intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài:: "Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ”

Chia sẻ: Hihi Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:90

952
lượt xem
372
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ mà còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài:: "Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ”

  1. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô Luận văn Đề tài : "Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ” N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 1
  2. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô Mục lục Mục lục ............................................................................................................................ 1 LỜI NÓI ĐẦU: ................................................................................................................ 5 1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................. 5 2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................................. 6 4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................... 6 5. Kết cấu khóa luận. ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: .................................................................................................................... 7 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ..................................... 7 1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. ............................................... 7 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. ................................ 7 1.1.1.1 Sự ra đời nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. ........................................................... 7 1.1.1.2. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: ................................ ............. 8 1.1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng........................................................................... 9 Sơ đồ 1: Mối quan hệ các bên trong bảo lãnh ngân hàng. ................................ ........... 11 1.1.3. Chức năng và vai trò của BLNH: ........................................................................ 13 1.1.3.1. Chức năng của BLNH: ..................................................................................... 13 a. Công cụ bảo đảm: ................................ ................................ ................................ ...... 13 b. Công cụ tài trợ: ......................................................................................................... 13 1.1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng: ................................ ................................ ...... 14 a. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh:.................................................................... 14 c. Đối với nền kinh tế:.................................................................................................... 15 1.1.4. Nguồn luật điều chỉnh: ................................ ................................ ........................ 15 1.2. Các loại bảo lãnh ngân hàng. ................................................................................. 16 a. Bảo lãnh trực tiếp: ..................................................................................................... 16 Sơ đồ 2: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp.................................................................................. 16 b. Bảo lãnh gián tiếp:..................................................................................................... 17 Sơ đồ 3: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp................................................................................. 17 Hợp đồng gốc ................................................................................................................. 17 c. Đồng bảo lãnh: ................................................................ ................................ ........... 18 Sơ đồ 4: Đồng bảo lãnh. ................................................................................................ 18 N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 2
  3. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô ................................ ................................ ................................ .......... Hợp đồng gốc ........................................................................................................................................ 18 1.2.2. Dựa trên bản chất của bảo lãnh. ......................................................................... 18 a. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: ............................................................................................ 18 b. Bảo lãnh độc lập: ....................................................................................................... 18 1.2.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán: ....................................................................... 19 a. Bảo lãnh theo yêu cầu: .............................................................................................. 19 b. Bảo lãnh kèm chứng từ. ............................................................................................ 19 c. Bảo lãnh kèm phán quyết của tòa án hoặc trọng tài. ................................ ............... 19 1.2.4. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh: .................................................................... 20 a. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: ................................................................................... 20 b. Bảo lãnh hoàn thanh toán: ................................ ................................ ........................ 20 c. Bảo lãnh trả chậm (bảo lãnh thanh toán). ................................................................ 20 d. Bảo lãnh dự thầu. ................................ ................................ ................................ ...... 20 1.3. Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ BLNH. .......................... 21 1.3.1. Rủi ro trong BLNH. ................................ ................................ ............................. 21 a. Rủi ro tín dụng: ......................................................................................................... 21 b. Rủi ro thanh khoản. ................................................................ ................................ .. 21 c. Rủi ro hối đoái. ................................ .......................................................................... 22 1.3.1.2. Rủi ro đối với ng ười thụ hưởng bảo lãnh................................. ........................ 22 1.3.1.3. Rủi ro đối với ng ười được bảo lãnh.................................................................. 23 a. Nguyên nhân chủ quan. ................................ ................................ ............................. 23 b. Nguyên nhân khách quan. ................................ ................................ ........................ 24 1.3.3. Mức độ rủi ro trong bảo lãnh ngân hàng: .......................................................... 24 1.3.4. Những biện pháp hạn chế rủi ro: ........................................................................ 25 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: ................................. 26 1.4.3.1. Nhân tố chủ quan:................................ ................................ ............................. 27 Năng lực tài chính của khách hàng: .............................................................................. 29 Khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: ................................................................... 29 Phương án sản xuất kinh doanh khả thi:....................................................................... 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH ................................ ........... 32 N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 3
  4. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI ....................................................................... 32 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội. 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................................... 32 5 : Giải tỏa bảo lãnh: ................................ ................................ ................................ ...... 46 2.2.2.1. Dư nợ bảo lãnh: ................................................................................................ 48 2.2.2.2. Cơ cấu về loại hình bảo lãnh: ................................ ................................ ........... 50 2.2.2.3. Cơ cấu bảo lãnh theo thành phần kinh tế: ....................................................... 53 Bảng 8: Dư nợ BL phát sinh theo loại hình doanh nghiệp................................ ........... 53 Biểu đồ 4: Dư nợ bảo lãnh phát sinh theo loại hình doanh nghiệp.............................. 53 2.2.2.4. Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn: ........................................................................ 55 2.2.2.5. Tình hình thu phí bảo lãnh:.............................................................................. 56 Bảng 10: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh qua các năm. ................................ ........... 57 2.2.2.6. Chất lượng của bảo lãnh................................................................................... 57 2.3. Đánh giá tình hình hoạt động bảo lãnh.................................................................. 58 2.3.1. Những kết quả đạt được. ..................................................................................... 58 Có được những kết quả trên là do: ................................ ................................ ............... 60 2.3.2. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện BLNH................ 61 2.3.2.1. Các khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện BLNH: ................................ 61 a. Khó khăn trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: ................................ ...... 61 b. Tồn tại trong quá trình thực hiện bảo lãnh ngân hàng: .......................................... 62 2.3.2.2. Nguyên nhân của các khó khăn tồn tại. ........................................................... 64 CHƯƠNG 3: .................................................................................................................. 67 Bảng 11: Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011: ................................................................... 69 3.2.5. Chú trọng và nâng cao công tác tư vấn cho khách hàng. ................................... 78 3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam. .......................................................................... 87 3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Quân đội. ................................ ........................ 88 TÓM TẮT CHƯƠNG 3: ............................................................................................... 89 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................... 90 N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 4
  5. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô LỜI NÓI ĐẦU: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đang có những b ước phát triển đáng kinh ngạc. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương m ại, dịch vụ không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ m à còn vươn ra tầm quốc tế. Hòa chung vào xu thế đó, hệ thống các NHTM cũng không ngừng phát triển và mở rộng, bên cạnh các NHTM nhà nước là sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh các ngân hàng nước ngoài. Trong bối cảnh này thì sự cạnh tranh là tất yếu mà lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất chính là lĩnh vực tín dụng truyền thống. Chính vì vậy, các ngân hàng đ ã và đang phát triển rất nhiều các sản phẩm tín d ụng mới từ lĩnh vực này và bảo lãnh cũng không phải là ngoại lệ khi là thị trường mà rất nhiều ngân hàng nhắm vào. Do đó, việc sử dụng BLNH đang bùng nổ mạnh mẽ đem lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng đồng thời cũng đóng vai trò xúc tác cho các hợp đồng kinh tế được kí kết dễ dàng. Có thể chắc chắn các giao dịch thương mại lớn mà có yếu tố nước ngoài tham gia thì đi kèm với các hợp đồng kinh tế bắt buộc phải có thêm hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng để tạo đ ược sự tin tưởng tuyệt đối của bạn hàng. N ghiệp vụ bảo lãnh được ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội thực hiện ngay từ những năm đầu thành lập. Mặc dù đây là nghiệp vụ ngân hàng còn m ới mẻ với các ngân hàng TMCP Việt Nam, song với uy tín và quyền lực tài chính của mình, trong những năm qua MB đã đ áp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đem lại thu nhập đáng kể và dần đưa hoạt động bảo lãnh trở thành một trong những hoạt động chính, không thể thiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, bản thân ngân hàng cũng có những chính sách nhất định để không ngừng hoàn thiện và phát triển hơn nghiệp vụ này. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 5
  6. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô X uất phát từ những điều trên, em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiệp vụ Bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu. K hóa luận đề cập nghiên cứu hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo lãnh ngân hàng, vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong nền kinh tế, phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được, đồng thời nêu ra được những khó khăn, tồn tại của hoạt động bảo lãnh tại MB. Trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. K hóa luận nghiên cứu tập trung chủ yếu về thực trạng bảo lãnh ngân hàng và m ột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bảo lãnh để tháo gỡ những khó khăn, tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại MB. 4. Phương pháp nghiên cứu. K hóa luận sử dụng các phương pháp lý thuyết hệ thống duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt động kinh tế, thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích, so sánh, xử lý số liệu… 5. K ết cấu khóa luận. N goài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Những lý luận chung về bảo lãnh ngân hàng. - Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đội. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quân Đ ội. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 6
  7. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Khái quát chung về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. 1.1.1. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. 1.1.1.1 Sự ra đời nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. N ền kinh tế càng phát triển kéo theo sự phát triển không ngừng của ho ạt động giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại. Các giao dịch ngày càng phát triển về mặt số lượng, giá trị, độ phức tạp và được m ở rộng trên phạm vi to àn thế giới. Đặc biệt, trong TMQT các giao dịch diễn ra có sự ngăn cách về thời gian, không gian, hệ thống pháp luật, điều kiện thị trường… làm cho các loại rủi ro càng gia tăng như: rủi ro không thực hiện hợp đồng, rủi ro tín dụng… đ ể phòng ngừa rủi ro bên giao hàng hóa thường yêu cầu b ên nhận hàng hóa phải có bảo lãnh của bên thứ ba (bên thứ ba thường là người có uy tín, có tiềm lực tài chính…) và như thế nghiệp vụ bảo lãnh ra đời. Trên thực tế có nhiều tổ chức tài chính cũng phát hành bảo lãnh như: chính phủ, công ty bảo hiểm, công ty tài chính… song bảo lãnh chủ yếu phát triển ở các NHTM. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân xuất phát các đặc đ iểm riêng có của các NHTM đó là: - NHTM là trung gian tài chính của nền kinh tế với vai trò chủ yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân đem cho vay và đầu tư để thu lợi nhuận. Thông qua quá trình đó, ngân hàng nắm bắt được rất nhiều những thông tin của khách hàng, biết được năng lực tài chính của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của họ để tạo cơ sở cho việc phát hành thư bảo lãnh đúng đ ắn. - NHTM thường xuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, có tiềm lực tài chính cao nên đã xây dựng đ ược uy tín cũng như mối quan hệ gắn bó tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Uy tín của ngân hàng là N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 7
  8. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô yếu tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng (là đối tượng yêu cầu bảo lãnh). N hư vậy sự ra đời nghiệp vụ b ảo lãnh là m ột yếu tố khách quan, giúp phòng ngừa rủi ro trong giao dịch tài chính và phi tài chính. Sự phát triển của bảo lãnh gắn liền với các hoạt động của các NHTM, tổ chức có khả năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh tốt nhất. 1.1.1.2. Sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quốc tế, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tài liệu dẫn chứng trong thương mại giao dịch, BLNH xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX như là một dạng thư tín dụng dự phòng ( Standby letter of credit). Ở thời điểm này, BLNH bắt đ ầu thực sự được sử dụng như là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, phải tới những năm 70, hoạt động b ảo lãnh của ngân hàng mới thật sự được sử dụng trong các giao dịch của TMQT. N guồn gốc là từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp giàu mỏ khiến cho các quốc gia Trung Đông trở nên giàu có. Họ liên tục kí kết các hợp đồng kinh tế với các quốc gia Phương tây để thực hiện các dự án như: tạo cơ sở hạ tầng, canh tân công nông nghiệp… và đ ể đảm bảo cho các hợp đồng này, các công ty giàu mỏ Trung Đông yêu cầu các tập đoàn phương tây phải chứng minh năng lực tài chính của mình thông qua BLNH. Đó là yêu cầu tất yếu bởi giao d ịch TMQT là giao dịch luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Sau những năm 70, cùng với sự phát triển của TMQT, hoạt động bảo lãnh phát triển đáng kinh ngạc. Bảo lãnh thực sự trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro quan trọng. N gày nay, bảo lãnh ngày càng trở thành một nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng tại nhiều nước trên thế giới. Quy mô và doanh thu phí bảo lãnh của mỗi ngân hàng thể hiện uy tín trong nước cũng như quốc tế của ngân hàng đó đối với ngân hàng đối tác, đối với khách hàng và ngay cả với chỉnh phủ. Trong xu hướng quốc tế hóa, to àn cầu hóa, chu chuyển vốn và giao lưu N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 8
  9. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô TMQT hiện nay ngày càng gia tăng với mức độ khổng lồ, nghiệp vụ b ảo lãnh rất đ ược các ngân hàng chú trọng hoàn thiện và phát triển nhất là trong điều kiện mua bán chịu đang ngày càng phổ biến, tiết kiệm vốn cho cả bên bán hàng và bên mua hàng. Đây là nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng, giúp cho các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm từ đó giảm thiểu được rủi ro trong quá trình kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh chủ yếu sử dụng nghiệp vụ BLNH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho công việc kinh doanh của mình đồng thời đảm bảo an toàn trong giao d ịch kinh doanh. Tại Việt Nam, từ những năm 80, bảo lãnh đã được đề cập trong các văn bản pháp quy. Song từ những năm 1980 – 1990, bảo lãnh của ngân hàng chỉ do NHNN thực hiện như một công cụ hỗ trợ kinh doanh cho các DNNN vay vốn nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Sau công cuộc đổi mới trong hệ thống ngân hàng năm 1998, các NHTM Việt Nam đã có sự phát triển đáng ghi nhận, là kênh cung cấp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Các nghiệp vụ ngân hàng cũng ngày càng phát triển phong phú đa dạng. Tuy nhiên còn nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới chỉ thực hiện ở giai đoạn bước đầu, trong đó có nghiệp vụ BLNH. Nghiệp vụ này hết sức phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ theo các tập quán và thông lệ quốc tế. Năm 1994, quy chế bảo lãnh và tái b ảo lãnh của thống đốc NHNN được ban hành và lần đầu áp dụng cho các NHTM V iệt Nam. Tuy là một nghiệp vụ ngân hàng mới và chưa có hành lang pháp lý chặt chẽ song BLNH đã dần khẳng định vị trí không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại. 1.1.2: Khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. 1.1.2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Có nhiều cách khái niệm khác nhau về nghiệp vụ BLNH, song về bản chất và phương thức thực hiện, các khái niệm này đ ều nêu bật lên nghĩa vụ N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 9
  10. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô của người phát hành b ảo lãnh phải thanh toán cho người nhận bảo lãnh nếu người đó có bằng chứng chứng minh người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Theo bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều 366 có định nghĩa: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện trả thay cho bên có ngh ĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Theo luật các TCTD điều 20 định nghĩa: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận và hoàn trả cho các TCTD số tiền đã được trả thay”. H ình thức của BLNH là hợp đồng bảo lãnh hay còn gọi là thư b ảo lãnh.Thư bảo lãnh là cam kết bằng văn bản giữa khách hàng và ngân hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong việc bảo lãnh và hoàn trả. N hư vậy, BLNH là cam kết bằng văn bản, là hình thức cấp tín d ụng bằng chữ kí, tại thời điểm tham gia bảo lãnh, ngân hàng không trực tiếp xuất vốn mà chỉ d ùng khả năng tài chính và uy tín của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã cam kết từ trước. 1.1.2.2: Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng. - Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc: Tham gia vào hoạt động bảo lãnh có ít nhất 3 chủ thể, đó là: Bên phát hành bảo lãnh (ngân hàng), bên được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng). Các chủ thể tham gia có mối quan hệ với nhau thông qua các hợp đồng là: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo lãnh, thư b ảo lãnh. Cụ thể như sau: N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 10
  11. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô Sơ đồ 1: Mối quan hệ các bên trong bảo lãnh ngân hàng. B ên bảo lãnh 2 3 1 B ên được bảo lãnh B ên nhận bảo lãnh Hợp đồng kinh tế: Trước hết hoạt động bảo lãnh được phát sinh 1 trong mối quan hệ kinh tế giữa bên nhận bảo lãnh và bên được b ảo lãnh. Hai chủ thể này thỏa thuận, kí kết hợp đồng kinh tế. Trong đó, bên nhận b ảo lãnh yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh và chỉ khi bên được bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng thì bảo lãnh mới được xác lập. Từ đó phát sinh ra các mối quan hệ tiếp theo. H ợp đồng bảo lãnh: Quan hệ giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh 2 thông qua hợp đồng bảo lãnh hay là mối quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và bên hưởng tín dụng. Cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh): Thư b ảo lãnh do ngân hàng phát 3 hành trao cho bên nhận bảo lãnh trong đó quy định những điều kiện để b ên nhận bảo lãnh có thể nhận được thanh toán của ngân hàng trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết. - Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập cao: Mặc dù quan hệ trong BLNH là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc nhau, tuy nhiên quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia mang tính độc lập tương đối. Đây chính là một đặc điểm nổi bật của bảo lãnh. Điều này có nghĩa là việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phụ thuộc vào bất cứ giao dịch hay yếu tố nào ngoài giao dịch bảo lãnh. Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 11
  12. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô cho bên nhận bảo lãnh khi bên này có yêu cầu và có bằng chứng chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngân hàng không thể viện các lí do thuộc về mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng của mình để trì hoãn ho ặc không thực hiện thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Khi có yêu cầu thanh toán, ngân hàng phải thanh toán ngay cho bên nhận bảo lãnh, sau đó mới quay ra thu nợ đối với bên được bảo lãnh. - Bảo lãnh ngân hàng là hoạt động ngoại bảng: V ề bản chất, bảo lãnh là hình thức tài trợ bằng uy tín, qua đó bên được bảo lãnh có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh…để thu lợi. Khi thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng chưa phải xuất quỹ tiền mặt ngay do đó bảo lãnh được coi như một hoạt động ngoại bảng vì hoạt động của nó không làm ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, khi rủi ro sảy ra thì ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Đó cũng chính là lúc ngân hàng phải thực sự xuất quỹ tiền mặt, điều này làm ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán của ngân hàng. K hoản chi này được xếp vào khoản tín dụng “xấu”, cấu thành nợ quá hạn. Khi đó, hoạt động bảo lãnh đã được chuyển từ tài sản ngoại bảng vào tài sản nội bảng. Như vậy, nếu hoạt động bảo lãnh có chất lượng kém không những có ảnh hưởng xấu tới uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản của ngân hàng. Vì vậy, phải cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quyết định bảo lãnh tránh những khoản nợ “xấu” này. - Bảo lãnh tiến hành trên cơ sở chứng từ: Tất cả các hoạt động của ngân hàng đều dựa trên cơ sở chứng từ và ho ạt động bảo lãnh cũng không phải là ngo ại lệ. Cam kết bảo lãnh của ngân hàng cũng là một văn bản mà việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng dựa trên văn bản đó. Do đó, khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng phát hành thư bảo lãnh p hải có trách nhiệm N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 12
  13. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư bảo lãnh. Ngân hàng phát hành có quyền từ chối thanh toán nếu chứng từ bất hợp lệ hay những điều kiện và điều khoản bảo lãnh không đ ược đáp ứng. Nếu ngân hàng không thực hiện đúng trách nhiệm kiểm tra, tức là vẫn thanh toán toàn bộ chứng từ bất hợp lệ thì ngân hàng đó sẽ không nhận đ ược tiền bồi ho àn từ người được bảo lãnh.Tuy nhiên nếu bộ chứng từ được đưa đến hoàn toàn phù hợp với những điều kiện, điều khoản quy định trong thư bảo lãnh và ngân hàng kiểm tra thấy không có dấu hiệu lừa đảo thì ngân hàng phải ngay lập tức thanh toán cho bên thụ hưởng. Ngân hàng phải thực hiện một cách trung thực khách quan, không làm chỗ dựa cho khách hàng của mình để từ chối thanh toán vì nếu như vậy sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng. 1.1.3. Chức năng và vai trò của BLNH: 1.1.3.1. Chức năng của BLNH: a. Công cụ bảo đảm: Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp một sự đảm bảo cho người thụ hưởng. Mục đích của bảo lãnh là sự cung cấp cho người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho những người thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. H ơn nữa, bảo lãnh đ ược dùng trong những hợp đồng thi công, hợp đồng bảo hành sản phẩm, dự thầu công trình… thì đ ây là những thỏa thuận không mua bán hay thanh toán. Do vậy, bảo lãnh chỉ được d ùng cho mục đích bảo đảm an toàn cho người thụ hưởng khi có một biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh. b. Công cụ tài trợ: H ầu hết các hợp đồng thi công, buôn bán lớn đòi hỏi phải có một khoảng thời gian dài mới hoàn tất. Điều này đặt ra một nhu cầu tài trợ cho dự án. Công ty xây dựng sẽ gặp khó khăn về tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất công trình mới nhận được thanh toán từ chủ công trình. Do N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 13
  14. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô đó, công ty xây dựng sẽ thương lượng với chủ công trình ứng trước cho mình một khoản tiền. Lúc đó, ngân hàng của công ty xây dựng sẽ phát hành một bảo lãnh hoàn tiền ứng trước như một công cụ tài trợ để cho công ty nhận được khoản tiền đó. Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh cho công ty xây dựng để thanh toán cho chủ công trình trong trường hợp công ty xây dựng vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. 1.1.3.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng: a. Đối với ngân hàng phát hành bảo lãnh: Bảo lãnh là một hình thức dịch vụ ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế. Lợi ích trực tiếp của bảo lãnh đó là sự đóng góp phí bảo lãnh với lợi nhuận của ngân hàng. Một ưu điểm trong bảo lãnh là ngân hàng không phải xuất vốn ra ngay, do vậy chưa phải sử dụng vốn của mình, không mất chi phí cơ hội cho mục đích kinh doanh khác. Không những đóng góp và lợi nhuận, bảo lãnh làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung, làm giảm sự phụ thuộc vào tín dụng. Mà tỷ trọng thu từ dịch vụ là xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại ngày nay. Ngoài ra, bảo lãnh giúp thực hiện chính sách khách hàng. Một mặt đáp ứng nhu cầu và gắn bó hơn với khách hàng truyền thống. Mặt khác thu hút được các khách hàng mới. Đ iều này làm lợi cho ngân hàng không chỉ về mặt phí mà còn thúc đẩy các ho ạt độ ng khác của ngân hàng như thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, huy động vốn… Bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh nước ngoài, ngân hàng có thể mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Bảo lãnh giúp ngân hàng tăng bạn hàng và lợi nhuận. b.Đối với doanh nghiệp: V ai trò lớn nhất mà bảo lãnh mang lại cho các khách hàng là hạn chế rủi ro, đảm bảo lợi ích kinh tế, chống lại những thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Nhờ có bảo lãnh ngân hàng, các doanh nghiệp có khả năng tiếp N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 14
  15. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô cận đ ược các nguồn vốn rẻ, hiệu quả, tham gia dự thầu được nhiều công trình, đem lại thu nhập cao. Bảo lãnh ngân hàng cũng giúp cho các doanh nghiệp tăng uy tín trong quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. c. Đối với nền kinh tế: Bảo lãnh ngân hàng có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Bảo lãnh là chất xúc tác cho các hợp đồng kinh tế, xây dựng thương m ại, các giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong nước cũng như quốc tế được kí kết một cách nhanh chóng, thuận lợi giúp cho hoạt động này ngày càng phát triển hơn. Bảo lãnh đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn giữa các thành phần kinh tế. N goài ra, bảo lãnh còn được sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, giúp nhà nước thực hiện các chương trình quốc gia như thúc đẩy một số ngành kinh tế mũi nhọn hay hạn chế một số lĩnh vực hoạt động không có hiệu quả. 1.1.4. Nguồn luật điều chỉnh: Do yêu cầu bức thiết của nền kinh tế về hoạt động BLNH các văn bản pháp lý về nghiệp vụ này lần lượt ra đời như:  Q uyết định 192/ QĐ – NH ngày 17/09/1992 của thống đốc NHNN về bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.  Q uyết định 196/ QĐ – NHNN 14 ngày 25/08/2000 của thống đốc NHNN về quy chế nghiệp vụ BLNH. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên về nghiệp vụ b ảo lãnh của các NHTM.  Q uyết định 283/2000/QĐ – NHNN 14 ngày 2 5/08/2000 của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế BLNH thay thế cho các quyết định trước đây. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 15
  16. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô  Q uyết định 386/QĐ – NHNN ngày 11/04/2001 về việc sửa đổi bổ xung quy chế BLNH.  Q uyết định 112/2003/QĐ – NHNN về việc sửa đổi bổ xung quy chế BLNH.  Q uyết định 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/06/2006 về việc ban hành quy chế BLNH. 1.2. Các loại bảo lãnh ngân hàng. N ghiệp vụ BLNH cung cấp cho các hoạt động của nền kinh tế các loại hình bảo lãnh phong p hú và đa dạng. Căn cứ và những tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh thành nhiều loại. Ta có thể phân loại các loại BLNH theo m ột số tiêu thức sau: 1.2.1.C ăn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh: a. Bảo lãnh trực tiếp: Là lo ại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát hành b ảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sau khi ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng, ngân hàng trực tiếp truy đòi từ người đ ược b ảo lãnh. Sơ đồ 2: Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp. N gân hàng phát hành Ngân hàng thông báo 3b 3a 2 3b 1 N gười được bảo lãnh N gười nhận bảo lãnh H1 đồng chính kí kết giữa người được bảo lãnh và người nhận b ảo ợp lãnh.Khách hàng cầu phát hành bảo lãnh và cam kết sẽ bồi hoàn. 2 3a N gân hàng phát hành bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 16
  17. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô 3b Ngân hàng phát hành có thể chuyển văn bản b ảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. b. Bảo lãnh gián tiếp: Là lo ại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu ngân hàng thứ nhất (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (ngân hàng phát hành) đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng. Người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành mà chính ngân hàng chỉ thị là người bồi hoàn. Đến lượt mình, ngân hàng chỉ thị sẽ truy đ òi khách hàng của mình. Sơ đồ 3: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp. 4b Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo 3 4a Ngân hàng chỉ thị 4b 2 1 N gười được bảo lãnh N gười nhận bảo lãnh 1 H ợp đồng gốc Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân 2 hàng chính phát hành bảo lãnh. 3 N gân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ hai phát hành b ảo lãnh đồng thời cam kết bồi hoàn trên bảo lãnh đối ứng. N gân hàng phát hành bảo lãnh chuyển trực tiếp cho người thụ 4a,b hưởng hoặc thông qua ngân hàng thông báo. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 17
  18. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô c. Đồng bảo lãnh: Trong các dự án lớn, để giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng có thể thực hiện đồng bảo lãnh. Sơ đồ 4: Đồng bảo lãnh. NH1 4b Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo 3 NH2 2 4a 4b NH3 1 Người được bảo lãnh N gười nhận bảo lãnh 1 Hợp đồng gốc 2 Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh. N gân hàng chính dàn x ếp bảo lãnh cùng với các ngân hàng khác. 3 N gân hàng chính phát hành bảo lãnh chuyển trực tiếp cho người thụ 4a,b hưởng hoặc thông qua ngân hàng thông báo. 1.2.2. D ựa trên bản chất của bảo lãnh. a. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ: Là loại bảo lãnh mang tính truyền thống xét theo nguồn gốc ra đời của nó, theo đó ngân hàng phát hành bị chi phối bởi quy tắc đồng phạm quy, tức là ngân hàng và người được bảo lãnh là cùng nghĩa vụ. Trong đó, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên còn nghĩa vụ của ngân hàng là nghĩa vụ bổ sung sau khi có bằng chứng xác nhận là nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm. b. Bảo lãnh độc lập: Là một loại bảo lãnh của ngân hàng hiện đại, theo đó nghĩa vụ của ngân hàng b ảo lãnh hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của người được bảo lãnh (theo hợp đồng gốc) và việc thanh toán chỉ dựa trên những điều kiện, điều khoản quy định trong văn bản bảo lãnh được thỏa mãn. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 18
  19. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô 1.2.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán: a. Bảo lãnh theo yêu cầu: Là loại b ảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng chỉ cần xuất trình một văn bản yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu đó có thể là một trong 2 dạng sau:  V ăn b ản yêu cầu thanh toán.  V ăn b ản yêu cầu thanh toán kèm theo tờ trình về sự vi phạm hợp đồng của người đ ược bảo lãnh. V ăn bản này chỉ là tuyên bố đ ơn phương của người thụ hưởng mà không cần sự xác nhận gì về phía người được bảo lãnh hay một bên thứ 3 nào khác. Do đó người thụ hưởng hoàn toàn chủ động trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh. b. Bảo lãnh kèm ch ứng từ. Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của b ên thứ 3. Chứng từ có thể xuất trình ở một trong hai cách sau: - Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía người đ ược bảo lãnh. Những chứng từ này do bên thứ 3 có tư cách độc lập phát hành. - Người thụ hưởng xuất trình thanh toán ngoài ra không phải xuất trình bất cứ chứng từ nào khác. Tuy nhiên quyền thanh toán của những người này sẽ b ị đình chỉ lại nếu người được bảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ 3 độc lập xác nhận việc hoàn thành hợp đồng. c. Bảo lãnh kèm phán quyết của tòa án hoặc trọng tài. Đ iều kiện thanh toán ở đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết của tòa án hay trọng tài về việc vi phạm nghĩa vụ của người được b ảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn cho người thụ hưởng. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 19
  20. K hóa luận tốt nghiệp Đại học Đ ông Đô 1.2.4. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh: a. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã kí kết. Khối lượng b ảo lãnh là 10% - 15% giá trị hợp đồng. b. Bảo lãnh hoàn thanh toán: Là cam kết của TCTD với bên nhận b ảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng the o hợp đồng đã kí với bên nhận bảo lãnh. Giá trị của b ảo lãnh hoàn thanh toán tương ứng với số tiền đ ã ứng trước (thường từ 10% - 20% giá trị hợp đồng). c. Bảo lãnh trả chậm (bảo lãnh thanh toán). Là loại bảo lãnh trong đó quan hệ giữa người bán với người mua ở đ ây thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kì hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. d. Bảo lãnh dự thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là đảm bảo cho việc người dự thầu không rút lui, không kí kết hợp đồng hay thay đổi ý định khi đ ã trúng thầu. N ếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không kí kết hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh để trang trải những chi phí đ ấu thầu thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại cuộc đấu thầu khác. Chủ công trình sẽ yêu cầu người đăng ký tham gia đấu thầu phải cung cấp một bảo lãnh ngân hàng gọi là b ảo lãnh dự thầu, thông thường có giá trị từ 1 -5% giá trị hợp đồng đấu thầu. N guyễn Thị Hồng Hiên Lớp: TC – 13B 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2