intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132

Chia sẻ: Ngô Văn Trung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

155
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 của trường THPT Phạm Văn Đồng Mã đề 132. Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kỳ kiểm tra và giúp cho các bạn em củng cố kiến thức cũ đã học để chuẩn bị cho kiểm tra đạt được điểm cao hơn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2017 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132

  1. SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016 – 2017 TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG Môn: GDCD 12 Thời gian làm bài: 45 phút;  (32 câu trắc nghiệm + tự luận) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: ............................. I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: (8 điểm) Câu 1:  Nghi ngờ  anh X là người lấy cắp xe máy của ông A, công an xã đã bắt và  giam anh X tại trụ  sở  Uỷ  ban nhân dân xã. Việc làm của công an xã đã vi phạm   quyền gì của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo vệ về nhân phẩm, danh dự. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do cá nhân. Câu 2: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình  trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học bất cứ nơi nào. C. bình đẳng về cơ hội học tập. D. học không hạn chế. Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân? A. Công dân có quyền học không hạn chế. B. Công dân có quyền học bất cứ nghành nghề nào. C. Công dân có quyền tự do sáng tác các tác phẩm cuẩ mình. D. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp. Câu 4: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân A. có quyền học từ thấp đến cao. B. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với điều kiện của bản thân. C. không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính... D. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau. Câu 5:  Học sinh lớp 12 đăng kí nguyện vọng xét tuyển Đại học không giới hạn.  Điều đó chứng tỏ nội dung nào dưới đây về quyền học tập của công dân? A. Có thể học bất cứ ngành nghề nào. B. Quyền học tập không hạn chế. C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 6: Ông Đ nuôi 15 con cầy hương – con vật thuộc danh mục động vật hoang dã,   quý hiếm mà Nhà nước cấm kinh doanh. Việc làm của ông Đ đã xâm phạm A. chính sách bảo vên thiên nhiên. B. pháp luật về bảo vệ môi trường. C. pháp luật kinh doanh. D. chính sách môi trường. Câu 7:  Công dân có quyền theo học các ngành nghề  khác nhau phù hợp với năng   khiếu, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 132
  2. A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. quyền bình đẳng về cơ hội học  tập. C. quyền học không hạn chế. D. quyền học bất cứ ngành nghề nào. Câu 8: Pháp luật quy định đối tượng nào có quyền tố cáo? A. Chỉ có công dân mới có quyền. B. Các cán bộ có thẩm quyền. C. Cá nhân và tổ chức đều có quyền. D. Chỉ các tổ chức mới có quyền. Câu 9: Pháp luật quy định trong những người dưới đây, ai không có thẩm quyền giải  quyết khiếu nại? A. Thủ tướng Chính phủ. B. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. C. Tổng Thanh tra Chính phủ. D. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Câu 10: Trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người không biết chữ. B. Người đang điều trị ở bệnh viện. C. Người đang thi hành án. D. Người đang bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật. Câu 11: Nhân dân xã X biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hóa  xã với sự  đóng góp của các hộ  gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới   đây của công dân? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền kiểm tra giám sát. C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 12:  Công dân không bị  phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính,  nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều có cơ  hội học tập là thể  hiện A. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân. B. quyền học không hạn chế của công dân. C. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân. D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Câu 13: Pháp luật quy định quyền bất khả  xâm phạm về  thân thể  của công dân là  nhằm mục đích nào dưới đây? A. Bảo dảm an toàn về thân thể cho công dân. B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện. C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân. Câu 14: Chị H là giáo viên hợp đồng tại Trường Tiểu học X. Do có việc cá nhân nên  chị đã viết đơn xin nghỉ việc một thời gian. Sau đó, chị nhận được quyết định chấm   dứt hợp đồng từ phía nhà trường vì lí do đã bố trí đủ  giáo viên. Chị H không đồng ý   với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn khiếu nại đến A. Hiệu trưởng Trường Tiểu học X. B. Trưởng phòng Giáo dục huyện. C. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. D. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 132
  3. Câu 15: A đạt giải nhất trong cuộc thi INTEL ISEF (khoa học kĩ thuật) do Bộ  Giáo  dục và Đào tạo tổ  chức nên được một số  trường đại học chọn tuyển thẳng. A đã  được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Chuyển giao công nghệ. B. Đăng kí bản quyền. C. Được pháp triển. D. Được ủy nhiệm. Câu 16: Sau khi kết thúc cuộc đàm thoại, thấy nữ tiếp viên hãng hàng không X nhắc   nhở hành khách B vì hành vi hút thuốc lá trên máy bay, hành khách A đã chuyển điện  thoại sang chế  độ  video để  quay clip. Đúng lúc tiếp viên trưởng đi qua, ông dọa sẽ  báo công an nếu A không xóa bỏ đoạn clip đó. Trong trường hợp này, những ai đã vi   phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Hành khách A, B và nữ tiếp viên. B. Hành khách A và hành khách C. B. Hành khách B và nữ tiếp viên. D. Hành khách A, B và tiếp viên trưởng. Câu 17:  Trong đợt bỏ  phiếu bầu cử  đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các   cấp, ông A đến gần một số  người và đề  nghị  không bỏ  cho những người mà ông  không thích. Hành vi của ông A vi phạm nguyên tắc bấu cử nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Bỏ phiếu kín. C. Phổ thông. D. Bình đẳng. Câu 18: Quyền tự do kinh doanh được hiểu là mọi người được tự do A. quyết định thực hiện kinh doanh bất kì mặt hàng nào. B. quyết định mở rộng quy mô và hình thức kinh doanh. C. kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm. D. kinh doanh khi có đủ các điều kiện vật chất. Câu 19: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân? A. Quyền bầu cử và ứng cử. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. Quyền khiếu nại, tố cáo. Câu 20: Người nào dưới đây mới có quyền tự do ngôn luận? A. Chỉ nhà báo. B. Mọi công dân. C. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ cán bộ công chức nhà nước. Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không được phép khám xét chỗ ở của công dân? A. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người đó có tài liệu liên quan đến vụ án. B. Khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội đang lẩn tránh ở đó. C. Nghi ngờ chỗ ở của người đó có chứa tài liệu liên quan đến vụ án. D. Có căn cứ để khẳng định chỗ ở của người nào đó có công cụ để thực hiện tội  phạm. Câu 22: Khẳng định nào dưới đây là đúng? A. Chỉ những người thân trong gia đình mới có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại  điện tín của cá nhân. B. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền kiểm soát thư tín, điện  thoại, điện tín của cá nhân.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 132
  4. C. Bất kì ai cũng không có quyền kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá  nhân. D. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện  trong trường hợp pháp luật có quy định. Câu 23: Dựa trên các quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo   ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực A. khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật. B. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. C. khoa học xã hội và nhân văn; khoa học xã hội. D. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật. Câu 24: Công dân có quyền học  ở  các loại hình trường lớp khác nhau như  trường   quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện A. quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. quyền học không hạn chế. C. quyền học bất cứ ngành nghề nào. D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập. Câu 25: Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền   nào dưới đây của công dân? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Quyền tự do thân thể. Câu 26: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân A. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. giám sát các cơ quan chức năng. D. thực hiện quyền dân chủ. Câu 27: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách A. công kích cán bộ lãnh đạo. B. phê phán chủ trương, chính sách của Nhà nước. C. tụ tập phản đối việc làm của cơ quan nhà nước. D. bày tỏ ý kiến về chính sách, pháp luật của Nhà nước. Câu 28: Thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong rừng quốc gia, anh B đã báo   ngay cho cơ quan kiểm lâm. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền khiếu nại. Câu 29:  Nghĩa vụ  nào dưới đây rất quan trọng, cần phải được nhà sản xuất, kinh   doanh thực hiện nghiêm chỉnh? A. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. B. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép. C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 132
  5. D. Tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn xã hội. Câu 30: Công dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia  đình ít con, no  ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững là nội dung được quy   định trong A. luật Hôn nhân và gia đình và Pháp lệnh Dân số. B. pháp lệnh Dân số. C. hiến pháp và Pháp lệnh Dân số. D. hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình. Câu 31:  Trong các quyền dưới đây, quyền nào  không  phải là quyền tự  do cơ  bản  của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền khiếu nại, tố cáo. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 32: Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ  về  nhân phẩm và danh dự của công dân? A. Tự ý mở thư của người khác. B. Tự ý bắt giữ người khác. C. Tự ý xem tin nhắn của người khác. D. Tung tin nói xấu người khác.  II. PHẦN TỰ LUẬN : (2đi   ểm)  Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Vì sao các quyền tự do cơ  bản của công dân cần phải được quy định trong hiến pháp? (2đ) ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2