Đề tài: Côngg tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 132
download
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Côngg tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- LUẬN VĂN Đề tài: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm …..
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 1 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... LỜI MỞ ĐẦU Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước và điều hành xã hội. Do vậy thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân sẽ củng cố và tăng niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra, thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lợi đều thuộc về nhân dân. Việc quan tâm đến lợi ích của nhân dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện để giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh, đúng pháp luật, bảo vệ và khôi phục kịp thời lợi ích hợp pháp cho nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tạo niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện hơn nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo nhanh hơn, đúng người, đúng việc và đúng thẩm quyền xử lý hơn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Song bên cạnh đó, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường có nhiều vấn đề phức tạp nên tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở các địa phương có chiều hướng gia tăng, diễn ra không bình thường. Có nhiều đơn phức tạp kéo dài nhiều năm do không được giải quyết, giải quyết không đúng pháp luật, xử lý không nghiêm minh. Bên cạnh đó còn có nhiều đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về mặt giải quyết khiếu nại, tố cáo mà còn ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của địa phương. Từ trước đến nay việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Thanh tra nhà nước. Vai trò Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 2 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thể hiện trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong công tác tiếp dân, quản lý về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và nhiệm vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Thanh tra nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước trên địa bàn của các địa phương. Từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005 được Quốc hội ban hành đã giúp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được hiệu quả hơn. Việc chọn đề tài “Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Trong điều kiện thời gian có hạn, bên cạnh khả năng nhận thức và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của các cán bộ phụ trách về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, cũng như các ý kiến góp ý, nhận xét của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 3 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... PHẦN I: BÁO CÁO KẾ HOẠCH THỰC TẬP VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THANH TRA NHÀ NƯỚC A. KẾ HOẠCH THỰC TẬP: Tuần 01 đến tuần 02: Từ ngày 16/3 – 29/3/2009: Báo cáo lãnh đạo cơ quan về nội dung và kế hoạch thực tập. Tìm hiểu cơ quan thực tập và những quy trình hành chính. Tìm hiểu công tác soạn thảo các loại văn bản tại cơ quan Thanh tra. Đọc, nghiên cứu hồ sơ về khiếu nại, tố cáo liên quan đến chuyên đề thực tập. Viết đề cương chuyên đề. Tuần 03 đến tuần 07: Từ ngày 30/3 – 03/5/2009: Thu thập số liệu và theo dõi tình hình tiếp dân. Tham gia trực công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổng hợp các báo cáo để thực hiện việc viết chuyên đề. Tuần 08 đến ngày 15/5/2009: Từ ngày 04/5 – 15/5/2009: Viết báo cáo chuyên đề. Trình lãnh đạo cơ quan nhận xét quá trình thực tập và nhận xét của giảng viên hướng dẫn. B. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH THANH TRA NHÀ NƯỚC: 1. Lịch sử hình thành về ngành Thanh tra: Khởi nghiệp cho sự ra đời của ngành Thanh tra là Ban Thanh tra đặc biệt được quy định trong Sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945, lần đầu tiên quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ. Với khái niệm "Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới, cán bộ thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ, tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt, người được giao quyền thanh tra phải luôn luôn xem trọng công tác thanh tra”. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 4 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Đến Hiến pháp năm 1946, quy định của pháp luật về Thanh tra cũng chưa được xác định cụ thể và do đó hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đối với Chính phủ được giao cho Ban Thường vụ của Nghị viện. Sau Hiến pháp năm 1946 và đến Hiến pháp năm 1980 pháp luật về Thanh tra cũng chỉ mới xác định là chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, nhưng chưa có quy định về quyền thanh tra, kiểm tra cũng như chưa giao nhiệm vụ cho một cơ quan nhà nước cụ thể nào. Mà đến năm 1990, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 được ban hành và quyền thanh tra được xác định là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và quyền thanh tra được giao cho các cơ quan Thanh tra nhà nước thực hiện. Trên tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đảng ta đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Pháp lệnh Thanh tra ra đời tạo lập một khuôn khổ pháp lý để xây dựng và phát triển ngành Thanh tra trong thời kỳ đổi mới. Đứng trước những yêu cầu đổi mới, để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trong cơ chế thị trường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước như Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII), Nghị quyết trung ương 3 (Khoá VIII) và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, hoàn thiện thể chế pháp luật về Thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác thanh tra là những đòi hỏi tất yếu để Luật Thanh tra năm 2004 ra đời. Luật Thanh tra đã tiếp tục khẳng định và làm rõ vị trí, vai trò của các cơ quan Thanh tra nhà nước. Các cơ quan Thanh tra là bộ phận quan trọng, không thể thiếu Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 5 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... được trong cơ cấu bộ máy nhà nước, là công cụ đắc lực để giữ gìn, bảo vệ và tăng cường quản lý, là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng có tính độc lập tương đối với cơ quan quản lý. Như vậy, với vị trí vai trò của mình, trong gần 60 năm kể từ Ban Thanh tra đặc biệt (Sắc lệnh 64/SL năm 1945) đến Luật Thanh tra 2004, toàn ngành Thanh tra nói chung và cán bộ công nhân viên của ngành đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước ngày một hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đặt ra những nhiệm vụ và trọng trách mới trong sự nghiệp quản lý nhà nước nói chung và trong công tác phòng ngừa, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục. Phát huy những nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, và các cá nhân. 2. Khái niệm về công tác thanh tra trong Luật Thanh tra năm 2004: Khái niệm và thuật ngữ cụ thể để thể hiện nội dung bao hàm của từ thanh tra, kiểm tra theo như căn cứ vào khái niệm của từ điển tiếng Anh - Thanh tra = Inspect, có nghĩa là nhìn vào bên trong, chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định. Theo từ điển tiếng Việt - Thanh tra bao hàm nội dung là việc kiểm tra xem xét, việc làm tại chỗ của địa phương, cơ quan, xí nghiệp do người thuộc cơ quan có thẩm quyền thực hiện, còn kiểm tra (theo từ điển tiếng Việt) là việc kiểm tra xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét thì chưa được quy định một cách cụ thể trong một văn bản mang tính giá trị pháp lý nào. Năm 1945, sau khi sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, thì thuật ngữ thanh tra bắt đầu được xuất hiện nhưng vẫn mang tính chất chung chung, kể cả trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 cũng chưa sử dụng thuật ngữ thanh tra. Trong Hiến pháp năm 1980 thì thuật ngữ thanh tra được sử dụng và xác định đó là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 6 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Đến Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ tại các Điều 112, 115, 116, và 124. Tại Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh tra một lần nữa khẳng định đó là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước. Sau khi Luật Thanh tra năm 2004 ra đời đã làm rõ hơn nội dung bao hàm của thuật ngữ thanh tra, kiểm tra cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra nhà nước. Như vậy, từ những khái niệm về thuật ngữ thanh tra nêu trên, qua các thời kỳ của lịch sử, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, với mục đích thanh tra trong phạm vi mà pháp luật quy định, Thanh tra với vai trò, chức năng là một công cụ quản lý, có thể khẳng định thanh tra là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước nói chung, là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và là phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm nói riêng. Luật Thanh tra được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 tại kỳ họp thứ 5, khoá XI, bao gồm 5 chương, 70 điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. Phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về tổ chức, hoạt động Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân. Mục đích thanh tra được quy định tại điều 3 như sau: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của Luật Thanh tra năm 2004 là vấn đề xây dựng cơ cấu, tổ chức của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong mối tương quan phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên tinh thần của Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 7 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, xác định "Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cần tiến hành đồng bộ với cải cách bộ máy nhà nước và trên cơ sở phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, theo lĩnh vực". Trong quá trình sắp xếp kiện toàn tổ chức, đảm bảo nguyên tắc thanh tra có tính độc lập tương đối nhưng phải gắn liền với quản lý, Luật Thanh tra quy định rõ về tính hệ thống của các cơ quan Thanh tra. Mức độ quan hệ giữa các cơ quan Thanh tra nhà nước, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo về mặt công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra giữa Thanh tra cấp trên với cấp dưới. Theo quy định tại Luật Thanh tra, các cơ quan Thanh tra nhà nước có cơ cấu tổ chức như sau: Tổ chức các cơ quan Thanh tra theo cấp hành chính gồm: - Thanh tra Chính phủ - Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong đó Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ có Tổng thanh tra, Phó tổng thanh tra và Thanh tra viên. Tổng thanh tra là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh. Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 8 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... thanh tra tỉnh do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, có trách nhiệm giúp UBND huyện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND cấp huyện. Thanh tra huyện có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra, do Chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh. Tổ chức các cơ quan Thanh tra theo ngành, lĩnh vực có: - Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Thanh tra sở. Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Thanh tra bộ có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và các Thanh tra viên. Chánh thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra sở là cơ quan của Sở, có trách nhiệm giúp Giám đốc sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc sở. Thanh tra sở có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên. Chánh thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh thanh tra tỉnh. Như vậy, nhìn vào cơ cấu tổ chức chung của các cơ quan Thanh tra nhà nước được quy định trong Luật Thanh tra năm 2004 đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 9 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... và Nhà nước đối với ngành thanh tra trong công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, tổ chức Thanh tra được xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra phù hợp với cơ chế quản lý nhà nước. Đồng thời tổ chức bộ máy của các cơ quan Thanh tra được kiện toàn trên cơ sở thu gọn đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất về tổ chức và hoạt động thanh tra, phù hợp với nội dung, đối tượng, phạm vi của các loại hình thanh tra, Luật Thanh tra đã có một bước đổi mới mạnh mẽ, triệt để về tổ chức Thanh tra trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở xác định vị trí của các cơ quan Thanh tra nhà nước, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra của các cơ quan Thanh tra nhà nước phải phù hợp với sự phân công, phân cấp của các cấp, các ngành. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra nhà nước được quy định trong Luật Thanh tra đã xác định cơ quan Thanh tra nhà nước không chỉ là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước như các cơ quan quản lý nhà nước khác, mà còn là cơ quan có đặc thù xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân do đó có những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn khác với cơ quan quản lý nhà nước. Trên tinh thần kế thừa Pháp lệnh Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh phòng chống tham nhũng, Luật Thanh tra quy định đầy đủ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra gồm: - Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước cùng cấp. - Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. - Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. - Giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 10 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Về cơ cấu, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra được quy định từ Điều 13 đến Điều 29 trong Luật Thanh tra năm 2004. Như vậy, có thể nói những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra, đặc biệt là sự phân định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành là những biểu hiện nổi bật so với Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nói riêng và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 11 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... PHẦN II : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI : CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI THANH TRA HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BR- VT Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 12 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG 1. Nguồn gốc hình thành Luật Khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Giải quyết khiếu nại, tố cáo là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đồng thời làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Quá trình triển khai thực hiện cho thấy Luật Khiếu nại, tố cáo đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Hàng năm, các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận và giải quyết hàng trăm nghìn vụ việc khiếu nại, tố cáo. Nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng lâu ngày đã được giải quyết dứt điểm. Các cấp, các ngành nhận thức rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó có nhiều cố gắng, nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác này. Trên thực tế, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số nơi chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Quá trình giải quyết còn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Một số cán bộ, công chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng quy định Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 13 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... của pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Một số người lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để kéo dài thời gian, không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Chính sách, pháp luật trong một số lĩnh vực chưa đầy đủ, đáng chú ý là một số quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo sau nhiều năm thực hiện đã không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, làm hạn chế hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức và công dân. Để giải quyết các vướng mắc đặt ra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức và công dân, ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Đây là lần sửa đổi tập trung vào thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan Thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc gặp gỡ, đối thoại trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật và lược bỏ một số điều không còn phù hợp trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Những nội dung sửa đổi, bổ sung ở đây chủ yếu là những quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc xảy ra trong thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính. Để đẩy mạnh việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương lớn về hội nhập kinh tế quốc tế. Quán triệt đường lối, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với việc chủ động mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính phù hợp với yêu cầu hội nhập, nhất là tiến trình đàm phán, gia nhập WTO và thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) phải được tiến hành khẩn trương và đồng bộ. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 14 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Theo quy định của pháp luật, khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính là vấn đề đã được xác định trong Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 (sau đây gọi chung là Luật Khiếu nại, tố cáo) và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Quá trình rà soát các yêu cầu của WTO và BTA cho thấy, về cơ bản Luật Khiếu nại, tố cáo phù hợp với yêu cầu của WTO và BTA về giải quyết khiếu kiện hành chính. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết khiếu nại và một số quy định của Luật này còn có điểm chưa phù hợp với yêu cầu của WTO và BTA, nhất là việc quy định người khiếu nại nếu lựa chọn khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên thì không được khởi kiện tại Toà án. Ngoài ra, với cơ chế giải quyết khiếu nại trên và việc quy định trình tự, thủ tục còn quá nhiều tầng nấc đã dẫn đến tình trạng giải quyết bị kéo dài, không dứt điểm, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước và người khiếu nại, nhiều vụ việc không có điểm dừng, các cơ quan hành chính bị quá tải về số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo, trong khi Tòa án có rất ít vụ việc thụ lý giải quyết. Để khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng các yêu cầu về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện hành chính của WTO và BTA, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì việc sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo là hết sức cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, ngày 29 tháng 11 năm 2005, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006. 2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo và một số nội dung liên quan: 2.1. Khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 15 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... 2.2. Tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 2.3. Một số khái niệm các nội dung liên quan: Người khiếu nại: Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại: Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người tố cáo: Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo. Người bị khiếu nại: Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại. Người bị tố cáo: Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Người giải quyết khiếu nại: Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người giải quyết tố cáo: Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 16 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... Quyết định hành chính: Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính. Hành vi hành chính: Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Quyết định kỷ luật: Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Giải quyết khiếu nại: Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng: Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại không được quyền khiếu nại tiếp. Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại đã không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án; quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn khiếu nại do luật định người khiếu nại không khiếu nại tiếp. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 17 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... 3. Quy trình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: 3.1. Quy trình tiếp công dân: Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là một công việc phức tạp, quá trình này một mặt đòi hỏi phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của pháp luật song một mặt khác lại luôn đặt ra yêu cầu sáng tạo, linh hoạt về mặt phương pháp, nghiệp vụ. Về mặt pháp lý, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ quy định những nguyên tắc, yêu cầu chung nhất đối với việc tiếp công dân mà không đưa ra một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động này. Do đó, nhìn chung không có một khuôn mẫu cứng nhắc và cố định cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân có cách tiếp công dân thích hợp. Tất nhiên việc tiếp công dân đó phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và đạt được mục đích mà pháp luật đề ra. Chính vì vậy, để hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ của mình, người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân phải thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức tương đối sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực từ chính sách pháp luật, công tác quản lý, cho đến văn hóa ứng xử, nghệ thuật giao tiếp và tâm lý học. Như vậy, có thể khẳng định, trong thực tế việc tiếp công dân là hết sức đa dạng và phong phú về mặt biểu hiện và phương pháp, cách thức. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy trình của pháp luật, có thể minh họa quy trình tiếp công dân nói chung theo mô hình tổng quát sau: Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 18 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN - Đọc biên bản làm việc cho người Những kiến nghị, thỉnh cầu, được tiếp nghe và ký xác nhận. Công dân đến khiếu góp ý xây dựng chính sách, - Ghi nhận đầy đủ nội dung vào Sổ nại, tố cáo, kiến pháp luật thì hướng dẫn tiếp công dân. hoặc chuyển đến cơ quan có - Hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, trình nghị, phản ánh. lãnh đạo, bàn giao vụ việc cho thẩm quyền giải quyết. người có thẩm quyền giải quyết. Những vụ việc thuộc Làm việc với người đến thẩm quyền thì tiếp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, Tiếp xúc ban đầu nhận tài liệu, hồ sơ và phản ánh. viết giấy biên nhận. Vụ việc không Lưu trữ, quản lý thuộc thẩm quyền Loại những người Vụ việc cấp bách hồ sơ, tài liệu thì hướng dẫn không thực hiện thì đề xuất biện tiếp công dân để người được tiếp đúng quy định của pháp ngăn chặn phục vụ công tác đến cơ quan có hậu quả xấu có pháp luật. giải quyết khiếu thẩm quyền giải thể xảy ra. nại, tố cáo. quyết. 3.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo: Những năm gần đây khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về khiếu nại, tố cáo như: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung các năm 2004 và năm 2005, Chỉ thị 09/CT-TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Chỉ thị số 36/2004/CT- TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
- Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. rang 19 T C«ng t¸c gi¶i quyÕt khiÕu n¹i, tè c¸o... nại, tố cáo…góp phần quan trọng vào giải quyết những khiếu kiện của dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy, sau thời gian thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo nhiều bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình. Trong đó việc chưa có một quy trình chung trong quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã đưa đến tình trạng thiếu thống nhất trong xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn công tác quản lý, mỗi cấp mỗi ngành đã giải quyết các vụ việc với quy trình, cách thức riêng của mình. Khi tiếp cận từ góc độ quy trình cho thấy với cùng một loại vụ việc các cơ quan, tổ chức khác nhau thì giải quyết với quy trình khác nhau. Với các vụ việc tương tự nhau do cùng một cơ quan, tổ chức giải quyết đôi khi lại thực hiện với những bước đi, cách làm khác nhau. Kết quả là vụ việc không được chấm dứt, làm phát sinh đùn đẩy, kéo dài… Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay ở nước ta là rất cần thiết. Nó có vai trò quan trọng trong định hướng và đưa ra các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành. Sinh viªn thùc hiÖn: NguyÔn TrÝ ThuÇn Gi¶ng viªn híng dÉn: ThS. Mai Nguyªn Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn