Đề tài học phần : Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê " Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học và Entropi "
lượt xem 57
download
Khi mà tri thức của loài người ngày càng rộng lớn, với nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và giải quyết thì môn Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê đã ra đời. Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê là những phần quan trọng của Vật lí học, đối tượng của hai môn này gần như giống nhau, nhưng phương pháp nghiên cứu thì lại khác hẳn. Dựa vào nguyên lí I của Nhiệt động lực học nó xem...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài học phần : Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê " Nguyên lý thứ hai nhiệt động lực học và Entropi "
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương MỤC LỤC PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................2 I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 2 II. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2 III. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 VI. Bố cục của bài tập lớn ................................................................................... 3 PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................. 4 1.1. Hai cách phát biểu tương đương của nguyên lí II ...................................... 4 1.2. Nguyên lí thứ 2 đối với chu trình Carnot - Định lí Carnot ......................... 6 1.3. Nhiệt giai nhiệt động lực học tuyệt đối ..................................................... 8 1.4. Phương trình Claypeyron – Clausius ........................................................10 1.5. Sự phụ thuộc của suất căng mặt ngoài vào nhiệt độ .................................12 1.6. Entropi .....................................................................................................14 CHƯƠNG II: BÀI TẬP MINH HỌA .............................................................18 PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................24 PHẦN D: TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................25 Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 1
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Khi mà tri thức của loài người ngày càng rộng lớn, với nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và giải quyết thì môn Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê đã ra đời. Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê là những phần quan trọng của Vật lí học, đối tượng của hai môn này gần như giống nhau, nhưng phương pháp nghiên cứu thì lại khác hẳn. Dựa vào nguyên lí I của Nhiệt động lực học nó xem xét đặc điểm của một số quá trình Nhiệt động lực học. Nguyên lí I không xem xét vấn đề chiều diễn biến của quá trình. Có nhiều quá trình có thể xảy ra theo một chiều và cả chiều ngược lại mà vẫn tuân theo nguyên lí I. Như vậy nguyên lí thứ II Nhiệt động lực học là kết quả khái quát hóa các dữ kiện thực nghiệm, đó là định luật về chiều diễn biến của quá trình trong đó có sự trao đổi nhiệt và công. Xuất phát từ nhận thức và suy nghĩ đó, và mong muốn góp phần làm phong phú hơn nữa các tài liệu môn học này để các sinh viên chuyên nghành Vật lí và mọi người quan tâm xem đây như một tài liệu tham đó là lí do để tôi chọn đề tài “Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học và Entrôpi”. Trong khuôn khổ giới hạn của một bài tập lớn, đề tài chỉ dừng lại ở việc nêu ra khái quát cơ sở lí thuyết và các dạng bài tập liên quan đến đề tài nghiên cứu. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng một hệ thống lý thuyết và bài tập minh họa về Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entrôpi đồng thời làm phong phú thêm tư liệu học tập. Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 2
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương III. Đối tượng nghiên cứu Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học và Entrôpi. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Sưu tầm và chọn tài liệu tham khảo thích hợp. Nghiên cứu và nêu bật được các vấn đề của Nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học và Entrôpi. V. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu và phân tích các tài liệu giáo khoa, các lý thuyết có liên quan. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp tổng hợp thu thập tài liệu. VI. Bố cục của bài tập lớn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo bài tập lớn gồm 2 phần: Phần 1: Cơ sở lí thuyết Phần 2: Bài tập minh họa Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 3
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Hai cách phát biểu tương đương của nguyên lí II Phát biểu của Clausius một cách đầy đủ hơn như sau: “Không thể thực hiện được quá trình truyền toàn bộ một nhiệt lượng dương từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn mà đồng thời không có biến đổi nào đó trong các vật ấy hoặc trong môi trường xung quanh” Phát biểu của Thomson: “Không thể chế tạo được động cơ hoạt động tuần hoàn, biến đổi liên tục nhiệt thành công, chỉ bằng cách làm lạnh một vật mà đồng thời không xảy ra một biến đổi nào đó trong hệ đó hoặc trong môi trường xung quanh” nói tóm tắt là “Không thể có động cơ vĩnh cửu loại II” Hai cách phát biểu của Clausius (C) và của Thomson (T) là tương đương với nhau. Nghĩa là nếu một phát biểu đúng thì cả hai đều đúng và một phát biểu sai thì cả hai đều sai. Ta chỉ cần chứng minh mệnh đề sau: Mệnh đề sau gồm hai ý: nếu (C) sai thì (T) sai, nếu (t) sai thì (C) sai. Lần lượt chứng minh hai ý trên ta có: Nếu (C) sai thì (T) có thể thực hiện được quá trình truyền nhiệt từ vật lạnh sang vật lớn hơn mà không gây nên biến đổi nào đó trong các vật và môi trường xung quanh, ta gọi thiết bị để thực hiện quá trình đó là máy lạnh lí tưởng, kí hiệu là . Nếu (T) sai thì có thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại II, kí hiệu . Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 4
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương Xét hai nguồn nhiệt, có nhiệt độ lần lượt là T1 và T2 ( T1 > T2 ), dùng hai nguồn đó làm nguồn nóng và nguồn lạnh. Nếu (C) sai thì có máy lạnh lí tưởng, ta cho máy này truyền một nhiệt lượng Q1 từ T2 sang T1 đồng thời cho động cơ nhiệt (kí Hình 1 hiệu là ) nhận một nhiệt lượng đúng bằng Q1 của nguồn nóng . Động cơ sẽ nhả nhiệt Q2 Q1 cho nguồn lạnh và sinh công dương. A Q1 Q2 . Xem hình 1. Xét hệ gồm : Hệ này nhận nhiệt lượng Q1 Q2 của nguồn lạnh sinh công A Q1 Q2 và không tạo nên biến đổi gì ở nguồn nóng, đó là một động cơ vĩnh cửu loại II là sự vi phạm (T). , rõ ràng là nếu (C) sai thì (T) sai. Bây giờ chúng ta xét giả thiết (T) sai tức là tồn tại . Cho một máy lạnh, tức là cho một động cơ nhiệt hoạt động theo chiều ngược, máy nhận nhiệt lượng Q2 của nguồn lạnh và công A rồi nhả nhiệt lượng Q1 Q2 A cho nguồn nóng. Công A được cung cấp bởi một động cơ vĩnh cửa loại II , Q1 Q2 động cơ này nhận nhiệt lượng Q1 Q2 chỉ của một nguồn lạnh. Xem hình 2. Xét hệ Hình 2 gồm : hệ này nhận nhiệt lượng Q2 Q1 Q2 Q1 từ nguồn lạnh và truyền Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 5
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương cho nguồn nóng nhiệt lượng Q1 mà không làm biến đổi gì đến hệ và môi trường xung quanh, đó là máy lạnh lí tưởng: . Máy lạnh lí tưởng vi phạm (C). Như vậy (C) sai kéo theo (T) sai. 1.2. Nguyên lí thứ 2 đối với chu trình Carnot - Định lí Carnot Chu trình Carnot (Carno) là một chu trình gồm hai quá trình đẳng nhiệt xen kẽ nhau. Chu trình là thuận nghịch và được biểu diễn trên giản đồ P. V. Bây giờ ta đi tìm hiệu suất của chu trình Carnot thuận nghịch với tác nhân là khí lí tưởng. T2 T1 . (1) T1 Ta có thể dựa vào nguyên lí II để chứng minh định lí Carnot sau đây: a) Hiệu suất của chu trình Carnot không phụ thuộc vào tác nhân. b) Hiệu suất của chu trình thuận nghịch sẽ lớn hơn hiệu suất chu trình không thuận nghịch hoạt động với cùng nguồn nóng và nguồn lạnh. Hình 3 Xét động cơ nhiệt loại I hoạt động theo chu trình Carnot với tác nhân là khí lí tưởng có hiệu suất: Q1 Q 2 , Q1 trong đó Q1 là nhiệt lượng nhận của nguồn nóng, Q 2 là nhiệt nhả ra cho nguồn lạnh. Ta lại xét một động cơ nhiệt loại II khác có tác nhân là một vật bất kì từ nguồn nóng cùng một nhiệt lượng Q1 và có hiệu suất Q1 Q2 . Ghép hai động cơ Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 6
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương lại cho hoạt động cùng nguồn nóng và nguồn lạnh, động cơ I theo chiều thuận, động cơ II theo chiều ngược. Kết quả là 2 động cơ này nhận của nguồn lạnh nhiệt lượng Q2 Q 2 , không trao đổi nhiệt với nguồn nóng. Theo nguyên lí thứ II thì động cơ ghép không thể sinh công, tức là không nhận nhiệt, ta có: Q2 Q 2 0 . (2) Cho động cơ I chạy theo chiều ngược và động cơ II chạy theo chiều thuận, lí luận như trên cho ta kết quả Q2 Q 2 0 hay là: Q 2 Q2 0 . (3) Đổi chiều (2) và (3) ta thấy rằng Q2 Q 2 0 . Từ đó suy ra: , (4) đó là nội dung phần đầu của định lí Carnot. Xét hai động cơ hoạt động cùng nguồn nóng và nguồn lạnh: Động cơ I thuận nghịch có hiệu suất: Q1 Q 2t 1 . (5) Q1 Động cơ II không thuận nghịch có hiệu suất: Q1 Q 2kt 2 . (6) Q1 Như vậy, bây giờ ta không có bất đẳng thức (2) mà chỉ có bất đẳng thức (3). Q 2t Q 2kt , từ đó suy ra: 1 2 . (7) Nếu ta chọn động cơ I hoạt động theo chu trình Carnot thì theo (1) ta có: Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 7
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương T2 T1 . T1 Thay vào (5), ta có: Q1 Q 2 T2 T1 . (8) Q1 T1 Công thức (8) chính là cách phát biểu định lượng nguyên lí thứ II đối với một chu trình bất kì hoạt động giữa hai nguồn nhiệt có nhiệt độ T1 , và T2 . Áp dụng (8) để xét hiện tượng truyền nhiệt từ vật có nhiệt độ T1 sang vật có nhiệt độ T2 . Nếu chỉ đơn thuần có hiện tượng truyền nhiệt thì quá trình này là không thuận nghịch và Q1 Q 2 . Thay vào (8) ta có: T2 T1 0 , hay là T1 T2 , T1 tức là vật cho nhiệt có nhiệt độ lớn hơn vật nhận nhiệt. 1.3. Nhiệt giai nhiệt động lực học tuyệt đối Trên cơ sở nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học ta có thể xác định được một nhiệt giai không phụ thuộc vào chất của vật nhiệt biểu. Từ (8) ta có thể suy ra: Q2 T Q T 1 1 2 , hay là 2 2 . Q1 T1 Q1 T1 Q 2 T2 Và đối với quá trình thuận nghịch thì: . Q1 T1 Giả sử rằng ta thực hiện những chu trình Carnot với một tác nhân bất kì trong các khoảng nhiệt độ khác nhau giữa các nhiệt độ T1 , T2 , T3 , ... Tn . Gọi nhiệt lượng Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 8
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương mà tác nhân trao đổi với các nguồn ở các nhiệt độ T1 , T2 , T3 , ... Tn lần lượt là Q1 , Q 2 , Q3 , ... Q n . Áp dụng nguyên lí thứ hai cho từng chu trình. Đối với chu trình thứ nhất, hoạt động giữa hai nguồn nhiệt T1 và T2 ta có: Q1 T1 . (9) Q 2 T2 Đối với nguồn nhiệt thứ hai, hoạt động giữa hai nguồn nhiệt T2 và T3 ta có: Q 2 T2 . (10) Q3 T3 Cũng tương tự như vậy đối với chu trình tiếp theo ta có: Q3 T3 . (11) Q 4 T4 Kết hợp các đẳng thức (9), (10), (11) và các đẳng thức tương tự ta có: Q1 : Q 2 : Q 3 : ... : Q n T1 : T2 : T3 : ... : Tn (12) Từ đó ta có thể suy ra kết luận quan trọng sau đây: nhiệt độ của các vật có thể đo được bằng các phương pháp nhiệt lượng tương ứng; bởi vì nhiệt lượng không phụ thuộc rõ vào bản chất của tác nhân, cho nên những nhiệt độ đo được bằng cách này không phụ thuộc vào bản chất chất làm tác nhân. Nhiệt độ T xác định được Hình 4 theo (12) gọi là nhiệt độ nhiệt động lực học. Nhiệt giai nhiệt động lực học trùng với nhiệt giai xác định bằng nhệt biểu khí lí tưởng. Thực vậy khi chứng minh (9) ta đã dựa trên cơ sở tính công và nhiệt của khí lí tưởng thực hiện theo chu trình Carnot. Các nhiệt độ T trong (9) , và do đó trong (12), thì cũng trùng với nhiệt độ T Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 9
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương của nhiệt giai xác định bằng nhiệt biểu của khí lí tưởng chính là nhiệt giai tuyệt đối. Vì vậy ta còn gọi nhiệt độ xác định bởi (12) là nhiệt độ nhiệt động lực học tuyệt đối. Nếu ta thực hiện chu trình Carnot thuận nghịch giữa hai nguồn nhiệt có nhiệt độ T1 và T2 thì theo nguyên lí thứ hai hiệu suất của chu trình có giá trị: T1 T2 . T2 Hiệu suất này không thể lớn hơn 1, cho nên: T1 T2 T 1 hay là 2 0 . (13) T2 T1 Nghĩa là nếu T1 dương thì T2 cũng dương hoặc là bằn không. Không có giá trị nào của nhiệt độ nhiệt động lực học là âm. 1.4. Phương trình Claypeyron – Clausius Xét một chất, có khối lượng bằng đơn vị, ở nhiệt độ T. Gọi p là áp suất hơi bão hòa của chất lỏng, áp suất này có giá trị phụ thuộc vào nhiệt độ p(V). Nếu áp suất tác dụng vào mặt thoáng của chất lỏng đúng bằng áp suất hơi bão hòa ở nhiệt độ T thì chất lỏng sôi: T là nhiệt độ chất lỏng dưới áp suất p. Bây giờ ta vẽ đường đẳng nhiệt đối với một đơn vị khối lượng chất đang xét, xem hình Hình 5 5 ứng với nhiệt độ T. Đó là Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 10
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương đường LA1A 2 H . Đoạn thẳng nằm ngang A1A 2 là áp suất hơi bão hòa ứng với nhiệt độ T. Hoành độ V1 của A1 là thể tích riêng của chất lỏng, còn hoành độ Vh của A 2 là thể tích riêng của chất hơi dưới áp suất T và nhiệt độ p. Ta lại vẽ một đường đẳng nhiệt khác, ứng với nhiệt T dT , của đơn vị khối lượng chất nói trên. Đó là đường LA1A 2H ở dưới đường LA1A 2 H một chút: tung độ của A1A 2 là p dp đó là áp suất hơi bão hòa của chất lỏng ở nhiệt độ T dT . Xét chu trình Carnot thuận nghịch gồm hai quá trình đẳng nhiệt A1A 2 , A1A 2 và hai quá trình đoạn nhiệt biểu diễn bởi hai đường đoạn nhiệt qua A1 và A 2 , hai đường này cắt A1A 2 và hai điểm A1 rất gần A1 và A 2 . Chu trình Carnot dần tới chu trình A1A 2A 2A1 khi dT 0 . Công A sinh ra bởi chất mà ta đang xét trong chu trình Carnot theo chiều thuận bằng diện tích bao quanh bởi đường biểu diễn chu trình: A dp Vh V1 . Nhiệt lượng Q1 nhận được của nguồn nóng ở nhiệt độ T, trên đường thẳng đoạn nhiệt A1A 2 của chu trình thì bằng ẩn nhiệt hóa hơi của chất lỏng: Q1 . Hiệu suất của chu trình theo định nghĩa: A V V1 dp h . (14) Q1 Theo định lí Carnot hiệu suất bằng: T T dT dT . (15) T T Từ (14) và (15) suy ra: Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 11
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương dp 1 . (16) dT T Vh V1 Đây là công thức Claypeyron – Clausius. Từ công thức này có thể tính được biến thiên áp suất p của hơi bão hòa theo nhiệt độ T, tính được biến thiên nhiệt độ sôi T của chất lỏng theo áp suất p. Dữ kiện cần biết là: nhiệt độ T, ẩn nhiệt hóa hơi , thể tích riêng Vh của hơi và V1 của chất lỏng. Thường thì V1 Vh và có thể bỏ qua. Công thức Claypeyron – Clausius còn có thể áp dụng cho tất cả quá trình nóng chảy. 1.5. Sự phụ thuộc của suất căng mặt ngoài vào nhiệt độ Ta lại xét một chu trình Carno mà tác nhân là một chất lỏng căng trên một khung dây thép. Kí hiệu S1 là diện tích mặt ngoài của màng, là suất căng mặt ngoài. Trên đồ thị S (hình 6) trạng thái ban đầu được biểu diễn bởi một điểm A nào đó. Cho màng dãn đoạn nhiệt ở nhiệt độ T cho đến khi diện tích mặt ngoài là S2 . Vì quá trình dãn xảy ra ở Hình 6 nhiệt độ T không đổi nên suất căng mặt ngoài T cũng không đổi trong suốt quá trình dãn, đường đẳng nhiệt biểu diễn biểu diễn quá trình dãn là đoạn thẳng AB. Thí nghiệm chứng tỏ rằng khi tăng diện tích màng chất lỏng thì màng nguội đi. Muốn giữ cho quá trình là đẳng nhiệt ta phải cấp thêm nhiệt lượng Q1 cho màng chất lỏng (tác nhân). Từ trạng thái biểu diễn bởi điểm B ta cho màng dẫn dãn đoạn nhiệt, nhiệt độ của màng giảm dT còn suất căng mặt ngoài tăng d . Quá trình đoạn nhiệt biểu diễn đoạn đường BC rất ngắn. Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 12
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương Sau đó cho màng giảm diện tích đẳng nhiệt, ở nhiệt độ T dT , đến trạng thái biểu diễn bởi điểm D, sao cho D cùng nằm trên một đường thẳng đoạn nhiệt với A. Cuối cùng ta khép kín chu trình Carnot của màng chất lỏng bằng quá trình đoạn nhiệt DA. Xét công A sinh ra bởi tác nhân. Trên giản đồ S công này bằng diện tích bao quanh bởi đường biểu diễn ABCD của chu trình. A S2 S1 d . (17) Hiệu suất của chu trình: A S2 S1 d . (18) Q1 Q1 Mặt khác theo định lí Carnot: dT . (19) T Ta có: d 1 Q1 . (20) dT T S2 S1 Trên kia ta đã nói nhiệt độ giảm dT thì suất căng mặt ngoài tăng d , như vậy nếu lấy giá trị đại số thì dT và d trái dấu. d d 1 Q1 . (21) dT dT T S2 S1 Q1 là nhiệt lượng mà màng hấp thụ khi tăng diện tích mặt ngoài một đơn vị S2 S1 gọi là ẩn nhiệt tạo mặt ngoài kí hiệu là . d . (22) dT T Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 13
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương d Vì ẩn nhiệt tạo mặt ngoài dương ( 0 ) nên 0 , khi tăng nhiệt độ thì suất dT căng mặt ngoài giảm, điều này phù hợp với thực nghiệm. 1.6. Entropi a) Xét hai trạng thái A và B của một hệ nào đó và các quá trình chuyển hệ từ A tới B, trong đó có quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch. Trước hết ta xét quá trình thuận nghịch. Ta chứng minh rằng nhiệt lượng thu gọn mà hệ nhận được trong cả quá trình thuận nghịc chuyển hệ từ A tới B là như nhau, nói cách khác nhiệt lượng thu gọn mà hệ nhận được trong một quá trình Hình 7 thuận nghịch chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và cuối mà không phụ thuộc vào việc quá trình diễn biến như thế nào. Ta xét hai quá trình thuận nghịch A1B và A 2B (xem hình 7). Ta có: B Q AQ T T 0. A B 1 2 Chú ý rằng, chu trình là thuận nghịch và nhiệt lượng thu gọn nhận được trong quá trình B2A bằng nhiệt lượng thu gọn nhận được trong quá trình A2B và khác dấu do đó: B Q B Q B Q B Q T A T 0 hay là T A T . A A (23) 1 2 1 2 Đó là điều cần phải chứng minh. Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 14
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương Q Tích phân đường không phụ thuộc vào dạng của đường lấy tích phân, vì T vậy biểu thức dưới dấu tích phân, là một vi phân toàn phần, mà ta gọi là dS: Q T dS, như vậy thì: B Q B T A dS SB SA . A (24) Đại lượng S mới được đưa vào gọi là etrôpi, đó là một hàm trạng thái của hệ, độ biến thiên của hàm đó bằng nhiệt lượng thu gọn mà hệ nhận được trong quá trình thuận nghịch. Chú ý rằng etrôpi được xác định sai kém một hằng số và etrôpi có tính cộng được. Tính chất đó là như sau: Xét một hệ có hai hoặc nhiều phần I và II ở trạng thái cân bằng, etrôpi S của hệ bằng tổng etrôpi của hai phần hợp thành S SI SII . Tính chất này có thể suy ra trực tiếp từ định nghĩa etrôpi. Nhưng cần lưu ý rằng chỉ những hệ nào mà ta có thể tách riêng các phần một cách thuận nghịch thì mới có tính chất này. Bây giờ ta xét cả quá trình không thuận nghịch đưa hệ từ A tới B, thí dụ A3B (xem hình 5). Áp dụng công thức cho chu trình không thuận nghịch A3B2A, ta có: B A δQ δQ T T 0, A B 3 2 hay là: B A B δQ δQ δQ T BT AT . A 3 2 2 Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 15
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương Nghĩa là nhiệt lượng thu gọn mà hệ nhận được trong quá trình không thuận nghịch từ A đến B thì nhỏ hơn nhiệt lượng thu gọn mà hệ nhận được trong quá trình thuận nghịch từ A đến B tức là nhỏ hơn độ biến thiên etrôpi của hệ. b) Ta có thể viết: B δQ T SB SA . A (25) Dấu bằng ứng với quá trình thuận nghịch, dấu nhỏ hơn ứng với quá trình không thuận nghịch. Đó là công thức biểu diễn nguyên lí thứ hai. Nếu xét một quá trình AB vô cùng nhỏ thì (25) có dạng: δQ dS . (26) T Đó là dạng vi phân của cách phát biểu nguyên lí hai. Kết hợp với nguyên lí thứ nhất: TdS dU W , hay là: TdS dU Ai da i . (27) Dấu bằng ứng với quá trình thuận nghịch trong đó A i A i T, a, ..., a n ; dấu lớn hơn ứng với quá trình không thuận nghịch. Nếu xét hệ cô lập thì Q 0 , ta có: dS 0 . (28) Nghĩa là các quá trình xảy ra trong hệ cô lập không thể làm giảm entrôpi của hệ. Nếu quá trình là thuận nghịch (cân bằng) thì entrôpi không đổi, còn nếu quá trình là không thuận nghịch thì entrôpi tăng. Nếu hệ đã ở trạng thái ứng với các giá trị cực đại của entrôpi thì entrôpi không tăng được nữa, nghĩa là trong hệ chỉ có thể xảy ra những quá trình thuận nghịch. Hệ thức (28) hay là định luật tăng entrôpi cũng là một cách phát biểu nguyên lí hai nhiệt động lực học. Định luật tăng entrôpi Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 16
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương cho ta khả năng đặc trưng entrôpi như là thước đo tính bất thuận nghịch của các quá trình trong hệ cô lập, đó chính là ý nghĩa Vật lí của entrôpi. Bởi vì tất cả các quá trình tự nhiên, tự phát đều xảy ra với vận tốc giới nội, nghĩa là chúng không tĩnh, không thuận nghịch cho nên trong các quá trình đó entrôpi luôn tăng lên trong các hệ cô lập. Như vậy, nguyên lí hai chỉ rõ phương hướng của các quá trình tự nhiên: quá trình tự nhiên trong các hệ cô lập (kín) xảy ra theo chiều tăng entrôpi. Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 17
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương CHƯƠNG II: BÀI TẬP MINH HỌA Câu 1: Một động cơ Carnot hoạt động theo chu trình trên hình 7. Nếu W và W tương ứng là công thực hiện bởi một mol khí đơn nguyên tử và lưỡng nguyên W tử hãy tính . W Lời giải: Đối với động cơ Carnot dùng khí đơn nguyên tử ta có: V2 W R T1 T2 ln , V1 ở đây T1 4To , và T2 To là nhiệt độ của các nguồn tương ứng. V1 Vo , và V2 là thể tích ở trạng thái 2. Ta còn có V3 64Vo . Với động cơ dùng tác nhân là khí lưỡng nguyên tử, tương tự ta có: Hình 8 V2 W R T1 T2 ln . V1 Từ hai phương trình trên ta suy ra: V2 ln W V1 W ln V2 V1 Sau đó ta dùng phương trình đoạn nhiệt: 4To V2γ-1 =To V3γ-1 , và: Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 18
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương 4To V2 γ-1 =To V3γ-1 . Ta thu được: 1 W 3 1 . W 3 1 1 Đối với khí đơn nguyên tử 5 / 3 ; và đối với khí lưỡng nguyên tử 7 / 5 , do đó: W 1 . W 3 Câu 2: Hiệu nhiệt độ giữa hai bề mặt và mặt đáy của nước ở một đập cao 100m có thể là 10 o C . Hãy so sánh năng lượng có thể nhận được từ nhiệt năng của một gam nước với năng lượng sinh ra khi cho nước chảy từ trên đập qua một tua bin theo cách thông thường. Lời giải: Hiệu suất của một động cơ lí tưởng là: thấp Tthâp 1 . Tcao Năng lượng nhận được từ một gam nước: T W Q 1 1 thâp .C v Tcao Tthâp , Tcao ở đây Q là nhiệt lượng rút ra từ một gam nước, C v là nhiệt dung riêng của một gam nước, do đó: 2 C v Tcao Tthâp W . Tcao Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 19
- Học phần: Nhiệt động lực học và Vật lí thống kê GVHD: Th. s Lê Thị Thu Phương Nếu Tcao có thể lấy như nhiệt độ phòng thì khi đó: 1.102 W 0,3cal. 300 Năng lượng phát ra bởi dòng chảy trên đập xuống là: W mgh 1.9,8.100.102 0,24cal. Ta có thể thấy rằng ở những điều kiện không lí tưởng W W . Tuy nhiên hiệu suất của động cơ thực nhỏ hơn nhiều so với động cơ lí tưởng. Do đó cách dùng năng lượng phát ra khi nước chảy từ trên cao xuống vẫn có hiệu suất lớn hơn. Câu 3: Khảo sát một động cơ hoạt động theo chu trình lí tưởng dùng chất khí lí tưởng có nhiệt dung cp không đổi làm tác nhân. Chu trình gồm hai quá trình đẳng áp nối với nhau bằng hai quá trình đẳng nhiệt. a) Tìm hiệu suất của động cơ này theo p1 , p2 . b) Đâu là nhiệt độ cao nhất, thấp nhất trong các nhiệt độ Ta , Tb , Tc , Td ? Hình 9 Lời giải: a) Trong một chu trình, năng lượng mà tác nhân nhận từ nguồn nhiệt độ cao là: Q ht c p Tb Ta . Năng lượng nhả cho nguồn có nhiệt độ thấp là: Q nh cp Tc Td . Do đó: Đề tài: Nguyên lí thứ hai Nhiệt động lực học và Entropi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập lớn Kỹ thuật hệ thống trong Công nghệ hóa học: Phân tích và tổng hợp hệ thống công nghệ hóa học trên cơ sở nhiệt động học (Exergy)
16 p | 231 | 23
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu viết phần mềm tính toán thiết kế kho lạnh công suất nhỏ trên nền tảng phần mềm EES
71 p | 21 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB 6008 và phần mềm labview
31 p | 30 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các nguyên lý bảo vệ rơ le trong hệ thống điện
47 p | 41 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu khai thác hiệu quả tổ hợp thiết bị thí nghiệm trao đổi nhiệt– máy lạnh cho phòng thí nghiệm thực hành công nghệ nhiệt lạnh Viện Cơ khí
49 p | 34 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo
44 p | 20 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của lưu lượng nước giải nhiệt cho hệ thống điều hòa không khí trung tâm đến hiệu quả làm việc của bộ xử lý nước điện phân
92 p | 17 | 8
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí lớp 8 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh nước CHDCND Lào
288 p | 67 | 8
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của tháng phối giống & nhiệt độ đến số con sơ sinh sống của lợn nái Landrace & Yorkshire
5 p | 104 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học phần Nhiệt học Vật lý 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
124 p | 22 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu đánh giá đặc tính nhiệt độ - hiệu suất của tấm pin mặt trời trong các điều kiện bức xạ và trao đổi nhiệt khác nhau bằng phương pháp mô phỏng
72 p | 20 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, ứng dụng ống nhiệt trọng trường trên máy sấy điện trở
93 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học phần Nhiệt học Vật lí lớp 10 trung học phổ thông
97 p | 19 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Cơ sở: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị nhiệt phân biomass sản xuất nhiên liệu sinh học
25 p | 39 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Nhiệt học lớp 10 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của bài tập vật lí
129 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Biên soạn và sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy học phần “Nhiệt học”, Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
174 p | 40 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Tổ chức dạy học phần “nhiệt học” Vật lí 10 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề
18 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn