intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những hiểu nhầm thường gặp khi bị sốt xuất huyết

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng thuốc hạ sốt quá nhiều hoặc truyền đạm hay vitamin vì thấy người mất nước là những sai lầm thường gặp với các bệnh nhân sốt xuất huyết, dễ gây biến chứng, hoặc khiến bệnh nặng hơn. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia khuyến cáo bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để tránh bệnh biến chứng nặng. 1. Không có thuốc điều trị đặc hiệu: Sốt xuất huyết là bệnh do virus, diễn biến bệnh là quá trình tự nhiên giữa cơ thể với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những hiểu nhầm thường gặp khi bị sốt xuất huyết

  1. Những hiểu nhầm thường gặp khi bị sốt xuất huyết Dùng thuốc hạ sốt quá nhiều hoặc truyền đạm hay vitamin vì thấy người mất nước là những sai lầm thường gặp với các bệnh nhân sốt xuất huyết, dễ gây biến chứng, hoặc khiến bệnh nặng hơn. Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia khuyến cáo bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để tránh bệnh biến chứng nặng.
  2. 1. Không có thuốc điều trị đặc hiệu: Sốt xuất huyết là bệnh do virus, diễn biến bệnh là quá trình tự nhiên giữa cơ thể với virus. Có người nhẹ, có người nặng, nhưng không thể đoán trước được trường hợp nào sẽ diễn tiến nặng. Việc điều trị, tác động chỉ mang tính chất hỗ trợ. Rối loạn đến đâu điều trị đến đấy để qua giai đoạn nguy hiểm, không thể chặn trước được. Diễn tiến bệnh tối đa là một tuần, có người kéo dài hơn. 2. Không thể hạ ngay cơn sốt: Tâm lý của nhiều người đang khỏe mạnh, tự dưng sốt, người mệt mỏi khi đến bác sĩ thì yêu cầu chữa hết sốt ngay. Đây là quan niệm sai lầm, đặc biệt là với bệnh sốt xuất huyết vì sốt do virus nên nhiệt độ hạ rồi quay lại ngay. Thực tế, sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể. Virus gây bệnh đã kích thích cơ thể gây sốt nhưng chính những cơn sốt như thế có tác dụng khống chế virus, làm virus không phát triển. Nhiều người vì muốn hạ sốt nên đã dùng thuốc hạ sốt nhiều lần (4-5 lần một ngày) dẫn đến lạm dụng thuốc. Hậu quả là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể yếu, hồi phục kém, thậm chí gây ảnh hưởng đến tế bào gan. Nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết đã làm tăng men gan nhưng khi uống nhiều lần thuốc hạ sốt thì càng làm suy gan nặng nề hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần hạ sốt. Với những bệnh sốt cao quá, cần phải can thiệp vì có
  3. thể dẫn đến co giật. Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà áp dụng cách nào. Ca nhẹ có thể chỉ cần nằm nơi thoáng mát, chườm đá, nặng hơn thì phải hạ nhiệt, dùng thuốc an thần, tránh cơn co giật. 3. Ba ngày đầu bị sốt bệnh nhân không nên truyền dịch: Trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mất dịch: sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, thậm chí có người nôn, sợ không dám ăn. Lúc này, nhiều người thường nghĩ đến truyền dịch nhưng điều này là không nên. Bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nên nếu truyền dịch người bệnh hay bị sốc. Vì thế, giải pháp tốt nhất là nếu người bệnh còn ăn uống được thì bù bằng nước hoa quả, nước thường, nước rau, oresol.... Trường hợp không ăn uống được, nôn và muốn truyền dịch phải có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không truyền dung dịch đạm, hay có pha vitamin vì rất hay bị sốc. Trong quá trình truyền, phải theo dõi sát khi thấy người bệnh rét run, nhiệt độ tăng thì phải bỏ truyền dịch ngay. Nếu không khi bị sốc sẽ rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà.
  4. 4. Từ ngày thứ 4 là giai đoạn nguy hiểm của bệnh: Bệnh nhân xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như: tụt huyết áp, đau bụng, chảy máu bất thường, tràn dịch màng phổi... Vì thế khi thấy bệnh nhân nằm vật vã, sốt li bì, chướng bụng, khó thở, đi tiểu ít, chảy máu bất thường cần đưa đi khám bác sĩ. Đây là giai đoạn tăng thấm, bệnh nhân dễ bị thoát dịch qua màng bụng. Các bác sĩ có thể quyết định truyền dịch với tốc độ nhanh hơn tốc độ thấm ra ngoài của cơ thể và phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện kịp thời bất thường. 5. Khi bệnh đã hồi phục thì không nên truyền dịch: Ngay cả khi đã xuất viện, bệnh nhân cũng phải mất 7-10 ngày để hồi phục lại. Dù đã khỏi, nhưng bệnh nhân vẫn có triệu chứng mệt mỏi, đứng lên hoa mắt chóng mặt. Vì thế nhiều người muốn truyền dịch để mau chóng khỏe. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn thừa nước, truyền dịch vào sẽ rất nguy hiểm, có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể tử vong. Nói chung, khi bị sốt cao, bệnh nhân cần đi khám để biết chính xác xem có bị sốt xuất huyết không. Nếu nhẹ có thể tự điều trị ở nhà và theo dõi thêm. Đặc
  5. biệt sau 3 ngày đầu bị sốt, nếu người vẫn mệt, nằm li bì, sốt cao... thì bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2