intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan

Chia sẻ: Mentos Pure Fresh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

40
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo và luyện tập với Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan giúp các em hệ thống kiến thức môn học hiệu quả, đồng thời nâng cao khả năng ghi nhớ để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan

  1. Trường THCS Thanh Quan NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 KÌ II Năm học 2018 ­ 2019 A. PHẦN VĂN BẢN  *Ôn các văn bản  1. Đêm nay Bác không ngủ  ­ Minh Huệ  2. Lượm ­ Tố Hữu  3. Cô Tô ­ Nguyên Tuân  4. Cây tre Việt Nam ­ Thép Mới 5. Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ  của Xi­át­tơn *Yêu cầu: ­Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm ­Nắm được thể loại, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản  ­Viết đoạn cảm thụ được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ( của tác phẩm, của  một số đoạn văn, đoạn thơ ). *Một số dạng bài tập  1.  Cảm nhận của em về  hình tượng Bác Hồ  trong  bài thơ   “Đêm nay Bác không ngủ” của  tác giả Minh Huệ ? 2. Cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu? 3.  Viết đoạn văn ( khoảng 8 câu)  trình bày  ấn tượng của em về cảnh mặt trời mọc được  miêu tả trong văn bản “Cô Tô” cuả  tác giả Nguyễn Tuân. 4. Viết đoạn văn ( khoảng 8 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre và sự gắn bó của   cây tre đối với con người Việt Nam. 5. Qua bài “Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ”, em hãy trình bày những hiểu biết của mình   về việc giữ gìn và bảo vệ đất đai, nguồn nước, không khí…nơi em ở. [Type text] Page 1
  2. B.PHẦN TIẾNG VIỆT  *Lí thuyết: Câu 1: So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh? Nêu mô hình cấu tạo đầy đủ  của một phép so  sánh? Câu 2: Thế nào là nhân hóa? Nêu các kiểu nhân hóa? Câu 3: Sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ?  Câu 4: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu? Đặc điểm, cấu tạo của chủ  ngữ và vị ngữ ? Câu 5: Câu trần thuật đơn là gì? Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ  “là” và câu trần   thuật đơn không có từ “là” ?  Câu 6: Công dụng của dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ? Câu 7: Các lỗi thường mắc phải khi đặt câu? Nêu cách chữa các lỗi đó? *Bài tập: Bài 1: Chỉ rõ các biện pháp tu từ trong các câu sau: a.  Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa ­ chiếc lược chải vào mây xanh.  ( Trần Đăng Khoa )  b.  Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.   ( Nguyễn Du )  c.  Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục.   ( Thép Mới )  d.Tôi đưa tay ôm nước vào lòng  Sông mở nước ôm tôi vào dạ.   ( Tế Hanh )  e. Đã dậy chưa hả trầu? [Type text] Page 2
  3. Tao hái vài lá nhé  Cho bà và cho mẹ  Đừng lụi đi trầu ơi !                     ( Trần Đăng Khoa)  g.  Quê hương là chùm khế ngọt   Cho con trèo hái mỗi ngày    Quê hương là đường đi học    Con về rợp bướm vàng bay.  ( Đỗ Trung Quân )  h. Những bàn chân từ than bụi, bùn lầy  Đã đứng dưới măt trời cách mạng.  ( Tố Hữu )  Bài  2 : Tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong các  văn bản ở sách giáo khoa ngữ văn 6 kì 2 và nêu tác dụng? Bài  3: Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường hay sử dụng  ẩn dụ để trao đổi thông tin   và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hàng ngày mà em biết.  Bài4: Cho đoạn văn sau :       Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng   chùm   mảnh   dẻ.   Hoa   móng   rồng   bụ   bẫm   thơm   như   như   mùi   mít   chín   ở   góc   vườn   ông  Tuyên.Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.Chúng đuổi cả bướm.   Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi…   ( Duy Khán)  a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ  của các câu trong đoạn văn trên và cho biết chủ ngữ, vị ngữ đó   có cấu tạo như thế nào ?  b.Trong đoạn văn trên có bao nhiêu câu trần thuật đơn không có từ “là” ? Bài 5: Tìm một số câu trần thuật đơn dùng để  kể, để  giới thiệu, để  miêu tả  trong bài “Cây  tre Việt Nam”của Thép Mới. Bài 6: Chuyển các câu sau đây thành câu miêu tả. [Type text] Page 3
  4. a. Trên bầu trời vẳng lại một tiếng kêu. b. Xa xa xuất hiện những đàn cò, đàn sếu đông nghịt. c. Sáng nay đã diễn ra một cuộc họp. d. Dưới gốc tre tua tủa những mầm măng. Bài 7: Đặt các dấu câu thích hợp vào chỗ  có dấu ngoặc đơn (và viết hoa lại vào chỗ  cần   thiết )  Hổi ấy ( 1 )   ở Sài Gòn ( 2 )  Bác Hồ có một người bạn tên là bác Lê ( 3 )  một hôm bác Hồ  hỏi bác Lê: ­ Anh Lê có yêu nước không ( 4  )  Bác Lê ngạc nhiên ( 5 ) lúng túng trong giây lát rồi trả lời :  ­ Có chứ ( 6 )  ­ Anh có thể giữ bí mật không ( 7 )  ­ Có ( 8 )  ­ Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác ( 9 ) sau khi biết  họ làm thế nào ( 10 ) tôi sẽ trở  về giúp đồng bào chúng ta ( 11 ) nhưng nếu đi một mình  thật ra cũng có điều mạo hiểm  (12 ) nhỡ khi đau ốm (13 ) anh muốn đi với tôi không  (14 )  Bác Lê sửng sốt:  ­ Nhưng ban ơi ( 15 ) chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi (16 )  ­ Đây (17 ) tiền đây (18)  Bác Hồ vừa nói vừa giơ hai bàn tay ra và nói tiếp:  ­ Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi (19) anh đi cùng với tôi chứ ( 20 )  * Chú ý: HS ôn thêm các bài tập về  chữa lỗi câu: Thiếu chủ  ngữ, thiếu vị  ngữ;   thiếu cả  chủ  ngữ  lẫn vị  ngữ, sai về  quan hệ  ngữ  nghĩa giữa các thành phần câu  trong SGK C. PHẦN TẬP LÀM VĂN  Ôn các đề sau: [Type text] Page 4
  5. Đề  1: Em hãy viết bài văn tả  người thân yêu và gần gũi nhất với mình ( ông, bà, cha, mẹ,   anh, chị, em,...).  Đề  2: Từ bài văn Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp   trời. Đề 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông  tiên theo trí tưởng tượng của mình. Đề 4: Tả lại ngôi trường của em vào một buổi sáng đẹp trời.  [Type text] Page 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2