intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 317

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi KSCL sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu “Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 317”. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 317

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ NGHỆ AN LỚP 12 – ĐỢT 1, NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:.................................................................... Mã đề thi 317 Số báo danh: ............................................................................ Câu 81: Pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội thể hiện bản chất A. chính trị. B. xã hội. C. giai cấp. D. kinh tế. Câu 82: Bà H sản xuất hàng tiêu dùng mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm A. dân sự. B. hành chính. C. trật tự xã hội. D. quan hệ lao động. Câu 83: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực A. văn hóa. B. xã hội. C. kinh tế. D. chính trị. Câu 84: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng về A. nghĩa vụ pháp lý. B. nghĩa vụ của công dân. C. trách nhiệm pháp lý. D. quyền của công dân. Câu 85: Những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 86: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 87: Vợ, chồng ông A bàn bạc, thỏa thuận việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh là thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. kinh tế. B. tài sản. C. xã hội. D. gia đình. Câu 88: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ A. bằng nhau theo quy định của pháp luật. B. ngang nhau trước Nhà nước và pháp luật. C. trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. D. phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Câu 89: Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho A. nhân phẩm của người khác. B. danh dự của người khác. C. thân thể của người khác. D. sức khỏe của người khác. Câu 90: Mọi doanh nghiệp bình đẳng về quyền trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Liên kết với các doanh nghiệp trong nước. B. Chủ động mở rộng ngành, nghề kinh doanh. C. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng. D. Trả lương cho cán bộ, công nhân viên như nhau. Trang 1/4 - Mã đề thi 317
  2. Câu 91: Nội dung nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh? A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký. B. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Tự chủ đăng ký ngành, nghề kinh doanh. D. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Câu 92: Khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thực hiện chức năng A. thước đo giá trị. B. phương tiện lưu thông. C. phương tiện thanh toán. D. phương tiện cất trữ. Câu 93: Hành vi nào dưới đây không thực hiện hình thức thi hành pháp luật? A. Chị B không phụng dưỡng cha mẹ già. B. Anh H không vượt đèn đỏ. C. Anh K không sản xuất pháo trái phép. D. Chị N không dùng hóa chất độc hại bảo quản thực phẩm. Câu 94: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. văn hóa, xã hội. B. văn hóa, giáo dục. C. tôn giáo, tín ngưỡng. D. giáo dục đào tạo. Câu 95: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tự do cá nhân. B. tự do dân chủ. C. nhân thân. D. tài sản. Câu 96: Điều kiện để một sản phẩm trở thành hàng hóa không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Do lao động của con người tạo ra. B. Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua - bán. C. Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. D. Giá trị hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi. Câu 97: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật? A. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. B. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng, dân chủ. C. Pháp luật là phương tiện vạn năng để quản lý nhà nước. D. Pháp luật được bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. Câu 98: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước là nội dung của đặc trưng A. tính quy phạm phổ biến. B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. D. tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 99: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lý. B. quyền tham gia hoạt động kinh tế. C. nghĩa vụ trước nhà nước. D. trách nhiệm cá nhân. Câu 100: Giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục A. giá trị sử dụng của hàng hóa. B. thời gian lao động cá biệt. C. giá trị trao đổi. D. giá trị hàng hóa. Câu 101: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trong lao động? A. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Tự do tìm kiếm việc làm. C. Giao kết hợp đồng lao động. D. Thực hiện quyền lao động. Trang 2/4 - Mã đề thi 317
  3. Câu 102: Công dân bình đẳng về hưởng quyền khi thực hiện nội dung nào dưới đây? A. Giữ gìn bí mật quốc gia. B. Giữ gìn an ninh trật tự. C. Tiếp cận các giá trị văn hóa. D. Chấp hành quy tắc công cộng. Câu 103: Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích xác định A. giá cả và số lượng hàng hóa. B. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. C. số lượng hàng hóa, dịch vụ. D. giá cả hàng hóa và dịch vụ. Câu 104: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính cụ thể về nội dung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 105: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 106: Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi A. do người khác gây ra. B. do mình gây ra. C. hợp pháp của mình. D. vi phạm pháp luật của mình. Câu 107: Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/11/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 quy định được áp dụng ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước: cơ quan tổ chức doanh nghiệp cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị khai trương, ngày kỷ niệm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính phổ biến, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 108: Ông B là tội phạm đang bị truy nã toàn quốc. Những ai dưới đây có quyền bắt ông B? A. Bất kỳ ai. B. Kiểm sát viên. C. Công an. D. Dân quân tự vệ. Câu 109: Chị C đã trúng tuyển làm công nhân ở công ty P. Do bị ốm không thể đến công ty P làm thủ tục như lịch hẹn nên chị C đã nhờ bạn của mình tới ký hộ hợp đồng. Chị C đã thực hiện không đúng nội dung nào dưới đây trong nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động? A. Gián tiếp ký kết. B. Tự do, bình đẳng. C. Giao kết trực tiếp. D. Tự nguyện, dân chủ. Câu 110: Sau nhiều lần khuyên nhủ B từ bỏ chơi game nhưng không được, mẹ B đã vào quán game tìm B và chửi mắng chủ quán vì tội chứa chấp nên bị chủ quán game sỉ nhục và xua đuổi. Chủ quán game và mẹ B đã vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. bảo hộ danh dự, nhân phẩm. C. bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. bất khả xâm phạm về sức khỏe. Câu 111: Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh D đã tham gia nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Việc làm của anh D thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Trang 3/4 - Mã đề thi 317
  4. Câu 112: Ngày 25 tháng 11 năm 2005, UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Việc làm này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở lĩnh vực nào dưới đây? A. Giáo dục. B. Kinh tế. C. Văn hóa. D. Chính trị. Câu 113: Công ty K ở tỉnh X do ông T làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế, đồng thời ông T còn phối hợp với anh B tìm cách bí mật xả chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường. Biết được việc đó, anh C đã bàn với D, E và G đi tố cáo ông T. Nhưng vì mục đích riêng nên G đã không tố cáo ông T mà còn đe dọa giết con anh C nhằm gây áp lực để anh C từ bỏ ý định trên. Những ai dưới đây đã không thực hiện hình thức tuân thủ pháp luật? A. Ông T, anh G và B. B. Chỉ mình ông T. C. Anh C, G và B. D. Anh D, E và B. Câu 114: Cựu Bộ trưởng H bị tạm giam và khởi tố về tội vi phạm quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí là thể hiện công dân bình đẳng về A. nghĩa vụ trong kinh doanh. B. quyền trong kinh doanh. C. nghĩa vụ pháp lý. D. trách nhiệm pháp lý. Câu 115: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật? A. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật. B. Hoạt động tôn giáo không bị chi phối bởi các quy định của pháp luật. C. Các cơ sở tôn giáo bất hợp pháp vẫn được pháp luật bảo hộ. D. Quyền, nghĩa vụ công dân khác nhau là do tôn giáo khác nhau. Câu 116: Anh A và anh B có mâu thuẫn trong thanh toán hợp đồng xây dựng. Anh A đã đánh anh B trọng thương. K là anh trai B biết tin, gọi thêm M, H và N đến cùng nhau dùng vũ lực bắt anh A quỳ xuống để xin lỗi. Sau đó M và N đã đưa anh A đến một phòng làm việc của Công ty và nhốt anh A ở đó suốt 6 giờ. Những ai dưới đây đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. H và K. B. K, M, và H. C. M, H và N. D. M và N. Câu 117: Ông K đánh ông H gây thương tích 31% và làm thiệt hại một số tài sản của ông H. Hành vi của ông K phải chịu đồng thời các trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Kỷ luật và dân sự. C. Hành chính và hình sự. D. Hình sự và kỷ luật. Câu 118: Do chậm thanh toán đơn hàng theo hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B nên công ty A đã bị khởi kiện và đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A theo quy định là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính phổ biến, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 119: A cho B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trả, nhưng do kinh doanh thua lỗ nên B chưa trả hết nợ. A đã thuê C và D đến đập đồ đạc và lấy xe máy của B để trừ nợ. H là hàng xóm sang can ngăn thì bị C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. A, B và D. B. C, A và D. C. A, B, C và D. D. B, D và H. Câu 120: Sau thời gian nghỉ sinh chị M đến cơ quan làm việc thì nhận được quyết định cho nghỉ việc của giám đốc Công ty mà không rõ lý do. Chồng chị M là Q sau khi nghe vợ bị nghỉ việc đã rủ T cùng đến cơ quan gây sự và đánh giám đốc. Ông K bảo vệ của Công ty đã bắt anh Q và anh T nhốt lại chờ công an đến giải quyết. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị M. B. Giám đốc Công ty. C. Giám đốc Công ty, ông K. D. Chị M, anh Q, anh T. ----------- HẾT ----------- Trang 4/4 - Mã đề thi 317
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1