intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 15 phút môn GDCD lớp 12 lần 2 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 324

Chia sẻ: Mân Hinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn GDCD lớp 12 lần 2 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 324 để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 15 phút môn GDCD lớp 12 lần 2 năm 2016-2017 - THPT Hàm Thuận Bắc - Mã đề 324

  1. TRƯỜNG THPT HÀM THUẬN BẮC ĐỀ KIỂM TRA KHỐI 12 THPT PHÂN BAN Năm học 2016 – 2017   (ĐỀ CHÍNH THỨC) Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN (lần 2­HKII) Thời gian: 20 phút (không kể thời gian phát đề)  Điểm: Lời phê của Thầy (Cô) giáo Chữ kí của giám thị:                                Họ và tên: ......................................................................Lớp: .........        Mã đề: 324 (Đề gồm 02 trang) Chú ý: Học sinh tô đen vào ô trả lời tương ứng. 01.     02.     03.     04.     05.     06.     07.     08.     09.     10.     11.     12.     13.     14.     15.     16.     17.     18.     19.     20.     Câu 1: Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín thì sẽ  bị A. xử phạt hành chính.      B. xử lí tùy theo mức độ vi phạm.     C. xử phạt hình sự. D. xử lí kỷ luật. Câu 2: Vì ganh ghét nhau, An nghi ngờ Mai đã nhắn tin nói xấu mình với các bạn nên đã lấy điện thoại   của Mai để kiểm tra. Hành vi đó của An đã xâm phạm tới quyền A. được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.          B. được pháp luật bảo hộ về uy tín cá  nhân. C. được pháp luật đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.       D. được bảo hộ về  tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 3: Quy định về người có thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân thể hiện ở A. bộ luật tố tụng dân sự B. các văn bản pháp luật quan trọng C. Hiến pháp 2013 D. bộ luật tố tụng hình sự Câu 4: Hành vi cố gây tổn hại đến sức khỏe của người khác từ tỉ lệ bao nhiêu sẽ bị truy cứu trách nhiệm   hình sự? A. 11% B. 12% C. 13% D. 10% Câu 5: Nghi ngờ anh Nam lấy cắp xe máy của mình, ông Bình đã tự vào nhà anh Nam khám xét. Hành vi  của ông Bình xâm phạm đến. A. quyền bất khả  xâm phạm về tài sản riêng của công dân. B. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. quyền được pháp luật bảo đảm về đời tư của công dân. Câu 6: Vừa qua, bạn An có quay clip phản ánh về việc gây ô nhiễm môi trường của cơ sở chăn nuôi ở  địa phương gửi về Đài truyền hình của tỉnh. Vậy bạn An đã thực hiện quyền gì? A. Quyền tự do dân chủ. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 7: Không ai được tự  tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ  thư, điện tín của người khác là một quy định   thuộc A. nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề 324
  2. B. bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. C. khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. D. ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Câu 8: Khi khám chỗ ở của công dân thì bắt buộc phải có những người nào sau đây? A. Chủ nhà và người láng giềng chứng kiến. B. Đại diện của chính quyền địa phương và người láng giềng  chứng kiến. C. Chủ nhà hoặc người trong gia đình đã thành niên. D. Chủ nhà và đại diện của chính quyền địa phương. Câu 9: Ai có quyền tự do ngôn luận A. cán bộ cơ quan nhà nước  B. lãnh đạo các cấp   C. mọi công dân   D. đại biểu cơ quan quyền lực nhà  nước Câu 10: Chỉ được khám xét chổ   ở  của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ  quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định về A. quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe. B. quyền  bảo mật thư tín. C. quyền bảo hộ danh dự, nhân phẩm. D. quyền bất khả xâm phạm về chỗ của công dân Câu 11: Nội dung nào sau đây không đúng với trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự  do cơ bản? A. Đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân.    B. Phê phán, đấu tranh, tố cáo hành vi trái pháp  luật. C. Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật.               D. Học tập, tìm hiểu để nắm được các quyền tự  do cơ bản của công dân. Câu 12: Chỉ được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác khi A. những người có thẩm quyền tiến hành trong mọi trường hợp. B. người có thẩm quyền tiến hành trong trường hợp cần thiết. C. trường hợp cần thiết thì bất kì ai cũng được tiến hành. D. công an đang  thi hành nhiệm vụ. Câu 13: Khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp nào sau đây là không đúng? A. Khi cần bắt người đang bị truy nã. B. Khi được cán bộ, cơ quan nhà nước tiến hành. C. Khi cần bắt người phạm tội đang lẫn tránh ở đó. D. Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở của một người có tài liệu liên quan đến vụ án. Câu 14: Lớp 12A đang bàn kế hoạch cắm trại, là thành viên trong lớp lúc này em sẽ A. cùng tham gia ý kiến.     B. không quan tâm.   C. để ban cán sự lớp quyết định.   D. các bạn sao  mình vậy. Câu 15: Do mâu thuẫn cá nhân, K cùng nhóm của mình đợi đánh Q trên đường đi học về. Q nên chọn   cách nào sau đây để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình? A. Rủ nhóm bạn của mình đối phó lại nhóm của K. B. Tìm cách trốn để đảm bảo sức khỏe, tính mạng. C. Bỏ học một thời gian chờ sự việc lắng xuống sẽ học lại. D. Báo cho công an hoặc cha mẹ, thầy cô giao biết để được giúp đỡ. Câu 16: Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự  do cơ bản của công dân, đảm bảo cho công  dân có điều kiện cần thiết để A. chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. B. phát huy vai trò tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. C. lựa chọn tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. D. góp phần tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội. Câu 17: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, là quy định thuộc A. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.                                                Trang 2/3 ­ Mã đề 324
  3. B. ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. C. nội dung quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. D. khái niệm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. Câu 18: Khi phát hiện chỗ ở của người nào đó có chứa tội phạm truy nã thì ai có quyền khám xét chỗ ở  đó? A. Không ai có quyền khám xét. B. Bất kì ai cũng có quyền khám. C. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. D. Người phát hiện được quyền khám xét. Câu 19: Nếu có một bạn cùng lớp dùng điện thoại của em để xem tin nhắn, em sẽ làm gì? A. Nói với một số bạn khác về hành vi này của bạn ấy. B. Gặp trực tiếp bạn đó nói cho bạn biết em không hài lòng về hành vi này của bạn. C. Không quan tâm vì bạn đó là bạn của em. D. Nhờ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp. Câu 20: Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân  dân trong dịp tiếp xúc cử tri là nội dung thuộc về A. quyền bầu cử và ứng cử. B. quyền tự do dân chủ. C. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. quyền tư do ngôn luận. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề 324
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2