Những áp lực mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt
lượt xem 3
download
Bài nghiên cứu "Những áp lực mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt" chỉ ra những nguyên nhân tạo nên áp lực, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp giúp sinh viên giải tỏa áp lực để có thể theo đuổi ngành học này trong sự hứng thú và say mê. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những áp lực mà sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phải đối mặt
- NHỮNG ÁP LỰC MÀ SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẢI ĐỐI MẶT Nguyễn Thị Khánh Mai* Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Thế Sử TÓM TẮT Ngôn ngữ là chìa khóa để truy cập vào kho tàng tri thức thế giới, ngoài ngôn ngữ Anh vốn đã phát triển và trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới thì ngôn ngữ Trung đang là ngôn ngữ được chú trọng và phát triển không kém. Tính đến nay, Ngôn ngữ Trung Quốc đang là ngành học được nhiều trường đại học triển khai giảng dạy chuyên sâu vì có khả năng phát triển cao trong tương lai. Trên thực tế hiện nay, nhiều sinh viên phải đối mặt với những áp lực chồng chất khi theo đuổi ngành học này. Thông qua bài nghiên cứu, biết được những nguyên nhân tạo nên áp lực, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp giúp sinh viên giải tỏa áp lực để có thể theo đuổi ngành học này trong sự hứng thú và say mê. Từ khóa: áp lực, khó khăn, ngôn ngữ, Trung Quốc, sinh viên. 1. TỔNG QUAN VỀ SINH VIÊN HỌC NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG HUETCH là cơ sở có đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và được nhiều phụ huynh, sinh viên đặt niềm tin, là một sinh viên đang theo học ngành ngôn ngữ Trung, tác giả nhận ra đây là ngành học có nhiều sinh viên theo học vì nhiều lý do như: sự yêu thích đối với một ngôn ngữ mới, cơ hội được giao lưu kết bạn với bạn bè quốc tế và đặc biệt là cơ hội nghề nghiệp ngành này mang lại là vô cùng dồi dào với mức lương hấp dẫn. Song, cùng với đó là những khó khăn mà sinh viên phải đối mặt, từ đó hình thành nên những áp lực vô hình đè nặng lên mỗi sinh viên. Nói là vô hình, vì có thể áp lực đã và đang tồn tại trong sinh viên nhưng các bạn vẫn chưa nhận ra hay chỉ cho rằng đây đơn giản chỉ là một dạng mệt mỏi thông thường và không có ảnh hưởng lớn đối với cá thể đang mắc phải. Nhưng thật ra, nếu những áp lực này không được phát hiện và giải tỏa rất có khả năng sẽ trở thành các triệu chứng tâm lý nặng hơn như trầm cảm hay rối loạn lo âu. Đề tài này được nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nguyên do gây áp lực cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung, từ đó phân tích, đưa ra những phương pháp phù hợp giúp sinh viên giải tỏa bớt những căng thẳng để có một trạng thái tinh thần tốt nhất để theo đuổi ngành học này. 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng 2 phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát: khách thể nghiên cứu là sinh viên ngành ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 2132
- - Phương pháp thu thập tài liệu: tìm kiếm các đề tài luận án, sách và tài liệu tham khảo. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên ngành ngôn ngữ Trung trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ÁP LỰC Áp lực là một trạng thái tinh thần của con người ở mức thấp, chúng xuất hiện khi con người buộc phải đối diện với một khối lượng công việc lớn, có thể là vượt qua năng lực xử lý của bản thân. Người chịu áp lực thường có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng hay thậm chí sợ hãi và muốn từ bỏ khi phải đối diện với thực tại .Áp lực ở mỗi người là khác nhau, vì nó còn phụ thuộc vào quan niệm sống, sự hiểu biết và sức chịu đựng của từng người. Vậy những nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến áp lực trong sinh viên, tác giả đã phân tích và chỉ ra 3 nguyên nhân sau đây: a. Học phí và môi trường học tập Theo thông thư 07/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16/04/2015, quy đinh về kiến thức tối thiểu để tốt nghiệp đại học là 120 tín chỉ. Để đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thông tin được công bố chính thức trên website hutech.edu.vn - hiện nay tổng khối lượng kiến thức của sinh viên ngành ngôn ngữ Trung HUTECH từ khóa 2020 trở về sau là 145 tín chỉ, trong đó bao gồm: 140 tín chỉ tích lũy, 5 tín chỉ không tích lũy. Ngoài ra, để đủ điều kiện xét tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành các học phần kỹ năng bắt buộc cũng như chứng chỉ ngoại ngữ - tin học. Theo thống kê, mỗi học kì sinh viên sẽ phải học trung bình từ 6 – 8 học phần để có thể tốt nghiệp đúng hạn. Đi cùng với chất lượng giảng dạy là mức học phí khiến nhiều sinh viên đắn đo. Hiện tại, mức học phí cho sinh viên được cập nhật tại website hutech.edu.vn thì khóa 2019 và 2020 là 955.000/1 tín chỉ, 1.030.000/1 tín chỉ đối với khóa 2021. Đây là một con số chênh lệch khá lớn khi so với các trường khác có đào tạo cùng chuyên ngành, ví dụ như Đại học Sư phạm TP HCM có mức học phí là 400.000/1 tín chỉ hay trường Đại học Công nghiệp thực phẩm với mức học phí là 730.000/1 tín chỉ. Theo chương trình giảng dạy của nhà trường, sinh viên khi theo học ngành ngôn ngữ Trung sẽ được học đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các cấp độ từ 1 đến 5, đồng thời có thêm các môn học cung cấp kiến thức về du lịch, thương mại, biên – phiên dịch,... đây có thể xem là một nền tảng kiến thức khá vững chắc cho một sinh viên. Tuy nhiên, muốn có thể sử dụng ngôn ngữ để tạo ra giá trị, sinh viên buộc phải trang bị thêm cho mình những kiến thức bên ngoài sách vở, điều này yêu cầu các bạn phải tự học, trau dồi thêm kiến thức sau thời gian học trên lớp. Thi cử cũng là một nguyên nhân gây ra áp lực cho sinh viên. Là ngành học yêu cầu cao về kiến thức tiếp thu thế nên mỗi khi mùa thi đến, hầu như toàn thời gian sinh viên đều phải vùi mình vào trang sách. Tại HUTECH, mỗi năm học sinh viên sẽ có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ, mỗi học kỳ chính lại chia thành 2 học kỳ nhỏ, điều này dẫn đến tần suất sinh viên phải tham gia các kỳ thi là vô cùng dày đặc. Đối với những sinh viên có thành tích học tập tốt thường sẽ có nhiều áp lực hơn các sinh viên khác vì họ thường sẽ có tâm thái lo sợ nếu thi không tốt thì thành tích sẽ bị lung lay, hình ảnh bản thân trong mắt gia đình, thầy cô, bạn bè bị ảnh hưởng. Trong học tập, điểm số là yếu tố tiên quyết. Thực tế, sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình và môi trường giáo dục đặt nặng thành tích, áp lực điểm số trở thành vấn đề phổ biến đối với sinh viên. Tuy nói rằng điểm số chỉ mang tính tương đối và không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn năng lực của một sinh viên và 2133
- mỗi sinh viên sẽ có năng lực không đồng điều, có thể nói, chỉ siêng năng và chăm chỉ cũng sẽ không đảm bảo rằng sẽ đạt được thành tích như kỳ vọng. Những áp lực này vô tình lại là những gánh nặng đè nén lên sinh viên, về lâu về dài sẽ tạo nên hiện tượng “trầm cảm ẩn”, rối loạn lo âu hay những hiện tượng tâm lý khác, khi không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến các hệ quả xấu như dẫn đến trạng thái tinh thần kém làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, gây ra cảm giác chán nản khi học hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên. b. Áp lực đồng trang lứa Như đã đề cập qua, năng lực của mỗi sinh viên là không đồng đều thế nên khi tham gia học tập tại lớp sẽ không tránh khỏi hiện tượng có sinh viên quá nổi trội và sinh viên có phần mờ nhạt hơn. Điều này dẫn đến sẽ xuất hiện tư duy so sánh bản thân với bạn bè trong mỗi sinh viên, dần dần sẽ tự động hình thành áp lực đồng trang lứa. Khi áp lực hình thành, sẽ tồn tại 2 chiều hướng phát triển: một là, đây là động lực giúp sinh viên nỗ lực nhiều hơn để ngày càng hoàn thiện bản thân; hai là; khiến những bạn sinh viên có phần kém nổi bật hơn cảm thấy thiếu tự tin và ngày càng rụt rè hơn trong môi trường học tập. Đồng thời, sự bùng nổ của mạng xã hội, thật không khó để bắt gặp được những người trẻ và thành công sớm trên con đường sự nghiệp. Ví dụ như Jenny Huỳnh - youtuber trẻ sinh năm 2005 sở hữu kênh youtube hơn 2 triệu người theo dõi và mức thu nhập lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm hay những nàng hậu thuộc thế hệ 10x sớm đã tạo dựng được thương hiệu cá nhân hoàn hảo và gặt hái được những thành công vang dội từ rất sớm. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2022, tỉ lệ lao động trẻ từ 15 tuổi trở lên có chiều hướng tăng dần so với giai đoạn trước, thể hiện rõ các bạn trẻ đang ngày càng chủ động trong việc tạo ra thu nhập và tự chủ kinh tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng báo hiệu cho sự phát triển của một nguồn nhân lực trẻ, tuy vậy, vô tình đối với phần lớn sinh viên đây lại là một áp lực vô hình. c. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Nhờ vào quá trình toàn cầu hóa và tiến triển nhanh chóng của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao đối với Đài Loan và Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, giao thông vận tải, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực… Nắm bắt được cơ hội việc làm trong tương lai, ngành ngôn ngữ Trung đang là ngành học được nhiều người lựa chọn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số lượng người biết tiếng Trung đang ngày càng gia tăng một cách chóng mặt dẫn đến tính cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng vô cùng khắc nghiệt. Chỉ tính riêng ở TP. Hồ Chí Minh, hiện nay có trên 10 trường đại học có đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, hàng chục trung tâm giảng dạy tiếng Trung đang hoạt động và không ngừng gia tăng số lượng. Chứng tỏ tiếng Trung đang dần lan rộng và trở thành xu hướng, điều này dẫn đến tỉ lệ đào thải đối với sinh viên nói riêng và người biết tiếng Trung nói chung là rất cao. Đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến áp lực cho sinh viên ngành ngôn ngữ Trung HUTECH. Để có được việc làm sau tốt nghiệp, sinh viên không chỉ phải cạnh tranh với sinh viên cùng ngành, mà còn phải cạnh tranh với các học viên đến từ các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài trường học. Theo khung đào tạo chuẩn, sinh viên cần từ 3,5 – 4 năm để có được bằng tốt nghiệp và tự tin bước vào môi trường doanh nghiệp, nhưng học viên trung tâm lại có thể đốt cháy giai đoạn khi chỉ cần khoảng 2 năm để đào tạo ngoại ngữ và tham gia kỳ thi để lấy được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như HSK hay TOCFL và dùng các chứng chỉ này để tìm kiếm việc làm. Đây là một thiệt thòi đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung vì trên thực 2134
- tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay không còn đặt nặng hay bắt buộc yêu cầu về bằng cấp đại học, họ ưu tiên các nguồn lực linh hoạt và có nhiều kinh nghiệm thực tế. Điều này thể hiện rõ, nếu sinh viên mong muốn có công việc với thu nhập ổn định sau khi tốt nghiệp thì phải nỗ lực trau dồi kiến thức, tham gia các câu lạc bộ đội nhóm để trau dồi kỹ năng mềm hay thực tập sớm để có được kinh nghiệm chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết phục vụ công việc như tin học, kỹ năng giao tiếp hay nghiệp vụ văn phòng ngay từ khi còn ở giảng đường đại học. Nhưng theo tình hình hiện nay, đa số sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung HUTECH còn đang thụ động trong quá trình học và tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường học, thể hiện sự rụt rè và thiếu tính năng động của thế hệ trẻ. Khi tham khảo các thông tin tuyển dụng, một vài doanh nghiệp sẽ không yêu cầu kinh nghiệm đối với sinh viên mới ra trường và chấp nhận đào tạo trong quá trình làm việc, mục đích nhằm muốn tuyển dụng những người trẻ nhiệt huyết và năng nổ đồng thời mức lương dành cho tân binh sẽ tiết kiệm hơn là những người có kinh nghiệm dày dặn. Vấn đề tồn tại chính là phải làm thế nào để các thành viên non trẻ của lực lượng lao động có thể chứng minh được năng lực của bản thân và cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển của những lao động trẻ này. Lúc này, lương sau khi ra trường cũng là một yếu tố tạo nên áp lực cho sinh viên. Vì nhiều phụ huynh hiện tại mong muốn cho con học đại học để có một tiền đề tốt và có được một công việc và mức lương cao để có thể sớm “hoàn vốn” đã bỏ ra. Nhưng khi mức lương không đáp ứng được mong mỏi này sẽ khiến cho sinh viên và phụ huynh thất vọng, gián tiếp tạo nên áp lực kinh tế làm cho sinh viên có xu hướng không còn đam mê với ngành học và có suy nghĩ làm trái ngành. Hơn nữa, vì mức tuyển sinh đầu vào của ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại HUTECH có thể nói là khá cạnh tranh – 18 điểm đối với điểm học bạ và 17 điểm đối với điểm thi tốt nghiệp THPT (số liệu cập nhật tháng 09/2022 tại hutech.edu.vn); trong khi nhiều trường khác lấy mức điểm cao hơn ví dụ như trường Đại học Công nghệ thực phẩm là 25,75 điểm đối với điểm học bạ và 24 điểm đối với điểm thi tốt nghiệp THPT (số liệu cập nhật tháng 09/2022 tại ts.hufi.edu.vn). Ví lý do này, sinh viên HUTECH khi tham gia phỏng vấn việc làm sẽ “thất thế” hơn so với ứng viên thuộc các trường đại học khác vì nhà tuyển dụng vẫn còn định kiến về việc “HUTECH dễ vào dễ ra”, lo lắng sinh viên không đảm bảo đủ lượng kiến thức để đảm đương công việc. 4. PHƯƠNG PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ GIẢI TỎA ÁP LỰC Tuy nói rằng, khi có áp lực sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề và hậu quả xảy đến là không lường trước được. Vậy nên sinh viên nên trang bị thêm những phương pháp nhằm hạn chế và giải tỏa áp lực. a. Xây dựng kế hoạch cho bản thân Mỗi một người chúng ta, bất kể là sinh viên hay người đi làm, đều chỉ sở hữu 24 giờ một ngày, không hơn không kém. Vậy thì, vấn đề quan trọng nhất để các bạn sinh viên không bị quá tải bởi vô số các áp lực chính là một kế hoạch phân chia thời gian biểu hợp lí. Kế hoạch ấy cần phải được phân chia rõ ràng cả về học tập, hoạt động ngoại khóa, công việc và cả thời gian nghỉ ngơi giải trí một cách rõ ràng và chi tiết nhất, có thể cân nhắc hai pháp sau: 2135
- Ghi chép lại deadline những công việc cần làm như luận văn, thuyết trình, thảo luận, công việc dự án,…để không quên và lẫn lộn các lịch với nhau. - Chia nhỏ mục tiêu: khi có một mục tiêu công việc cần hoàn thành, ví dụ như một bài tiểu luận lớn trên lớp, bài kiểm tra giữa kì hay một chương trình sự kiện sắp cần tổ chức cho dự án,… Hãy ngừng ngay việc dồn toàn sức cố gắng làm hết từ đầu dẫn đến kiệt quệ chán nản và bỏ cuộc, hay làm để đối phó dẫn đến kết quả không tốt. Nên hình thành thói quen viết lên giấy tất cả những công việc lớn, rồi tiếp đó phân chia ra tuần tự các bước nhỏ cần làm để hoàn thành công việc. Cuối cùng, đặt lịch cho từng mục tiêu nhỏ như vậy hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng cho tới hạn cuối cùng. Lúc đó, khối lượng công việc sẽ không còn quá tải như trước nữa, chỉ cần bình thản hoàn thành từng mục tiêu nhỏ mỗi ngày, chẳng mấy chốc công việc sẽ được hoàn thành mà không cần tiêu tốn quá nhiều sức lực. Để hiệu quả hơn, có thể tìm hiểu và vận dụng các phương pháp hỗ trợ quản lý thời gian như ma trận Pomodoro, SMART hay nguyên tắc Pareto. b. Tự tin vào năng lực của chính mình Tuổi trẻ không dài và đại học là những tháng năm đẹp nhất của tuổi trẻ. Ở giai đoạn này, chúng ta được quyền thử sức với những điều mới, đươc khám phá, được sai và sửa sai. Thế nên không có lý do gì để chúng ta luôn lo lắng quá mức về sự nhận định của người khác về mình, về tương lai, về cuộc sống sau này hay luôn mặc cảm khi chứng kiến thành công của những người bạn đồng trang lứa. Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt và mục tiêu chúng ta hướng đến là không giống nhau, chỉ cần có thể tỏa sáng, dù là ngôi sao hay mặt trời đều không quan trọng. Một ngôi nhà chắc chắn không chỉ có một cánh cửa, nếu nói ngôn ngữ chính là chìa khóa của kho tàng tri thức thế giới, vậy thì sự tự tin chính là cánh cửa thông đến nền tri thức và đưa ta đến gần hơn tới sự thành công. Nhưng nếu bạn vẫn không thể hoàn toàn tự tin vào năng lực của bản thân vậy thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh như bạn bè, những anh chị đi trước, hay nhanh hơn là thầy cô – người trực tiếp tuyền đạt tri thức đến sinh viên. Học là việc cả đời nên đừng cho rằng bất kỳ một kiến thức nào là dư thừa, hãy luôn không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực của bản thân. Đồng thời tập nói “không” với những công việc vượt quá khả năng và ưu tiên những công việc phù hợp với khả năng của bản thân ở hiện tại. c. Dành ra thời gian để nghỉ ngơi Nhiều bạn sinh viên nhận định cuộc sống đại học là chuỗi ngày chạy deadline, nhưng không nên vì vậy à quên đi việc bản thân là trung tâm của sự phát triển cá nhân. Nên giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái và đặc biệt là nên ngủ đủ giấc, theo khảo sát, thực trạng hiện nay của đa số sinh viên là thời gian ngủ không hợp lý, các bạn thường xuyên thức khuya dậy muộn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, là nguyên nhân gián tiếp tạo ra áp lực cho sinh viên. Thời gian rảnh rỗi, các bạn sinh viên có thể thực hiện những hoạt động mà mình yêu thích như nghe nhạc, chăm sóc cây cối, đan len, đọc sách, xem phim,… Niềm vui từ những hoạt động này sẽ giúp quên đi áp lực trong cuộc sống và lấy lại tinh thần lạc quan, vui vẻ. 5. KẾT LUẬN Có 3 nguyên nhân nổi trội gây áp lực đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc HUTECH hiện nay, bao gồm: nguyên nhân từ môi trường học tập – là nguyên nhân bao trùm các yêu tố về khối lượng học 2136
- tập, học phí và áp lực điểm số; áp lực đồng trang lứa và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Khi đã phân tích được các nguyên nhân dẫn đến áp lực đè nặng lên sinh viên, tác giả đã đề xuất các phương pháp nhằm giải tỏa phần nào áp lực cho sinh viên với mong muốn sẽ giúp các bạn sinh viên nói chung và sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đại học HUTECH nói riêng có thể trang bị cho mình một tâm thái ổn định nhất để tiếp tục theo đuổi ngành học mà mình đã chọn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Seth J Gillihan, Thanh Hằng dịch (2021), Vượt qua âu lo chữa lành tâm trí, NXB Dân Trí. 2. Tony Burgess & Julie French, Vân Anh dịch (2020), Nghĩ tích cực cho đời bớt áp lực, NXB Phụ nữ Việt Nam. 3. Chu Chính Minh, Lý Thừa Vận, Đỗ Thu Thủy dịch (2020), Điểm số không phải là tất cả, NXB Phụ nữ Việt Nam. 4. Hồ Tiến Huân (2018), Áp lực của trẻ, NXB Thanh Hóa. 5. Hendrie Weisinger, J P Pawliw Fry (2018), Khiêu vũ với áp lực, NXB Khoa Học Xã Hội. 2137
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguồn gốc người việt trên cơ sở khoa học
19 p | 204 | 47
-
Các hình thức rèn luyện kĩ năng viết sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông
8 p | 127 | 11
-
Giáo dục khai phóng ứng dụng tại Việt Nam
5 p | 103 | 8
-
Áp dụng công nghệ Chatbot Facebook Messenger trong dịch vụ hỗ trợ sinh viên khoa Dược Đại học Nguyễn Tất Thành
4 p | 83 | 7
-
Dạy học theo dự án – một trong những động lực phát triển kĩ năng tự học của sinh viên
14 p | 15 | 6
-
Quy trình can thiệp sớm trẻ tự kỉ dựa vào cộng đồng
5 p | 63 | 4
-
Trang bị cho học sinh bước vào kì thi
4 p | 68 | 4
-
Áp dụng mô hình “nghiên cứu bài học” trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tập sự ở trường phổ thông
7 p | 57 | 3
-
Sử dụng công cụ diễn giải trực tuyến nhằm cải thiện kĩ năng viết luận cho sinh viên khoa Quốc tế, Trường Đại học Giao thông vận tải
5 p | 9 | 3
-
“Không gậy, không kẹo” (Xây dựng thói quen học tập với động lực nội sinh Give)
9 p | 47 | 3
-
Ảnh hưởng của hoạt động phân tích thể loại ngôn bản đối với kỹ năng viết của sinh viên
19 p | 95 | 2
-
Dạy học phân hóa và khả năng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong môn Ngữ văn
5 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn