Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu
lượt xem 1
download
Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn năm 2018 lần 1 của trường THPT Đồng Đậu giúp cho các em học sinh củng cố được các kiến thức thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Mời các em cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn năm 2018 lần 1 - THPT Đồng Đậu
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 20172018 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: GỬI CON (…) Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy. Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp. (…) Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao. Con hãy nghĩ về tương lai. Nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai. Nhưng đừng buông xuôi hôm nay. (…) Những điều cha viết cho con được kết từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vưởng long đong. Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng. Cha gởi cho con chút nắng. Hãy giữ giữa tim con. Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy. Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn. (…) Hãy hân hoan với điều nhân nghĩa. Đừng lạnh lùng trước chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật: Con người sống để yêu thương. (Bùi Nguyễn Trường Kiên) Câu 1. Xác định 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Người cha muốn nhắn gửi con điều gì qua những câu thơ sau: Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy. Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp. Câu 3. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình phụ tử. (Khoảng 57 dòng). II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)
- Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Và hãy tin vào điều có thật: Con người – sống để yêu thương.” Câu 2 (5,0 điểm) Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: “…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…”. (Tây Tiến, Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, Tr88,89, NXBGD, 2008) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL KHỐI 12 LẦN 1 Đ ẬU MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 20172018 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên: Nghị luận và Biểu 0,5 cảm. 2 Điều người cha muốn nhắn gửi con qua những câu thơ là: Phải biết đồng cảm 0,5
- và chia sẻ. 3 Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình bày suy nghĩ của 1,0 bản thân về thông điệp ấy: Trong cuộc sống, con người cần có sự đồng cảm và chia sẻ. Biết hướng vào tương lai nhưng cần trân trọng quá khứ và hiện tại Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương. Tình yêu thương đem đến hạnh phúc cho nhân loại… 4 Học sinh có thể trình bày theo những cảm nhận khác nhau, tuy nhiên cần đảm 1,0 bảo các ý: Cũng như tình mẫu tử, tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng trong cuộc sống. Người cha luôn hướng về con thân yêu của mình, luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Cho dù phải trải qua muôn vàn khó khăn trong cuộc đời, cha vẫn cố gắng từng ngày, để dành tặng cho con một tương lai tươi sáng. Phận làm con, phải biết kính yêu và giữ trọn đạo hiếu với cha. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về 2 2,0 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Và hãy tin vào điều có thật: Con người – sống để yêu thương.” a. Yêu cầu về hình thức: 0,5 Viết đúng hình thức một đoạn văn, độ dài khoảng 200 chữ. Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… b. Yêu cầu về nội dung: Câu này kiểm tra năng lực viết nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, và khả năng bày tỏ thái độ, chính kiến của mình để làm bài. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Sau đây là một số định hướng : b.1. Giải thích ý kiến: Yêu thương là sự quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, quý mến, trân 0,25 trọng… con người. Đây là một lối sống đẹp xuất phát từ trái tim chân thành của con người. b.2 Bàn luận, chứng minh: Yêu thương hiện hữu ở khắp nơi, muôn màu, muôn vẻ. Đó là sự cảm thông, 1,0 quan tâm, giúp đỡ những người bất hạnh hoặc là tình cảm yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức… Yêu thương giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Sống yêu thương mang lại những điều kì diệu cho cuộc đời. Người cho đi yêu thương và người được nhận yêu thương sẽ thấy hạnh phúc và bình yên. Cuộc sống không có yêu thương sẽ vô cùng tẻ nhạt, lạnh lẽo. Cần phê phán những hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ trong xã hội hiện nay. (Bài làm cần có dẫn chứng) b.3. Bài học nhận thức và hành động 0,25 Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, mang tình yêu đến với mọi người. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người, của nhân loại!
