai nguồn kết hợp. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu khoảng cách tới hai nguồn sóng bằng A. một ước số của bước sóng. B. một bội số nguyên của bước sóng. C. một bội số lẻ của nửa bước sóng. D. một ước số của nửa bước sóng. Câu 40: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có A. hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau. B. hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau. C. hai sóng dao động cùng phương, cùng pha giao nhau. D. hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số. Câu 41: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 2 m . Ánh sáng sử dụng trong thi nghiệm là ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 m . Vị trí vân sáng bậc 3 trên màn quan sát cách vân trung tâm một khoảng là 3 3 3 3 A. 0, 232 10 m . B. 0,812 10 m . C. 2,32 10 m . D. 8,12 10 m .
- Câu 42: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 0,1 mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn quan sát là 1,5 m . Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 36 mm . Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này là A. 0, 60 m . B. 0, 40 m . C. 0, 48 m . D. 0, 76 m . Câu 43: Trong một thí nghiệm giao thoa I âng, khoảng cách hai khe là 1,2mm, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là 2m. Người ta chiếu vào khi Iang bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Xét tại hai điểm M và N trên màn có tọa độ lần lượt là 6 mm và 15,5 mm là vị trí vân sáng hay vân tối A. M sáng bậc 2; N tối thứ 16. B. M sáng bậc 6; N tối thứ 16. C. M sáng bậc 2; N tối thứ 9. D. M tối 2; N tối thứ 9. Câu 44: Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn ánh. A. ± 0,696 mm. B. ± 0,812 mm. C. 0,696 mm. D. 0,812 mm. Câu 45: Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ A. luôn ngược pha với sóng tới. B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do. D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. Câu 46: Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng A. một bước sóng. B. hai bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng. Câu 47: Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì độ dài của bước sóng phải bằng A. khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng. B. độ dài của dây. C. hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng kề nhau. D. hai lần độ dài của dây. Câu 48: Để tạo một sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây bằng A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng. C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng. Câu 49: Sóng dừng là A. sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường. B. sóng không lan truyền được do bị một vật cản chặn lại. C. sóng được tạo thành do sự giao thoa của hai sóng kết hợp, trên đường thẳng nối hai tâm phát sóng. D. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xą. Câu 50: Sóng dừng trên một sợi dây dài 1 m (hai đầu cố định) có hai bụng sóng. Bước sóng trên dây là A. 0, 25 m . B. 0,5 m . C. 1 m . D. 2 m . PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. ( Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn ĐÚNG hoặc SAI.) Câu 1: Cho các nhận định a) Độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng là biên độ. b) Số dao động mà vật thực hiện được trong 1 giây là tần số. c) Khoảng thời gian để vật thực hiện được 1 dao động toàn phần là chu kỳ. d) Đại lượng cho biết vật dao động đang ở đâu và chuyển động theo chiều nào là pha dao động. Câu 2: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. a) [NB] Pha ban đầu của vật bằng 0. b) [TH] Chu kì dao động của vật bằng 2 s. c) [TH] Vận tốc của vật tại thời điểm t = 0,5 s là -10π m/s. d) [VD] Phương trình dao động điều hòa của vật là x = 10cos(πt + π) cm. Câu 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 6 cos(4 t + ) ( cm ). 2
- a) [NB] Biên độ của dao động điều hòa là 6 cm. b) [TH] Tần số của dao động điều hòa là 2 π Hz c) [TH] pha của dao động điều hòa tại thời điểm ½ s là rad. 2 d) [VD] Tốc độ của dao động điều hòa trên tại vị trí có li độ x = 3cm là 20 cm/s. Câu 4: Một vật dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s. Khi vật có li độ 3 cm thì vận tốc của vật có giá trị 40 cm/s. Lấy = 10. 2 a) [TH] Chu kì dao động của vật là 0,2s b) [TH] Gia tốc của vật khi x = 2,5 cm là -25m/s2 c) [VD] Biên độ dao động của vật là 25cm. d) [TH] Độ lớn vận tốc cực đại vmax ≈ 500 cm/s và độ lớn gia tốc cực đại amax ≈ 5000 cm/s2 Câu 5: Đồ thị dưới đây biểu diễn x Acos t a) Biên độ dao động là 10cm b) Chu kì dao động là 8s c) Phương trình dao động điều hòa của vật là x 10cos t cm. 2 d) Phương trình gia tốc dao động của vật là: a 0,52 cos t (cm / s 2 ) . 2 Câu 6: Đồ thị hình 1 mô tả sự thay đổi động năng theo li độ của quả cầu có khối lượng 0,4kg trong một con lắc lò xo treo thẳng đứng. a. Từ đồ thị ta thấy tại x = 4cm thì W = Wđmax = 80mJ = 80.10-3J √10 b. Ta có vmax = 5 (m/s) c. Tại x = 2cm, từ đồ thị ta thấy Wđ = 60mJ d. Thế năng tại vị trí x = 2cm : Wt = 20mJ. Câu 7: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = 5cost (cm). Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy 2 =10. a) Chu kì dao động là 0,2s b) Lò xo của con lắc có độ cứng bằng: 50 N/m. c) Cơ năng của con lắc là 625 J d) Tại vị trí có động năng bằng thế năng thì động năng của con lắc là 125J Câu 8: Một con lắc đơn có khối lượng m = 10kg và chiều dài dây treo l = 2m. Góc lệch cực đại so với đường thẳng đứng là 𝛼 = 100 = 0,175𝑟𝑎𝑑. Lấy 𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . và a) [TH] Cơ năng của con lắc là W = 0,1525J
- b) [ VD] vận tốc vật nặng khi nó ở vị trí thấp nhất là: 𝑉 𝑚𝑎𝑥 = 0,78 𝑚/𝑠 c) [ TH] Thế năng của con lắc tại vị trí cao nhất Wt = 3,063J d) [VD] Vận tốc của vật ở vị trí có động năng bằng thế năng v = 0,55m/s Câu 9: Một sóng có tần số 50 Hz truyền trong một môi trường đồng chất. Tại một thời điểm, hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau π/2 cách nhau 60cm. a. Chu kì T = 0,02s b. Bước sóng là 𝜆 = 240𝑐𝑚 c. Tốc độ lan truyền của sóng: v = 120 cm/s d. 2 điểm cách nhau 1 khoảng 480cm thì dao động ngược pha Câu 10: Hình 6.3 là đồ thị li độ - khoảng cách của một sóng truyền dọc theo phương Ox tại một thời điểm xác định. Cho biết khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp bằng 8,0cm và thời gian sóng truyền giữa hai đỉnh này bằng 0,02s. a. Bước sóng là 8cm b. chu kì truyền sóng là 0,02s c. Biên độ của sóng là 3cm d. Phương trình truyền sóng là: 𝜋 u = 3,0 cos(100𝜋𝑡 - 𝑥) cm 4 (với t tính bằng giây và x tính bằng mét) Câu 11. Trên mặt hồ yên lặng, một người làm cho con thuyền dao động tạo ra sóng trên mặt nước. Thuyền thực hiện được 24 dao động trong 40s, mỗi dao động tạo ra một ngọn sóng cao 12cm so với mặt hồ yên lặng và ngọn sóng tới bờ cách thuyền 10m sau 5s. A. Chu kì dao động của thuyền là: 5/3 𝑠 B. Tốc độ lan truyền của sóng là: v = 2 𝑚 /𝑠 C. Bước sóng là: λ = 10/3 (m) D. Biên độ sóng là: A = 12cm Câu 11: Trên mặt nước phẳng lặng có hai nguồn điểm dao động A và B, với AB = 8 cm, f = 20 Hz. Khi đó trên mặt nước, tại vùng giữa A và B người quan sát thấy có 11 gợn lồi và những gợn này chia đoạn AB thành 12 đoạn mà hai đoạn ở hai đầu chỉ dài bằng một phần ba các đoạn còn lại. a. Bước sóng là 2cm b. Tốc độ truyền sóng có giá trị bằng 30cm/s c. Trên đoạn AB có 10 cực tiểu giao thoa d. Khoảng cách từ đường trung trực của AB đến cực đại bậc 2 là 3cm Câu 12. Một sợi dây có chiều dài 1,5 m một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Tốc độ truyền sóng trên dây nằm trong khoảng từ 150 m/s đến 400 m/s. a. Điều kiện sóng dừng trong trường hợp này là chiều dài dây bằng số lẻ lần bước sóng b. Tốc độ truyền sóng là 200m/s
- c. Số nút và số bụng sóng trong trường hợp này như nhau d. Quãng đường truyền trong 1 chu kỳ là 3m PHẦN III: CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Vật có khối lượng 250g, lò xo có độ cứng 100N/m, cho g = 10 m/s2. Tìm độ dãn của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng. (Theo đơn vị xentimet). Đáp án: Câu 2. Một vật có khối lượng 500g dao động điều hòa . Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ dao động vào thời gian có dạng như hình vẽ: (Lấy π2 = 10). Xác định động năng của vật tại thời điểm t = 3s. (Theo đơn vị Jun, kết quả làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Đáp án: Câu 3. Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 0,75 lần cơ năng thì vật cách vị trí cân bằng một đoạn bao nhiêu cm? Đáp án: Câu 4. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v vào thời gian t của một vật dao động điều hòa. Xác định biên độ dao động của vật? (Theo đơn vị cm). Đáp án: Câu 5. Một con lắc lò xo có khối lượng 100g dao động cưỡng bức ổn định dưới ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số f. Đồ thi biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ dao động và tần số của ngoại lực được biểu diễn như đồ thị sau. Lấy π2 = 10. Tìm độ cứng của lò xo theo đơn vị N/m? Đáp án: Câu 6. Một hành khách dùng dây cao su treo một chiếc ba lô lên trần toa tàu, ngay phía trên một trục bánh xe của toa tàu. Khối lượng của ba lô 16 (kg), hệ số cứng của dây cao su 900 (N/m), chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 (m), ở chỗ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Hỏi tàu chạy với tốc độ bao nhiêu m/s thì ba lô dao động mạnh nhất? Đáp án: Câu 7. Đầu A của một sợi dây cao su căng thẳng nằm ngang, được làm cho dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số f = 0,5 Hz. Trong thời gian 8 (s) sóng đã đi được 4 cm dọc theo dây. Tính bước sóng λ theo mét? Đáp án: Câu 8. Một còi báo động phát sóng âm trong một môi trường đẳng hướng. Tại vị trí cách còi một khoảng 75m cường độ âm đo được bằng 0,010 W/m2. Ở khoảng cách 25m cường độ âm bằng bao nhiêu W/m2. Đáp án: Câu 9. Trên một sợi dây dài 90 cm có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200 Hz . Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu m/s?
- Đáp án: Câu 10. Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ tần số 10Hz lan truyền với tốc độ 40 cm/s. Hai điểm A,B trên phương truyền sóng dao động cùng pha nhau. Giữa chúng chỉ có 2 điểm khác dao động ngược pha với A. Tính khoảng cách AB theo cm? Đáp án: Câu 11: Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 10hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với V = 60 cm/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách 0 lần lượt 20 cm và 45cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động lệch pha với nguồn 0 góc π/3. Đáp án: Câu 12: Tại hai điểm A và B trên mặt nước (AB = 10 cm) có hai nguồn sóng kết hợp. Số cực đại trên AB là 10 và cực đại M nằm gần nguồn A nhất và cực đại N nằm gần nguồn B nhất. Biết MA = 0,75 cm và NB = 0,25 cm. Bước sóng là bao nhiêu m? Đáp án: Câu 13: Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng ngang, hình sin, ngược pha A, B cùng phương và cùng tần số f (6,0 Hz đến 12 Hz). Tốc độ truyền sóng là 20 cm/s. Biết rằng các phần tử mặt nước ở cách A là 13 cm và cách B là 17 cm dao động với biên độ cực đại. Giá trị của tần số sóng là bao nhiêu Hz? Đáp án: PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN: Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình x 4cos 4t (cm) 3 a) Tính độ lớn vận tốc cực đại và độ lớn gia tốc cực đại. b) Tại thời điểm t = 2 s thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu? c) Khi vật có li độ x = 2 cm thì giá trị của gia tốc bằng bao nhiêu? d) Khi li độ của vật bằng 2 3 cm thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu? Câu 2: Một vật dao động điều hòa với đồ thị như hình vẽ. a. Viết phương trình dao động của vật. b. Xác định chiều dài quỹ đạo. c. Khi t = 1 ms thì li độ của vật bằng bao nhiêu? Câu 3: Một vật có khối lượng m = 100 g đang dao động điều hòa với tần số góc 20 rad/s với biên độ A = 10 cm. Lấy 2 10 . Xác định : a) Cơ năng của của con lắc. b) Động năng của con lắc tại li độ x = 8 cm. c) Li độ của vật tại thời điểm động năng của vật bằng thế năng của hệ. d) Li độ của vật tại thời điểm động năng của vật bằng 3 lần thế năng của hệ. e) Li độ của vật tại thời điểm thế năng của hệ bằng 3 lần động năng của vật. g) Viết biểu thức động năng, thế năng theo thời gian. Tính tần số góc của động năng và thế năng. Câu 4: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k 100 N/m , vật nặng có khối lượng m 200g , dao động điều hoà với biên độ A 5cm . a) Tính chu kì dao động của con lắc. b) Xác định li độ của vật tại thời điểm động năng của vật bằng 3 lần thế năng của con lắc. c) Xác định tốc độ của vật khi vật ở vị trí cân bằng. d) Xác định thế năng của con lắc khi vật có li độ x 2,5cm .
- Câu 5: Một chất điểm dao động với phương trình dao động là x 5cos 5t (cm). 3 a) Tính thời gian ngắn nhất vật đi từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = 2,5 2 cm. b) Tính thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x = 2,5 3 cm đến x = – 2,5 2 cm c) Tính quãng đường vật đi được từ t1 = 1/5 s đến t2 = 11/8 s Câu 6: Hai nguồn sóng trên mặt nước giống hệt nhau A và B cách nhau 8 cm. biên độ dao động của chúng 4 cm. Khi đó trên mặt nước tại vùng giữa A và B người ta quan sát thấy 5 gợn lồi và những gợn này cắt đoạn AB thành 6 đoạn mà hai đoạn đầu có chiều dài bằng một nưả các đoạn còn lại. Tính biên độ dao động tại M (tính theo đơn vị cm) trên mặt nước cách A vả B lần lượt 8 cm và 8,8 cm. (Lấy sau dấu phẩy 2 chữ số) Câu 7: Ở mặt thoáng chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 4 cm, dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là: uA = 0,3cos(40πt + π/6) cm và uB = 0,4cos(40πt + 2π/3) cm. Cho tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Tính số điểm dao động với biên độ 0,5 cm trên AB. Câu 8: Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định. Hai điểm A và B trên dây cách nhau 1m là hai nút. Biết tần số sóng khoảng từ 300 Hz đến 450 Hz. Tốc độ truyền dao động là 320 m/s. Tần số của sóng trên dây là bao nhiêu Hz? Câu 9: Trên sợi dây đàn hồi AB đang có sóng dừng với hai đầu dây cố định, tần số thay đổi được, chiều dài dây không đổi, coi tốc độ truyền sóng luôn không đổi. Khi tần số bằng f thì trên dây có ba bụng sóng. Tăng tần số thêm 20 Hz thì trên dây có năm bụng sóng. Để trên dây có bảy bụng sóng thì cần tiếp tục tăng tần số thêm bao nhiêu Hz? Câu 10: Trong thí nghiệm khảo sát hiện tượng sóng dừng được thực hiện với sóng âm (cộng hưởng âm) phát ra từ một âm thoa đặt phía trên một ống cộng hưởng AC trong suốt, bằng nhựa dài 120 cm. Chiều cao BC của cột chất lỏng trong ống có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm (Hình 9.3). Điều chỉnh để tần số của âm bằng 340 Hz. Cho biết chiều cao tối đa của cột chất lỏng BC để có sóng dừng trong ống AB là 95 cm. Chiều cao BC nhỏ nhất của cột chất lỏng để có sóng dừng trong cột khí AB là bao nhiêu cm?
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Nhật 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Chu Văn An
5 p |
59 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p |
55 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p |
56 |
4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p |
36 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p |
56 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
7 p |
26 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Chu Văn An
4 p |
57 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p |
66 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
22 p |
22 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p |
41 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
18 p |
31 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Thái Phiên
19 p |
51 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p |
42 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
36 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p |
55 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p |
112 |
2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến (Cơ bản)
15 p |
23 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)