intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCĐ lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Tam Dương - Mã đề 357

Chia sẻ: Phong Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề KSCĐ lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Tam Dương - Mã đề 357 dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCĐ lần 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Tam Dương - Mã đề 357

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG<br /> <br /> ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019<br /> MÔN: LỊCH SỬ 11<br /> Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br /> -------------------------<br /> <br /> Mã đề thi<br /> 357<br /> <br /> (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br /> Họ, tên thí sinh:...................................................................................................................................<br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)<br /> Câu 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ<br /> <br /> XIX là do<br /> A. triều đình phong kiến xuống chiếu Cần vương.<br /> B. mâu thuẫn dân tộc gay gắt.<br /> C. sự phân hóa trong nội bộ triều đình phong kiến.<br /> D. thực dân Pháp quyết tâm trừ khử phe chủ chiến.<br /> Câu 2: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là<br /> A. khởi nghĩa của Lý Tự Thành.<br /> B. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.<br /> C. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.<br /> D. khởi nghĩa Hoàng Sào.<br /> Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần<br /> thứ nhất đến Việt Nam?<br /> A. Phương thức bóc lột phong kiến chỉ còn được duy trì trong đời sống xã hội.<br /> B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam.<br /> C. Khiến cho kinh tế Việt Nam ít nhiều có chuyển biến.<br /> D. Làm cho đời sống của nhân dân lao động thêm đói khổ.<br /> Câu 4: Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?<br /> A. Công nhân.<br /> B. Tư sản.<br /> C. Tiểu tư sản.<br /> D. Nông dân.<br /> Câu 5: Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân<br /> tộc ở Ấn Độ?<br /> A. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới.<br /> B. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ.<br /> C. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước<br /> lên vũ đài chính trị.<br /> D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ.<br /> Câu 6: Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:<br /> A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.<br /> B. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới.<br /> C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.<br /> D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.<br /> Câu 7: Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ?<br /> A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc.<br /> B. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan.<br /> C. Khởi nghĩa Xi-Pay.<br /> D. Đấu tranhôn hòa.<br /> Câu 8: Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , tầng lớp nào được đề cao?<br /> A. Tư sản<br /> B. Địa chủ.<br /> C. Quý tộc tư sản hóa.<br /> D. Quý tộc.<br /> Câu 9: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam qua<br /> những cuộc khai thức thuộc địa có đặc điểm gì?<br /> A. Mang hình thái phong kiến - thực dân.<br /> B. Chú trọng phát triển công nghệ.<br /> Trang 1/3 - Mã đề thi 357<br /> <br /> C. Mang hình thái thực dân.<br /> D. Du nhập đầy đủ và toàn diện<br /> Câu 10: .Nguyên nhân khách quan chung đã tác động dẫn đến cuộc Duy tân ở Nhật Bản và cải<br /> <br /> cách ở Xiêm ?<br /> A. sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản.<br /> B. mầm mống kinh tế TBCN đang hình thành phát triển nhanh.<br /> C. đứng trước sự đe doạ xâm chiếm của các nước phương Tây.<br /> D. giai cấp tư sản trưởng thành, mâu thuẫn trong xã hội gia tăng.<br /> Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần Vương?<br /> A. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia.<br /> B. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn.<br /> C. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.<br /> D. Phong trào quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn.<br /> Câu 12: Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành<br /> công, nhưng ở Việt Nam và Trung Quốc lại thất bại?<br /> A. Thiên hoàng có vị trí tối cao nắm quyền hành và có tư tưởng duy tân.<br /> B. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.<br /> C. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.<br /> D. Thế lực phong kiến còn mạnh và không muốn cải cách.<br /> Câu 13: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước là<br /> A. Do tầng lớp tư sản lãnh đạo, mạng đậm tính giai cấp, vì quyền lợi chính trị, kinh tế<br /> B. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia<br /> C. Có sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, sự tham gia của công nhân, nông dân<br /> D. Do bộ phận tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, vì độc lập dân chủ.<br /> Câu 14: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông<br /> Nam Á ?<br /> A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.<br /> B. Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.<br /> C. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.<br /> D. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.<br /> Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Lào và<br /> Campuchia cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?<br /> A. Thực dân Pháp có tiềm lực mạnh về quân sự<br /> B. Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo<br /> C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và khoa học<br /> D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, rời rạc<br /> Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX?<br /> A. Là một tầng lớp còn non trẻ.<br /> B. Đấu tranh mang tính chất tự phát.<br /> C. Hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.<br /> D. Chủ yếu đấu tranh vì quyền lợi kinh tế.<br /> Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương, hoạt động của Hội Duy tân?<br /> A. Đánh đuổi giặc Pháp.<br /> B. Thiết lập nền cộng hòa.<br /> C. Tổ chức phong trào Đông du.<br /> D. Giành độc lập.<br /> Câu 18: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?<br /> A. Diễn ra chủ yếu ở Bắc kì và Trung kì.<br /> B. Chống thực dân Pháp giành độc lập.<br /> C. Trải qua 2 giai đoạn phát triển.<br /> D. Có nhiều hình thức đấu tranh phong phú.<br /> Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào<br /> yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?<br /> A. Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đúng.<br /> B. Chưa kết hợp giành độc lập với xây dựng xã hội tiến bộ.<br /> C. Cơ sở kinh tế - xã hội chưa đủ mạnh.<br /> Trang 2/3 - Mã đề thi 357<br /> <br /> D. Những người lãnh đạo có nhiều hạn chế.<br /> Câu 20: Hai xu hướng chủ yếu trong khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế<br /> <br /> kỷ XX có sự khác biệt về:<br /> A. Phương pháp đấu tranh.<br /> C. Động cơ đấu tranh.<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)<br /> Câu 1 (1,0 điểm)<br /> <br /> B. Mục tiêu đấu tranh.<br /> D. Tư tưởng chính trị.<br /> <br /> Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào?<br /> Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?<br /> Câu 2 (1,0 điểm).<br /> Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương chống Pháp<br /> cuối thế kỉ XIX?<br /> Câu 3 (1,0 điểm)<br /> Phân tích những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở<br /> Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.<br /> Câu 4 (1,0 điểm)<br /> Có hay không sự đối lập giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào<br /> yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX? Vì sao?<br /> Câu 5 (1,0 điểm)<br /> Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư<br /> sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.<br /> <br /> -----------------------------------------------<br /> <br /> ----------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 3/3 - Mã đề thi 357<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1