intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập KT 45 phút Sinh lớp 10 CB

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

258
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Sinh chuẩn bị cho bài kiểm tra 45 phút mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút môn Sinh lớp 10 CB”. Tài liệu đưa ra các câu hỏi lý thuyết, trắc nghiệm về Thành phần hóa học của tế bào, Cấu trúc của tế bào sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập KT 45 phút Sinh lớp 10 CB

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH LỚP 10 CB A/ PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. Một số câu hỏi lý thuyết Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống. Hướng dẫn trả lời: - Thế giới sống được tổ chức theo cấp bậc từ thấp đến cao rất chặt chẽ. - Các cấp tổ chức (Phần lý thuyết) Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống. Hướng dẫn trả lời: - Thế giới sống được tổ chức theo cấp bậc từ thấp đến cao rất chặt chẽ. - Các cấp tổ chức (Phần lý thuyết) Câu 2: Tại sao nói tế bào là một tổ chức sống cơ bản của cơ thể sống ? . Hướng dẫn trả lời: Nói tế bào là moat tổ chức sống cơ bản vì:Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào.Mỗi tế bào gồm nhiều bào quan, mỗi bào quan có nhiều cấu trúc và chức năng riêng biệt. Do đó, tế bào có thể thực hiện được mọi chức năng sống như trao đổi chất , sinh trưởng, phát triển, cảm ứng… Câu 3: Nêu tóm tắt đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. Hướng dẫn trả lời: Phần lý thuyết Câu 4: Nêu tóm tắt đặc điểm của các giới sinh vật . Hướng dẫn trả lời: - Phần lý thuyết II. Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1: Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao là: a. Tế bào -> Cơ thể -> Quần thể –Loài -> Quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển b. Tế bào -> Cơ thể -> Quần xã -> Quần thể –Loài -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển c. Tế bào -> Cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển d. Tế bào -> Cơ thể -> Hệ sinh thái -> Quần thể –Loài -> Quần xã -> Sinh quyển Câu 2: Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sư sống vì: a. Tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng. b. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào c. Tế bào có những đặc trưng cơ bản của sự sống(cảm ứng, sinh sản, trao đổi chất….) d. Tế bào được cấu tạo từ các đại phân tử hữu cơ Câu 3: Những giới sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật nhân thực ? a. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật b. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật, giới nấm c. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật d. Giới nấm, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới khởi sinh
  2. Câu 4: Các cấp phân loại được sắp xếp từ thấp đến cao như sau: a. Chi -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Nghành -> Giới b. Loài -> Chi -> Bộ ->Họ -> Lớp -> Nghành -> Giới c. Loài -> Chi -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Nghành -> Giới d. Loài -> Chi -> Họ -> Lớp -> Bộ -> Nghành -> Giới Câu 5: Sắp xếp đặc điểm của các giới sinh vật (cột B) phù hợp với từng giới (cột A) và ghi kết quả vào cột C A B C 1. Giới khởi sinh a. Tế bào nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng hoặc tự 1… dưỡng … 2. Giới nguyên b. Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng, sống di 2… sinh chuyển … 3. Giới nấm c. Tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, tực dưỡng, sống cố định 3… … 4. Giới thực vật d. Tế bào nhân sơ, đơn bào dị dưỡng hoặc tự dưỡng 4… …. 5. Giới dộng vật e. Tế bào nhân thực, đa bào, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định 5… …. Câu 6 : Phương thức dinh dưỡng của nấm nhầy là? a. Kí sinh b. Cộng sinh c. Tự dưỡng d. Hoại sinh Câu 7: Những thông tin nào sau đây là đặc điểm chung của giới thực vật : a. Sinh vật nhân thực, tế bào có thành xenluluozơ, dị dưỡng, sống cố định b. Sinh vật nhân thực, tế bào không có thành xenluluozơ, tự dưỡng, cảm ứng chậm c. Sinh vật nhân thực, tế bào có thành xenluluozơ, tự dưỡng, sống cố định d. Sinh vật nhân thực, tế bào có thành xenluluozơ, tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống cố định Câu 8: Những thông tin nào sau đây là đặc điểm chung của giới động vật : a. Sinh vật nhân thực, đa bào phân hóa , dị dưỡng hoại sinh, vận động tích cực b. Sinh vật nhân thực, đa bào, có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh , sống dị dưỡng c. Có khả năng di chuyển và phản ứng nhanh ,tự dưỡng , đa bào hoặc cộng bào. d. Sinh vật nhân thực, vận động tích cực. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng Câu 9: Các loài sinh vật hiện nay rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn có những đặc điểm chung vì: a. chúng sống trong các môi trường giống nhau b. chúng đều có cấu tạo tế bào. c. chúng đều có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho mình. d. chúng được tiến hóa từ moat tổ tiên chung. B. PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO
  3. I. Chương I: Thành phần hóa học của tế bào 1. CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1.1. Một số cu hỏi lý thuyết Câu 1: Tại sao thành phần các nguyên tố hóa học có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản là giống nhau? Hướng dẫn trả lời: Vì, tất cả các tế bào sống đều được cấu tạo những nguyên tố hóa học C, H, O, N, S, P … Điều này được giải thích do các loài sinh vật đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. Câu 2: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? Hướng dẫn trả lời: Nước là thành phần chủ yếu trong tế bào và cơ thể sống, nước có thể vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường của các phản ứng sinh hóa, vì thế nó có vai trò quan trọng đối với sự sống. Không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Điều đó có nghĩa là, ở đâu không có nước thì ở đó không có sự sống. Câu 3: Phân biệt ADN và ARN Hướng dẫn trả lời: - Đặc điểm ADN ARN Thành phần hóa C, H, O, N, P C, H, O, N, P học Cấu trúc Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân chỉ có gồm 2 mạch đơn pôli nuclêôtit 1 mạch đơn pôli ribônuclêôtit …. Đơn phân tạo Gồm 4 loại đơn phân : A, T, G, Gồm 4 loại đơn phân : A, U, G, X nên X Chức năng Mang (lưu trử ), bảo quản và - mARN : Sao mã thông tin di truyền truyền đạt thông tin di truyền - tARN : Dịch mã (vận chuyển axit amin) - rARN : cấu tạo nên ribôxôm Một số công thức cần lưu ý * Trong cấu trúc ADN (gồm 2 mạch xoắn kp) => LADN = Lmạch đơn = 1/2Nu x 3.4 o A Nu = A + T + G + X mà A = T ; G = X => Nu = 2(A + G) = 2(T + X). * Vì A =T (2 lk hidro) G=X (3lk hdro) => H = 2A + 3G * LARN = LADN = rNu x 3.4Ao = = 1/2Nu x 3.4 Ao (Nu chỉ tổng số nucleotit trên ADN; rNu là số ribo nucleotit trên ARN) Bài toán áp dụng Câu 4: Một phân tử AND có chiều dài l = 5100 Ao , trong đó số Nuclêotít loại A = 2/3 G. a. Hãy tính số Nuclêôtít mỗi loại trong phân tử AND nói trên b. Xác định số liên kết hiđrô của AND
  4. Hướng dẫn giải BT: a/ Chiều dài AND chính là chiều dài một mạch đơn Ap dụng công thức l = N/2 x 3,4 => N = 2l : 3,4 => Tính được N = 2 x 5 100 : 3,4 = 3000 Ta có N = A + T + G + X = 2 ( A + G ) = 2 ( T + X ) Bài toán cho A = 2/3 G Thay vào sẻ tính được A = T = 600 ; và G = X = 900 b. Các nuclêôtít trên hai mạch đơn của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung ( A liên kết với T bằng 2 lien kết hiđrô và G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô => Số liên kết hiđrô H = 2A + 3G Thay số vào tính được H = 2 x 600 + 3 x 900 = 3 900 Câu 5 : Một phân tử AND có số liên kết hydrô là 3 500. Trong đó số lượng nuclêotít loại T = 3/2 X . a. Hãy tính số nuclêotít mỗi loại của phân tử ADN đó b. Tính chiều dài và chu kì vòng xoắn của ADN nói trên Hướng dẫn giải BT: : Biết số liên kết hiđrô của ADN , muốn tìm Nu mỗi loại, chiều dài và số vòng xoắn Lí luận: Các Nu trên hai mạch đơn liên kết với nhau ( A=T hai liên kêt H; G=X ba liân kết H) H = 2A + 3G ; biết hệ số giữa A và G ta thay vào sẽ tính được Nu các loại => Tổng Nu => tính được chiều dài AND => tính vòng xoắn = l : 3,4 Đáp số: A= T = 1 050 ; G = X = 700 ; lADN = lmạch đơn = 5 950Ao ; Chu kỳ xoắn = 175 Câu 6: Tại sao cần phải ăn nhiều loại prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Hướng dẫn trả lời: Mỗi nguồn thực phẩm cung cấp một loại prôtêin, mỗi loại prôtêin chứa những loại axit amin khác nhau . Do đó ăn nhiều nguồn thực phẩm khác nhau mới cung cấp đủcác loại axit amin can thiết cho cơ thể. 1.2 Phần trắc nghiệm khách quan Hãy lựa chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1: Các nguyên tố hóa học chiếm tỉ lệ lớn trong vật chất sống của tế bào là a. cac nguyên tố đa lượng b. các nguyên tố vi lượng c. các hợp chất vô cơ d. các hợp chất hữu cơ Câu 2: Nguyên tố nào sau đây không phải nguyên tố đa lượng a. phốt pho b. can xi c. kẽm d. lưu huỳnh Câu 3: Các nguyên tố cac bon có trong cơ thể người chiến tỉ lệ khoảng a. 65% b. 18,5% c. 3,3% d. 9,5% Câu 4 : Những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào là a. O ; C ; P; N b. C ; N ; H ; Ca c. C ; H ; O ; N d. K ; O ; C ;N Câu 5: Nguyên tố hóa học có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là
  5. a. nitơ b. Cac bon c. oxy d. Hiđro Câu 6; Phần lớn các nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo nên a. lipít, enzim b. prôtêin , vitamin c. đại phân tử hữu cơ d. cacbonhyđrát và prôtêin Câu 7 : Một đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân mà đơn phân liên kết với nhau thành chuổi poli pép tít.Đó chính là: D A. Cacbonhidrat B. Li pít C. Protein Axit nucleic . Câu 8: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì nước có a. nhiệt dung riêng cao b. lực kết gắn c. tính phân cực d. nhiệt bay hơi cao Câu 9 : Nước đá có đặc điểm là a. không tồn tại các liên kết hiđrô b. các liên kết hiđrô luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục c. các liên kết hiđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo d. các liên kết hiđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng Câu 10: Nước có các tính chất lý- hóa đặc biệt là do các phân tử nước a. rất nhỏ b. có xu hướng liên kết với nhau c. có tính phân cực d. dễ tách khỏi nhau Câu 11 : Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh, tế bào sẽ a. bị xẹp lại do bị mất nước b. bị vỡ do nước đóng băng làm tăng thể tích c. bị phồng lên do tích nước d. chuyển sang trạng thái tiềm sinh Câu 12 : Nước có tính phân cực là do a. được cấu tạo bởi oxi và hiđrô b. êlectron của hiđrô yếu c. hai đầu tích điện trái dấu d. các liên kết hiđrô luôn bền vững Câu 13 : Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm xem ở đó có nước hay không vì a. nước đước cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng b. nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào c. nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong mọi tế bào sống d. nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào, nếu không có nước thì không có sự sống Câu 14 : Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố a. C, H, N b. C, H, O c. C , O , P d. C , N , O Câu 15 : Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là a. Đường đơn b. Đường đa c. Cac bohyđrát d. Tinh bột Câu 16: Tập hợp nào sau đây thuộc nhóm cacbohyđrát a. Đường đơn, đường đôi, glicôgen b. Đường đa, tinh bột , glixêrol c. Đường đơn, đường đôi, axít béo d. Glixêrol, tinh bột xenlulôzơ
  6. Câu 17: Các loại đường đơn là đơn phân tạo nên cacbohiđrat phức tạp là a. glucôzơ, fructôzơ, lactôzơ b. glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ c. glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ d. glicôgen, fructôzơ, lactôzơ Câu 18: Đường mía ( sacarôzơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi a. Glucôzơ với galactôzơ c. Glucôzơ với ribozơ b. Glucôzơ với pentozơ d. Glucôzơ với fructozơ Câu 19: Trong cơ thể sống, nguồn năng lượng dự trử chủ yếu của tế bào là a. mỡ b. phôtpholipit c. lipít phức tạp d. sterôit Câu 20 : Trong tế bào sống, prôtêin chiếm tỷ lệ khoảng a. trên 30% b. dưới 40% c. dưới 20% d. trên 50% Câu 21 : Đơn vị cấu trúc cơ bản của chuổi pôli peptít là : a. nuclêôtít b. axít amin c. ribô nuclêôtít d. glucôzơ Câu 22: Phân tử prôtêin được cấu tạo rừ nhiều đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc a. liên kết b. đa phân c. phối hợp d. bổ sung Câu 23: Các đơn phân axít amin của prôtêinliên kết với nhau bằng mối liên kết a. cộng hóa trị b . glicôzit c. pep tít d. este Câu 24: Các đơn phân axít amin liên kết với nhau tạo thành chuổi a. pôli pép tít b. pôli nuclêotit c. pô li saccarit d. pôli ribô nucleôtit Câu 25: Phân tử prôtêin có dạng xoắn anpha, thuộc vào cấu trúc a. bậc I b. bậc IV c. bậc III d. bậc II Câu 26 :Một đại phân tử sinh học có cấu trúc đa phân , có tính đa dạng và đặc thù , đó chính là a. cacbohyđrat b. b.prôtêin c. lipít d. axit hữucơ Câu 27 : Một loại prôtêin có vai trò vận chuyện các chất trong cơ thể , đó chính là a. albumin b. insulin c. hêmôglôbin d. miozin Câu 28 : Đơn phân của axít nuclêic là a. axit amin và axit hữu cơ c. ribô nuclêotít và nuclêôtít b. axít amin và nuclêôtít d. nuclêôtít và nuclêôxôm Câu 29: ADN là thuật ngữ viết tắt của a. axit nuclêic b. nuclêôtit c. axit ribônuclêic d. axit đêôxiribônuclêic Câu 30 : Đơn phân của ADN là a. nuclêôtít b. ribô nuclêotít c. bazơ nitric d. axit amin Câu 31: ADN là một đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit a. G , X , U , T b. A , X , U , G c. A , G , X , T d. A , T, U , G Câu 32 : Cấu trúc đơn phân của ADN gồm:
  7. a. Axít phốtphoric , đường ribozơ , 1 bazơ nitric b. Axít phốtphoric, đường đêôxiribozơ, axí amin c. Axít phốtphoric, đường đêôxiribôzơ,1 bazơnitric d. Axít phốtphoric , đường ribôzơ , ađênin Câu 33 : Hai mạch đơn của phân tử ADN liên kết với nhau bằng mối liên kết a. hidrô b. phôtpho đi este c. pep tít d. cộng hóa trị Câu 34 : Các đơn phân nuclêôtít kết hợp lại để tạo thành chuổi pôli nuclêôtit bằng loại liên kết: a. hiđro c. este b. ion d. cộng hóa trị Câu 35: Các đơn phân (nuclêôtít) của ADN khác nhau ở thành phần a. đường b. nhóm phôtphat c. bazơ nitơ d. số nhóm –OH của đường Câu 36: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc không gian của ADN được thực hiện bởi: a. 1 bazơ nitric có kích thước lớn bổ sung với 1 bazơ nitric có kích thước bé b. A của mạch này bổ sung với G của mạch kia và ngược lại c. T của mạch này bổ sung với X của mạch kia và ngược lại d. A của mạch này bổ sung với U của mạch kia và ngược lại Câu 37 : Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là a. cacbohiđrat b. lipit c. prôtêin d. axít nuclêic Câu 38 : Trong phân tử ADN , liên kết hiđrô có tác dụng a. nối giữa đường với bazơ nitơ trên hai mạch đơn với nhau b. liên kết hai mạch poli nuclêôtít lại với nhau c. liên kết giữa đường và axit phôtpho ric trên mỗi mạch d. tạo tính đặc thù cho phân tử ADN Câu 39 : Loại bazơ nitơ chỉ có ở ARN mà không có trong cấu trúc phân tử ADN a. ađênin b. uraxin c. xitôzin d. timin Câu 40: Một đoạn phân tử ADN có 1200 nuclêôtit thì chiều dài của phân tử sẽ là a. 2040 A0 b. 4080 A0 c. 5100 A0 d. 10200 A0 Câu 41: Một phân tử AND có chiều dài l = 5100 Ao , trong đó số Nuclêotít loại A = 2/3 G. Nuclêôtít mỗi loại trong phân tử AND nói trên là: a. A= T = 600 ; G=X = 900 c. A = G = 600; T = X = 900 b. A= T = 900; G = X = 600 d. A= T = 1 200 ; G=X = 1 800 Câu 42: Một phân tử AND có số liên kết hydrô là 4550. Trong đó số lượng nuclêotít loại T = 3/2 X . Nuclêotít mỗi loại của phân tử ADN đó LÀ a. A= T = 700 ; G=X = 1 050 c. A = G = 700; T = X = 1050 b. A= T = 2100; G = X = 1 400 d. A= T = 1 050 ; G=X = 700 II. Chương II: Cấu trúc của tế bào A/ TÓM TẮT LÝ THUYẾT: 1. Tế bào nhân sơ
  8. a/ Đặc điểm chung: Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có hệ thống nội màng, không có các bào quan có màng bao bọc. Tỷ lệ S/V lớn tạo điều kiện trao đổi chất nhanh => khả năng sinh trưởng nhanh, sinh sản mạnh, khả năng thích ứng rộng b. Cấu tạo: 3 thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và vùng nhân. Phía ngoài màng sinh chất có thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Một số vi khuẩn gây bệnh bao ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy(giúp tế bào ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt), lông (giúp vi khuẩn bám được vào bề mặt tế bào chủ để gay bệnh) hoặc roi (có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển) …. 2. Tế bào nhân thực a/ Đặc điểm chung: Có kích thước lớn, vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào, hệ thống màng trong chia tế bào chất thành các vùng riêng biệt. Trong tế bào chất có nhiều bào quan có màng bao bọc. b. Cấu tạo: : 3 thành phần chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân hoàn chỉnh + Màng sinh chất cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ở tế bào động vật và người màng sinh chất có them colesteron làm tăng độ ổn định của màng tế bào. + Tế bào chất : gồm nhiều bào quan có màng bọc + Nhân: được bọc bởi 2 lớp màng. Trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con B/ CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP Phần câu hỏi trắc nghiệm khách quan (tham khảo) Hãy lựa chọn phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1 : Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng a. xâm nhập dễ dàng vào tế bào chủ b. tránh được sự tiêu diệt của kẽ thù vì khó phát hiện c. tiêu tốn ít hức ăn d. có tỉ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường mạnh, sinh sản nhanh Câu 2 : Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm a. một ADN dạng vòng c. một ARN dạng vòng b. một số ADN dạng vòng d. ARN dạng vòng Câu 3: Thành tế bào vi khuẩn có vai trò a. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường c. liên lạc với các tế bào lân cận b. ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào d. quy định hình dạng của tế bào Câu 4: Vai trò cơ bản nhất của chất tế bào là a. nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào b. bảo vệ và nuôi dương nhân c. nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp giữa tế bào với môi trường d. nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào Câu 5: Trong cơ thể người loại tế bào nào dưới đây có lưới nội hạt phát triển mạnh nhất?
  9. a. Tế bào hồng cầu b. Tế bào bạch cầu c. Tế bào biểu bì d. Tế bào cơ Câu 6: Ti thể là bào quan cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP. Bào quan này có ở a. tế bào thực vật b. tế bào động vật c. tế bào nhân thực d. mọi tế bào sinh vật Câu 7: Bào quan có cấu trúc bao ngoài là lớp màng kép, trong là khối cơ chất có chứa các thành phần ADN và ribôxôm. Cấu trúc trên có ở a. ty thể và lizôxôm b. bộ máy gongi và ti thể c. lục lạp và bộ máy gôngi d. lục lạp và ti thể Câu 8: Màng sinh chất ở tế bào sinh vật nhân thực được cấu tạo chủ yếu bởi a. các phân tử prôtêin và colestêrôn c. các phân tử prôtêin và axít nuclêic b. các phân tử prôtêin và phôtpho lipit d. phôtpho lipit và cacbohiđrat Câu 9: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì a. các phân tử cấu tạo nên màng có thể thay đổi vị trí trong phạm vi màng b. được cấu tạo bởi nhiều chất hữu cơ khác nhau c. được gắn kết chặt chẽ với khung xương tế bào và có khả năng chuyển động d. phải bao bọc xung quanh tế bào để bảo vệ khối chất sống của tế bào Câu 10: Colestêron có nhiều ở màng sinh chất của tế bào a. vi khuẩn b. nấm c. động vật d . thực vật Câu 11: Loại phân tử có số lượng lớn nhất trên màng sinh chất là a. prôtêin b. phôtpho lipit c. cacbohiđrat d. colestêrôn Câu 12: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào “lạ” là nhờ a. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường b. màng sinh chất có prôtêin thụ thể bám màng c. màng sinh chất có “dấu chuẩn” đặc trưng cho từng loại tế bào d. màng sinh chất có khả năng tiếp nhận và truyền thông tin từ ngoài vào trong tế bào Câu 13: Không bào là bào quan a. không có màng bao bọc c. có một lớp màng bao bọc b. có hai lớp màng bao bọc d. có một lớp màng kép bao bọc Câu 14: Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là a. ti thể b. bộ máy gôngi c. lạp thể d. lizôxôm Câu 15: Loại bào quan nào sau đây có ở động vật mà không có ở thực vật a. ti thể b. lưới mội chất c. lạp thể d. trung thể Câu 16: Grana là cấu trúc có trong bào quan a. ti thể b. lục lạp c. trung thể d. lizôxôm Câu 17: Ribôxôm định khu a. trên bộ máy gôngi c. trong lục lạp b. trên mạng lưới nội chất hạt d. trên mạng lưới nội chất trơn Câu 18: Các bào quan có chứa axít nclêíc là a. ti thể và lục lạp b. ti thể và không bào
  10. c. ti thể và ribôxôm d. lizôxôm và lục lạp Câu 19: Trong tế bào nhân thực, các cấu trúc có 2 lớp màng bao bọc gồm a. nhân, ribôxom, lizôxôm b. Nhân, ty thể, lục lạp c. ty thể, lục lạp, ribôxom d. ribôxom, ti thể , thể gôngi Câu 20: Trong tế bào nhân thực, các cấu trúc có 1 lớp màng bao bọc gồm a. không bào , lizôxôm, perôxixôm b. lục lạp, ribôxom, perôxixôm c. lizôxôm, ribôxom, ti thể d. ti thể, ribôxom, thể gôngi Câu 21: Trong tế bào , bào quan không có màng bao bọc là a. lizôxôm b. ribôxom c. Perôxixôm d. Trung thể Câu 22: Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó a. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt b. dễ thực hiện trao đổi chất c. dễ di chuyển d. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh Câu 23: Không bào trong đó chứa nhiều hệ sắc tố thuộc tế bào a. cánh hoa b. đỉnh sinh trưởng c. nhu môlá d. khí khổng Câu 24: Trong cơ thể người, tế bào có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất là tế bào a. cơ b. biểu bì c. bạch cầu d. hồng cầu Câu 25: Trong cơ thể người, tế bào có nhiều ty thể nhất là tế bào a. cơ tim b. biểu bì c. xương d. hồng cầu Câu 26: Trong cơ thể người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là tế bào a. bạch cầu b. cơ c. thần kinh d. hồng cầu Câu 27: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là a. lưới nội chất b. Lizôxôm c. ribôxôm d. ti thể ------------------------Hết-----------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2