intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề phòng sốt xuất huyết nặng ở trẻ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỉ lệ tử vong chung hiện nay của bệnh nhân sốt xuất huyết là 0,09%. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân nhập viện trễ trong tình trạng sốc nặng, sốc kéo dài rất khó khăn cho công tác điều trị cứu sống bệnh nhân. Gần đây có nhiều trẻ bị sốt xuất huyết (SXH) được đưa đến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM trong tình trạng nặng và nguy kịch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề phòng sốt xuất huyết nặng ở trẻ

  1. Đề phòng sốt xuất huyết nặng ở trẻ Tỉ lệ tử vong chung hiện nay của bệnh nhân sốt xuất huyết là 0,09%. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân nhập viện trễ trong tình trạng sốc nặng, sốc Bệnh nhi N.T.X.Y, kéo dài rất khó khăn cho công 5 tuổi đang được tác điều trị cứu sống bệnh điều trị tại Khoa Hồi nhân. sức BV Nhi Đồng 1 Gần đây có nhiều trẻ bị sốt xuất - TPHCM huyết (SXH) được đưa đến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM trong tình trạng nặng và nguy kịch. Do đặc điểm địa lý và khí hậu của miền Nam, số ca mắc SXH ở các tỉnh, thành phía Nam
  2. luôn cao hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước. Nguy cơ suy đa cơ quan Ngày 11-5, Khoa Hồi sức BV Nhi đồng 1 vừa cứu sống một trường hợp SXH rất nặng. Đó là bệnh nhi N.T.X.Y, 5 tuổi, được chuyển đến BV trong tình trạng bứt rứt, khó thở, tím tái, trụy tim mạch và xuất huyết tiêu hóa. Trước đó Y. được đưa đến một BV tỉnh trong tình trạng sốc SXH độ IV. Sau một thời gian được điều trị chống sốc tích cực nhưng tình trạng của cháu Y. vẫn không cải thiện nên được chuyển đến BV Nhi đồng 1. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó trưởng Khoa Hồi sức BV Nhi đồng 1, bệnh nhi Y. bị SXH rất nặng, ngoài tình trạng sốc kéo dài, suy hô hấp, em còn bị tổn thương gan nặng, rối loạn đông máu và toan chuyển hóa. Để cứu cháu, các bác sĩ cùng lúc đã triển khai nhiều biện pháp điều trị tích cực và hiện đ Lưu ý những
  3. triệu chứng nặng Ba dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ bị SXH là sốt cao; có chấm xuất huyết dưới da, thường gặp nhiều nhất ở trẻ bị SXH ở hai chân; dấu hiệu gan to. Ngoài những dấu hiệu vừa kể, trẻ nhỏ bị SXH còn có các dấu hiệu không đặc
  4. hiệu như ho, sổ mũi và tiêu chảy, khiến các bác sĩ và cha mẹ có thể bị nhầm với các bệnh khác như tiêu chảy cấp, nhiễm trùng đường hô hấp. Khi phát hiện dấu hiệu trở nặng: trẻ ói mửa nhiều, bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi, ói ra máu, đi tiêu ra
  5. máu, thân Từ đầu năm đến nay, BV Nhi đồng 1 nhân phải đưa cũng tiếp nhận một số trường hợp bị trẻ đến BV SXH nặng với biến chứng tổn thương ngay để được đa cơ quan nhập viện trong tình trạng điều trị kịp hôn mê sâu, ngưng thở và bắt đầu có thời. biểu hiện của suy thận cấp, suy gan. Ngoài ra, SXH thể nặng còn có các biểu hiện: sốt cao liên tục, sốc sâu, mạch và huyết áp không có, suy hô hấp, phù, tiểu ít, huyết áp cao. Theo bác sĩ Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng Khoa Hồi sức BV Nhi Đồng 1, đây là trường hợp SXH rất nặng với các biến chứng như sốc kéo dài, tổn thương đa cơ quan gây suy thận cấp, suy gan, tràn máu màng phổi. Cứu sống ca SXH thể não hiếm gặp Trước đó, BV Nhi đồng 1 cũng cấp cứu trường hợp SXH ở tình trạng nặng là cháu T.D.A.P, 10 tháng tuổi, nhà ở quận 10 - TPHCM, vào BV Nhi Đồng 1 vì sốt cao. Mẹ bé cho biết trước đó cháu bệnh đã hai ngày, sốt cao liên tục không hạ dù đã sử dụng thuốc hạ nhiệt, ngoài ra còn có hồng ban giống mề đay rải rác
  6. toàn thân và thỉnh thoảng bé có ộc sữa. Mặc dù khi nhập viện, bệnh nhi được điều trị bằng kháng sinh, hạ nhiệt và nâng đỡ tổng trạng nhưng nhiệt độ cơ thể bé vẫn ở mức 39 oC – 40 oC. Đến ngày thứ 5, cháu bé bắt đầu lừ đừ, kém linh hoạt, có những cơn giật mình, sau đó lơ mơ nặng hơn. Bên cạnh những xét nghiệm máu, các bác sĩ thực hiện thêm các xét nghiệm bệnh não, bệnh SXH, hội chẩn với chuyên khoa và chẩn đoán bé bị SXH thể não, tiếp tục theo dõi sát và đổi sang truyền dung dịch cao phân tử. Đến ngày thứ 7, bé bớt quấy hơn, da vùng cẳng chân nổi ban phục hồi rõ dần. Bệnh nhi xuất viện khi đã hoàn toàn khỏe mạnh sau 10 ngày nằm viện. Cảnh giác SXH ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi Đối tượng mắc bệnh thường gặp là trẻ em trên 1 tuổi nhưng thực tế một số trường hợp SXH nặng xảy ra ở nhóm tuổi nhỏ hơn 12 tháng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, cho biết SXH ở trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác và rất khó phát hiện sớm. Trường hợp nhỏ
  7. tuổi nhất được ghi nhận ở trẻ 1 tháng tuổi. Trẻ nhỏ ít bị SXH Dengue, nhưng khi bị thì nguy cơ nặng và tử vong cao hơn trẻ lớn. Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ, bệnh biểu hiện không đặc hiệu nhưng diễn tiến dễ nặng hơn trẻ lớn, nên khó dự kiến việc xuất hiện sốc và khó dự liệu kết quả điều trị. Các bậc phụ huynh lưu ý, không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2