intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài khoa học: Vận dụng mô hình ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Nguyễn Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

194
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu: bài nghiên cứu dựa trên mô hình Ohlson (1995) và lý thuyết trong bài nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu (2002) để nghiên cứu mối liên hệ giữa giá CP và TT BCTC trong điều kiện nới lỏng giả thiết thị trường hiệu quả trên TTCK Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là giá CP và TT BCTC của mẫu gồm 77 công ty niêm yết tại Sở GDCK TP HCM qua 4 năm là 2009, 2010, 2011, 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài khoa học: Vận dụng mô hình ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Mã số: …………….<br /> VẬN DỤNG MÔ HÌNH OHLSON (1995) VÀ CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> 1. Lý do chọn đề tài Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận của thị trƣờng vốn dài hạn, thực hiện chức năng tập trung các nguồn vốn cho đầu tƣ và phát triển kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trƣờng đầu tƣ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặt khác, TTCK là một thị trƣờng cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tƣợng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch sản phẩm tài chính đƣợc thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng là môi trƣờng dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt động gian lận, không công bằng, gây tổn thất cho các nhà đâu tƣ; tổn thất cho thị trƣờng và cho toàn bộ nền kinh tế. Và những biến động lớn trong TTCK, thông qua nhiều cơ chế tác động, đều đƣợc phản ánh khá rõ nét trên những biến động giá chứng khoán trên thị trƣờng, nhất là giá cổ phiếu. Trên thị trƣờng chứng khoán, cụ thể là thị trƣờng cổ phiếu, mặt bằng giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết nhƣ đã nói phần nào phản ánh bức tranh kinh tế của một quốc gia. Và từ đó, khiến ta đặt ra câu hỏi là giá cổ phiếu hình thành và chịu tác động của những yếu tố nào? Qua đó, ta sẽ có cơ sở cho việc kiểm soát và giải thích đƣợc những biến động giá, nâng cao giá trị và hình ảnh doanh nghiệp, hiệu quả nhà đầu tƣ… để phát triển TTCK Việt Nam trong tƣơng lai. Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu và gây ra biến động giá trên TTCK. Tuy nhiên, theo sự tham khảo thị trƣờng, hành vi nhà đầu tƣ và các bài nghiên cứu liên quan, chúng tôi chọn các thông tin trên BCTC là biến nghiên cứu trong việc giải thích biến động giá CP. Trên cơ sở này, chúng tôi cũng thấy rằng mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP là một đề tài thú vị đƣợc nghiên cứu rộng rãi trong thời gian qua. Đặc biệt, khi TTCK Việt Nam ngày càng phát triển và đƣợc chú tâm hơn cũng nhƣ thông tin để nhà đầu tƣ đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình hay cơ sở cho các phân tích tài chính ngày nay phần lớn dựa vào TT BCTC mà các công ty niêm yết công bố. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mảng tính minh bạch của TT BCTC hay gia tăng tính hữu ích cho TT BCTC đối với giá CP, phòng chống gian lận TT BCTC và các giải pháp... Một số bài nghiên cứu có thể nhắc đến nhƣ nghiên cứu của Mai Hoàng Minh (2007), Bùi Kim Yến (2010), Nguyễn Thị Ái Nhiên (2012).... Việc nghiên cứu định lƣợng mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP có sử dụng một mô hình kinh tế<br /> <br /> 2 lƣợng hẳn hòi kết hợp với các lý thuyết hiện đại khác cho phù hợp với điều kiện Việt Nam còn khá ít. Đối với các nghiên cứu trên thế giới, nhất là đa phần các nghiên cứu định lƣợng về mối quan hệ giữa TT BCTC và giá CP đều sử dụng mô hình Ohlson (1995) để xây dựng mô hình nghiên cứu, thì cũng không có quá nhiều bài nghiên cứu đo lƣờng mối liên hệ giữa TTBCTC và giá CP trong điều kiện thị trƣờng không hiệu qủa (inefficient), điều này là thực tế thị trƣờng nhƣng lại là hạn chế của mô hình Ohlson (1995). Và với một thị trƣờng mới nổi, trải qua nhiều thăng trầm phức tạp trong thời gian qua nhƣ TTCK Việt Nam thì giả thiết thị trƣờng hiệu quả là rất khó để đƣợc thỏa mãn. Việc tìm ra liệu rằng có tồn tại mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP cũng nhƣ việc lƣợng hóa cụ thể mức độ giải thích biến động giá CP của một số biến TT BCTC đặc trƣng, độ trễ tác động và cả ảnh hƣởng của tất cả những thông tin này đến các đối tƣợng trên TTCK Việt Nam là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu khá phong phú nhƣng chủ yếu, thông qua các mô hình định lƣợng và các bằng chứng, phân tích mà chúng tôi đƣa ra trong bài là nhằm trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chủ chốt: 1/ Thực trạng các vấn đề về TT BCTC và giá CP của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM? Trên cơ sở đó, sẽ giúp ích cho việc chọn biến, phân tích tổng quan hình ảnh của thị trƣờng chứng khoán trong mối quan hệ TT BCTC – Giá CP; cũng nhƣ cho phép thực hiện việc xác định sơ bộ mối tƣơng quan giữa một số TT BCTC và giá CP. 2/ Nghiên cứu thực nghiệm tại TTCK Việt Nam xem TT BCTC có mối liên hệ với giá CP hay không? Cơ sở lý thuyết và mô hình phù hợp với TTCK Việt Nam là gì? Mức độ tác động, độ trễ, sức giải thích giá CP của TT BCTC và việc so sánh sức giải thích này với các nghiên cứu tại các quốc gia trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Điều này giúp ta lƣợng hóa mối quan hệ giữa TT BCTC và giá CP để trả lời câu hỏi nghiên cứu tiếp theo một cách chính xác. 3/ Những tác động của kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa TT BCTC và giá CP đến các đối tƣợng quản lý và tham gia TTCK? Giải pháp nâng cao vao trò của TT BCTC và giá CP tại TTCK Việt Nam tƣơng ứng với kết quả nghiên cứu và thực trạng đã tìm hiểu.<br /> <br /> 3 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở tham khảo các bài nghiên cứu nƣớc ngoài và bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Dũng ở Việt Nam, bài nghiên cứu của chúng tôi kết hợp mô hình Ohlson (1995) và lý thuyết hiện đại trong bài nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu (2002) để xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp để đo lƣờng mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP của các CTNY trên Sở GDCK TP.HCM, đại diện cho TTCK Việt Nam - còn khá mới với một mức độ phát triển chƣa cao, một ví dụ điển hình cho việc bất thỏa mãn giả thiết thị trƣờng hiệu quả. Tuy nhiên, bài nghiên cứu lại có nhiều điểm khác biệt trong phƣơng pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, xử lý số liệu, chƣơng trình sử dụng, cách thức kiểm định…. Và do đó, hiển nhiên, dẫn đến kết quả nghiên cứu cho trƣờng hợp Việt Nam có nhiều khác biệt so với các bài nghiên cứu trên. Theo đó, bài nghiên cứu dựa trên nền tảng của mô hình Ohlson (1995) cho thấy giá CP đƣợc quyết định bởi hai loại TT BCTC (lợi nhuận thuần và giá trị sổ sách). Để kiểm chứng mối liên hệ giữa giá CP và TT BCTC, các mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là giá CP và hai biến độc lập là giá trị sổ sách trên CP và lợi nhuận thuần trên CP sẽ đƣợc sử dụng. Do dữ liệu dƣới dạng bảng (panel data – quan sát công ty-năm), ngoài phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu thông thƣờng – Ordinary Least Square (hay còn gọi là hồi quy kết hợp – Pooled Regression Model), mối liên hệ trên cũng sẽ đƣợc kiểm chứng bằng các mô hình ảnh hƣởng cố định (Fixed Effects Model) và ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Random Effects Model). Phạm vi nghiên cứu là các CTNY trên Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu phục vụ cho việc ƣớc lƣợng các mô hình bao gồm lợi nhuận thuần trên CP (EPS), giá trị sổ sách trên CP (BPS), giá CP (P) và chỉ số VN-Index. Tất cả đƣợc lấy từ kho dữ liệu của Chuyên trang chứng khoán CP VN (www.cophieu68.vn), trong 4 năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Nhƣ vậy, ta có bộ dữ liệu bảng gồm 77 công ty và trong mỗi niên độ, mỗi công ty có các chỉ số về giá trị sổ sách trên CP của niên độ tƣơng ứng ( giá CP và chỉ số VN-Index. Ngoài ra, để tính tới ảnh hƣởng của giả thiết thị trƣờng hiệu quả đến mối liên hệ giữa TT BCTC và giá CP, bài nghiên cứu còn kết hợp với lý thuyết hiện đại của Aboody, Hughes và Liu (2002) thông qua việc xác định biến phụ thuộc (giá CP) trong mô hình ở một số trƣờng hợp khác nhau. Trƣờng hợp thứ nhất, giả thiết thị trƣờng hiệu quả, giá CP đƣợc lấy vào thời điểm kết thúc niên độ kế toán mà BCTC phản ánh. Nhóm các trƣờng hợp còn lại giả thiết dạng trung bình của thị ), lợi nhuận thuần trên CP của niên độ tƣơng ứng ,<br /> <br /> 4 trƣờng hiệu quả không đƣợc thỏa mãn và thị trƣờng tự điều chình về trạng thái hiệu quả sau một thời gian nhất định. Do không có cơ sở lý thuyết nào để lựa chọn khoảng thời gian này, các mốc thời gian đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là 3, 6, 9 và 12 tháng sau khi kết thúc niên độ kế toán. Cơ sở để lấy các mốc thời gian cách nhau 3 tháng kể từ thời điểm kết thúc niên độ là việc thông tin BCTC cũng đƣợc công bố hàng quý có thể tăng cƣờng quá trình cập nhật, điều chỉnh kỳ vọng của nhà đầu tƣ dựa trên thông tin BCTC vào các thời điểm này. Sở dĩ mốc thời gian chỉ đƣợc lấy đến 12 tháng do quy mô mẫu khá hạn chế về thời gian Trong các trƣờng hợp này, giá CP đƣợc điều chỉnh theo sai số đƣợc rút ra từ biến động giá CP tƣơng lai theo nghiên cứu của Aboody, Hughes và Liu (2002)) và đƣợc điều cải biến lại cho phù hợp với Việt Nam. Sau khi nghiên cứu định lƣợng, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu định tính, dựa trên một số nghiên cứu khác cũng nhƣ xuất phát từ thực trạng TTCK , giá CP và TT BCTC để đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao vai trò của TT BCTC đối với giá CP cũng nhƣ giải quyết các thực trạng đƣa ra. 4. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu dựa trên mô hình Ohlson (1995) và lý thuyết trong bài nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu (2002) để nghiên cứu mối liên hệ giữa giá CP và TT BCTC trong điều kiện nới lỏng giả thiết thị trƣờng hiệu quả trên TTCK Việt Nam. Đối tƣợng nghiên cứu là giá CP và TT BCTC của mẫu gồm 77 công ty niêm yết tại Sở GDCK TP. HCM qua 4 năm là 2009, 2010, 2011, 2012. Kết cấu bài nghiên cứu gồm 3 phần chính: Phần 1: Trình bày các lý thuyết nền về giá CP, BCTC và các TT BCTC đƣợc nghiên cứu. Đồng thời trình bày tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về đề tài mối quan hệ giữa TT BCTC và giá CP sau đó tiến hành so sánh, đối chiếu và phân tích cơ sở lý luận, các lý thuyết và mô hình để tìm ra bài học cho nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Phần 2: Trình bày thực tế biến động giá CP của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM cũng nhƣ thực trạng các vấn đề về TT BCTC liên quan. Qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa chúng cũng nhƣ các tồn tại của thị trƣờng. Từ đó phục vụ cho việc đánh giá<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1