Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn 7 trong học kỳ 2, giúp các em ôn luyện, củng cố kiến thức, chuẩn bị chu đáo cho các kì thi sắp đến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
- Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II Năm học 2018 2019 I. Phần Văn Bản: 1. Tục ngữ: Khái niệm Chủ đề Nội dung Nghệ thuật Những câu nói dân gian Tục ngữ về Truyền đạt những Ngắn gọn, hàm xúc, ngắn gọn, ổn định, có thiên nhiên và kinh nghiệm quý báu giàu hình ảnh, lập luận nhịp điệu, hình ảnh, lao động sản của nhân dân trong chặt chẽ thể hiện những kinh xuất việc quan sát các hiện Thường gieo vần nghiệm của nhân dân tượng thiên nhiên, lao lưng về mọi mặt (tự nhiên, động sản suất. Các vế đối xứng nhau lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân Tục ngữ về Tôn vinh giá trị con Sử dụng cách diễn đạt vận dụng vào đời sống, con người và người, đưa ra nhận ngắn gọn, cô dúc. suy nghĩ và lời ăn tiếng xã hội xét, lời khuyên về Sử dụng các phép so nói hằng ngày. những phẩm chất và sánh, ẩn dụ, điệp từ, lối sống mà con điệp ngữ, đối,… người cần phải có. Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. 2. Các văn bản nghị luận hiện đại: ST Tên Đề tài Luận điểm Phương pháp lập luận Nội dung T bài nghị Tác luận giả Tinh Tinh thần Dân ta có Chứng minh Bài văn đã làm sáng tỏ thần yêu nước một lòng chân lí: “ Dân ta có một yêu của dân nồng nàn lòng nồng nàn yêu nước. nước tộc Việt yêu nước. Đó là truyền thống quí của Nam. Đó là một báu của ta”. Truyền nhân truyền thống này cần được phát 1 thống quí huy trong hoàn cảnh lịch 1
- dân ta báu của ta. sử mới để bảo vệ đất (Hồ nước. Chí Minh) Đức tính Bác giản dị Chứng minh (kết hợp với Giản dị là đức tính nổi Đức giản dị trong mọi giải thích và bình luận) bật ở Bác Hồ: giản dị tính của Bác phương trong đời sống, trong 2 giản Hồ. diện: bữa quan hệ với mọi người, dị của cơm (ăn), trong lời nói và bài viết. Bác cái nhà (ở), Ở Bác, sự giản dị hòa lối sống, hợp với đời sống tinh Hồ cách nói, thần phong phú, với tư (Phạ viết. Sự tưởng và tình cảm cao m Văn giản dị ấy đẹp. Đồng) đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác. Ý Nguồn gốc Giải thích (kết hợp với bình Nguồn gốc cốt yếu của nghĩa Văn của văn luận) văn chương là tình cảm, văn chương chương là ở là lòng vị tha. Văn chươ và ý tình thương chương là hình ảnh của 3 ng nghĩa của người, sự sống muôn hình vạn (Hoài nó đối thương trạng và sáng tạo ra sự với con muôn loài, sống, gây những tình Thanh người muôn vật. cảm không có, luyện ) Văn chương những tình cảm sẵn có. hình dung Đời sống tinh thần của và sáng tạo nhân loại nếu thiếu văn ra sự sống, chương thì sẽ rất nghèo nuôi dưỡng nàn. và làm giàu cho tình cảm con người. 3. Truyện ngắn hiện đại: 2
- Số Tên bài Tác giả Nội dung Nghệ thuật TT Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối Kết hợp thành công hai lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh phép nghệ thuật tương mạng của nhân dân với cuộc sống phản và tăng cấp. Sống chết Phạm của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là Lựa chọn ngôi kể khách 1 mặc bay Duy tên quan phủ “lòng lang dạ thú”. quan Tốn Giá trị nhân đạo : Ngôn ngữ kể, tả ngắn + Thể hiện niềm thương cảm của tác gọn khắc họa chân dung giả trước cuộc sống lầm than cơ cực nhân vật sinh động của nhân dân do thiên tai + Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân. 4. Văn bản nhật dụng. Tên văn bản Nội dung Nghệ thuật Ca Huế là một hình thức sinh Viết theo thể bút kí Ca Huế trên Sông Hương hoạt văn hóa – âm nhạc thanh Sử dụng ngôn ngữ giàu hình (Hà Ánh Minh) lịch và tao nhã; một sản phẩm ảnh, giàu biểu cảm, thấm tinh thần đáng trân trọng, cần đẫm chất thơ. được bảo tồn và phát triển. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. Yêu cầu: 1. Đọc và học thuộc phần tác giả, tác phẩm, nội dung của các văn bản nghị luận trên; nắm được đề tài nghị luận, luận điểm, phương pháp lập luận, đặc điểm nghệ thuật. 3
- 2. Học thuộc và nắm được khái niệm tục ngữ; nội dung và nghệ thuật từng câu tục ngữ theo các chủ đề: tục ngữ về thiên nhiên và lao động sán xuất; tục ngữ về con người và xã hội. 3. Tóm tắt, nêu nội dung, nghệ thuật và đặc điểm của các nhân vật chính trong truyện ngắn: Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn. II. Phần Tiếng Việt: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau: Rút gọn câu + Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. + Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý: + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CNVN. Tác dụng: Câu đặc biệt + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu; + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; + Bộc lộ cảm xúc; + Gọi đáp. Câu chủ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con người, Câu bị động vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Về hình thức: Thêm trạng + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. ngữ cho câu + Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Công dụng của trạng ngữ: + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. + Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn mạch lạc. Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở 4
- cuối câu, thành những câu riêng. Dùng cụm Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình chủ vị để thường, gọi là cụm CV, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng mở rộng câu câu. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm CV. Dấu chấm lửng được dùng để: Dấu chấm Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; lửng Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Dấu chấm phẩy được dùng để: Dấu chấm Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; phẩy Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo phức tạp. Dấu chấm phẩy được dùng để: Dấu gạch Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; ngang Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; Nối các từ nằm trong một liên danh. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả Phép liệt kê được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Các kiểu kiệt kê: + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. Yêu cầu 1. Nắm được khái niệm, công dụng của các kiểu câu (câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động, câu đặc biệt, dùng cụm chủvị để mở rộng câu, thêm trạng ngữ cho câu); nhận biết và vận dụng các kiểu câu trong viết câu, viết đoạn. 2. Nắm được khái niệm phép liệt kê, các kiểu liệt kê. 3. Nắm được công dụng của các dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang. 4. Vẽ BĐTD khái quát các hình thức biến đổi câu; các loại dấu câu;… III. Phần Tập Làm Văn: Thế nào là phép lập luận giải thích ? Cách làm bài văn lập luận giải thích ? Yêu cầu: Nắm được 1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2. Dàn bài bài văn lập luận giải thích. 1. Mở bài : Giới thiệu điều cần giải thích Trích dẫn câu tục ngữ hoặc câu nói 2. Thân bài : lần lượt trình bày các nội dung giải thích. a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng hoặc nghĩa đầy đủ. 5
- b. Nghĩa sâu : (Chú ý hệ thống câu hỏi lập luận trong văn giải thích: Như thế nào? Tại sao? Để làm gì?) c. Liên hệ thực tế bản thân. 3. Kết bài : Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người. BÀI TẬP I. Phần Văn 1. Kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại (kèm tên tác giả) đã học ? Nêu chủ đề của từng truyện? 2. Nêu tên văn bản, tác giả, phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 7? 3. Thế nào là tục ngữ? Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về chủ đề thiên nhiên lao động sản xuất và một câu tục ngữ về con người và xã hội? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ ấy? 4.Trong văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Dựa vào kiến thức văn học, em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó. 5. Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” do ai viết ? Nêu luận điểm chính của văn bản? 6. Phân tích làm rõ hai hình ảnh tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn? II. Phần Tiếng Việt: 1. Vẽ BĐTD khái quát các hình thức biến đổi câu; các loại dấu câu;… 2. Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau: a. Chúng em học hành chăm chỉ để cô giáo và cha mẹ vui lòng. b. Ngoài sân, các bạn đang nô đùa. c. Chiều mai, lớp em đi lao động. d. Vì không học bài, em bị điểm kém. 3. Chuyển câu sau đây thành câu bị động (theo hai cách). a. Con người đã huỷ diệt các loài sinh vật biển quý hiếm. b. Các nhà máy thải khí độc làm ô nhiễm môi trường sống. c. Ban giám hiệu nhà trường biểu dương toàn chi đội lớp 7A. d. Chúng em thực hiện nội quy nhà trường rất nghiêm túc. 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh) a. Xác định 1 câu rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn đó? b. Xác định cụm chủ vị dung để mở rộng trong câu: Bổn phận của chúng ta là làm cho của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. 6
- 5. Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng. a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi. (Nguy ễn H ữu Tr í Huân) b. ...Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể phải xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. (Khánh Hoài) 6. Xác định cụm chủvị mở rộng thành phần câu hoặc cụm từ trong các câu sau. Cho biết trong mỗi câu, cụm chủvị làm thành phần gì ? a. Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn. b. Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hang hái. c. { …}Nó kết thành một làn song vô cùng mãnh mẽ, to lớn{…} 7. Tìm và nêu công dụng của phép liệt kê có trong đoạn trích sau : a. […] Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh) b. …Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. ( Ca Huế trên sông HươngHà Ánh Minh) 8. Câu in đậm trong đoạn văn sau là thành phần gì của câu? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì? “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn vào tương lai của nó. ( Đặng Thai Mai) HS làm lại các bài tập của các bài sau : 1. Rút gọn câu. Làm bài tập 1 +2 trang 16,17 2. Câu đặc biệt. Làm ngữ liệu SGK trang 28 phần II. Làm bài tập 1,2 trang 29. 3. Thêm trạng ngữ cho câu. Làm bài tập 1,2,3 trang 40 4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Làm ngữ liệu mục I sgk trang 57 và bài tập phần luyện tập trang 58. Bài tập 1,2 trang 65. 5. Dùng cụm chủvị để mở rộng câu. Làm bài tập sgk trang 69. 6. Liệt kê. Làm bài tập 1,2 trang 106 III. Phần TLV: Một số đề tham khảo Đề 1: Giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất. Đề 2 : Hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin : “ Học, học nữa, học mãi”. Đề 3: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/87 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 141 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 99 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 84 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 93 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 60 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 120 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn