Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 828
lượt xem 1
download
Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi sắp đến mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 828. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 828
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016 2017 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 MÃ ĐỀ: 828 Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian giao đề (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:....................................................................S ố báo danh:.............................. Câu 1: Bình đẳng trong hôn nhân gia đình được hiểu là bình đẳng A. giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình. B. giữa vợ, chồng, cha mẹ và con. C. giữa vợ, chồng cùng các mối quan hệ xã hội. D. giữa những người cùng huyết thống. Câu 2: Chủ thể ban hành pháp luật là A. các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. B. Chủ tịch nước. C. người đứng đầu các bộ. D. Nhà nước. Câu 3: Hành vi của con người là hành vi trái pháp luật khi A. được thể hiện trong suy nghĩ của chủ thể. B. được thể hiện cụ thể ở thái độ của chủ thể. C. được thể hiện cụ thể trong xã hội dưới dạng hành động và không hành động. D. được thể hiện dưới dạng mong muốn của chủ thể. Câu 4: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong A. quan hệ nhân thân, quan hệ huyết thống. B. quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản. C. quan hệ tài sản, quan hệ xã hội. D. quan hệ nhân thân, quan hệ xã hội, Câu 5: Nhận định nào không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động? A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động. D. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ lao động. Câu 6: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 7: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là A. công dân được công kích, bôi nhọ, nói xấu bất kỳ tôn giáo nào mình không thích. B. công dân có quyền không theo bất kỳ tôn giáo nào. C. người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền để bỏ và theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. D. người không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào thì không được phép tham gia vào các hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo đó. Câu 8: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện A. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. công dân bình đẳng về quyền. C. công dân bình đẳng về nghĩa vụ. D. công dân bình đẳng về lợi ích. Câu 9: Vi phạm nào sau đây được coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự? A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỉ luật. Câu 10: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật? A. Tính minh bạch. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Trang 1/4 Mã đề thi 828
- Câu 11: Vi phạm pháp luật có mấy dấu hiệu cơ bản? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 12: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ có nghĩa là A. mọi công dân ở bất kỳ độ tuổi nào cũng phải làm nghĩa vụ quân sự. B. mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật. C. mọi công dân ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có quyền bầu cử. D. mọi công dân ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có quyền ứng cử. Câu 13: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống để trở thành hành vi hợp pháp của A. công dân. B. cá nhân, tập thể. C. các tổ chức nhà nước. D. cá nhân, tổ chức. Câu 14: “Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội” thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. C. Pháp luật có tính khách quan. D. Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 15: Quyền của công dân không tách rời A. lợi ích của công dân. B. trách nhiệm của công dân. C. nghĩa vụ của công dân. D. quy định của pháp luật. Câu 16: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là A. công dân bình đẳng về quyền và hưởng quyền trước nhà nước theo quy định của pháp luật. B. công dân bình đẳng về quyền trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. C. công dân bình đẳng về quyền và lợi ích trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Câu 17: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện A. bằng quyền lực của nhà nước. B. bằng sức mạnh nhà nước. C. bằng lợi ích kinh tế. D. bằng hệ thống chính trị của nhà nước. Câu 18: Doanh nghiệp sản xuất được kí kết hợp đồng với đối tượng nào sau đây? A. Người đủ 14 tuổi. B. Người mất năng lực hành vi dân sự. C. Người từ đủ 15 tuổi. D. Người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Câu 19: Bản chất giai cấp của pháp luật được thể hiện ở A. tính quyền lực của giai cấp thống trị trong xã hội. B. những nhu cầu và lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. ý chí của giai cấp thống trị nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. D. ý chí của tất cả các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Câu 20: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. vợ, chồng có quyền ngang nhau về tài sản riêng. B. chỉ có người chồng mới có quyền quyết định những việc lớn trong gia đình. C. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. D. người vợ có nghĩa vụ chăm sóc và nuôi dạy con. Câu 21: Một trong những vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội là Trang 2/4 Mã đề thi 828
- A. phương tiện quản lí của một số tổ chức. B. phương tiện để công dân quản lí nhà nước và xã hội. C. phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. D. yếu tố chủ yếu giúp kinh tế phát triển. Câu 22: Tuân thủ pháp luật là A. làm những gì mà pháp luật cho phép làm. B. không làm những điều mà pháp luật cấm. C. căn cứ vào pháp luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân. D. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Câu 23: Nội dung cơ bản của pháp luật là A. những quy định về quyền và lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm. B. những quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. C. những quy định về quyền và lợi ích. D. những quy định về điều mà pháp luật cấm. Câu 24: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. chính trị. B. văn hóa. C. xã hội. D. kinh tế Câu 25: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ A. không gian cho phép. B. pháp luật. C. thời gian cho phép. D. hương ước làng xã. Câu 26: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình và bị xử lý theo A. bộ luật hình sự. B. bộ luật dân sự C. bộ luật hành chính. D. quy định của pháp luật Câu 27: Điều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam, nữ hay thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn tạm trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”, thể hiện công dân bình đẳng về A. kinh tế. B. văn hóa. C. xã hội. D. chính trị. Câu 28: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành luật để quản lí xã hội. B. Chỉ có nhân dân được quyền xây dựng và ban hành quyền để quản lí nhà nước. C. Chỉ có Tòa án nhân dân mới có quyền ban hành luật. D. Chỉ có người đứng đầu đất nước mới có quyền ban hành pháp luật. Câu 29: Anh Bình đang lưu thông trên đường bằng ô tô, gặp một người đàn ông bị tai nạn nhưng không cứu giúp khiến người bị nạn tử vong do không được cấp cứu kịp thời. Theo quy định của pháp luật hành vi của anh Bình sẽ bị xử lí thế nào? A. Bị xử lý hành chính và bị kỷ luật ở cơ quan, nơi mình đang sinh sống. B. Phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. C. Bị phạt hành chính về hành vi cố tình không cứu giúp người bị nạn. D. Phạt cảnh cáo và gửi giấy thông báo về cơ quan yêu cầu xử lí kỷ luật. Câu 30: Chủ thể không nhận thấy trước được hậu quả cho xã hội và cho người khác thì vi phạm lỗi nào sau đây? A. Lỗi cố ý gián tiếp. B. Lỗi cố ý trực tiếp. C. Lỗi vô ý do cẩu thả. D. Lỗi vô ý do quá tự tin. Trang 3/4 Mã đề thi 828
- Câu 31: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, sẽ bị xử phạt A. dân sự. B. hành chính. C. hình sự. D. kỉ luật. Câu 32: Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm hành chính? A. Đi vào đường cấm, đường một chiều. B. Đi ngược chiều gây tai nạn nghiêm trọng. C. Sử dụng tài liệu khi thi cử. D. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Câu 33: Để giao kết hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động dựa trên nguyên tắc nào? A. Công bằng, trách nhiệm. B. Tự do làm những công việc mà pháp luật không cấm. C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm. Câu 34: Hoạt động thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của hoạt động A. tôn giáo. B. chính trị. C. văn hóa. D. tín ngưỡng. Câu 35: Ông An là cán bộ cấp cao của Huyện Thanh Hà, có hành vi giết người. Hỏi ông An có bị coi là tội phạm không? Và khi xử lí thì giống như những công dân bình thường không? A. Có bị coi là tội phạm và bị xử lí như những người khác. B. Có bị coi là tội phạm và không bị xử lí như những người khác. C. Không bị coi là tội phạm và không bị xử lí như những người khác. D. Là tội phạm và xử lí nặng hơn những người khác. Câu 36: Chị Oanh kí kết hợp đồng với doanh nghiệp sử dụng lao động khi mới 14 tuổi. Vậy doanh nghiệp sử dụng chị Oanh đã vi phạm A. luật hình sự. B. luật dân sự. C. luật lao động. D. luật kinh doanh. Câu 37: Trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam là A. trách nhiệm kỷ luật. B. trách nhiệm hình sự. C. trách nhiệm dân sự. D. trách nhiệm hành chính. Câu 38: Việc đảm bảo số lượng Đại biểu tham gia Quốc hội là người dân tộc thiểu số thể hiện A. các dân tộc được bình đẳng về mặt kinh tế. B. các dân tộc được bình đẳng về mặt văn hóa. C. các dân tộc được bình đẳng về xã hội. D. các dân tộc được bình đẳng về mặt chính trị. Câu 39: Từ tháng 11946 đến nay Quốc hội nước Việt Nam ban hành Hiến pháp mấy lần? A. 4 lần. B. 6 lần. C. 3 lần. D. 5 lần. Câu 40: Trường hợp nào sau đây vi phạm pháp luật? A. Một người tâm thần thực hiện hành vi giết người. B. Một người thuê mướn người khác làm việc. C. Một người điều khiển xe ô tô cố ý đi ngược chiều trên đường cấm. D. Một người chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 4/4 Mã đề thi 828
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 127
4 p | 60 | 5
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 130
4 p | 36 | 3
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 125
4 p | 50 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 121
4 p | 39 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 131
4 p | 38 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 130
4 p | 49 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 129
4 p | 29 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 128
4 p | 38 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 127
4 p | 35 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 126
4 p | 68 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 125
4 p | 27 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 124
4 p | 39 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 123
4 p | 32 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 122
4 p | 51 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 121
4 p | 40 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 120
4 p | 42 | 2
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2018-2019 lần 1 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 123
4 p | 33 | 1
-
Đề KSCL THPT Quốc gia môn Toán 12 năm 2018 - Trường THPT Lê Xoay
6 p | 59 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn