intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề phòng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

141
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề phòng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi Các hoạt động vận động của cơ thể sẽ giảm đi rất nhiềutheo sự tăng lên của độ tuổi, cho nên nhu cầu về dinh dưỡng (DD) của cơ thể người cao tuổi (NCT) cũng bị ảnh hưởng theo. Mặt khác, ở NCT rất thường xảy ra bệnh tật và kèm theo đó là sự xáo trộn về mặt sinh học nên phát sinh các vấn đề rối loạn có liên quan đến chế độ DD, nếu không được quan tâm chăm sóc thì rất dễ xảy ra tình trạng suy DD...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề phòng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi

  1. Đề phòng suy dinh dưỡng ở người cao tuổi Các hoạt động vận động của cơ thể sẽ giảm đi rất nhiềutheo sự tăng lên của độ tuổi, cho nên nhu cầu về dinh dưỡng (DD) của cơ thể người cao tuổi (NCT) cũng bị ảnh hưởng theo. Mặt khác, ở NCT rất thường xảy ra bệnh tật và kèm theo đó là sự xáo trộn về mặt sinh học nên phát sinh các vấn đề rối loạn có liên quan đến chế độ DD, nếu không được quan tâm chăm sóc thì rất dễ xảy ra tình trạng suy DD ở NCT. Cần quan tâm đến các lý do có thể làm cho cơ thể NCT bị rối loạn Tổn thương về tâm lý: NCT hay có cảm giác cho rằng mình là người thừa trong nhà nên rất dễ bị tổn thương tâm lý, dẫn đến bỏ ăn khi có bất đồng với con cháu mà đôi khi chỉ là những lời nói vu vơ. Trong hầu hết các bữa ăn rất cần có người ăn cùng, vừa để trò chuyện trong khi ăn, vừa bình phẩm về món ăn, có như thế thì bữa ăn mới hứng thú. Cho nên, đối với những NCT sống đơn độc không có người san sẻ, ăn uống chỉ có một mình, dễ dẫn đến ăn qua loa cho xong bữa và ăn không có cảm giác ngon miệng, đôi khi dẫn đến việc nhịn ăn vì không cảm thấy đói. NCT thường rất ít vận động, sống thụ động, thường hay xảy ra ở những người phải ngồi, nằm một chỗ nhiều, cơ thể không có sự tiêu hao năng lượng cho nên cũng dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn. Một bữa cơm thân mật và đầm ấm sẽ giúp NCT ăn ngon miệng hơn. Các chức năng sinh học của cơ thể suy yếu: khi tuổi càng nhiều thì những hoạt động co bóp của hệ thống tiêu hóa càng bị giảm sút, đồng thời các men tiêu hóa cũng bị suy giảm nên việc tiêu hóa các loại thực phẩm cũng giảm theo. Hơn nữa, các chức năng của mũi,
  2. của vị giác cũng giảm, từ đó mức độ hấp dẫn của các món ăn bị giảm nên việc thưởng thức bữa ăn trở nên kém. Các bệnh lý và thuốc dùng trị bệnh: cơ thể NCT bị thay đổi rất nhiều về mặt sinh học, nên mỗi khi bị bệnh đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống và nếu phải điều trị bằng thuốc thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống. Mặt khác, ở NCT, do hiện tượng lão hóa nên răng sẽ rụng dần hoặc nếu răng còn nhưng có bệnh lý về răng miệng cũng làm cho việc nhai thức ăn bị ảnh hưởng, do đó làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Cần xây dựng chế độ ăn theo tiết chế DD phù hợp Về năng lượng: ở NCT, việc vận động thể lực bị giảm sút do hiện tượng lão hóa cho nên khối lượng cơ bắp cũng giảm đi rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu về năng lượng cũng giảm so với lúc còn trẻ. Trong chế độ ăn hàng ngày cần giảm bớt những thức ăn giàu năng lượng, nhằm tránh tăng gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa, dẫn đến thừa cân, tích tụ mỡ, đây còn là đề phòng các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường… Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng theo sinh lý ở NCT thì việc chuyển hóa chất bột đường trong cơ thể đã phần nào bị suy giảm. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nên chọn lựa những thức ăn có lượng bột đường thấp như: bún, phở, gạo lứt, gạo chà xát không quá trắng, khoai củ giàu chất xơ, hoặc các loại bánh mì làm từ các loại ngũ cốc… Ngoài ra, NCT nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa đường dễ hấp thu như: nước ngọt, bánh kẹo… để tránh bị tăng lượng đường trong máu lên nhanh sau khi ăn, việc này không có lợi cho sức khỏe. Chất đạm: không chỉ cần thiết cho hoạt động cơ thể ở NCT mà còn giúp cho khẩu vị bữa ăn ngon hơn, thế nhưng ở NCT thì quá trình tiêu hóa và hấp thu chất đạm của cơ thể cũng phần nào bị suy giảm, cho nên những thức ăn giàu chất đạm như: thịt gia cầm, hải sản, trứng… sẽ làm cho NCT khó chịu sau khi ăn, vì khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất, NCT nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thịt lẫn mỡ và nên ăn cá, vì chất đạm từ cá làm cho quá trình tiêu hóa dễ hơn, nhanh hơn và nhất là có chứa một số acid béo cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nguồn đạm từ thực vật như: các loại đậu, đậu hũ, sữa đậu nành cũng là những thực phẩm cung cấp chất đạm tốt, dễ tiêu hóa, rất tốt cho cơ thể NCT. Chất béo: các hoạt động tiêu hóa, hấp thu cũng như điều hòa tổng hợp chất béo trong cơ thể NCT bị suy giảm, nên rất dễ dẫn đến hội chứng rối loạn chuyển hóa mà thường thấy nhất là rối loạn mỡ máu. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, NCT cần hạn chế dùng mỡ động vật, nội tạng động vật, óc heo, bơ vì những thức ăn này chứa nhiều chất béo no và cholesterol không tốt cho tim mạch mà nên sử dụng chất béo từ dầu thực vật trong việc chế biến thức ăn. Tuy nhiên, nên hạn chế thức ăn chiên, xào, xối mỡ, hambuger vì chúng chứa nhiều chất béo và rất khó tiêu mà chỉ nên ăn các loại cá và mỡ cá như: mỡ cá hú, cá tra… nhằm cung cấp một số acid béo cần thiết mà cơ thể không tổng hợp được như: omega-3, omega-6. Chất khoáng, vitamin và chất xơ: đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe. Do đó, trong bữa ăn
  3. hàng ngày, NCT nên ăn nhiều rau, củ, trái cây ít ngọt ngoài mục đích cung cấp chất khoáng, vitamin, nó còn cung cấp chất xơ để chống táo bón. Ngoài ra, bổ sung canxi phòng ngừa loãng xương ở NCT thông qua việc hàng ngày uống sữa, ăn sữa chua vừa cung cấp canxi vừa đưa vào cơ thể một số men có lợi cho quá trình tiêu hóa. Trong khi ăn, NCT cần tránh ăn quá no và thức ăn nên nấu nhừ, dễ nhai, dễ nuốt. Bên cạnh đó, cần tạo một tinh thần thật thoải mái, tạo niềm vui hạnh phúc với người thân để việc đón nhận bữa ăn được dễ dàng hơn và sẽ ăn ngon miệng hơn. Về phía NCT, cũng nên tăng sự năng động trong cuộc sống như: đi thăm họ hàng, tham gia các câu lạc bộ, tập thể dục hàng ngày, sinh hoạt tập thể… Tránh cuộc sống thụ động như: ngồi một chỗ nhiều, hạn chế hoặc từ bỏ các thói quen không có lợi như: hút thuốc, uống rượu, ăn mặn… và nhất là nên đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm những bất thường và có hướng điều trị thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2