intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

22
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo" nhằm nghiên cứu sử dụng năng lượng thừa từ thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo, góp phần tái sử dụng năng lượng một cách triệt để trong điều hòa không khí, từ đó góp phần giải quyết bài toán kinh tế trong đời sống và sản xuất nói chung và điều hòa không khí nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ VIỆC TẬN DỤNG NHIỆT THẢI TỪ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI ĐỂ SẤY QUẦN ÁO MÃ SỐ: SV2020-150 SKC 0 0 7 3 5 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ VIỆC TẬN DỤNG NHIỆT THẢI TỪ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI ĐỂ SẤY QUẦN ÁO SV2020-150 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Dương Tuấn MSSV: 16147105 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2020
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆU QUẢ VIỆC TẬN DỤNG NHIỆT THẢI TỪ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ HAI KHỐI ĐỂ SẤY QUẦN ÁO SV2020-150 Thuộc nhóm ngành khoa học: SV thực hiện: Nguyễn Dương Tuấn Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, Khoa: 16147CL3, Khoa đào tạo chất lượng cao Năm thứ : 4 / 4 Ngành học: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt SV thực hiện: Lê Thị Ngọc Hân Nam, Nữ: Nữ Dân tộc: Kinh Lớp, Khoa: 16147CL2, Khoa đào tạo chất lượng cao Năm thứ : 4 / 4 Ngành học: Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Viên TP Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2020 Trang 1
  4. TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN VỊ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH SINH VIÊN 1. Tên đề tài: “Nghiên cứu tính hiệu quả của việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo” 2. Mã số đề tài: SV2020-150 3. Họ và tên chủ nhiệm: Nguyễn Dương Tuấn 4. Họ và tên GVHD: TS. Nguyễn Xuân Viên 5. Đơn vị công tác: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh 6. Giải trình chỉnh sửa báo cáo tổng kết đề tài: Nội dung góp ý của Hội đồng Kết quả chỉnh sửa, bổ sung Ghi chú TT (2) (3) (4) Nên bổ sung lọc bụi trong hệ 01 Mục 2.4 – Trang 29 thống sấy Ghi chú: (2): Liệt kê tóm tắt các ý kiến đóng góp của Hội đồng. (3): Ghi rõ các nội dung chỉnh sửa và ghi rõ trang đã được chỉnh sửa. (4): Giải trình các nội dung không chỉnh sửa và các ý kiến khác với ý kiến của Hội đồng (nếu có) Tp. HCM, ngày 03 tháng 11 năm 2020 Giảng viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài (Ký và họ tên) (Ký và họ tên) Trang 2
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu tính hiệu quả việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Dương Tuấn Mã số SV: 16147105 -Lớp: 161471CL3 Khoa: Đào tạo chất lượng cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Nguyễn Dương Tuấn 16147105 16147CL3 ĐT Chất lượng cao 2 Lê Thị Ngọc Hân 16147025 16147CL2 ĐT Chất lượng cao - Người hướng dẫn: Tiến Sĩ. Nguyễn Xuân Viên 2. Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu tổng quan, phân tích hiệu quả việc tận dụng nhiệt thải ra từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo. 3. Tính mới và sáng tạo: Nghiên cứu sử dụng năng lượng thừa từ thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo, góp phần tái sử dụng năng lượng một cách triệt để trong điều hòa không khí, từ đó góp phần giải quyết bài toán kinh tế trong đời sống và sản xuất nói chung và điều hòa không khí nói riêng. 4. Kết quả nghiên cứu: STT Nội dung nghiên cứu đã thực hiện Sản phẩm Tự đánh giá 1 Nghiên cứu tổng quan Thuyết Minh Đã hoàn thành 2 Tính toán, phân tích lý thuyết Kết quả tính toán Đã hoàn thành 3 Kết hợp với nhóm chế tạo mô hình Mô hình hệ thống sấy Đã hoàn thành 4 Thực hiện đánh giá so sánh kết quả Kết quả so sánh Đã hoàn thành Trang 3
  6. 5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài đóng góp sự cải thiện khả năng tái sử dụng năng lượng thừa thải ra từ thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí hai khối, từ đó giúp giảm sử dụng năng lượng trong các xí nghiệp nói chung và hộ dân cư nói riêng, tiết kiệm kinh tế sử dụng trong đời sống và sản xuất. Ngày 03 tháng 11 năm 2020 SV chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Nguyễn Dương Tuấn Trang 4
  7. Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài : ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày 03 tháng 11 năm 2020 Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Viên Trang 5
  8. Mục lục ----------------------------------------------------------------------------------------------- Trang phụ bìa .................................................................................................................... 1 Bản giải trình chỉnh sửa kết quả NCKH của sinh viên ..................................................... 2 Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 3 Chương 1: Tổng quan .......................................................................................................... 9 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 9 1.2 Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................... 10 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ................................................................................. 10 1.3.1 Vai trò của điều hòa không khí trong sản xuất ............................................................... 10 1.3.2 Hệ thống điều hòa không khí Multi ............................................................................... 12 1.3.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................... 14 Chương 2 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 20 2.1 Tính toán lý thuyết chu trình lạnh .................................................................................... 20 2.1.1 Các thông số làm việc .............................................................................................. 20 2.1.1.1 Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh T0 .......................................................................... 20 2.1.1.2 Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh Tk ................................................................ 20 2.1.2 Thiết lập sơ đồ và chu trình lạnh .............................................................................. 20 2.1.2.1 Các thông số ban đầu ............................................................................................. 20 2.1.2.2 Nguyên tắc của điều hòa không khí loại tách rời .................................................. 21 2.2 Cấu trúc sây dựng và tính chiều dày cách nhiệt của tủ sấy ......................................... 23 2.2.1 Cấu trúc xây dựng .................................................................................................... 23 2.2.2 Xác định kích thước của tủ sấy ................................................................................ 23 2.2.3 Tổn thất nhiệt qua bề mặt kính ................................................................................. 24 2.3 Một số phương pháp sấy quần áo hiện nay .................................................................. 24 2.3.1 Sấy quần áo bằng ánh nắng mặt trời ........................................................................ 24 2.3.2 Phơi đồ bằng thiết bị sấy thô sơ................................................................................ 26 2.3.3 Một số loại vải không được cho vào máy sấy thông thường ................................... 27 2.4 Công nghệ sấy và vấn nạn sợi vi nhựa ........................................................................ 29 2.5 Tính toán quá trình sấy lý thuyết ................................................................................ 30 Trang 6
  9. 2.5.1 Thông số đầu vào ..................................................................................................... 30 2.5.2 Kết quả tính toán lý thuyết ....................................................................................... 30 Chương 3 Kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 32 3.1 Mô hình sấy quần áo ................................................................................................... 32 3.2 Tính toán thực nghiệm ................................................................................................ 32 3.2.1 Thông số thực nghiệm thu được ............................................................................... 32 Chương 4 Tính khả thi của việc tận dụng nhiệt thải của điều hòa không khí .................. 37 4.1 Nghiên cứu thực tiễn ...................................................................................................... 37 4.2 Nghiên cứu cách tận dụng nhiệt thải ........................................................................... 38 4.3 Quá trình làm việc: ....................................................................................................... 39 4.4 Những yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nhiệt ....................................... 39 4.5 Kết luận........................................................................................................................ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 41 Trang 7
  10. Mục lục hình ảnh ----------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 1.1 Máy điều hòa không khí kiểu Muti ................................................................... 12 Hình 1.2 Cửa hàng giặt sấy ............................................................................................... 15 Hình 1.3 Vị trí lắp đặt máy điều hòa ở khu chung cư ...................................................... 17 Hình 1.4 Cảnh phơi đồ theo cách truyền thống ở một khu chung cư ............................... 18 Hình 1.5 Lắp đặt máy lạnh ở chung cư từ thực tế ............................................................. 19 Hình 2.1 Sơ đồ nguyên lý và đồ thị của chu trình lạnh ..................................................... 21 Hình 2.2 Mô hình tủ sấy dựng 3D .................................................................................... 23 Hình 2.3 Phơi quần áo trực tiếp ngoài trời ....................................................................... 25 Hình 2.4 Một số thiết bị sấy công suất nhỏ ...................................................................... 27 Hình 2.5 Sấy quần áo bằng quạt thông thường ................................................................ 28 Hình 2.6 Đồ thị biểu diễn các điểm nút của quá trình sấy ................................................ 29 Hình 3.1 Tủ sấy quần áo kết hợp với điều hòa không khí ............................................... 31 Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn khối lượng quần áo theo thời gian. .......................................... 32 Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ sau khi sấy theo thời gian .......................................... 33 Hình 3.4 Biễu diễn độ ẩm theo thời gian ......................................................................... 33 Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn khối lượng quần áo theo thời gian sấy .................................... 34 Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn độ ẩm theo thời gian ................................................................ 35 Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ sau khi sấy theo thời gian ........................................ 35 Hình 4.1 Dàn lạnh và dàn nóng của một máy điều hòa không khí ................................. 37 Trang 8
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nhu cầu về sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Hiện nay con người vẫn phải dựa vào nguồn nguyên liệu hóa thạch ( than , dầu , khí đốt ,…) để cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt…Do mức độ khai thác ngày càng gia tăng nên trong tương lai sản lượng của các nguồn nguyên liệu trên sẽ giảm dần và cạn kiệt. Để đối phó với tình trạng này , con người không còn cách nào khác là phải có biện pháp sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có và tìm ra nguồn năng lượng mới để thay thế. Tuy nhiên có một nguồn năng lượng là nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ cảu hệ thống điều hòa không khí đang dần lãng phí qua nhiều năm ảnh hưởng một phần vào môi trường và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Trang BBC cho hay, tình hình thế giới đang ngày nóng hơn. Theo báo cáo Khí hậu toàn cầu hàng năm của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2017 vừa qua là năm có khí hậu nóng thứ ba trong những năm có khí hậu nóng nhất thế giới đã được ghi nhận kể từ năm 1880 cho đến 2017 - đứng sau năm 2016 (nóng nhất) và 2015 (đứng thứ 2), và cũng là năm có khí hậu nóng nhất mà không có sự "góp mặt" của hiện tượng El Nino. Ảnh hưởng từ máy điều hòa đến môi trường là rất lớn. Tình trạng này sẽ ngày càng trở nên xấu đi khi mà thế giới càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu sử dụng điều hòa cũng tăng theo bấy nhiêu. Năm 2010, 50 triệu chiếc điều hòa đã được bán ra tại Trung Quốc, việc kinh doanh điều hòa tăng mạnh tại Ấn Độ, rộng hơn là Châu Á và các quốc gia Trung Đông. Nhu cầu sử dụng điều hòa ngày càng tăng dẫn đến hệ quả là nguồn tài nguyên năng lượng toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, chưa kể đến tầng ozon cũng bị ảnh hưởng không kém. Vì thế hiện nay, vấn đề tối ưu hóa và sử dụng năng lượng vào mục đích phục vụ con người là mối quan tâm hàng đầu, các nhà thiết kế luôn tìm ra cách để tối ưu hóa hệ thống điều hòa không khí. Vì thế, việc phát triển các hệ thống sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm trở thành khâu then chốt. Với mục tiêu làm sao chỉ ra được những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm năng lượng có thể ứng dụng trong nước là vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay của các nhà khoa học tại Việt Nam. Điển hình trong quá trình sinh hoạt của con Trang 9
  12. người thì nhu cầu sử dụng điều hòa không khí một cấp là những nguồn tiêu thụ điện khá lớn và lượng nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ ra môi trường quá cao gây nên lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường … Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt bằng điện trực tiếp, tuy có nhiều ưu điểm nhưng chưa mang lại hiệu quả nhiều về việc tiết kiệm năng lượng. Trong nghiên cứu này việc tận dụng nguồn nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ và mang tính ứng dụng cao trong vào đời sống nhóm chúng em chọn ra đề tài “ Thiết kế - chế tạo tủ sấy quần áo tận dụng nguồn nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí ’’ 1.2 Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu tính hiệu quả việc tận dụng nhiệt thải từ hệ thống điều hòa không khí hai khối để sấy quần áo. 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 1.3.1 Vai trò của điều hòa không khí với sản xuất. Điều hòa không khí đã có những bước tiến vượt bậc trong nghành công nghiệp và trở thành một thiết bị không thể tách rời với các ngành khác như cơ khí chính xác, kỹ thuật điện từ và vi điện từ, kỹ thuật phim ảnh, máy tính điện từ, kỹ thuật quang học,... Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, máy móc, thiết bị làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của không khí như thành phần độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các loại hoá chất độc hại khác.... Trong ngành cơ khí, chế tạo dụng cụ đo lường, dụng cụ quang học, độ trong sạch và ổn định của nhiệt độ và độ ẩm là điều kiên quyết định cho chất lượng, độ chính xác của sản phẩm. Nếu các linh kiện, chi tiết của máy đo, kính quang học được chế tạo trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không ổn định làm cho độ co dăn khác nhau về kích thước của chi tíết sẽ làm giảm độ chính xác của máy móc. Bụi thâm nhập vào bên trong máy sẽ làm tăng độ mài mòn giữa các chi tiết dụng cụ gây hư hỏng, chất lượng giảm sút rõ rệt. Trong công nghiệp sợi và dệt, điều hoà không khi có ý nghĩa quan trọng. Khi độ ẩm không khí cao, độ dính kết, ma sát giữa các sợi bông sẽ lớn và quá trình kéo sợi sẽ khó khăn, ngược lại độ ẩm quá thấp sẽ làm cho sợi dễ bị đứt năng suất kéo sợi sẽ bị giảm. Trang 10
  13. Đặc biệt trong công nghiệp chế biến thực phấm,đa số các quá trình chế biến, bảo quản đòi hỏi có môi trường không khí thích hợp để đảm bảo chất lượng tốt. Nếu độ ẩm quá thấp sẽ làm cho sản phẩm khô hanh, giảm khối lượng và chất lượng sản phẩm. Ngược lại độ ẩm quả cao công với nhiệt độ cao thì đó là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển làm giảm chất lượng sản phẩm hoặc phân huỷ sản phẩm. Bên cạnh đó lượng nhiệt và hơi ấm tỏa ra bên trong phân xưởng tương đối lớn, thường xảy ra hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu bao che hoặc bề mật thiết bị, máy móc gây mất vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Tất cả các vấn đề bất lợi đó đến có thể giải quyết bằng điều hoà không khí. Trong công nghiệp chế biến và sản xuất chè, quá trình vo chè, ủ lên men thì điều hòa không khí có tác dụng làm cho chất dinh dưỡng trong lá chè tiếp xúc với không khí và oxy hoá kết hợp với các quá trình biến đổi sinh hoá khác tạo ra các axit amin, giữ màu sắc và hương vị thơm ngon của chè. Các quá trình này đòi hỏi phải được tiến hành ở điều kiện mát mẻ và độ ẩm thích hợp. Các thông số của môi trường không khí trong các nhà máy sản xuất phim, giấy ảnh cũng cần được duy trì ở mức nhất đình và chặt chẽ bằng hệ thống điều hoà không khi. Bụi rất dễ bám vào bề mặt phím, giấy ảnh làm giảm chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ cao mong phân xưởng làm nóng chảy lớp thuốc ảnh phủ trên bề mặt phím. Ngược laị độ ẩm cao làm cho sản phẩm dính bết vào nhau. Ngoài ra điều hoà không khi còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bơm nhiệt, một loại máy lạnh dùng để sưởi ấm vào mùa đông. Bơm nhiệt thực ra là một máy lạnh với khác biệt là ở mục đích sử dụng. Gọi là máy lạnh khi người ta sử dụng hiệu ứng lạnh Ở thiết bị bay hơi còn gọi là bơm nhiệt khi sử dụng nguồn nhiệt lấy từ thiết bị ngưng tụ. Ở các nước tiên tiến, các chuồng trại chăn nuôi của công nghiệp sản xuất thịt sữa được điều hoà không khí đề có thể đạt được tốc độ tăng trọng cao nhất, vì gia súc và gia cầm cần có khoảng nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để tăng trọng và phát triển. Ngoài khoảng nhiệt độ và độ ẩm đó, quá trình phát triển và tăng trong giảm xuống và nếu vượt qua giới bạn nhất đình chúng có thể bị sút cân hoặc bệnh tật. Trang 11
  14. Với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì điều hòa mang một tầm quan trọng trong cả đời sống và sản xuất. Chúng đi song song và phát triển một cách thích hợp nhất với điều kiện sống hiện tại và tương lai. 1.3.2 Hệ thống điều hòa không khí multi Điều hòa Multi là bước cải tiến của dòng điều hòa thông thường, là một biến thể kết hợp giữa điều hòa trung tâm và điều hòa treo tường. Theo đó, điều hòa Multi gồm 1 dàn nóng làm nhiệm vụ cấp lạnh cho cùng lúc nhiều dàn lạnh. Số lượng từ 2 - 5 dàn lạnh, nhưng không thể quá nhiều và công suất quá cao như điều hòa trung tâm. Nhờ vậy, điều hòa này giúp tiết kiệm diện tích lắp đặt và tận dụng khả năng tập trung làm mát phòng ưu tiên nhờ sử dụng hệ số làm lạnh không đồng thời. Hình 1.1 Máy điều hòa không khí kiểu Multi Nguồn: Internet a. Ưu điểm của dòng điều hòa Multi - Chi phí điện năng thấp: Ban đêm không sử dụng điều hòa tại phòng khách, dàn nóng của điều hòa có thể tập trung công suất làm mát cho phòng ngủ, giúp các phòng này lạnh nhanh và sâu hơn. Ngược lại, khi mọi người ở phòng sinh hoạt chung, dàn nóng Trang 12
  15. sẽ tập trung công suất để làm mát phòng này. Nhờ sử dụng hệ số làm lạnh không đồng thời này, điều hòa Multi có thể tiết kiệm tới 30% điện năng. - Ngoài ra, những tính năng mới ở điều hòa thông thường như công nghệ Inverter (tiết kiệm 40-50% điện năng tiêu thụ), chức năng Ion, lọc không khí, bụi đều có trong hệ thống điều hòa Multi. - Tính linh hoạt cao: Điều hòa Multi linh hoạt trong lắp đặt vị trí và có khả năng kết nối đa dạng các dàn lạnh. Dàn lạnh có thể là dạng treo tường, dạng áp trần, điều hòa âm trần hay điều hòa âm trần nối ống gió. Ban đầu nếu ngân sách có hạn, khách hàng có thể sử dụng dàn lạnh thông thường. Khi có điều kiện, vẫn có thể đổi sang các dạng điều hòa khác như cassette âm trần, đặt sàn, áp trần, nối ống gió … mà không phải thay đổi cục nóng bên ngoài (chi phí dàn lạnh thường rất thấp, có thể dễ dàng thay đổi). - b. Nhược điểm của máy điều hòa Multi: - Không có nhiều sự lựa chọn: Mặc dù là một dòng điều hòa khá tốt, nhưng trên thị trường các dòng điều hòa multi chủ yếu mang thương hiệu đaikin, đương nhiên điều hòa multi đaikin khá tốt, tuy nhiên, nếu một số người không muốn sử dụng thương hiệu này thì cũng có khá ít dòng điều hòa multi từ những thương hiệu khác để lựa chọn. - Mức giá cao, chi phí đầu tư lớn: Đương nhiên là so với việc mua 4-5 máy điều hòa treo tường riêng biệt thì việc mua hệ thống điều hòa multi có thể tiết kiệm tiền hơn, tuy nhiên, với một số gia đình, họ chưa thể đầu tư lắp đặt điều hòa cho tất cả các phòng, thì việc mua điều hòa multi là khá đặt, bởi giá cục nóng điều hòa multi đã trên 30 triệu đồng, chưa kể dàn lạnh lắp ở các phòng. Tuy vậy, đối với những người có điều kiện thì rõ ràng máy điều hòa multi là sự lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn. Trang 13
  16. 1.3.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Sấy quần áo là một trong những lĩnh vực tiêu thụ năng lượng rất lớn. Sấy quần áo được thực hiện từ lâu bởi Mặt trời và gió, đã trở thành xã hội công nghiệp trở thành người tiêu dùng quan trọng của điện hoặc các loại năng lượng khác thông qua việc sử dụng máy sấy quần áo. Dựa trên một nghiên cứu ở Mỹ, điện tiêu thụ để sấy quần áo được ước tính là 71 Terawatt giờ (TWh) mỗi năm. Tại Mỹ, nơi được coi là thị trường tiêu thụ điều hòa không khí lớn nhất thế giới, điều hòa chiếm 15% tổng năng lượng tiêu thụ và thải ra 100 triệu tấn CO2 mỗi năm. Cụ thể hơn, thiết bị này tiêu tốn lượng điện năng ở Mỹ lớn hơn tổng năng lượng của toàn châu Phi tiêu thụ rất nhiều. Tại một số thành phố, nhiệt thải ra từ điều hòa không khí khiến cho nhiệt độ ngoài trời ban đêm vào mùa hè tăng lên 1o C. Được biết, có hơn 76 triệu máy sấy quần áo tại các gia đình ở Mỹ vào năm 1990 khi 80% gia đình ở Mỹ có máy sấy quần áo, so với 40% vào năm 1970. Máy sấy quần áo sẽ chịu trách nhiệm chung cho 16% tổng lượng khí sử dụng trong nhà ở (đối với máy sấy khí) và 9% tổng lượng điện sử dụng trong nhà (đối với máy sấy điện) ở Mỹ. Do sử dụng năng lượng đáng kể cho máy sấy quần áo, đã có những nghiên cứu tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động của nhiều loại máy sấy quần áo. Ở một số nước châu âu vào mùa đông, việc làm khô các vật dụng bằng vải nói chung và quần áo nói riêng là vô cùng khó khăn do nhiệt độ môi trường rất thấp và độ ẩm tăng cao. Để giải quyết vấn đề, các tiệm giặt sấy được ra đời như một lẽ tất yếu. Nhưng các tiệm giặt sấy này lại không sử dụng được các nguồn năng lượng tái tạo – tiêu hao năng lượng cực lớn từ việc sấy quần áo. Trang 14
  17. Hình 1.2 Cửa hàng giặt sấy Tại các khách sạn, dịch vụ dọn phòng bao gồm việc giặc sấy quần áo cho khách cư trú, việc sấy quần áo này gây tiêu tốn cho khách sạn rất lớn về mặt năng lượng tiêu hao và chi phí chi trả cho nhân viên phục vụ. Với viêc tận dụng nhiệt thải ra từ thiết bị ngưng tụ của hệ thống điều hòa không khí, việc sấy quần áo đã giảm được chi phí rất nhiều cho khách sạn cũng như khách hàng sử dụng, vấn đề chi phí năng lượng tăng cao vào các mùa đông đã được giải quyết và song song với đó với tiêu chí tái sử dụng năng lượng ngày càng được định hướng rõ ràng hơn trong tương lai tính cấp thiết của hệ thống sấy sử dụng nhiệt thải từ thiết bị ngưng tụ là một giải pháp tối ưu. Ở các thành phố đông dân, như Hồng Kông, các tòa nhà dân cư thường là những tòa nhà cao tầng. Để duy trì diện mạo chấp nhận được của mặt tiền tòa nhà, việc phơi quần áo bằng phương pháp tự nhiên bằng cách treo quần áo bên ngoài cửa sổ hoặc ban công có thể không được phép. Càng ngày, việc sấy quần áo càng trở nên hạn chế trong nhà, hoặc là tiêu tốn năng lượng thông qua việc sử dụng máy sấy quần áo hoặc thông gió tự nhiên. Sấy quần áo trong nhà bằng cách sử dụng thông hơi tự nhiên, so với máy sấy quần áo bằng điện hoặc gas, có thể mất nhiều ngày, tùy thuộc vào loại dệt, điều kiện thời tiết và vị trí của một căn hộ trong một khu dân cư cao tầng (ví dụ, căn hộ thịnh hành định hướng và mức sàn). Ở những nơi có độ ẩm không khí cao (ví dụ, ở Hồng Kông, trong mùa mưa vào tháng 3 và tháng 4 hoặc trong những ngày mưa), việc phơi quần áo trong nhà bằng cách thông gió tự nhiên có thể mất nhiều thời gian và vẫn mang lại kết quả không đạt yêu cầu. Ngoài ra, sấy quần áo trong nhà bằng cách thông gió tự nhiên làm tăng môi trường nhiệt trong nhà, vì độ Trang 15
  18. ẩm trong quần áo ướt được chuyển sang không khí trong nhà trong quá trình sấy, bằng cách bốc hơi và di chuyển. Tải ẩm độ ẩm trong nhà bổ sung này phải được xử lý thông qua các phương tiện thông gió cơ học hoặc tự nhiên. Nếu việc sấy quần áo đạt được bằng máy sấy chạy bằng điện hoặc bằng khí, quá trình sấy có thể được hoàn thành trong vài giờ nhưng phải trả thêm chi phí sử dụng năng lượng và ô nhiễm. Trong máy sấy quần áo bay hơi, không khí được làm nóng, bằng điện hoặc gas, đến nhiệt độ cao hơn (50 - 70 LC) và dòng khí nóng sau đó được sử dụng để làm khô quần áo. Không khí nóng và ẩm mang theo hơi ẩm sau khi đi qua quần áo được thải ra ngoài trời, gây ra ô nhiễm nhiệt và không khí cục bộ. Mặt khác, đối với các tòa nhà dân cư ở vùng cận nhiệt đới (hoặc nhiệt đới), do khí hậu cận nhiệt đới, hàng năm, điều hòa không khí thường là cần thiết trong 7 tháng 8 khi trời nóng hoặc ẩm hoặc cả hai. Ví dụ, một cuộc khảo sát về đặc tính của người dùng trong các tòa nhà dân cư ở Hồng Kông chỉ ra rằng hầu hết mọi người vận hành RAC của họ từ tháng 4 đến tháng 10. Tại Hồng Kông, được hỗ trợ bởi sự gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua, việc sử dụng điều hòa không khí trong các tòa nhà dân cư địa phương đã được tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy tại Hồng Kông, điều hòa không khí dân cư đã hấp thụ 155 GW h điện vào năm 1971, chiếm 14,6% tổng lượng điện sử dụng trong toàn bộ khu dân cư. Năm 1996, mức tiêu thụ tăng lên 2467 GW h, chiếm 30,4% tổng lượng sử dụng điện dân dụng. Khi xu hướng gia tăng này tiếp tục, nói chung, sử dụng điện điều hòa không khí dân dụng có thể chiếm khoảng một phần ba tổng số sử dụng điện dân dụng ở Hồng Kông. Trang 16
  19. Hình 1.3 Vị trí lắp đặt máy điều hòa ở khu chung cư Lâu nay, việc treo phơi quần áo ở sân vườn hay ban công đã trở thành thói quen gần như không thể thay thế của nhiều người. Mặc dù xã hội phát triển, "truyền thống" này vẫn được gìn giữ một cách nguyên vẹn. Tuy nhiên, thói quen này trên thực tế đã không còn phù hợp bởi hiện có rất nhiều yếu tố can thiệp từ bên ngoài, khiến cho việc làm khô quần áo trở nên khó khăn hơn. Mùa đông, thời tiết lạnh và ẩm ướt, nhất là ở miền Bắc, quần áo có thể không kịp khô dẫn tới nấm mốc. Còn vào mùa hè nắng nóng, thói quen phơi cả chục tiếng dưới ánh nắng mặt trời cũng dễ làm hư hỏng quần áo. Thêm vào đó, không khí ô nhiễm và bụi bặm cũng là một mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe, đặc biệt với những người dân sống ở đô thị. Trang 17
  20. Hình 1.4 Cảnh phơi đồ theo cách truyền thống ở một khu chung cư. Gần đây, nhà ở đô thị dân cư đông đúc ở Việt Nam, không cung cấp đủ không gian sấy khô quần áo tự nhiên. Theo cách đó, vài chỗ quanh khu nhà như là cửa sổ, ban công, nhà để xe, cổng trước... được sử dụng sấy khô quần áo tự nhiên. Phương pháp làm khô này xáo trộn thẩm mỹ cho ngôi nhà. Như vậy, các dịch vụ giặt, sấy quần áo sẽ phát triển đáng kể. Các công ty thương mại làm khô và giặt sẽ sử dụng điện, dầu lửa, và gas tự nhiên như là nguồn năng lượng. Việc này được dự đoán sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng đáng kể. Mặt khác, do ngày càng tăng trưởng kinh tế và khí hậu nóng bức ở Việt Nam, việc sử dụng điều hòa không khí ở khu dân cư, khách sạn tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các thành phố đông dân cư. Các hệ thống điều hòa không khí giải phóng một lượng nhiệt thải đáng kể miễn phí ra môi trường xung quanh. Nhiệt thải này có thể được sử dụng làm nguồn nhiệt để sấy quần áo. Ở Việt Nam không có báo cáo về tiêu thụ năng lượng cho việc phơi quần áo. Phương pháp sấy quần áo điển hình ở Việt Nam là sấy khô tự nhiên bằng năng lượng mặt trời. Một số thương mại các ngành, như khách sạn và bệnh viện, sử dụng máy sấy thương mại để sấy quần áo. Hệ thống sấy bằng bơm nhiệt có các đặc tính như hiệu quả sử dụng năng lượng cao, nhiệt độ sấy thấp và kiểm soát dễ dàng, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong trong việc sấy gỗ, ngũ cốc, và các sản phẩm nông nghiệp. Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2