intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 I. TRẮC NGHIỆM Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN Câu 1: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là A. Trách nhiệm pháp lí B. Vi phạm pháp luật. C. Trách nhiệm gia đình D. Vi phạm đạo đức. Câu 2: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm A. Pháp luật dân sự B. Pháp luật hành chính. C. Pháp luật hình sự D.Kkỉ luật. Câu 3: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là khái niệm A. Vi phạm kỉ luật B. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm nội quy D. Vi phạm điều lệ. Câu 4: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi A. Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập. B. Bảo tồn di sản văn hóa. C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế. D. vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Câu 5: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 6: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội? A. Quốc hội B. Chính phủ C. Viện Kiểm sát D. Toà án. Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật? A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn. B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm. C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
  2. D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả. Câu 8: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Buôn lậu B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận. C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ. D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông. Câu 9: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự? A. Đi xe máy chở 3 người. B. Đánh người gây thương tích 12%. C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.D. Đi xe vào đường một chiều. Câu 10: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật A. Kỉ luật B. Hành chính C. Dân sự D. Hình sự Câu 11: Bạn A 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính B. Kỉ luật C. Dân sự D. Hình sự. Câu 12: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 13: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự. C. Vi phạm kỷ luật. D. Vị phạm hình sự. Câu 14 Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là A. Hành vi vi phạm pháp luật. B. Tính chất phạm tội. C. Mức độ gây thiệt hại của hành vi. D. Khả năng nhận thức của chủ thể. Câu 15: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ 15 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ 15 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  3. Câu 17: Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không? A. Có. B. Không. C. Tùy từng trường hợp. D. Tất cả đều sai. Câu 18: Đối tượng của vi phạm hành chính là A. Cá nhân. B. Tổ chức. C. Cá nhân và tổ chức.D. Cơ quan hành chính. BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN. Câu 1: Có mấy hình thức để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 2: Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nêu ý kiến với đại biểu của Hội đồng nhân dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri được gọi là tham gia A. Tự do B. Trực tiếp C. Gián tiếp D. Ép buộc Câu 3: Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc; tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do ngôn luận B. Quyền khiếu nại, tố cáo C. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội D. Quyền tự do dân chủ của nhân dân Câu 4: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 5: Người trong độ tuổi nào sau đây mới đủ quyền tham gia bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp? A. Đủ 16 tuổi trở lên B. Đủ 18 tuổi trở lên C. Đủ 20 tuổi trở lên D. Đủ 21 tuổi trở Câu 6: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền A. Bầu cử đại biểu Quốc hội. B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. C. Được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.
  4. Câu 7: Việc xây dựng, ban hành Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. ngôn luận. B. Quyền tham gia xây dựng đất nước. C. Quyền tự do dân chủ. Câu 8: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chỉ tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội. B. Quyền tố cáo của công dân. C. Quyền khiếu nại của công dân. D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội. Câu 9: Việc làm nào sau đây thể hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội của công dân? A. Học tập. B. Khiếu nại, tố cáo. C. Kinh doanh. D. Mua bảo hiểm y tế. Câu 10: Việc làm nào dưới đây không phải là tham gia quyền quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân? A. Bầu cử đại biểu Quốc hội. B. Đăng ký sở hữu tài sản cá nhân. C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước. D. Biểu quyết khi được nhà nước trưng cầu ý dân. Câu 11: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc A. Phổ thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. C.Pphổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu công khai. D. Phố thông, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu công khai. Câu 12: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
  5. A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 13: Vừa qua, trường THCS Hòa An tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến vào việc làm thế nào để thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Theo em, đây là biểu hiện quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng trước pháp luật. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tự do dân chủ. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội. Câu 14: Trong cuộc họp tổ dân phố, chị Lan yêu cầu ông tổ trưởng dân phố công khai các khoản đã chi tiêu về việc làm đường của phố để mọi người được biết. Hành động của chị Lan thể hiện quyền gì của công dân? A. Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với các công việc chung của xã hội. B. Quyền tố cáo của công dân. C. Quyền khiếu nại của công dân. D. Quyền tham gia bàn bạc và thực hiện của công dân đối với các công việc chung của xã hội. Câu 15: Ông T tình cờ phát hiện ông H là trưởng thôn đã cùng với chủ thầu xây dựng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình đổ đường bê tông của thôn. Ông T nên chọn cách nào dưới đây để thực hiện đúng quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội? A. Im lặng coi như không biết gì B. Đe dọa, đòi ông H phải chia phần C. Thẳng thắn phê bình ông H rút kinh nghiệm D. Tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Câu 16: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
  6. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 17: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra. Câu 17: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là? A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 18: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là? A. 21/5/1990 B. 21/4/1991 C. 21/5/1994. D. 21/5/1993. Câu 19: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân? A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử. C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử. D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. Câu 20: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. Tình trạng pháp lý. C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp. D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Câu 21: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử A. Người bị khởi tố dân sự. B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án. C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương. D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án. Câu 22: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát. C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Câu 1: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của
  7. A. Toàn dân. B. Cán bộ nhà nước. C. Lực lượng vũ trang nhân dân. D. Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 2: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải A. Xây dựng Tổ quốc. B. Phá hoại Tổ quốc. C. Ngoại giao với các nước khác. D. Trang bị vũ khí hiện đại. Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. D. Tất cả các phương án trên Câu 4: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A. Bảo vệ hòa bình B. Bảo vệ Tổ quốc C. Bảo vệ lợi ích quốc gia D. Bảo vệ nền độc lập Câu 5: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi? A. 22 tuổi. B. 24 tuổi. C. 25 tuổi. D. 27 tuổi. Câu 6: Đối với công dân Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc là A. Bảo vệ độc lập, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa và Nhà nước tư sản. B. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. C. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. D. Bảo vệ đất đai, nhà ở và tài sản thuộc sở hữu cá nhân. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. B. Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Câu 8: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Kỉ luật. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 9: Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
  8. A. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. B. Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư. C. Tự ý quay phim, chụp ảnh ở các khu vực quân sự. D. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Câu 10: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc? A. Vận động người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. B. Tham gia luyện tập quân sự ở trường học. C. Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi gây nguy hại cho quốc gia. D. Tìm cách trì hoãn việc chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện quân sự. Câu 11: Việc làm nào sau đây thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Tự ý chụp ảnh tại các khu quân sự. B. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. C. Không chấp hành luật gọi nhập ngũ. D. Tham gia tụ tập chơi bời lêu lổng. Câu 12: Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các gia đình thương binh liệt sĩ là thể hiện nội dung nào sau đây trong nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc? A. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. B. Bảo vệ trật tự An ninh xã hội. C. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. D. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Câu 13: Đảng và Nhà nước ta kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đấu tranh phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép Giàn khoan 981 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào năm 2014. Việc làm đó đã A. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. Kết hợp sức mạnh quốc phòng với sức mạnh an ninh. D. Kết hợp sức mạnh kinh tế với sức mạnh của quốc phòng an ninh. Câu 14: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài. B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động.
  9. C. Coi như không biết gì. D. Tham gia các nhóm phản động đó. Câu 15: Nam cho rằng “thời bình chỉ cần cố gắng làm ăn phát triển kinh tế là đủ còn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tham gia thì tốt, không tham gia thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến an ninh tổ quốc”. Em thấy ý kiến của Nam như thế nào? A. Ý kiến của Nam là đúng vì thời bình cần tập trung phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương đất nước. B. Ý kiến của Nam là sai vì thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ thiêng liêng của thanh niên Việt nam được ghi nhận trong Hiến Pháp và pháp luật. C. Ý kiến của Nam thể hiện được suy nghĩ của thanh niên hiện nay. D. Ý kiến của Nam có lí vì phát triển kinh tế góp phần làm đất nước giàu mạnh cũng là góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc. Câu 16: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? A. Từ 1,5 - 2 triệu. B. Từ 2 – 3 triệu. C. Từ 3 – 5 triệu. D. Từ 5 – 7 triệu. Câu 17: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Kỉ luật. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 18: Những hành vi nào dưới đây được cho là bảo vệ tổ quốc? A. Tham gia nghĩa vụ quân sự đúng kỳ hạn. B. Bảo vệ an ninh trật tự thôn, xóm. C. Vận động bạn bè tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Cả A, B, C. Câu 19: Những hành động nào được cho là trái với pháp luật? A. Kích động người dân biểu tình. B. Đập phá tại các cơ quan hành chính. C. Lừa đảo chiếm đoạt tiền của dân nghèo. D. Cả A, B, C Câu 20: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm? A. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội. D. Cả A, B, C. Câu 20: Độ tuổi nhập ngũ là? A. 17 tuổi. B. Đủ 17 tuổi. C. 18 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 21: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?
  10. A. Phá hoại nhà nước. B. Bảo vệ nhà nước. C. Hành động yêu nước. D. Hành động khiêu khích chính quyền. Câu 22: Trên các trang facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì? A. Kêu gọi mọi người chia sẻ bài. B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài vì đó là những tin phản động. C. Coi như không biết gì. D. Tham gia các nhóm phản động đó. Câu 22: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì? A. Xây dựng Tổ quốc. B. Phá hoại Tổ quốc. C. Ngoại giao với các nước khác. D. Trang bị vũ khí hiện đại. Câu 23: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi? A. 22 tuổi. B. 24 tuổi. C. 25 tuổi. D. 27 tuổi. II. TỰ LUẬN 1. Xác định hành vi vi phạm vi phạm pháp luật vfa trách nhiệm pháp lí 2. Những việc làm cụ thể tham gia xây quản lí nhà nước và xã hội 3. Những việc làm góp phần bảo vệ Tổ quốc. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc. 4. HS đọc kĩ phần tư liệu tham khảo bài 15,16,17 Vũng Tàu, ngày 15 tháng 04 năm 2024 Duyệt của Tổ chuyên môn Người soạn đề cương Lê Thị Thanh Kim Huệ Đào Thị Tứ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2