Họ và tên:<br />
Lớp: 9/<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT – KÌ I<br />
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 ĐỀ: A<br />
NĂM HỌC: 2017 – 2018<br />
<br />
Điểm:<br />
Lời phê:<br />
<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 đ)<br />
I. Chọn ý đúng nhất trong các câu sau rồi khoanh vào chữ cái đầu câu.<br />
Câu 1: Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống.<br />
A. 54<br />
B. 45<br />
C. 46<br />
D. 64<br />
Câu 2: Ngành nào chiếm tỉ lệ lao động lớn nhất trong cơ cấu lao động các ngành kinh tế nước ta.<br />
A Dịch vụ .<br />
B. Công nghiệp - xây dựng<br />
C. Nông - lâm - ngư nghiệp .<br />
D. Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ<br />
Câu 3: Trong tháp dân số, độ tuổi nào sau đây là dân số phụ thuộc?<br />
A. Trong độ tuổi lao động.<br />
B. Dưới độ tuổi lao động<br />
C. Ngoài độ tuổi lao động<br />
D. Ngoài và dưới độ tuổi lao động<br />
Câu 4: Trong các loại hình dịch vụ sau, đâu là dịch vụ công cộng<br />
A. Giao thông vận tải<br />
B. Thương mại<br />
C. Giáo dục<br />
D. Bưu chính viễn thông<br />
Câu 5: Những cảng biển lớn của nước ta là.<br />
A. Cam Ranh, Cần Thơ, Kỳ Hà<br />
B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn<br />
C. Thuận An, Cửa Lò, Vũng Áng<br />
D.Nha Trang, Quy Nhơn, Chân Mây.<br />
Câu 6: Hoạt động nội thương của nước ta phát triển mạnh ở vùng nào?<br />
A. Tây Nguyên<br />
B. Duyên hải nam Trung Bộ<br />
C. Bắc Trung Bộ<br />
D. Đông Nam Bộ<br />
Câu 7: Trong các tài nguyên du lịch sau, đâu không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?<br />
A. Di tích lịch sử<br />
B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng<br />
C. Công trình kiến trúc<br />
D. Lễ hội truyền thống<br />
Câu 8:Ngành công nghiệp phân bố gắn với thành phố đông dân là:<br />
A. Công nghiệp khai thác<br />
B. Công nghiệp luyện kim<br />
C. Công nghiệp hóa chất<br />
D. Chế biến lương thực thực phẩm<br />
II. Hãy ghép nội dung ở cột A cho phù hợp với cột B và điền vào chỗ trả lời bên để thấy<br />
được vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất ở nước ta.<br />
A ( Vùng trồng nhiều nhất ) B ( Cây công nghiệp)<br />
Ghép A với B<br />
1. Bắc Trung Bộ<br />
a) Dừa, mía<br />
1<br />
2. Tây Nguyên<br />
b) Cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương<br />
2<br />
3. Đông Nam Bộ<br />
c) Lạc, mía, hồ tiêu<br />
3<br />
4. Đồng bằng sông Cửu Long.<br />
d) Bông, thuốc lá<br />
4<br />
e) Cà phê<br />
<br />
B. TỰ LUẬN: ( 7đ )<br />
Câu 1: Trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta?<br />
Câu 2: Trình bày các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở<br />
nước ta?<br />
Câu 3: Phân tích một hiện tượng ở huyện Duy Xuyên, để chứng tỏ nền kinh tế ở huyện nhà đang<br />
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
Câu 4: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. (Đơn vị: %)<br />
Nhóm cây<br />
Năm<br />
1990<br />
2002<br />
Tổng số<br />
100<br />
100<br />
Cây lương thực<br />
67.1<br />
60.8<br />
Cây công nghiệp<br />
13.5<br />
22.7<br />
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác<br />
19.4<br />
16.5<br />
a) Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm<br />
1990 và năm 2002?<br />
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt..<br />
<br />
Họ và tên:<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT – KÌ I<br />
Điểm:<br />
MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 9 ĐỀ: B<br />
Lời phê:<br />
Lớp: 9/<br />
NĂM HỌC: 2017 – 2018<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 đ)<br />
I. Chọn ý đúng nhất trong các câu sau rồi khoanh vào chữ cái đầu câu.<br />
Câu 1: Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống.<br />
A. 45<br />
B.54<br />
C. 52<br />
D. 55<br />
Câu 2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta, nhóm tuổi nào đang giảm về tỉ lệ.<br />
A. Trong độ tuổi lao động.<br />
B. Dưới độ tuổi lao động<br />
C. Ngoài độ tuổi lao động<br />
D. Trong và dưới độ tuổi lao động<br />
Câu 3: Mặt hạn chế lớn nhất của nguồn lao động nước ta hiện nay là:<br />
A. Lực lượng lao động quá đông<br />
B. Tập trung chủ yếu ở nông thôn<br />
C. Thể lực và trình độ chuyên môn D. Chất lượng lao động đang được nâng cao<br />
Câu 4: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta:<br />
A. Dồng bằng sông Hồng<br />
B. Bắc Trung Bộ<br />
C. Tây Nguyên<br />
D. Duyên hải nam Trung Bộ<br />
Câu 5: Hoạt động nội thương của nước ta phát triển mạnh ở vùng nào?<br />
A. Tây Nguyên<br />
B. Duyên hải nam Trung Bộ<br />
C. Bắc Trung Bộ<br />
D. Đông Nam Bộ<br />
Câu 6: Trong các tài nguyên du lịch sau, đâu là tài nguyên du lịch nhân văn?<br />
A. Di tích lịch sử<br />
B. Vườn quốc gia Phong Nha Kẽ Bàng<br />
C. Vịnh Hạ Long<br />
D. Bãi biển Nha Trang<br />
Câu 7: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta?<br />
A. Công nghiệp dệt may<br />
B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu<br />
C. Công nghiệp điện<br />
D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm<br />
Câu 8: Trong các tài nguyên du lịch sau, đâu là tài nguyên du lịch tự nhiên<br />
A. Phố cổ Hội An<br />
B. Nhã nhạc Cung đình Huế<br />
C. Sa pa<br />
D. Cố đô Huế<br />
II. Ghép nội dung cột A với nội dung cột B cho phù hợp<br />
A (Tài nguyên)<br />
B (ngành công nghiệp trọng điểm)<br />
Ghép A với B<br />
1. Kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm,…<br />
a) Công nghiệp năng lượng, hóa chất<br />
1<br />
2. Phi kim loại:apatit, phot phorit,….<br />
b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng<br />
2<br />
3. Nhiên liệu: than, dầu, khí,…<br />
c) Công nghiệp luyện kim<br />
3<br />
4. Sản phẩm của ngành: nông, lâm, ngư d) Công nghiệp hóa chất<br />
4<br />
E . Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản<br />
<br />
B. TỰ LUẬN: ( 7đ )<br />
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân số của nước ta? Nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh<br />
và hạn chế nào? Nêu những giải pháp cho những mặt còn hạn chế?<br />
Câu 2: Phân tích vai trò của ngành dịch vụ ở nước ta?<br />
Câu 3: Phân tích một hiện tượng ở huyện Duy Xuyên, để chứng tỏ nền kinh tế ở huyện nhà đang<br />
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
Câu 4: Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. (Đơn vị: %)<br />
Nhóm cây<br />
Năm<br />
1990<br />
2002<br />
Tổng số<br />
100<br />
100<br />
Cây lương thực<br />
67.1<br />
60.8<br />
Cây công nghiệp<br />
13.5<br />
22.7<br />
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác<br />
19.4<br />
16.5<br />
a) Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm<br />
1990 và năm 2002?<br />
b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm cây trồng trong ngành trồng trọt..<br />
<br />
ĐÁP ÁN 1 TIẾT ĐỊA LÝ 9 - HỌC KỲ I<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018 (ĐỀA)<br />
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM<br />
I. Chon phương án đúng trong các câu: ( Mỗi ý đúng: 0.25đ)<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
Trả lời<br />
A<br />
C<br />
D<br />
C<br />
B<br />
D<br />
B<br />
D<br />
II. Nối cột A (vùng ) với cột B (các cây trồng ) cho phù hợp ( Mỗi ý đúng: 0.25đ)<br />
1C<br />
2E<br />
3B<br />
4A<br />
B. PHẦN TỰ LUẬN<br />
Câu 1: (1.5đ) Đặc điểm phân bố dân tộc nước ta<br />
- Người Việt phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và ven biển.<br />
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.<br />
- Sự khác nhau về phân bố các dân tộc giữa:<br />
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thái, Mường, Dao, Mông.<br />
+ Trường Sơn và Tây Nguyên: Ba na, Cơ ho, Gia Rai, Ê đê,..<br />
+ Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Hoa, Khơ me.<br />
Câu 2: (2đ) Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở<br />
nước ta là:<br />
1. Tài nguyên đất<br />
- Đất đa dạng, đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế<br />
được trong ngành nông nghiệp.<br />
- Đất fralít:Có 16 triệu ha, chiếm 65% diện tích đất trồng.<br />
Phân bố ở miền núi và trung du. Thích hợp trồng cây CN nhiệt đới. (cà phê, cao su, chè.)<br />
- Đất phù sa: Diện tích 3 triệu ha, chiếm 24% diện tích. Phân bố ở đồng bằng châu thổ<br />
(sông Hồng, sông Cửu Long), Duyên hải miền Trung. Thích hợp lúa nước và cây hoa màu.<br />
2. Tài nguyên khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm. Khí hậu phân hoá từ Bắc xuống Nam. Phân<br />
hoá theo mùa. Phân hoá từ thấp lên cao.<br />
- Thuận lợi: Cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm, Năng xuất cao. Trồng nhiều vụ.<br />
Trồng và nuôi nhiều giống loài nhiệt đới, cận nhiệt và.ôn đới.<br />
- Khó khăn: Khí hậu thay đổi thất thường, nhiều thiên tai:.hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại,<br />
gió lào... Sâu bệnh nấm mốc phát triển.<br />
3. Tài nguyên nước: Có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc. Có giá trị về mặt thủy lợi.<br />
Nguồn nước ngầm phong phú là nguồn nước tưới vào mùa khô. Tuy nhiên có lũ lụt, hạn hán.<br />
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp tạo ra<br />
năng xuất và sản lượng nông nghiệp cao.<br />
4. Tài nguyên sinh vật: Phong phú là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các cây trồng, vật<br />
nuôi có chất lượng tốt, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái của từng địa phương.<br />
Câu 3: (1đ) Học sinh nêu chính xác một hiện tượng ở huyện nhà đã hình thành các cơ sở sản<br />
xuất công nghiệp như: dệt Hòa Thọ, công ty SEDOVINACO, các sơ sở may mặc ở Duy<br />
Trung…<br />
- Phân tích: Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành và phát triển, tạo nhiều việc<br />
làm, đem lại nguồn thu nhập cho người dân, giúp cải thiện cuộc sống. Công nghiệp phát<br />
triển, cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm, tăng lao động trong công nghiệp. Điều đó<br />
chứng tỏ nền kinh tế huyện nhà đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
Câu 4: - Vẽ đúng 2 biểu đồ tròn, chia tỉ lệ chính xác, chú thích rõ ràng, tên biểu đồ.<br />
- Nhận xét đúng: + Giá trị sản xuất cây lương thực giảm từ 67.1% xuống 60,8%.Giá trị sản<br />
xuất cây công nghiệp tăng từ 13,5 % lên 22,7%. Giá trị sản xuất cây thực phẩm, cây ăn quả<br />
giảm từ 19,4% xuống 16,5%<br />
<br />
0,5đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
0.5đ<br />
0.5đ<br />
<br />
2đ<br />
0.5 đ<br />
<br />