- 2 Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ 5,0 sau: “…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, (…) Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa…”. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân 0,25 bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 2.2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hào hoa của hình tượng 0,25 người lính Tây Tiến qua đoạn thơ. 2.3. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp . Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. Có thể trình bày theo định hướng sau: 2.3.1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Hồn 0,25 thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, thiết tha với quê hương, đất nước mình. Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của đời thơ người con xứ Đoài mây trắng lắm. Tác phẩm là bức họa bằng ngôn từ về bức tranh thiên nhiên, 0.25 cuộc sống miền Tây hùng vĩ, dữ dội mà mĩ lệ, nên thơ cùng hình ảnh lãng mạn, bi tráng về người lính Tây Tiến. Đoạn thơ thứ 2 là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ; cảnh thiên nhiên, con người miền Tây thật trữ tình, thơ mộng. Qua đó thể hiện vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. 2.3.2. Giải thích khái niệm : Vẻ đẹp hào hoa Nghĩa gốc : Hào hoa chỉ vẻ lịch lãm, sang trọng, phóng khoáng trong cách 0.25 sống, cách cư xử, giao thiệp. Trong bài thơ “Tây Tiến”, vẻ đẹp hào hoa là vẻ đẹp của tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, mềm mại, bay bổng, mơ mộng; khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc. Vẻ đẹp hào hoa nâng đỡ tinh thần người lính vượt lên mọi thử thách trong máu lửa của chiến tranh gian khổ để hướng đến ngày mai chiến thắng. 2.3.3. Phân tích vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính Tây Tiến qua 3,0 đoạn thơ: a. Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua nỗi nhớ về 1,5 tình quân dân với cảnh đêm liên hoan văn nghệ mang màu sắc phương xa, xứ lạ.
- Với nét vẽ khoẻ khoắn, mê say, Quang Dũng dẫn người đọc vào một đêm liên hoan văn nghệ đầy hấp, dẫn nơi xứ lạ. + Đêm liên hoan trở thành đêm hội tưng bừng với hình ảnh “đuốc hoa” rực rỡ, gợi những liên tưởng thi vị, tình tứ, mang đến niềm vui rạo rực, náo nức lòng người. + Cụm từ “bừng lên” như nốt nhấn tươi sáng cho cả câu thơ, đó là ấn tượng về ánh sáng chói loà, đột ngột của lửa, của đuốc làm ấm nóng cả núi rừng. Hình ảnh trung tâm của đêm hội là “đuốc hoa” là những thiếu nữ miền sơn cước: Kìa em xiêm áo tự bao giờ. + Sự kết hợp của từ Kìa và cụm từ nghi vấn tự bao giờ, bộc lộ cảm giác vừa ngỡ ngàng, thú vị vừa ngưỡng mộ, trìu mến của người lính Tây Tiến. + Người xem hội, người tham gia liên hoan ngất ngây trong tiếng khèn, trong man điệu mang đậm chất núi rừng vừa bí ẩn, vừa quyến rũ, vừa tình tứ, e thẹn nhưng cũng vừa mãnh liệt, tha thiết của những thiếu nữ miền Tây. Cảnh vật, con người như ngả nghiêng, ngây ngất, trong những giây phút bình yên hiếm hoi của thời chiến. Dư âm của chiến tranh tàn khốc bị đẩy lùi xa chỉ còn những tâm hồn lãng mạn, trong tiếng nhạc, hồn thơ. Đây là một kỉ niệm đẹp, khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng. b. Vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến được biểu hiện qua kí ức khó phai về khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây trữ tình, thơ mộng. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy là người lính Tây Tiến, họ như đang dẫn người đọc đến với thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, lặng tờ mang một sắc màu 1,5 huyền thoại. + Cảnh thơ mộng, trữ tình được nhà thơ diễn tả qua các chi tiết chiều sương giăng mắc mênh mang mờ ảo, dòng sông trôi lặng tờ đậm sắc màu cổ tích, dáng người mềm mại, uyển chuyển lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng thác lũ. Cảnh không vô tri vô giác, mà trong gió trong cây, như có linh hồn của vạn vật: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ. Hồn lau trong thơ Quang Dũng cũng là hồn lau của li biệt, phảng phất chút buồn nhưng không xao xác, lãng quên mà đầy nhớ nhung, lưu luyến. Hình ảnh bóng dáng con người Tây Bắc hiện lên trong khung cảnh huyền ảo, mờ xa. Dáng người mềm mại, bé nhỏ nhưng lại cứng cỏi kiên cường. Hoa trên dòng thác lũ đong đưa tình tứ như níu giữ cái nhìn say mê của “Những người đi Châu Mộc chiều sương ấy”. Bóng người, bóng hoa như hoạ thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây. Chất nhạc trong đoạn thơ ngân nga như tiếng hát cất lên từ tâm hồn ngất ngây, mê say, lãng mạn của cái tôi trữ tình giàu cảm xúc dẫn người đọc vào thế giới của cái đẹp, của cõi mơ, cõi nhạc. 2.3.3. Đánh giá mở, rộng 0,5 Với cảm hứng lãng mạn, đoạn thơ đưa người đọc trở về với những phút giây bình yên, hiếm có của thời chiến tranh, về thế giới cổ tích với dòng sông huyền thoại, với cõi mơ, cõi nhạc du dương. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng ấy của thiên nhiên và con người Tây Bắc được cảm nhận qua tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người lính Tây Tiến. Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến vừa kết tinh được vẻ đẹp chung của hình tượng người lính trong những trang thơ chống Pháp: có lí tưởng cao cả, đầy ý chí và nghị lực vượt lên mọi khó khăn, vừa chứa đựng vẻ đẹp riêng
- trong trang thơ Quang Dũng: vẻ đẹp hào hoa. Vẻ đẹp ấy được khắc hoạ bằng cảm xúc lãng mạn, bay bổng cùng các thủ pháp đặc trưng của bút pháp lãng mạn. Với hình tượng này, nhà thơ Quang Dũng đã góp phần làm phong phú diện mạo thẩm mĩ của chân dung người lính vệ quốc trong thơ ca Việt Nam thời chống Pháp. Bên cạnh hình tượng người lính xuất thân từ nông dân chất phác, bình dị, hồn hậu, là người lính của đất Hà thành, ra đi từ những giảng đường Đại học mang tầm hồn hào hoa, lãng mạn. 2.4. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ 0,25 ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 điểm Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu giám khảo cần vận dụng linh hoạt.
- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU MA TRẬN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KHỐI 12 LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 20172018 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề. I. MỤC TIÊU KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 theo hai nội dung : Đọc hiểu và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh . Từ đó đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh đầu năm lớp 12 nhằm định hướng, giúp các em học tập tốt hơn để đạt hiệu quả cao trong năm học 20172018. Trọng tâm: cụ thể đề kiểm tra nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kĩ năng của học sinh theo các chuẩn sau: + Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản. + Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận, kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản nghị luận. Làm bài nghị luận văn học: Phân tích vẻ đẹp hào hoa của hình tượng người lính trong đoạn thơ của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Hình thức: Tự luận Thời gian làm bài: 120 phút III. KHUNG MA TRẬN Mức độ Vận dụng Thông Nhận biết Vận dụng Vận dung Cộng hiểu Chủ đề cao I. PHẦN ĐỌC HIỂU Xác định Thông điệp của phương thức đoạn trích; trình biểu đạt; xác bày quan điểm định nội dung cá nhân. câu thơ. Số câu 2 2 4 Số điểm 1,0 2,0 3,0 Tỉ lệ % 10 20 30 II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1 Những vấn đề Nhận biết hình Hiểu được nội Bình luận chung về văn thức của một dung câu nói. vấn đề. Rút bản và tạo lập đoạn văn. ra bài học
- văn bản. nhận thức và hành động. Số câu 1 Số điểm 0,5 0,5 1,0 2,0 Tỉ lệ % 5 5 10 20 Câu 2 Nhận biết cấu Giới thiệu tác Phân tích vẻ Đánh giá, Nghị luận văn trúc, kiểu bài giả , tác phẩm. đẹp hào hoa mở rộng. học . Các kiểu nghị luận. Xác Giải thích khái của hình Bài viết văn bản và tạo định đúng vấn niệm vẻ đẹp tượng người sáng tạo. lập văn bản. đề nghị luận. hào hoa. lính qua đoạn Đảm bảo quy thơ. tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Số câu 1 Số điểm 0,5 0,75 3,0 0,75 5,0 Tỉ lệ % 5 7,5 30 5 50 Tổng số câu 6 Tổng số điểm 2,0 3,25 4,0 0,75 10,0 Tỉ lệ % 20 32,5 40 7,5 100
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề khảo sát chất lượng môn Toán lớp 6 năm học 2010 - 2011
18 p | 551 | 59
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học 12 năm học 2015-2016 - Trường THPT Trần Phú (Mã đề thi 061)
5 p | 202 | 23
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 321
4 p | 43 | 4
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 217
4 p | 31 | 3
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 214
4 p | 33 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 211
4 p | 38 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 219
4 p | 26 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 210
4 p | 32 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 207
4 p | 26 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 204
4 p | 24 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 202
4 p | 19 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 224
4 p | 27 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 216
4 p | 26 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Hóa học năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 208
4 p | 37 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 320
4 p | 23 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 319
4 p | 35 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 307
4 p | 36 | 2
-
Đề khảo sát chất lượng môn Vật lí năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 220
4 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn