intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài "Đánh mức độ thích nghi của cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn "

Chia sẻ: đỗ Văn Thoại | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

148
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiệu quả kinh tế của vệc trồng cây công nghiệp thường cao hơn so với trồng cây lương thực do có giá trị xuất khẩu cao. Trồng cây công nghiệp tập trung tạo ra vùng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất chế biến nông sản, góp phần vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An Phát triển cây công nghiệp còn có tác dụng tận dụng tài nguyên, phá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài "Đánh mức độ thích nghi của cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn "

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiệu quả kinh tế của vệc trồng cây công nghiệp thường cao hơn so với trồng cây lương thực do có giá trị xuất khẩu cao. Trồng cây công nghiệp tập trung tạo ra vùng nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất chế biến nông sản, góp phần vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An Phát triển cây công nghiệp còn có tác dụng tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. Trồng cây công nghiệp ngày càng tận dụng được đất ở trung du miền núi. Đặc biệt trồng cây công nghiệp dài ngày ở miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp còn góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi. Anh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, nhờ có điều kiện thuận lợi nên trong những năm qua ngày càng phát triển. Mặc dù vậy, trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Tuy nhiên, việc quy hoạch sử dụng đất và cơ cấu cây trồng vẫn còn chưa thực sự hợp lý. Vì vậy, làm thế nào để có thể sử dụng hiệu quả đất đai là vẫn đề đang được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu nhằm xây dựng các phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả sử dụng đất đai cao nhất để nâng cao đời sống cho người dân. Chính vì những lý do trên, đề tài "Đánh mức độ thích nghi của cây chè trên địa bàn huyện Anh Sơn " nhằm mục đích đó LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 1 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 2. Mục đích nghiên cứu Phát triển kinh tế tại các vùng miền núi đang là một trong những định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong những năm tới. Chính vì vậy Đảng, nhà nước ta đang khuyến khích sản xuất nông sản tập trung nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Mục đích chính của đề tài là đánh giá mức độ thích nghi của cây chè đối với đặc điểm địa lý của huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An. Làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp phát triển vùng chè cây công nghiệp 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện đề tài "Đánh giá mức độ thích nghi của cây chè trên địa bài huyện Anh Sơn" cần thực hiện được các nhiệm vụ sau: - Cần nắm vững lý thuyết đánh giá thích nghi sinh thái. Đây là cơ sở quan trọng áp dụng đánh giá thích nghi của một loại cây trên một lãnh thổ cụ thể - Đề tài cũng cần phải làm rõ được đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội cả vùng đánh giá (cụ thể là địa bàn huyện Anh Sơn) là cơ sở khoa học phục vụ cho quá trình đánh giá. - Cần phải nắm vững nhu cầu sinh thái của cây chè, là yếu tố quyết định tới công việc đánh giá. Dựa vào các đặc điểm sinh thái của cây chè để xây dựng hệ thống chỉ tiêu, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá và lựa chọn các địa tổng thể phù hợp cho việc trồng cây chè. 4. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Tất cả các hợp phần trong bất kì lãnh thổ nào cũng không đứng độc lập, tác rời nhau, mà giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mỗi thành phần vận động và phát triển không ngừng theo quy luật phát triển riêng. Để đảm bảo phát triển và đảm bảo cân bằng nội bộ của chúng. Sự phát triển của mỗi loại cây công nghiệp đều chịa ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng. Mỗi vùng khác nhau đều có một đặc điểm, đặc trưng khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hôi. Chính sự khác nhau đó là nguyên nhân dẫn tới sự phân bố LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 2 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN của các loại cây. từ sự phân tích đặc tính thích nghi, hiệu quả kinh tế, môi trường của mỗi loại cây đối với từng vùng để có kế hoạch, đề ra định hướng phát triển của cây chè trên địa bàn huyện. Cụ thể ở huyện Anh Sơn, một vùng đất đã có lịch sử trồng chè lâu đời dựa trên ý thức tự phát và kinh nghiệm, nay cần được nghiên cứu đầy đủ, đưa ra các luận chứng khoa học để phát triển cây chè trên quy mô lớn Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: phương pháp này được vận dụng để phân tich, tổng hợp, đánh giá và xử lý các số liệu, các tài liệu thu thập được để thấy được tiềm năng phát triển của cây chè trong các địa phương ở trên địa bàn huyện, nghiên cứu định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn thông qua các văn kiện, báo cáo, niên giám thống kê, đề xuất định hướng phát triển cây chè, nghiên cứu đặc tính của cây chè để đề xuất các giải pháp, biện pháp kỹ thuật trồng chè. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài có 3 phần chính. - Chương 1: cơ sở lý luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan - Chương 2: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn. Các chỉ tiêu sinh thái của cây chè - Chương 3:đánh giá thích nghi sinh thái của cây chè đối với điều kiện tự nhiên của huyện Anh Sơn LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 3 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI CẢNH QUAN 1.1. Các khái niệm 1.1.1.Quan niệm về cảnh quan Một số quan niệm của các nhà cảnh quan học trên thế giới Bergo : Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một hệ thống nhất hòa hợp, lặp đi lặp lại một cách điển hình trên đới nhất định nào đó của trái đât AG Ixatsenko : Cảnh quan là một địa tổng thể thống nhất về mạt phát sinh, đồng nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa đới, bao gồm đặc trưng của hệ địa liên kết bậc thấp X.V Kalenik : Cảnh quan địa lý là một bộ phận của bộ phận trái đất, về mặt định tính, khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi ranh giới tự nhiên và là tập hợp các đối tượng, hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lý. Như vậy : Cảnh quan là địa tổng thể được tạo nên bởi sự tác động tương hỗ, có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con người. 1.1.2. Các nhân tố thành tạo cảnh quan Nền rắn của cảnh quan : mỗi cảnh quan có một nền địa chất đồng nhất về cấu trúc địa chất, thành phần nham thạch và thế nằm của đá. Nền địa chất trong thành tạo cảnh quan thành những đơn vị hình thái. Sự biến động, diễn biến phức tạp của địa hình, nham thạch, đá mẹ và quá trình hình thành thổ nhưỡng. Khí hậu : Những đặc trưng khí hậu với đặc điểm vị trí , sự phân hóa địa hình thể hiện rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của cảnh quan nước ta, các LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 4 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN quá trình trao đổi vật chất năng lượng trong cảnh quan sẽ có những đặc trưng của khí hậu bao trùm lên đó. Thủy văn : Các quá trình thủy văn tham gia vào quá trình trao đổi vật chất năng lượng giữa các lớp. Loại cảnh quan và trên toàn hệ thống, nó đảm bảo sự cân bằng vật chất và năng lượng của hệ thống đó làm cho hệ thống đó có những đặc trưng riêng. Trong chừng mực nào đó. Về lâu dài quá trình này có thể thay đổi các loại cảnh quan. Thổ nhưỡng : đất là nhân tố thể hiện rõ tương tác giữa nhân tố địa đới và phi địa đới. Đặc điểm phân hóa thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia các cấp phân vị cảnh quan, đặc điểm là các loại đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Sinh vật : là dấu hiệu phân loại rõ nhất và là nhân tố dễ biến đổi nhất của cảnh quan. Các kiểu thảm (sinh quần) là hạt nhân của các phụ kiểu cảnh quan. 1.2 Đánh giá cảnh quan 1.2.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan Đánh giá cảnh quan: là việc so sánh các địa tổng thể (với sự phân hóa cảnh quan) với yêu cầu hoạt động sử dụng cảnh quan. Đánh giá cảnh quan có vai trò quan trọng trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Là vị trí trung gian giữa điều tra cơ bản và quy hoạch lãnh thổ. Nội dung của việc đánh giá cảnh quan là phục vụ cho các ngành nông nghiệp, nông nghiệp, nhằm quy hoạch rừng đầu nguồn và các cảnh quan chung. Các nội dung đánh giá cảnh quan bao gồm: - Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan - Đánh giá kinh tế cảnh quan - Đánh giá bền vững môi trường - Đánh giá bền vững về mặt xã hội LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 5 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 1.2.2 Đánh giá thích nghi sinh thái Đánh giá thích nghi sinh thái là việc đánh giá các đặc điểm của địa tổng thể (cảnh quan). So sánh chúng với yêu cầu sinh thái của cây trồng và lựa chọn những địa tổng thể hù hợp (thuận lợi) với đối tượng sử dụng. Địa tổng thể không những là phức hợp trong đó xảy ra tương hỗ giữa các bộ phận cấu thành mà còn là không gian cho quá trình phát sinh phát triển của địa tổng thể, diễn ra quá trình trao đổi vật chất năng lượng làm thay đổi hoặc biến đổi địa tổng thể theo thời gian Để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cần phải đảm bảo những yêu cầu sau - Đặc tính của địa tổng thể, các bộ phận cầu thành nên các địa tổng thể và mối quan hệ giữa các thành phần đó với nhau - Yêu cầu sinh thái của đối tượng cần đánh giá, các chỉ tiêu sinh thái mà đối tượng sinh thái cần để sinh trưởng và phát triển tốt trong các địa tổng thể. Nghiên cứu cảnh quan tại địa tổng thể và nhu cầu sinh thái của đối tượng chính là xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. 1.2.3 Đánh giá kinh tế cảnh quan. Đánh giá kinh tế cảnh quan là xác định hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sử dụng cảnh quan (/ha). Tiến hành bằng những cách khác nhau, trong đó phương pháp phân tích chi phí và lợi ích được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Mội chi phí hoạt động cảnh quan và thu lại từ cảnh quan (hệ thống) từ đó lựa chọn sử dụng cảnh quan Các chi phí bỏ ra và chi phí thu được đều đưa về tiền tệ, trong đánh giá cần lưu ý thị trường bền vững và khoảng cách giao thông, cơ sở hạ tầng để lưu thông hàng hóa. Đầu vào bao gồm các thông tin về chi phí bỏ ra đầu tư cảnh quan , lợi ích mà các hoạt động sử dụng cảnh quan có thể mang lại. Trong đó cần lưu ý nhất là tính toán đầy đủ các chi phí có thể phải đầu tư và phát sinh trong sử dụng cảnh quan , đặc biệt chi phí bỏ ra cho việc lưu thông sản phẩm, lợi ích thu về LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 6 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN tính tất cả các loại thu thập mà hoạt động sử dụng cảnh quan thu được: sản phẩm chính. sản phẩm phụ... 1.2.4 Đánh giá bền vững môi trường Đánh giá bền vững môi trường là đánh giá hoạt động sử dụng cảnh quan có thể tác động như thế nào? Nếu tác động xấu thì có thẻ khắc phục được đến mức nào của cảnh quan. Đồng thời xác định khả năng chịu tải của môi trường và mức độ bền vững của cảnh quan đối với các hoạt động này Nội dung của việc đán giá: xác định nguy cơ gây ô nhiễm, suuy thoái tài nguyên và khả năng cải thiện môi trường. Xác định mức độ chịu tải của môi trường và độ bền vững của cảnh quan chống lại các hiện tượng cực đoan như cói mòn đất, khô hạn, lũ lut... 1.2.5 Đánh giá mức độ bền vững của xã hội Trong đánh giá cảnh quan tính đến độ bền vững của về mặt xã hội cần được xem xét, phân tích ở trên các khía cạnh: truyền thống, tập quán canh tác, khả năng tiếp thu kinh tế - xã hội của cộng đồng với định hướng phát triển của nhà nước. Bên cạnh đó, khi đánh giá độ bền vững xã hội chúng ta cần càn lưu ý đến các chỉ tiêu mức sống người dân như thu nhập, giáo duc, y tế, sưc khỏe trong vùng mà mà tác động cảnh quan tác động tới. Cho phép các nhà quản lý, nhà hoach định chính sách lựa chọn các phương án hù hợp để đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương. 1.2.6 Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan Để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cần thực hiện các bước sau: Bước 1: nghiên cứu đặc tính của địa tổng thể, và nhu cầu sinh thái của đối tượng Bước 2: xây dựng hệ thống chỉ tiêu Bước 3: Đánh giá thành phần(dựa vào nhu cầu sinh thái để đánh giá) Bước 4: Đánh giá tổng hợp Bước 5: Đánh giá tổng hợp Bước 6: Kiểm nghiệm thực tế LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 7 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ANH SƠN. CÁC CHỈ TIÊU SINH THÁI CỦA CÂY CHÈ. 2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Anh Sơn - Vị trí địa lý. Anh Sơn là huyện miền miền núi thấp nằm về phía Tây tỉnh Nghệ An. Tọa độ địa lý 18046’ đến 19010’ Vĩ độ Bắc, 104055’ – 105015’ kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên toàn huyện năm 2010: 603,328,50 ha, xếp thứ 11 trong 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Với 21 đơn vị hành chính cấp xã ( 01 thị trấn và 20 xã). Hiện nay đang quy hoạch xây dựng 2 thị trấn: Tri Lễ và Cây Chanh. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp, Phía Nam giáp huyện Thanh Chương,Phía Đông giáp huyện Đô Lương, Phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Huyện Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km về phía Bắc, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường giao thông chính là Quốc lộ 7 chạy qua theo hướng từ Đông sang Tây, đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam. Có sông Lam, sông Con, sông Giăng chảy qua với bãi sông lớn nhất Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho huyện trong việc mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. - Địa chất, khoáng sản. Địa chất của huyện Anh Sơn nằm trong hệ tầng sông Cả, cso dạng bên ngoài rất đặc trưng và dễ nhận biết trong các vùng phân bố khác nhau của nó. Đây là một hệ thống biến vị phức tạp, chủ yếu là lục nguyên có dạng bên ngoài khá đơn điệu. Trong một vài phần mặt cắt của hệ tầng có dạng flis biểu hiện rất rõ ràng. Các phần dưới của mặt cắt địa chất chủ yếu là đá phiến, giữa chúng thường gặp là các lớp kẹp cát kết mỏng. Đá phiến cơ bản là đá phiến sét, thường là đá flis LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 8 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN màu xám, xám lục, xám đen. Trong đá có một số lượng nhỏ hỗn hợp vật liệu silic cacbonat và than. Ở nhiều điểm lộ đá phiến bị biến vị mãnh liệt, thường bị vi uốn nếp. Trong các vùng phân phiến mạch theo mạch phân phiến phát triển theo các mặt lãng bóng rất đặc trưng do thờ nứt gây ra. Ở các lớp cao hơn mặt cắt, hệ tầng dần có đặc tính đá phiến cát kết rất rõ. Trong thành phần của nó vai trò của lớp kẹp cát kết tăng lên, ở nhiều nơi cát kết này lấn át cả phiến đá bảo tồn trong cát kết dưới dạng các lớp kẹp mỏng vỏ nhàu mạnh và vi uốn nếp. Trong phần tiếp theo trên mặt cắt xuất hiện đá vôi phân lớp màu đen, thường chứa sét và than, xen lẫn các tầng đá phiến sét khắp nơi các đá bị vi uốn nếp vò nhàu và bị băm nát bởi vô số các khẽ nứt nhỏ chứa mạch canxit. Chiều dày địa chất của hệ tầng sông Cả rất lớn có thể vượt quá 4000 - 5000m. Trong các đá hệ tầng không phát hiện được hóa thạch bởi vì vậy vấn đề tuổi của hệ tầng này vẫn chưa được giải quyết. Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là Đá vôi có diện tích: 1500ha, trữ lượng 361,4 triệu m3,ược phân bố ở các xã như: Thọ Sơn, Đỉnh Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Hoa Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn. Trong đó đá có khả năng sản xuất xi măng ở xã Long Sơn, Hội Sơn khoảng 33 triệu m 3. Đá có khả năng sản xuất gạch ốp lát phục vụ xuất khẩu như ở: Hội Sơn, Hoa Sơn, Cẩm Sơn diện tích khoảng 20 ha, trữ lượng khoảng 3 đến 4 triệu m3. * Mỏ phốt pho rích: Ở các xã Tường Sơn, Thọ Sơn, hàm lượng P2O5 = 8 – 16 %, khoảng 250 nghìn tấn. * Cát sạn: Trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3 phân bố trên 8 xã ven sông Lam đang được khai thác phục vụ cho công nghiệp xây dựng. * Các mỏ sét: Phục vụ cho sản xuất gạch gói nung và làm phụ gia cho các ngành công nghiệp sản xuất xi măng với trữ lượng khoảng 2,5 triệu m3, diện tích LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 9 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN khoảng 200 ha được phân bố trên các xã Cẩm Sơn, Hội Sơn, Long Sơn, Lĩnh Sơn, Phúc Sơn, Thạch Sơn. * Đất san lấp mặt bằng: Trữ lượng khoảng 0,6 triệu m3, phân bổ tập trung chủ yếu ở xã Lĩnh Sơn phục vụ nhu cầu trong việc san lấp mặt bằng xây dựng trên địa bàn toàn huyện. * Các loại khoáng sản khác như: Sắt, Mangan, chì, kẽm...được phân bố trên địa bàn các xã Thọ Sơn khoảng 200 ha, Hoa Sơn, Hội Sơn khoảng 15 ha, Thạch Sơn, thị trấn Anh Sơn, Phúc Sơn khoảng 10 ha,....và một số tiềm năng khoáng sản khác chưa được đánh giá thăm dò về trữ lượng. Địa chất của huyện Anh Sơn nằm trong hệ tầng sông Cả, cso dạng bên ngoài rất đặc trưng và dễ nhận biết trong các vùng phân bố khác nhau của nó. Đây là một hệ thống biến vị phức tạp, chủ yếu là lục nguyên có dạng bên ngoài khá đơn điệu. Trong một vài phần mặt cắt của hệ tầng có dạng flis biểu hiện rất rõ ràng. Các phần dưới của mặt cắt địa chất chủ yếu là đá phiến, giữa chúng thường gặp là các lớp kẹp cát kết mỏng. Đá phiến cơ bản là đá phiến sét, thường là đá flis màu xám, xám lục, xám đen. Trong đá có một số lượng nhỏ hỗn hợp vật liệu silic cacbonat và than. Ở nhiều điểm lộ đá phiến bị biến vị mãnh liệt, thường bị vi uốn nếp. Trong các vùng phân phiến mạch theo mạch phân phiến phát triển theo các mặt lãng bóng rất đặc trưng do thờ nứt gây ra. Ở các lớp cao hơn mặt cắt, hệ tầng dần có đặc tính đá phiến cát kết rất rõ. Trong thành phần của nó vai trò của lớp kẹp cát kết tăng lên, ở nhiều nơi cát kết này lấn át cả phiến đá bảo tồn trong cát kết dưới dạng các lớp kẹp mỏng vỏ nhàu mạnh và vi uốn nếp. Trong phần tiếp theo trên mặt cắt xuất hiện đá vôi phân lớp màu đen, thường chứa sét và than, xen lẫn các tầng đá phiến sét khắp nơi các đá bị vi uốn nếp vò nhàu và bị băm nát bởi vô số các khẽ nứt nhỏ chứa mạch canxit. LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 10 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Chiều dày địa chất của hệ tầng sông Cả rất lớn có thể vượt quá 4000 - 5000m. Trong các đá hệ tầng không phát hiện được hóa thạch bởi vì vậy vấn đề tuổi của hệ tầng này vẫn chưa được giải quyết. - Địa hình Anh Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, nằm ở rìa ngoài của miền Tây Bắc. Trong hệ thống các miền tự nhiên Việt Nam đang được nâng cấp lên tiếp giáp với các miền sụt võng là các đồng bằng châu thổ nên có độ cao không đáng kể. Địa hình Anh Sơn chủ yếu là dạng địa hình núi thấp có xen các mặt bằng nhỏ hai bên cao dốc dần vào phía sông Lam. Địa hình chia cắt bởi ba con sông lớn: sông Con, sông Lam, sông Giăng và các khe suối khá dày đặc. Có thể phân ra làm ba dạng địa hình chính đồng bằng ven sông, dạng đồi và dạng núi thấp + Đồng bằng ven sông Chủ yếu nằm chủ yếu ở hai bên dọc theo sông Lam ở độ cao khoảng 30 - 40m (bao gồm các xã Tam Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn...), chiếm khoảng 14% diện tích tự nhiên, có khoảng 30% loại đất này bị ngập lụt hằng năm (bãi bồi ven sông) còn lại ít bị ngập lụt hoặc không bị ngập lụt. Vùng này chủ yếu trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại rau màu khác. + Dạng địa hình đồi Phần lớn nằm ở độ cao 100 - 200m, chủ yếu là dạng đồi lượn sóng , độ dốc khoảng từ 8 - 15°. Đây là dạng địa hình có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 56% diện tích đất tự nhiên có ở hầu hết các xã nhưng tập trung chủ yếu nhiều ở phía Nam và phía Tây của huyện (Cao Sơn, Khai Sơn, Tường Sơn...) thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là đất phát triển trên đá phiến thạch, là vùng có tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, mía đồi, trồng cây lâm nghiệp. + Địa hình dạng núi LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 11 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Chủ yếu ở dạng núi thấp ở độ cao từ 300 - 500m, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở phía Bắc của huyện (gồm các huyện Thành Sơn, Thọ Sơn, Đỉnh Sơn...) phía Tây Nam (xã Phúc Sơn). Những đỉnh cao nhất ở Thành Sơn là 400m, Phúc Sơn cao nhất là đỉnh Cao Vều 1200m, dạng địa hình này chỉ sử dụng mục đích lâm nghiệp. - Khí hậu. Huyện Anh Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang những đặc điểm riêng của khí hậu miền Trung. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm. Mùa lạnh bắt đầu từ thàng 11 đến tháng 4 năm sau - Nhiệt độ + Nhiệt độ không khí bình quân hằng năm: 24°C + Nhiệt độ không khí cao nhất: 42,5°C (tháng 7) + Nhiệt độ không khí thấp nhất:4,8 °C (tháng 1) - Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình là 87% cao nhất là vào các tháng 12, 1, 2 khoảng 89%, thấp nhất vào tháng 6,7 khoảng 60% - Lượng nước bốc hơi + Tổng lượng nước bốc hơi trung bình hằng năm là: 1000 - 1100 mm. + Tổng lượng nước bốc hơi cao nhất là: 172.2 mm + Tổng lượng nước bốc hơi thấp nhất là: 28,8 mm - Lượng mưa Lượng mưa trung bình hằng năm 1800 - 1900mm Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, lượng mưa tập trung chủ yếu tập trung chủ yếu vào tháng 8 tháng 9 chiếm khoảng 75 - 80% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít là tháng 2, tháng 3, tháng 7. - Nắng LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 12 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Số giờ nắng trong năm:1688 giờ. Các tháng nắng nhiều là tháng 5, tháng 6, tháng 7 bình quân khoảng 7 - 8 giờ/ngày. Tháng nắng ít nhất là tháng 2 bình quân khoảng 1,6 giờ/ ngày thường có mưa phùn. - Gió Trên địa bàn huyện có hai hướng gió chính + Gió Tây - Nam (gió Lào) bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8. Tập trung cao nhất là vào tháng 5, tháng 6. Đây là loại gió đặc trưng của huyện Anh Sơn nói riêng và khu vực Bắc Miền Trung nói chung, gây khô nóng ảnh hưởng xấu tới đời sống và sức khỏe con người + Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau gây mưa phùn và rét, thỉnh thoảng có xuất hiện sương mù, sương muối gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, đời sống của con người và một số loại cây trồng. - Thủy văn. + Nguồn nước mặt Chế độ thủy văn của huyện Anh Sơn chịu ảnh hưởng chính từ các con sông: . Sông Lam: Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Anh Sơn, chia địa bàn huyện Anh Sơn thành 2 phần. Chiều dài của đoạn sông chảy qua địa bàn huyện là 47km, chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, diện tích lưu vực sông là 17730km² lưu lượng trung bình hằng năm đạt 688 m³/s, lưu lượng nước lớn nhất bình quân là 2260 m³/s đo được tại trạm cửa rào. Đây là tuyến đường thủy cực kì quan trọng và duy nhất để nối nước bạn là với Nghệ An và thông ra biển Đông Sông Con: sông Con là phụ lưu của của sông Lam, chiều dài đoạn sông chảy qua địa bàn huyện là 20km chảy qua địa bàn các xã Bình Sơn, Thành Sơn và Đỉnh Sơn. diện tích lưu vực sông là 5340 km² lưu lượng nước bình quân là 141 m³/s, mô - đun dòng chảy là 25,4 l/s/ km². LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 13 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Sông Giăng: sông Giăng cũng là một phụ lưu của sông Lam, ciều dài của sông đoạn chảy qua địa bàn là 13km, chảy qua địa bàn các xã Phúc Sơn, và Hội Sơn. Diện tích lưu vực sông là 1050 km², tổng lượng nước trong lưu vực sông lên đến 21,90 km³, ứng với lưu lượng bình quân nhiều năm là 688 m³/s và mô đun dòng chảy là 25,3 l/s/ km². Lòng sông nhỏ, hẹp, khả năng vận tải gặ nhiều khó khăn. Ngoài 3 sông chính trên, địa bàn huyện Anh Sơn còn có các sông suối nhỏ... tạo thành mạng lưới lưu vực sông, bên cạnh đó Anh Sơn hiện có 72 hồ nước lớn nhỏ. Diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng của huyện theo thống kê năm 2011 có 251069 ha, chiếm 4,16% diện tích đất tự nhiên Bảng 1: Một số hồ đập lớn trong huyện Diện tích tới TT Tên hồ đập Địa Điểm Dung tích (m³) thực tế ha/vụ 1 Khe Chung Tào Sơn 1640000 160 2 Cao Cang Phúc Sơn 1560000 130 3 Khe Nậy Đức Sơn 1150000 165 4 Ruộng Xối Vĩnh Sơn 2200000 65 5 Ba Cươi Long Sơn 2100000 100 6 Đồng Quan Lĩnh Sơn 1450000 81 7 Các hồ đập khác 4900000 250 ( Nguồn: xí nghiệp thủy lợi Anh Sơn) Anh Sơn là huyện có nguồn nước mặt phong phú, thuận lợi cho cung cấp nước sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Song nguồn nước phân bố không đồng đều giữa các vùng, các mùa, mực nước lại thấp so với độ cao của đồng ruộng, địa hình không bằng phẳng lại bị chia cắt lớn. Vì vậy hiện tượng trong mùa nắng nóng, lũ lụt về mùa mưa vẫn xảy ra trên diện rộng. Mùa lũ trùng với mùa mưa, LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 14 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN luc tiểu mãn xuất hiện trước ngày 10 /5 muộn nhất là ngày 6/6. Lũ chính xuất hiện trước ngày 15/7 và muộn nhất là vào ngày 25/11. Thời gian lũ lớn nhất vào khoảng 25/8 đến 2/10. + Nguồn nước ngầm Tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành, tuy qua thực tế khai thác của người dân cho thấy rằng: Nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng nước đảm bảo, có khả năng khai thác theo kiểu công nghiệp. - Thổ nhưỡng. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Anh Sơn là 6029258 ha (năm 2010) bao gồm 2 hệ đất chính là đất feralit và đất phù sa * Hệ đất feralit Chiếm phần lớn diện tích đất của huyện, hệ đất này tương đối chua, có quá trình rửa trôi, xói mòn mạnh. Cấu tượng bền có kết vụn đá ong ở nhiều nơi. Loại đất này thích hợp cho trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu - Đất feralit nâu vàng phát triển trên đất phù sa cổ Diện tích 1993ha chiếm 3,28% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 3,6% tổng diện tích các loại thổ nhưỡng có ở các xã: Thành Sơn, Bình Sơn (phân bố ở dãy đồi dọc sát sông Con) Lớp phù sa, cuội có thể dày 2 - 3m, loại đất đồi có lý tính tốt, chất dinh dưỡng khá. Hiện nay loại đất này đã được bố trí hầu hết dân cư - Đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (Fv) Diện tích 392ha có mặt ở dưới chân các núi đá vôi ở các xã như: Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, và Thọ Sơn. Đây là sản phẩm biến hóa của đá vôi. Đất có cấu tượng tốt, khả năng giữ nước và giữ màu khá. Đất có phản ứng chua, mùn trung bình, đạm và kali giàu, lân khá LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 15 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Đây là loại đất khá tốt có thể trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cây ăn quả và các loại cây rau màu khác. Hiện nay loại đất này hầu hết đã được sử dung. - Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs) Diện tích 22015ha, chiếm 36,33% diện tích đất tự nhiên và chiếm 40,07% tổng diện tích các loại thổ nhưỡng. Phân bố ở tất cả các xã vùng của huyện nhiều nhất ở các xã Cao Sơn, Khai Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn đây là loại đất rất quan trọng, chứa đụng nhiều tiềm năng và thế mạnh của huyện. Là loại đất có diện tích lớn nhất và tương đối tốt về lý tính và hóa tính. Đất có phản ứng chua (pH 4 - 5), đạm tổng số trung bình (0,08% - 0,1%) kali tổng số trung bình (0,1 - 0,15%), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình hoặc dày 0 - 50cm. Tuuy nhiên, một số nơi lâu nay sử dụng không hợp lý nên đã thoái hóa nghiêm trọng, bị xói mòn tầng đất mỏng. Đất này thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả: Tầng đất dày có thể trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả như cây chè, cà phê, cao su, cam, quýt. tầng đất trung bình trồng chè đất ít dốc có thể trồng hoa màu như mía, khoai sắn... Tầng đất mỏng có thể trồng dứa, trồng rừng, trồng cỏ... Đây là loại đất đã và sẽ là nơi bố trí dân cư ở vùng đồi. - Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét và đá biến chất (Fs +j) Diện tích 12082ha chiếm 19,94 % tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 21,9% diện tích các loại thổ nhưỡng phân bố ở vùng núi các xã Phúc Sơn, Cao Sơn. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùa tăng theo độ cao, thành phần cơ giới thịt nhẹ hoạc trung bình. Đất giàu đạm nhưng nghèo lân, kali trung bình (pH 4.0 - 4.5, đạm tổng số 0.1 - 0.2%, lân tổng số 0.03 -0.04%, kali tổng số 0.20 - 1.5%) Loại đất này tương đối tốt nhưng địa hình dốc và độ cao nên chủ yếu dành để phát triển lâm nghiệp. Hiện tại, phần lớn đang là đất tự nhiên. - Đất feralit vảng đỏ phát triển trên đá sa thạch (Fq) LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 16 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Diện tích 5843ha chiếm 9.43% diện tích đất tự nhiên có ở vùng đồi Vĩnh Sơn, thọ Sơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ hơn, tầng đất cũng mỏng hơn với đất phát triển trên đá phiến thạch. Loại đất này chỉ nên sử dụng trồng cây lâm nghiệp hoặc làm đồng cỏ chăn nuôi. - Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến thạch sét và biến chất Có diện tích 2193 ha chiếm 3.63% diện tích đất tự nhiên và chiếm 3.90% diện tích các loại thổ nhưỡng có ở xã Cao Sơn. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn cao. tốc độ phân giải chậm... Hiện đang là rừng tự nhiên. Với loại đất này cần có kế hoạch bảo vệ, tu bổ và khai thác hợp lý. Đất này chỉ dùng cho phát triển nông nghiệp không chặt phá làm rẫy là cho đất bị suy thoái. - Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axit Có ở Vĩnh Sơn diện tích 100ha loại đất này lý tính và hóa tính đều kém chỉ dùng cho trồng cây lâm nghiệp. - Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá Diện tích 1278ha chiếm 2.10% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở đồi núi một số xã. Do quá trình sử dụng đất trước đây không hợp lý, đất bị xói mòn mạnh,bề mặt trơ xỏi đá nay cần nhanh chóng trồng cây lâm nghiệp bảo vệ đất không để không để thoái hóa tiếp. - Đất feralit trên núi (độ cao 200 - 700m) Đất feralit trên núi phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất. Diện tích 12082ha bằng 20.22% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở vùng núi Cao Sơn, Phúc Sơn. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ mùn tăng dần theo độ cao, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất giàu đạm, nghèo lân, kali trung bình. Là loại đất tương đối tốt, nhưng do ảnh hưởng của độ cao và độ dốc nên loại đất này chỉ dùng cho ngành lâm nghiệp. Hiện tại phần lớn đang là rừng tự nhiên. LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 17 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN - Đất feralit trên núi (độ cao 800 - 1500m) Đất feralit trên núi phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất. Diện tích 2193ha chiếm 3.63% diện tích đất tự nhiên của huyện, có ở Phúc Sơn. Đất có phản ứng chua, tốc độ phân giải chậm, tỷ lệ mùn cao, hiện đang là vùng tự nhiên cần có các biện pháp tu bổ và khai thác hợp lý. Đất này chỉ dùng cho lâm nghiệp. * Hệ đất phù sa Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng sông. Đất này là kết quả của quá trình bồi đắp của sông Lam, sông Con, sông Giăng. Đất ngày màu mỡ chủ yếu trồng hoa màu và cây lương thực - Đất bãi bồi ven sông Phân bố rải rác ở 2 bên dọc sông Lam, có diện tích khoảng 60 ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thường bị ngập lụt hằng năm. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát có nơi lẫn sỏi, không sử dụng trong trồng trọt, nhưng là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho người dân. - Đất phù sa được bồi tụ hằng năm (Pb) Diện tích 2579ha chiếm 4.25 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, chiếm 4.69% tổng diện tích thổ nhưỡng, có ở các xã dọc sông Lam. Loại đất này hằng năm bị ngập lụt vào mùa mưa và được bồi tụ thêm một lớp phù sa, nơi thấp lụt tiểu mãn cũng ngập. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, pH 6.7 - 7.2, đạm tổng số 0.126%, lân tổng số 0.069%, kali tổng số 0.254%. Đây là loại đất có nhiều thính chất tốt: có cấu tượng tốt, các chất đạm, lân, kali tổng số cũng như các chất dễ tiêu đều khá, khả năng trao đổi cao, loại đất này phù hợp với các loại cây như lạc, ngô, đậu, rau... Nơi có điều kiện thủy lợi tốt có thể trồng lúa. LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 18 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Là loại đất có giá trị trong sản xuất nông nghiệp (đất đã được sử dụng gần hết) Yêu cầu sử dụng là cần có các biện pháp bảo vệ cho đất không bị xói lở, bào mòn, bồi lấp, như trồng và dảo vệ trừng đầu nguồn, trồng rừng ven sông. - Đất phù sa không được bồi (P) Diện tích 5728 ha chiếm 9.45% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, chiếm 10.3% tổng diện tích các loại đất thổ nhưỡng. Phân bố ở các xã Hùng Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn,... ở những nơi có địa hình cao, nguồn gốc là đất phù sa của hệ thống sông Cả, do quá trình canh tác lâu đời, nguồn nước cung cấp không ổn định và hợp lý nên đất màu kém dần. Hầu hết đất có sản phẩm của quá trình feralit, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, tùy từng vùng. Đất có phản ứng chua (pH = 5), ít mùn, lân tổng số dễ tiêu đều nghèo(lân tổng số 0.02 - 0.04%, kali trung bình 0.12 -1%) Đất trồng lúa của huyện hầu hết là loại đất này. Ở nơi cao không có nước tưới thì trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với loại đất này cần tập trung cải tạo như thủy lợi, xây dựng hệ thống đồng ruộng, ổn định đất 2 vụ lúa nâng cao năng suất. Đất trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày nên chọn cây trồng thích hợp, canh tác hợp lý, tăng chất hữu cơ chống rửa trôi co đất không bị thoái hóa. - Đất phù sa ngòi suối (Py) Đất phù sa ngòi suối có diện tích 200ha có ở Thọ Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn - Đất dốc tụ (D) Đất dốc có khoảng 440 ha. Ở các xã Phúc Sơn, Lĩnh Sơn và nằm rải rác ở một số xã khác Tùy địa hình và điều kiện tưới tiêu có nơi trồng màu có nơi trồng lúa. - Sinh vật. Tiềm năng về lâm nghiệp của huyện Anh Sơn khá lớn và đa dạng, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 58.32% diện tích đất tự nhiên của huyện, độ che phủ rừng là 49.1% LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 19 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
  20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Anh Sơn thuộc vùng núi phía Tây Nam Nghệ An nằm ở khu vực Bắc Trường Sơn. Thực vật có tính chất chuyển tiếp, nơi gặp nhau của 3 luồng di cư lớn từ Trung Quốc xuống, Indonesia lên, từ Hymalaya sang. Luồng thực vật từ Indonesia lên chủ yếu là cây họ dầu điển hình như họ Săng lẻ. Từ Hymalaya sang có các loại khóa tử, họ dẻ... Do vậy thực vật rất phong phú và đa dạng có các kiểu rừng. + Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới Phần lớn tập trung ở những vùng thấp dọc theo thung lũng sông Cả, chủ yếu là rừng cây thứ sinh. Nơi ít bị tàn phá còn có Lát Hoa, Sến, Táu, Lim, Vàng tâm, Dối. Đa số có bạnh, cây ưu thế thường cao trên 30m + Rừng kín nửa mùa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới Đây là loại rừng phổ biến ở phía Tây Nam Nghệ An (trong đó có Anh Sơn), chiếm hầu hết các khu rừng có độ cao dưới 900m. Cây nhỏ hơn, thấp hơn (20 - 30m) bạnh cây nhỏ. Số lượng cây rụng là vào mùa đông tăng lên và chiếm đến một nửa số lượng cây trong rừng. Thường thấy: Lim, Sến, Táu... cây xanh quanh năm và rụng là như: Sau Sau, Hoàng Linh... đặc biệt có cây Săng lẻ là cây rụng lá phát triển rất tốt. Tầng 2 phần lớn là gỗ tạp như Ngát, Lạnh Ngạnh... Tầng 3 là Tre, Nứa, Song Mây... Hiện nay dải rừng gần khu dân cư, nằm gần các tuyến giao thông, dễ khai thác, rừng đã bị tàn phá nhiều do khai thác không hợp lý hoặc do làm nương rẫy nên trở thành rừng thứ sinh. Rừng này rất khó định tầng, nhưng cũng rậm rạp, độ che phủ lớn. tuy nhiên loại cây gỗ tốt rất thưa thớt, phần lớn chỉ còn lại cây gỗ tạp và tre nứa, nếu không bảo vệ hợp lý thì loại rừng này rất dễ thoái hóa thành các Savan, đồi trọc. + Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi Loại rừng này phát triển trên các dãy núi đá vôi trên địa bàn huyện Anh Sơn. Những loại cây to thường mọc trên lớp đất phong hóa từ đá vôi có: Nghiến, Trai, LỚP: 52K5QLTN&MT Trang: 20 SVTH: CAO TIẾN MẠNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1