Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kì thực tập sư phạm có chất lượng
lượt xem 1
download
Trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, SP Mầm non là ngành sinh sau đẻ muộn. Sự ra đời của Khoa GD Mầm non khẳng định nhu cầu của xã hội về chất lượng dạy học bậc mầm non, là động thái khẳng định giáo viên mầm non không những thực sự được coi là một nghề, hơn thế nữa, là một nghề cần phải được coi trọng. Bài viết Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kì thực tập sư phạm có chất lượng trình bày những hạn chế về kết quả TTSP của sinh viên hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để giúp sinh viên ngành sư phạm mầm non thực hiện kì thực tập sư phạm có chất lượng
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm ĐỂ GIÚP SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM MẦM NON THỰC HIỆN KÌ THỰC TẬP SƯ PHẠM CÓ CHẤT LƯỢNG Nguyễn Thị Thu, ĐHSP Huế Trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, SP Mầm non là ngành sinh sau đẻ muộn. Sự ra đời của Khoa GD Mầm non khẳng định nhu cầu của xã hội về chất lượng dạy học bậc mầm non, là động thái khẳng định giáo viên mầm non không những thực sự được coi là một NGHỀ, hơn thế nữa, là một nghề cần phải được coi trọng. Đây là điều cần thiết khi mà trước đó vai trò của các cô nuôi dạy trẻ chỉ được coi như người trông trẻ (vì thế ai cũng có thể làm cô nuôi dạy trẻ được). Xu thế này càng được khẳng định khi các bậc làm cha mẹ và những người làm công tác giáo dục mầm non cả nước bàng hoàng về nhiều câu chuyện xoay quanh việc nuôi dạy trẻ tuổi mầm non trong những năm gần đây. Chúng tôi cũng không luận bàn gì thêm về sự ảnh hưởng của các câu chuyện được công luận đề cập mà chỉ muốn từ thực tế đó nhìn nhận lại công tác TTSP cho sinh viên ngành SP mầm non trình độ đại học - lớp người mang trọng trách lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc học mầm non. 1.Những hạn chế về kết quả TTSP của sinh viên hiện nay Kết quả đào tạo nghiệp vụ cho sinh viên của cơ sở đào tạo thể hiện nhiều qua kì thực tập sư phạm (TTSP). TTSP là học phần đặc trưng, bắt buộc của sinh viên ngành sư phạm, được thực hiện vào đầu kì cuối của năm thứ tư. Mặc dù còn có sự khác nhau về mặt câu chữ ở các văn bản quy định thực hiện học phần này ở các trường đại học, không thể phủ nhận là ở kì TTSP sinh viên được thực hành tổng hợp các kĩ năng của nghề được đào tạo trên đối tượng thật (trẻ). Những kinh nghiệm mà giáo sinh (sinh viên thực tập) có chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc rèn luyện nghiệp vụ của họ cũng như thực thi nghề được đào tạo (nếu họ chọn) trong tương lai, đặc biệt là ở một nghề đặc thù như SP Mầm non. Trong báo cáo tổng kết các đợt thực tập sư phạm(1) và kết quả khảo sát đối tượng cựu sinh viên đang công tác cũng như nhu cầu của sinh viên đang học tập tại trường về cách thức và hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm nói chung và TTSP nói riêng cho thấy tồn tại những mặt hạn chế. Điển hình là: - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ (của giáo sinh) còn vụng về. - Vận dụng phương pháp vào thực tiễn (của giáo sinh) còn lúng túng. Khả năng bao quát và quản lí trẻ còn hạn chế. - Một số quy định của trường sư phạm chưa phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo: Tiêu chuẩn đánh giá (do trường ĐHSP quy định, thể hiện qua mẫu phiếu đánh giá), cách thức giảng tập, số lượng và thời gian chuẩn bị tiết dạy. (Theo đánh giá của giáo viên hướng dẫn, Ban chỉ đạo TTSP trường mầm non) 166
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm - Còn tồn tại khoảng cách giữa tri thức sinh viên có được ở trường đại học và thực tiễn trường mầm non. Nhiều sinh viên bỡ ngỡ với thực tế trường mầm non, đặc biệt là tuần thứ nhất và tuần thứ hai. Khó thử nghiệm sáng kiến mới. - Cần tăng cường và đổi mới các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ. (Theo đánh giá của cựu sinh viên và sinh viên) Có thể thấy thực tế này không chỉ có ở một vài trường sư phạm và có những hạn chế không chỉ tồn tại ở ngành SP Mầm non. Kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài và các cuộc hội thảo(7) xung quanh vấn đề này đã chứng tỏ điều đó. 2.Do đâu có hạn chế trên: 2.1.Quá trình đào tạo TTSP là lúc sinh viên được thực hành tổng hợp các kĩ năng của nghề trên đối tượng thật. Những kĩ năng mà giáo sinh thể hiện trước hết phản ánh kết quả đào tạo của trường sư phạm cũng như năng lực của họ. Vì vậy, để xác định nguyên nhân của những hạn chế đó cũng cần bắt đầu ở khâu đào tạo ở trường sư phạm. Để có được tay nghề tốt sinh viên được trang bị kiến thức khoa học cơ bản, khoa học phương pháp và qua các kì rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm. Ở bậc học mầm non cho dù có tốt nghiệp trình độ nào đi nữa thì kĩ năng thực hành nghề vẫn là vấn đề sống còn, là tiêu chí đánh giá chất lượng tay nghề. Vì thế vị trí của các bộ môn phương pháp đối với ngành học này rất quan trọng. Tuy nhiên, đối sánh với chương trình đào tạo(5)chúng tôi nhận thấy trong tổng số 217 đvht thì dung lượng cho phần phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ chưa tương xứng với vai trò của nó trong thực tiễn (50/217). Ở một đối tượng đặc thù như trẻ mầm non sinh viên không thể biết thế nào thì nói với trẻ thế ấy. Sự vụng về, lúng túng khi hoạt động cùng với trẻ cũng là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, có nhiều học phần chiếm dung lượng lớn song trong thực tế lại ít hữu ích với người học (Môi trường và Con người - 5ĐVHT). Trong khi đó, có nhiều học phần liên quan sát sườn đến nghề nghiệp của sinh viên thì dung lượng lại quá ư khiêm tốn. Lấy học phần Dinh dưỡng cho trẻ em làm thí dụ. Trong xu thế chung của giáo dục mầm non, do nhu cầu của xã hội, việc chăm sóc và giáo dục trẻ theo hình thức bán trú, nội trú đang phát triển mạnh mẽ. Với các mô hình này, việc chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sức khoẻ cho cháu. Đây lại là lứa tuổi có đặc điểm đặc thù về nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách thức chế biến món ăn. Có thể nói mỗi tuổi, mỗi ngày mỗi cháu có một “thực đơn”. Tuy nhiên, để trang bị kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, sinh viên chỉ có 03 ĐVHT (cả lí thuyết và thực hành) cho tất cả các độ tuổi! Thực tế đó lại trở nên nghiệt ngã hơn khi khối kiến thức cơ sở của ngành chưa thực hiện tốt vai trò của nó. Mối quan hệ giữa các bộ môn cơ sở ngành, chuyên ngành chưa chặt chẽ cộng với cấu trúc nội dung nặng về lí thuyết làm cho nhiều sinh viên tuy đã hoàn thành học phần nhưng không thấy được sự liên quan của bộ môn với thực tế (tức ứng dụng) chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non. Thêm vào đó, do sự ra đời muộn màng, nguồn giảng viên của Khoa chủ yếu được tăng cường từ các Khoa, Trường khác cho nên không thể phủ nhận một thực tế là dù rất vững chắc về lĩnh vực chuyên môn (thuộc khoa học cơ bản) song do 167
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm thực tế về trường mầm non và tâm sinh lí trẻ dưới 6 tuổi không nhiều nên khi ứng dụng vào giảng dạy cho đối tượng sinh viên Khoa GD Mầm non vẫn tồn tại một khoảng cách giữa lí luận và thực tiễn. Để có kĩ năng nghề thì bắt buộc phải có thực hành. Ngoài kĩ năng sinh viên thu lượm được qua các môn học do giảng viên cung cấp (thường chỉ ở mức độ cơ bản), sinh viên ngành sư phạm mầm non được rèn luyện qua các kì rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (15 tiết/kì), kiến tập (2 tuần), thực tập (7 tuần). Theo quy định (6), bắt đầu từ học kì 2 năm thứ hai sinh viên được về trường mầm non để rèn luyện nghiệp vụ. Xét về mặt hình thức thì sự phân bố kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ như trên trong tình hình hiện nay là khá phù hợp. Tuy nhiên trong thực tế, do trường mầm non sinh viên được về học tập không phải là trường thực hành sư phạm nên thời gian sinh viên thực sự làm việc bị bó hẹp trong khoảng thời gian quy định. Đó là chưa kể do các yếu tố khách quan từ thực tiễn sinh hoạt của các cháu nên đôi lúc quỹ thời gian đó vốn hẹp lại càng hẹp hơn. Vì thế có những điều sinh viên học nhưng chưa kịp thấy hoặc thấy nhưng chưa kịp hiểu!. Khi thiếu sự cọ xát với thực tiễn thì công tác thực hành ở trường sư phạm trở nên vô cùng quan trọng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là yếu tố không thể thiếu trong quá trình này. Đây thực sự là điều cần thiết cho lớp sinh viên hệ chính quy trẻ tuổi như hiện nay. Về vấn đề này, có thể nói, trong trường đại học sư phạm, Khoa GD Mầm non tuy là khoa mới, quy mô chưa lớn song lại có nhu cầu lớn cả về số lượng lẫn chất lượng thiết bị. Cho dù có sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo, song do phải đảm bảo sự tương quan chung nên việc đầu tư cơ sở vật chất cho Khoa GD Mầm non vẫn cứ như muối bỏ bể. Thêm vào đó, mặc dù muốn song có những việc vượt quá tầm quyết định của trường đại học nên ước mơ tạo ra những bước đột phá về chất lượng đào tạo cũng vẫn chỉ là...ước mơ. Trường thực hành sư phạm hoặc là một cơ sở có chức năng tương tự là một ví dụ điển hình cho điều này. Điều đáng tiếc là ở những nơi có chức năng đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao như trường đại học lại là nơi bị thiếu trường thực hành sư phạm. Không có trường thực hành sư phạm, sinh viên đương nhiên bị hạn chế việc tiếp cận và thử nghiệm các tri thức mà bản thân đã tích luỹ được. Điều này dường như tệ hại hơn đối với sinh viên Khoa GD Mầm non khi mà có những tri thức để hiểu, làm và nhớ được còn phải qua thực tiễn. Sai sót lại là điều tối kị trong chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Nhiều hậu quả thương tâm trong thực tiễn nuôi dạy trẻ trong trường mầm non những năm qua là minh chứng. Kĩ năng sinh viên có được do đó cũng ở trong tình trạng chưa biết yếu, chưa biết thiếu chỗ nào. Và thế là, những người mang trọng trách nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trong tương lai không ít phen bất ngờ, bở ngỡ trước thực tế của trường mầm non ngay trong kì thực tập! Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết sinh viên bị ngợp trước thực tế sinh động của trường mầm non trong vòng 1-2 tuần. Lý do chính là sự vênh lệch giữa những gì giáo sinh được biết và thực tiễn. Thực tế này không chỉ xảy ra ở một nơi với một vài sinh viên. Nhiều giáo sinh cảm nhận lí thuyết thì màu xám mà cây đời 168
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm thì qúa xanh tươi đến mức không chịu nổi! (2). Thêm vào đó, có những quy định chung về TTSP lại bất cập ở ngành đào tạo đặc thù này. Đáng chú ý là: - Quy định phân địa điểm trường thực tập ngẫu nhiên trên máy tính (do phòng Đào tạo Đại học thực hiện) và không cho sinh viên dạy trước trên đối tượng trẻ. Khác với tất cả các bậc học khác, để dạy thành công thì việc nắm vững đặc điểm tình hình nhà trường (bao gồm cả cơ sở vật chất, giáo viên, phụ huynh,...) và đặc biệt là khâu làm quen với trẻ là điều kiện bắt buộc với giáo sinh. Trong thực tế, do không có điều kiện tìm hiểu trước, được hoạt động với cháu từ trước (thông thường tuần đầu thực tập sinh viên thực hiện các công việc này nhưng do quy định phải thực tập trãi dài ở các khối lớp và tập trung dự giờ giáo viên, chuẩn bị cho các tiết dạy ở tuần sau nên giáo sinh không thể làm tốt việc nắm tình hình trẻ) nên có nhiều tiết dạy của giáo sinh bị thất bại đơn giản chỉ vì cháu chưa quen cô, không dám hoạt động cùng với cô. - Quy định về số tiết TTSP (có đánh giá) cho một sinh viên là hơi nhiều. (7 tiết so với một giáo sinh thực tập ở trường phổ thông chỉ dạy 6 tiết/đợt). Cùng một lượng thời gian TTSP như nhau (7 tuần. Trong đó hết 1 tuần đầu cho việc tìm hiểu thực tế trường, dự giờ giáo viên, chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học,... và thông thường các tiết dạy của sinh viên kết thúc vào độ giữa của tuần cuối để các trường kịp làm công tác tổng hợp đánh giá, xếp loại, tổng kết nên thời gian thực dạy thường chỉ 5 tuần rưỡi). Điều đáng nói là ngoài sự chênh lệch về số lượng, tính chất công việc của giáo sinh ngành SP Mầm non lại rất phức tạp. Ngoài việc phải làm đồ dùng dạy học cho 100% cháu (đồ dùng phải chuẩn về nội dung, hình thức phải đẹp), họ còn phải thay nhau chăm sóc cháu (đáp ứng đủ mọi nhu cầu từ ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi) suốt từ sáng cho đến chiều. Thực sự là nếu giáo sinh không biết cách lập kế hoạch hợp lí và có nền tảng thể lực tốt thì khó có thể đáp ứng khối lượng công việc như vậy. -Công tác đánh giá giáo sinh. Công tác đánh giá giáo sinh là khâu cả trường sư phạm, trường mầm non và giáo sinh cần quan tâm. Đối với trường sư phạm, nếu phản ánh đúng, kết quả của nó sẽ là cơ sở để trường điều chỉnh việc đào tạo còn sự ảnh hưởng của nó đến giáo sinh thì quá rõ. Hiện nay, ngoài việc có một số điểm chưa hợp lí với đặc thù nghề nghiệp thì việc đánh giá giáo sinh hoàn toàn được phó thác cho trường thực tập, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn. Theo chúng tôi cách thức này có đặc điểm thuận lợi là nhanh, gọn song cũng bộc lộ nhiều bất cập. Về mặt lí thuyết thì sự đánh giá một chiều và từ một người không tốt bằng từ nhiều người, nhiều đối tượng. Về mặt thực tiễn, khoán trắng cho trường thực tập là một trong những nguyên nhân làm cho khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và sử dụng sản phẩm đào tạo, giữa lí thuyết và thực tiễn ngày càng xa. Đó là chưa kể những tác động tiêu cực do tâm lí đánh giá thế nào thì làm như thế ấy gây ra. -Quy định về ghi và sử dụng Sổ TTSP. Mục đích lớn nhất của sổ TTSP là giúp sinh viên có kĩ năng ghi chép và tích luỹ những kinh nghiệm trong qúa trình thực tập. Tuy nhiên, theo cách làm như hiện nay, sổ TTSP không phát huy vai trò đích thực của nó mà lại trở thành gánh nặng cho giáo sinh. Ngoài phần ghi chép những điều về đặc điểm tình hình thực tế nhà trường, phần soạn giáo án giảng dạy 169
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm và chủ nhiệm buộc giáo sinh phải tách ra ghi riêng ở bản nháp (do lo sợ sự sai sót trong quá trình soạn, phải chỉnh sửa sẽ làm bẩn sổ, ảnh hưởng đến khâu đánh giá). Cho nên việc ngồi hối hả chép lại toàn bộ giáo án ở những ngày cuối đợt TTSP đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít sinh viên! -Kinh phí bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn chưa hợp lí. Khác với giáo viên hướng dẫn các bậc học khác, người giáo viên mầm non luôn thực hiện hai mảng công việc có mức độ quan trọng như nhau: nuôi và dạy. Do kinh phí eo hẹp, thông thường số giáo viên được phân công hướng dẫn thực tập cùng một lúc thực hiện luôn 2 việc này. Vì thế, việc tính kinh phí bồi dưỡng giáo viên/tiết hướng dẫn (giống như các trường phổ thông) thực sự không phù hợp khi thực tế họ phải luôn thực hiện công việc này suốt từ sáng đến chiều (thực tế là khi chăm sóc và giáo dục đối tượng trẻ mầm non, giáo viên không dám giao khoán hoàn toàn số trẻ mình phụ trách cho giáo sinh). Đây cũng là lí do khiến nhiều trường mầm non không mặn mà lắm với công tác hướng dẫn TTSP. 2.2.Và những tác động bên ngoài quá trình Trong hoàn cảnh cùng tồn tại nhiều loại hình đào tạo giáo viên mầm non như hiện nay (THSP, CĐSP) việc đảm bảo được mục tiêu đào tạo của trình độ cũng chính là việc chứng tỏ sự cần thiết phải tồn tại và phát triển hệ đào tạo này. Đây là thách thức lớn của những người làm công tác đào tạo giáo viên mầm non có trình độ đại học. Để hiện thực hoá mục tiêu, họ không chỉ biết phát huy những kinh nghiệm đã tích luỹ được trong quá trình đào tạo GVMN ở trình độ THSP, CĐSP mà còn phải biết “đi tắt, đón đầu” để đáp ứng những đòi hỏi về giáo dục con người ở bậc học mầm non. Như vậy, có thể thấy, việc hiện thực hoá mục tiêu đào tạo giáo viên mầm non có trình độ cao cần phải có sự quan tâm và hỗ trợ của rất nhiều cấp, bộ chứ không chỉ các thành viên trực tiếp làm công tác đào tạo giáo viên mầm non. Kết quả nghiên cứu(3) của TS Christine Chen, Chủ tịch Hiệp hội các nhà GDMN Singapore và bài học thực tiễn của Singapore - một nước đang được ghi nhận có sự thành công trong giáo dục trên trường quốc tế cũng chỉ rõ điều đó. Tuy nhiên theo sự quan sát và trãi nghiệm của chúng tôi - một trong những trường đại học sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non – thì sự liên kết ở các cấp độ đào tạo và sử dụng giáo viên mầm non còn khá lỏng lẻo. Những người làm công tác đào tạo giáo viên – nơi đáng nhẽ phải đi tắt, đón đầu những thay đổi về phát triển giáo dục lại trở thành người chạy theo sự đổi mới giáo dục mầm non. Tình trạng giảng viên của các Khoa GD Mầm non của các trường đại học sư phạm bị ‘lãng quên” trong việc xây dựng và tập huấn chương trình đổi mới giáo dục mầm non hoặc đứng ngoài cuộc trong việc đánh giá, bồi dưỡng giáo viên mầm non Sở tại không phải là hiện tượng cá biệt. Giáo viên mầm non là người trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục của bậc học quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế người giáo viên mầm non vẫn chưa được nhiều người dân đặt vào đúng vị trí của họ. Thu nhập của giáo viên (tính từ tiền lương, tiền công và các chính sách đặc thù được hưởng) vẫn chưa thể làm cho họ toàn tâm với công việc ở trường. Mặt khác, thực tế này ắt tác động đến nhu cầu chọn nghề của lớp trẻ. Cho dù hiện nay việc thi tuyển đầu vào của ngành SP Mầm 170
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm non là khối M (Văn, Toán, Năng khiếu) về mặt hình thức là khá phù hợp với yêu cầu cơ bản của nghề song có thể nói Khoa GD Mầm non dường như chỉ là sự lựa chọn của những thí sinh hoặc là do yêu thích nghề nuôi dạy trẻ hoặc đơn giản chỉ là ... sợ không thi đỗ những ngành có số điểm cao hơn thậm chí do suy nghĩ dạy mầm non nhàn hạ hơn!. Điểm chuẩn trúng tuyển đầu vào trong nhiều năm của ngành đứng ở vị trí gần cuối cùng (từ cao xuống) thể hiện rõ điều đó. Do đó, sự đảm bảo chất lượng đầu ra cũng là một bài toán khó giải đối với những người trực tiếp làm công tác đào tạo. 3. Một số giải pháp Dạy học ở bậc mầm non cũng thuộc về nghề giáo song lại rất đặc thù, khác với các bậc học khác: không chỉ dạy mà còn nuôi và tính chất quan hệ giữa “người dạy” và “người học” không đơn thuần là thấy – trò mà còn là mẹ - con (mẫu giáo). Thực tế cho thấy là, đối với một sinh viên trong độ tuổi từ 18-22 thì cảm nhận và thực thi vai trò của một người thầy dễ hơn một người mẹ - mà lại là người mẹ thứ hai, với rất nhiều “con”.Vì thế, ngoài các yêu cầu cơ bản của một nhà giáo, người giáo viên mầm non cần có những phẩm chất đặc thù của nghề như yêu nghề, mến trẻ và có năng khiếu về các lĩnh vực như hát, múa, vẽ,...Tuy nhiên, đó mới chỉ là các yếu tố có tính chất làm tiền đề. Nó chưa đảm bảo cho cá nhân trở thành một giáo viên mầm non thực thụ. Dễ thấy, các trường sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non hoàn thành nhiệm vụ này. Để kì TTSP thu được kết quả như mong muốn, tức giúp cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng giáo dục và dạy học, thực hiện độc lập các nhiệm vụ và các hoạt động của người giáo viên trong thực tế của trường thực tập, từ đó hình thành năng lực sư phạm(6) cho sinh viên SP Mầm non, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau: 1/.Phải có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất dạy học cho ngành SP Mầm non, trong đó cần quan tâm việc xây dựng phòng thực hành bộ môn và trường thực hành sư phạm. Trước mắt, trường đại học cần tạo điều kiện về mặt kinh phí để Khoa GD Mầm non có thể mở rộng về mặt thời gian xuống trường mầm non trong các kì rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. 2/.Đối với Khoa GD Mầm non cần nghiên cứu và đề xuất việc chỉnh sửa chương trình đào tạo. Mặt khác, cần xây dựng cách thức thực hiện các nội dung theo hướng học đi đôi với hành. Gắn kết giữa tri thức cơ sở ngành với chuyên ngành. Căn cứ vào cấu trúc chương trình đào tạo để thiết kế các nhiệm vụ học tập tương ứng cho sinh viên khi về trường mầm non rèn luyện nghiệp vụ, tránh trường hợp có nhiều nội dung kiến thức do chưa được tiếp cận nên khi về trường mầm non sinh viên có nhìn nhưng chẳng thấy. Tăng cường các hình thức câu lạc bộ chuyên môn (dưới sự cộng tác của đội ngũ giảng viên phương pháp). 3/.Do tính chất đặc thù của nghề, nên tạo sự ổn định về địa điểm thực hành với thực tập cho sinh viên để họ thực hiện kĩ năng nghề được tốt. Nếu sinh viên đã được làm quen và có vốn hiểu biết về trường thực tập ở các kì trước đó thì nó sẽ giảm bớt các gánh nặng không cần thiết cho kì TTSP. Thực tế cho thấy ở các tuần 171
- TT phát triển Nghiệp vụ sư phạm Công tác thực tập sư phạm ở các trường sư phạm sau, khi sinh viên đã nắm vững tình hình nhà trường hoặc những sinh viên trước đó đã được kiến tập ở trường đều thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thuận lợi hơn. 4/.Nên giảm số tiết hoặc tăng thời lượng TTSP cho sinh viên ngành SP Mầm non. Cần có khoảng thời gian hợp lí để sinh viên làm quen với trẻ và chuẩn bị đồ dùng dạy học. Thiết nghĩ, dạy một tiết cho chín thì sinh viên sẽ học hỏi được nhiều hơn là dạy rất nhiều tiết nhưng không đạt yếu cầu. 5/.Cần thay đổi cách đánh giá kết quả TTSP của sinh viên theo hướng kết hợp từ nhiều nguồn: Ban chỉ đạo thực tập trường mầm non, giáo viên hướng dẫn và giáo viên bộ môn phương pháp của trường đại học. Việc đánh giá này cần được thống nhất và công khai từ trước đợt TTSP. 6/.Có chế độ bồi dưỡng phù hợp cho giáo viên hướng dẫn ngành mầm non. 7/.Nên tổ chức tổng kết TTSP theo hướng tổng kết – trao đổi kinh nghiệm chứ không đơn thuần chỉ là tổng hợp – đánh giá kết quả như hiện nay. Đây là một kì thực tập do đó sự thiếu sót của giáo sinh là điều đương nhiên. Vì vậy, công tác trao đổi, rút kinh nghiệm là vấn đề không chỉ được thực hiện ở góc độ cá nhân. Điều này sẽ làm cho giáo sinh ít bị áp lực và căng thẳng trong quá trình thực tập và hơn thế nữa, họ không những có được những bài học kinh nghiệm của bản thân mà còn có thể tích luỹ từ những bạn đồng môn, những người đi trước. Đó cũng là những thông tin quý báu cho trường sư phạm trong quá trình đào tạo sau này. 8/.Trường sư phạm và Khoa GD Mầm non chủ động tạo mối liên kết chặt chẽ với đơn vị sở tại trong công tác chuyên môn nghiệp vụ ngành mầm non như đổi mới chương trình giáo dục, bồi dưỡng giáo viên,... Tóm lại, tuy TTSP là một học phần độc lập (về mặt hình thức) nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng với cả quá trình đào tạo. Muốn có kết quả TTSP tốt (ở nhiều phương diện) cần phải tính đến cả quá trình đào tạo. Huế, tháng 4 năm 2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo tổng kết TTSP ngành SP Mầm non trường ĐHSP Huế các khoá 2003- 2007, 2004-2008. 2.Bản tin ĐHAG-Ngòi bút AGU (2007), TTSP – Nghĩ về những bài học nhỏ mà không nhỏ, 17/3. 3.Christine Chen (2006), Kinh nghiệm đổi mới giáo dục mầm non ở Singapore, Tài liệu bồi dưỡng Phát triển chương trình giáo dục mầm non. 4.Luật Giáo dục Việt Nam 2005. 5.Trường ĐHSP Huế, Chương trình đào tạo ngành SP Mầm non, hệ chính quy tập trung. 6.Trường Đại học Sư phạm Huế (2005), Quy định về Thực tập sư phạm. 7.Viện NCGD-ĐHSP TPHCM (2006), Đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại các trường ĐHSP, Kỉ yếu Hội thảo khoa học. 172
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
5 p | 77 | 9
-
Tìm hiểu hứng thú học tập môn bóng bàn của sinh viên khoa giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 74 | 3
-
Những áp lực mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt
6 p | 3 | 3
-
Phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học An Giang
3 p | 8 | 3
-
Xây dựng hệ thống câu hỏi học tập nhằm giúp sinh viên ngành giáo dục tiểu học rèn luyện năng lực đọc hiểu truyện dân gian
6 p | 7 | 3
-
Sử dụng một số phần mềm trong dạy học học phần “Xác suất thống kê” cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
5 p | 57 | 3
-
Sử dụng mô hình “thực thể - kết hợp” nhằm hình thành “tư duy máy tính” trong dạy đọc và viết văn mô tả tiếng Anh cho sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh
6 p | 14 | 3
-
Tiếp cận giáo dục STEAM trong hoạt động rèn nghề đối với sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường Cao đẳng Sơn La
3 p | 12 | 2
-
Giải pháp nâng cao kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý, trường Đại học Đồng Tháp
8 p | 35 | 2
-
Triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại Trường mầm non Hữu nghị Việt Triều - Hà Nội
4 p | 29 | 2
-
Chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015: Khó khăn và giải pháp dành cho sinh viên các ngành sư phạm
6 p | 41 | 2
-
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo - cơ hội và thách thức với sinh viên du lịch trường Đại học Hải Phòng
8 p | 93 | 2
-
Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành Sư phạm ngữ văn
7 p | 54 | 2
-
Khó khăn trong hoạt động tự học của sinh viên khoa giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
8 p | 83 | 2
-
Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học áp dụng với sinh viên ngành sư phạm ngữ văn nhằm phát triển năng lực người học
5 p | 71 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ kiến thức của sinh viên ngành quản trị nhân lực, trường Đại học Lao động - Xã hội
12 p | 8 | 1
-
Dự án STEAM của sinh viên ngành Cử nhân Toán trường Đại học Thủ Dầu Một
7 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn