intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN chia sẻ đến bạn "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim" nhằm giúp bạn ôn tập, hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất để tự tin khi bước vào kì thi quan trọng sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề cương này ngay nhé! Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH- THCS IA CHIM TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2022- 2023 I. LÝ THUYẾT. 1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Nêu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. - Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng. - Xác định được thế mạnh kinh tế của vùng. 2. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. - Nêu được đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam: diện tích, các bộ phận của vùng biển Việt Nam, kể tên được các đảo và quần đảo tiêu biểu của nước ta. - Biết được kinh tế biển bao gồm những nhóm nghành nào. - Trình bày được tình hình phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: thế mạnh để phát triển, đặc điểm phát triển và phương hướng phát triển. - Trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch biển đảo: thế mạnh phát triển, đặc điểm phát triển, tên các trung tâm du lịch biển quan trọng. - Trình bày được tình hình phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển: nguồn tài nguyên khoáng sản gồm những loại nào, phân bố chủ yếu ở đâu, trình bày được vai trò của ngành khai thác và chế biến dầu khí. - Trình bày được tình hình phát triển ngành giao thông vận tải biển: những thuận lợi để phát triển ngành GTVT biển, kể tên các cảng biển lớn, các tuyến đường biển trong nước và quốc tế. - Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: Xác định được nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo, phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo. 3. Địa lí tỉnh Kon Tum. - Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính của tỉnh Kon Tum. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, khoáng sản, tài nguyên rừng. - Giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi Kon Tum.
  2. II .CÂU HỎI Câu 1: Vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển ở nước ta? Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo ở nước ta? Câu 3: Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum? Câu 4: Vì sao sông Đăk Bla được gọi là con sông chảy ngược? Câu 5: Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước của sông ngòi Kon Tum. Câu 6: VùngĐồng bằng Sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? III. ĐỀ THAM KHẢO I. TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu câu hỏi: Câu 1:Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là A. thiếu nước vào mùa khô. B. tài nguyên khoáng sản ít. C. tài nguyên rừng nghèo. D. đất đai kém màu mỡ. Câu 2: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Bà Rịa- Vũng Tàu. B. Bình Dương. C. Long An. D. Tây Ninh. Câu 3: Hai loại đất chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Bộ là A. đất xám và đất phù sa. B. đất badan và đất feralit. C. đất phù sa và đất feralit. D. đất badan và đất xám. Câu 4: Cây công nghiệp quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ là A. điều. B. hồ tiêu. C. cà phê. D. cao su. Câu 5: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành, phát triển ở Đông Nam Bộ là A. dệt may, cơ khí. B. dầu khí, phân bón, năng lượng. C. chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí. D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Câu 6: Vấn đề quan trọng trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là A. thủy lợi. B. phân bón.C. bảo vệ rừng đầu nguồn. D. phòng chống sâu bệnh. Câu 7: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là A. Vũng Tàu. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Đà Lạt. D. Nha Trang.
  3. Câu 8: Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là A. dầu thô B. thực phẩm chế biến. C. than đá. D. hàng nông sản. Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long? A. Năng suất lúa cao nhất. B. Diện tích đồng bằng lớn nhất. C. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất. D. Xuất khẩu nông sản nhiều nhất. Câu 10: Thuận lợi lớn nhất về vị trí của Đồng bằng Sông Cửu Long là A. toàn bộ diện tích là đồng bằng. B. ba mặt giáp biển. C. nằm ở cực Nam tổ quốc. D. rộng lớn nhất cả nước. Câu 11: Nhóm đất nàocó diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phèn. B. Đất mặn. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất cát ven biển. Câu 12: Khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là gì? A. Xâm nhập mặn. B. Cháy rừng. C. Triều cường. D. Thiếu nước ngọt. Câu 13: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chính hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. xây dựng hệ thống đê điều. B. chủ động chung sống với lũ. C. tăng cường công tác dự báo lũ. D. đầu tư cho các dự án thoát nước. Câu 14: Trung tâm kinh tế nàolớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Cần Thơ. B.Cà Mau. C. Mĩ Tho. D. Trà Vinh. Câu 15: Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa số một của cả nước vì A. chiếm hơn 50% diện tích canh tác. B. chiếm hơn 50% sản lượng. C. chiếm hơn 50% diện tích và sản lượng. D. điều kiện tốt để canh tác. Câu 16: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành nào? A. Sản xuất vật liệu xây dựng. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp cơ khí. D. Công nghiệp chế biến. Câu 17: Đảo nàolớn nhất Việt Nam? A. Phú Quý. B. Phú Quốc. C. Cát Bà. D. Côn Đảo. Câu 18: Nguyên nhân cơ bản của việc đánh bắt ven bờ là gì?
  4. A. Vùng xa bờ nhiều thiên tai. B. Cá chủ yếu ở ven bờ. C. Tàu thuyền nhỏ. D. Chính sách. Câu 19: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc vùng A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Nam Trung Bộ. Câu 20: Trong quá trình khai thác thuỷ hải sản, không nên đánh bắt ven bờ là do A. cá nhỏ. B. cạn kiệt nguồn giống. C. làm ô nhiễm môi trường. D. ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Câu 21: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống sao cho đúng. (lãnh hải, nội thủy, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế) (1)........................ là vùng giáp với bờ biển và nằm bên trong đường cơ sở. Từ đường cơ sở ra 12 hải lí là vùng (2)............................ Vùng (3)........................... là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, trải dài 12 hải lí. Vùng (4)........................... có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Câu 22: Chọn nội dung ở cột A sao cho phù hợp với cột B và điền kết quả vào cột C. A (Tỉnh/ thành phố) B (Đặc điểm) C (Kết quả ) 1. Bà Rịa - Vũng Tàu a. là nơi trồng nhiều cao su. 1. - ……….. 2. Bình Dương, Bình Phước, Đồng b. là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. 2. -… ……... Nai 3. Tây Ninh c. là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. 3. -………... 4. TP. Hồ Chí Minh d. có hồ nhân tạo lớn nhất cả nước. 4. -………... e. trồng nhiều cà phê nhất cả nước. II. TỰ LUẬN: Câu 1: VùngĐồng bằng Sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? Câu 2: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của TCM Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  5. Lê Xuân Long An Thị Luyến Trần Thùy Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2