intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Sử 11 - THPT Hồng Ngự 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi kiểm tra chất lượng học kì 1 của trường THPT Hồng Ngự 1 giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Sử 11 - THPT Hồng Ngự 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học 2012 – 2013 _____________ Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 11 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề thi đề xuất: Trường THPT Hồng Ngự 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Tại sao Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị? Trình bày nội dung cơ bản của cuộc cải cách này. Ý nghĩa nổi bật nhất và còn giá trị đến hiện nay của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản là gì? Câu 2: (2.0 điểm) Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong khoảng thời gian trên. Câu 3: (2.0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì? Trong quá trình chiến tranh, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển lớn cục diện chính trị thế giới? II. PHẦN RIÊNG (3.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu (câu 4a hoặc 4b) Câu 4a: (3.0 điểm) Theo chương trình chuẩn Trình bày các biện pháp cải cách của Ra-ma V và cuộc cải cách có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? Câu 3b: (3.0 điểm) Theo chương trình nâng cao Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì? HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học 2012 – 2013 _____________ Môn thi: LỊCH SỬ - Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT Hồng Ngự 1 Câu Nội dung Điểm Tại sao Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị? Trình bày nội dung cơ bản của cuộc cải cách này. Ý nghĩa nổi bật nhất và còn giá trị đến hiện nay của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản là gì? - 1.0 đ - Tại sao Nhật Bản tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị? + Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội. + Các nước tư bản phương Tây, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản “mở cửa”. + Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã đứng trước sự chọn lựa: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ hoặc tiến - 1.0 đ Câu 1 hành duy tân. (3.0 đ) - Nội dung cơ bản của cuộc cải cách: + Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ quý tộc tư sản hoá, thực hiện quyền bình đẳng, ban hành Hiến pháp mới 1889, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. + Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho mua bán ruộng, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng … + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho trưng binh, công nghiệp đóng tàu chiến phát triển, sản xuất vũ khí, mời chuyên gia quân sự nước ngoài. - 1.0 đ + Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng khoa học kĩ thuật, cử học sinh giỏi du học phương Tây. - Ý nghĩa nổi bật nhất và còn giá trị đến hiện nay của cuộc Duy tân Minh Trị đối với Nhật Bản là: Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản trở thành nước có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển nhất châu Á, giữ vững độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của phương Tây. Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong khoảng thời gian trên
  3. - Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của lịch sử Trung Quốc từ - 1.0 đ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Thời gian Sự kiện 01/01/1851 Khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo bùng nổ ở Kim Điền (Quảng Tây) 19/7/1864 Chính quyền Mãn Thanh được sự giúp đỡ của các nước đế quốc đã đàn áp cuộc khởi nghĩa. 1898 Cuộc vận động duy tân do Khang Hữu Vi và Câu 2 Lương Khải Siêu lãnh đạo. (2.0 đ) Khởi nghĩa vũ trang nông dân – Phong trào Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ ở Sơn Đông. 21/9/1898 Phong trào Duy tân bị đàn áp. 1901 Triều đình Mãn Thanh kí Điều ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 8/1905 Trung Quốc Đồng minh hội ra đời. 9/5/1911 Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”. 10/10/1911 Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. 29/12/1911 Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh thành lập Trung Hoa Dân quốc. 06/03/1912 Cách mạng Tân Hợi chấm dứt. - Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. - 1.0 đ Từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị, nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì? Trong quá trình chiến tranh, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển lớn cục diện chính trị thế giới? - Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả: - 1.0 đ Câu 3 Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người (2.0 đ) chết, 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. - Trong quá trình chiến tranh, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển - 1.0 đ lớn cục diện chính trị thế giới? Trong chiến tranh, Cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới. Trình bày các biện pháp cải cách của Ra-ma V và cuộc cải cách có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? - Các biện pháp cải cách của Ra-ma V: - 2.0 đ
  4. + Nông nghiệp: Xoá bỏ chế độ nô lệ, giải phóng lao động. Bỏ nghĩa vụ lao dịch, giảm nhẹ thuế ruộng. + Công thương nghiệp: Khuyến khích tư nhân kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy xay xát gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn và ngân hàng. Câu 4a + Tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu phương Tây và hành (3.0 đ) chính, tài chính, quân sự, giáo dục … giúp Xiêm phát triển theo hướng tư bản. + Ngoại giao: Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẽo, lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp và cắt nhường một số đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền đất nước. - 1.0 đ - Cuộc cải cách có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm? Nhờ đó, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực, mà vẫn giữ được độc lập. Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế gì? - Nước Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào? - 2.0 đ + Sau sự kiện « chè Bô-xtơn », đầu tháng 9-1774, tại Đại hội lục địa lần thứ nhất, các đại biểu Bắc Mĩ yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp. + Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ. + Tháng 5/1775, Đại hội lục địa lần thứ hai quyết định thành lập Câu 4b « Quân đội thuộc địa » và bổ nhiệm Oa-sinh-tơn làm Tổng chỉ huy, kêu (3.0 đ) gọi nhân dân đóng góp xây dựng quân đội. + Ngày 4/7/1776, Đại hội thông qua Tuyên ngôn Độc lập và thành lập Hợp chúng quốc Mĩ. - Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 có những điểm tiến bộ và hạn chế - 1.0 đ gì? + Tiến bộ: Tuyên ngôn khẳng định: Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền được được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. + Hạn chế: Tuyên ngôn không có điều khoản thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm việc mua bán nô lệ …
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn Lịch sử 11 Cấu trúc Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng đề Nhận biết Thông Vận dụng cộng hiểu Câu 1: Chương I – Các nước châu Á, châu 1.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 3.0 đ Phi và khu (33,3%) (33,3%) (33,3%) (100%) vựcMĩLatinh Phầnchung Câu 2: Chương I – Các nước châu Á, châu 1.0 đ 1.0 đ 2.0 đ Phi và khu vực (50%) (50%) (100%) MĩLatinh Câu 3: Chương II – 1.0 đ 1.0 đ 2.0 đ Chiến tranh thế giới (50%) (50%) (100%) thứ nhất (1914 - 1918) Tổng chung 3.0 đ 2.0 đ 2.0 đ 7.0 đ Câu 4a (Cơ bản): Chương I – Các nước châu Á, châu 2.0 đ 1.0 đ Phi và khu vực (66,6%) (33,3%) 3.0 đ Phần riêng MĩLatinh (100%) Câu 4b (Nâng cao): Chương I – Các cuộc cách mạng tư 2.0 đ 1.0 đ sản (từ giữa thế kỉ (66,6%) (33,3%) XVI đến cuối thế kỉ XVIII)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0