Đề kiểm tra học kì 2 Địa lý 12 - Sở GD&ĐT Bến Tre (2012-2013) giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề KT HK 1 Địa lý 12 - Sở GD&ĐT Bến Tre (2012-2013)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
BẾN TRE Năm học: 2012 - 2013
Môn: ĐỊA LÝ Lớp: 12 THPT
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
I. PHẦN BẮT BUỘC (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày vị trí địa lý Việt Nam
và nêu ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam.
Câu 2: (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam, trình bày:
a) Các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta.
b) Đặc điểm về diện tích lưu vực, lưu lượng nước của hệ thống sông Mê Công (trên lãnh
thổ nước ta).
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Xác định phạm vi các miền địa lý tự nhiên ở nước ta.
b) Trình bày đặc trưng cơ bản của mỗi miền về địa hình và khí hậu.
II. PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Học sinh được chọn 1 trong 2 câu dưới đây:
Câu 4.a:
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu dưới đây, nêu nhận xét và giải thích về sự biến
động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2010.
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm (Đơn vị: Triệu ha)
Tổng diện Diện tích rừng Diện tích Độ che phủ
Năm
tích rừng tự nhiên rừng trồng (%)
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2010 13,4 10,3 3,1 39,5
Câu 4.b:
Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam, hãy chỉ ra những biểu hiện của tình
trạng phân bố dân cư chưa hợp lý ở nước ta.
- Hết -
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I
BẾN TRE Năm học: 2012 - 2013
Môn: ĐỊA LÝ - Lớp 12 THPT
Câu Nội dung Điểm
1. a) Vị trí địa lý: 1,0
- Nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực ĐNÁ.
- Nêu được hệ tọa độ địa lý phần trên đất liền; trên vùng biển.
(số liệu tương đối, chấp nhận sai số ở đơn vị phút)
b) Ý nghĩa tự nhiên: 1,0
- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm
gió mùa.
- Tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, phong phú về tài nguyên khoáng sản,
tài nguyên sinh vật.
- Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.
2. a) Đặc điểm chung của sông ngòi: 1,5
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- Chế độ nước theo mùa.
b) Đặc điểm về diện tích lưu vực, lưu lượng nước của hệ thống sông Mê Công: 0,5
- Yêu cầu đọc từ Atlat: Hệ thống sông Mê Công có diện tích lưu vực lớn thứ 2
trên lãnh thổ; có lưu lượng nước trung bình lớn nhất...
- Các ý khác: nếu hợp lý thì vẫn được tính điểm, nhưng không được > 0,5đ.
3. a) Xác định phạm vi 3 miền địa lý tự nhiên:
- Nêu đúng tên 3 miền ĐLTN 1,0
- Xác định được 2 ranh giới giữa 3 miền: tả ngạn sông Hồng – rìa tây, tây nam
ĐBBB và dãy Bạch Mã.
b) Đặc trưng của mỗi miền:
- Miền B-ĐBBB: 1,0
+ Địa hình: đồi núi thấp, hướng vòng cung, điạ hình cac-xtơ khá phổ biến;
đồng bằng mở rộng; địa hình bờ biển đa dạng.
+ Khí hậu: chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB tạo nên 1 mùa đông lạnh.
- Miền TB-BTB: 1,0
+ Địa hình: núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế, hướng TB-ĐN, có nhiều sơn
nguyên, cao nguyên, lòng chảo…
+ Khí hậu: ảnh hưởng của gió mùa ĐB suy yếu, mùa mưa vào thu đông, mùa
hè có thời tiết gió Tây khô nóng.
- Miền NTB-NB: 1,0
+ Địa hình: các khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan; đồng
bằng châu thổ sông lớn ở NB; bờ biển khúc khuỷu…
+ Khí hậu: tính chất cận xích đạo gió mùa: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm
nhỏ, có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
4.a Nhận xét và giải thích:
- Giai đoạn 1943 - 1983: diện tích rừng bị giảm nghiêm trọng, chủ yếu do chiến 1,0
tranh và do khai thác bừa bãi.
- Giai đoạn 1983 - 2010: diện tích rừng ngày càng tăng lên, chủ yếu do thực hiện 1,0
các biện pháp bảo vệ rừng và trồng mới rừng, tuy nhiên vẫn chưa bằng diện tích
rừng trước đây (năm 1943).
(các ý trên phải có số liệu minh họa)
- 4.b. Sự phân bố dân cư chưa hợp lý:
- Mật độ dân số cao ở đồng bằng; thưa thớt ở trung du, miền núi. 1,0
- Các đô thị lớn, đông dân tập trung ở đồng bằng, ven biển.
- Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn; dân thành thị chiếm tỉ lệ nhỏ
*Yêu cầu: các ý trên đều phải có minh họa số liệu từ tờ bản đồ Dân số. 1,0
GV lưu ý:
- Những ý trên chỉ mang tính chất định hướng. Trước khi chấm cần có sự thống nhất
trong Tổ bộ môn về mức độ vận dụng cho điểm trong từng ý, đồng thời phải bảo đảm không
được vượt quá số điểm quy định của mỗi câu.
- Cần linh hoạt trước các phương án trả lời của học sinh đối với các câu hỏi mở (nhận xét,
giải thích,...). Chú ý đánh giá đúng mức việc vận dụng kiến thức, các kỹ năng (bản đồ, biểu đồ,
số liệu…) của học sinh trong quá trình làm bài.