Đề tài “ Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam “
lượt xem 56
download
Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài “ sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán việt nam “', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “ Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam “
- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam ……….., tháng … năm …….
- LỜI MỞ ĐẦU Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước ta đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn đầu, chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung của Đảng và Nhà nước tỏ ra rất có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng càng về sau, nó càng bộc lộ những yếu kém, lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thời đại, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt nam. Do đó, để bắt kịp với xu thế của thời đại, năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách mới, chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường nhằm hoạt động có hiệu quả hơn. Sự chuyển đổi này có rất nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết về mặt lí luận và thực tiễn, từ quản lí vĩ mô đến quản lí vi mô của nền kinh tế. Một trong những vấn đề cấp bách đó là: phải đảm bảo các thông tin kinh tế qua lại trong các mối quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân, thể nhân, trong hoạt động quản lí vĩ mô và vi mô của Nhà nước về các hoạt động kinh tế xã hội phải đáng tin cậy, phải có sự đảm bảo về mặt pháp lí và kinh tế đối với độ tin cậy các thông tin đó.. Đây chính là vấn đề then chốt nhất để hạn chế các mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Để giải quyết vấn đề này, đồng thời với việc chuyển đổi cơ chế quản lí của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam đã ra đời. Vậy trong hơn một thập kỉ qua, hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam đã hoạt động ra sao để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Để trả lời cho câu hỏi này, và cũng để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề tài: “ Sự hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam “ 1
- KHÁI QUÁT VỀ KIỂM TOÁN 1. Bản chất, chức năng, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán. 1.1. Bản chất của kiểm toán Bản chất của kiểm toán , nếu xét ở góc độ chung nhất, chính là sự kiểm tra độc lập từ bên ngoài được thực hiện bởi một lực lượng có trình độ kĩ năng chuyên môn cao, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lí và kinh tế đối với các nhận xét của mình về độ tin cậy của các thông tin được thẩm định. Nhà nước cũng như xã hội sẽ quản lí và giám sát hoạt động kiểm tra này trên ba mặt chủ yếu: - Các thông tin công khai phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận. - Hoạt động kiểm toán phải dựa vào các chuẩn mực chung. - Mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đến các sai sót hoặc xuyên tạc các thông tin công khai để đánh lừa các pháp nhân hoặc thể nhân trong các mối quan hệ kinh tế xã hội gây ra các thiệt hại thì pháp luật sẽ can thiệp để buộc các cá nhân tổ chức có hành vi trên phải chịu trách nhiệm của mình cả về kinh tế và pháp lí đối với sự sai lệch về thông tin và các thiệt hại đó. Kiểm toán trong giai đoạn đầu của sự phát triển chủ yếu là kiểm tra, xác nhận độ trung thực của báo cáo tài chính công khai nên có quan điểm cho rằng kiểm toán là kiểm tra kế toán, tài chính độc lập. Nhưng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho hoạt động của kiểm toán không ngừng mở rộng phạm vi của mình. Từ chỗ chỉ kiểm tra các báo cáo tài chính và cho nhận xét, kiểm toán đã tiến hành thẩm định và nêu nhận xét về độ tin cậy các thông tin có liên quan đến cả hiệu quả các hoạt động quản lí cũng như độ tuân thủ các quy tắc, quy định của các nhà kinh tế - tài chính trong hoạt động của mình ở mức độ nào. Do đó, khái niệm về kiểm toán được nhiều nhà khoa học thừa nhận, đó là: “Kiểm toán là quá trình mà theo đó một cá nhân độc lập có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng có liên quan đến một tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin số lượng đó với các chuẩn mực đã xây dựng “ 2
- 1.2. Chức năng của kiểm toán: Từ bản chất của kiểm toán có thể thấy kiểm toán có chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến. 1.2.1. Chức năng xác minh: Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lí của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các báo cáo tài chính. Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán. Đối với kiểm toán báo cáo tài chính, việc xác minh được thực hiện theo 2 mặt: - Tính trung thực của các con số. - Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. Đối với các thông tin đã được lượng hoá: Thông thường, việc xác minh được thực hiện trước hết qua hệ thống kiểm soát nội bộ. Kết quả cuối cùng khi đã xác minh được điều chỉnh trực tiếp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính. Theo đó, kiểm toán trước hết là xác minh thông tin. Đối với các nghiệp vụ (hoạt động), chức năng xác minh của kiểm toán có thể được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sản phẩm của hoạt động xác minh này thường là những biên bản. Ở lĩnh vực này, kiểm toán hướng vào việc thực hiện chức năng thứ hai là bày tỏ ý kiến. 1.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến Bày tỏ ý kiến là đưa ra ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về tính trung thực, mức độ hợp lí của các thông tin tài chính kế toán. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lí, tư vấn qua xác minh: - Tư vấn cho quản lí nhà nước trong việc phát hiện sự bất cập của chế độ tài chính kế toán, qua đó kiến nghị với các cơ quan quản lí nhà nước xem xét, nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp. 3
- - Tư vấn cho việc quản lí của các đơn vị được kiểm toán. Thông qua việc chỉ ra những sai sót, yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác quản lí tài chính, kiểm toán viên gợi mở, đề xuất các biện pháp khắc phục hoàn thiện đối với đơn vị. Trong nhiều trường hợp, thông qua kiểm toán, các tổ chức đơn vị doanh nghiệp đã kịp thời chấn chỉnh hệ thống kiểm soát nội bộ, chế độ quản lí tài chính ở đơn vị mình. Qua đó khai thác có hiệu quả hơn năng lực tài chính phát triển đơn vị. 1.3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lí: Kiểm toán không phải là hoạt động “tự thân” và “vị thân”. Kiểm toán sinh ra từ yêu cầu của quản lí và phục vụ cho yêu cầu của quản lí. Từ đó có thể thấy rõ ý nghĩa, tác dụng của kiểm toán trên nhiều mặt: Thứ nhất, kiểm toán tạo niềm tin cho “những người quan tâm”. Trong cơ chế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tài chính và sự phản ánh của nó trong tài liệu kế toán, bao gồm: - Các cơ quan nhà nước - Các nhà đầu tư - Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lí khác - Người lao động - Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác..... Có thể nói việc tạo ra niểm tin cho những người quan tâm là yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của kiểm toán với tư cách là một hoạt động độc lập. Thứ hai, kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động của đơn vị kiểm toán nói chung. Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính, đều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Tính phức tạp của hoạt động này càng tăng lên bởi quan hệ chặt chẽ giữa các quan hệ tài chính với lợi ích con người. Trong khi đó, thông tin kế toán là sự phản ánh của hoạt động tài chính. Ngoài việc chứa đựng những phức tạp của các quan hệ tài chính, thông tin kế toán còn là sản phẩm của quá trình xử lí thông tin bằng phương pháp kĩ thuật rất đặc thù. Do đó, nhu cầu hướng dẫn nghiệp vụ và củng 4
- cố nề nếp trong quản lí tài chính càng có đòi hỏi thường xuyên và ở mức độ cao hơn. Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lí. Kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lí. Vai trò tư vấn này được thấy rõ trong kiểm toán hiệu năng và hiệu quả quản lí. 2. Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức 2.1. Kiểm toán nhà nước ( KTNN ) KTNN là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của KTNN là: - Thực hiện việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách cấp. - Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và những nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do thủ tướng chính phủ giao, báo cáo kết quả kiểm toán cho thủ tướng chính phủ, quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội, cho các cơ quan nhà nước khác theo quy định của chính phủ. - Thông qua việc kiểm toán, thực hiện công tác tư vấn, góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa, khắc phục sai sót, vi phạm, chấn chỉnh công tác kế toán của đơn vị để đảm bảo chỉ tiêu tiết kiệm và hiệu quả nhất. Đồng thời đề xuất với thủ tướng chính phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lí tài chính kế toán cần thiết. 2.2. Kiểm toán độc lập ( KTĐL ) KTĐL là quá trình kiểm tra các số liệu, tài liệu của các doanh nghiệp (DN) do các kiểm toán viên độc lập thực hiện để xác nhận tính trung thực, hợp lí của các báo cáo tài chính và cung cấp kết quả kiểm toán cho những người trả phí kiểm toán Các số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị đã được kiểm tra, xác nhận của KTĐL là căn cứ tin cậy đáp ứng yêu cầu của đơn vị, của 5
- các cơ quan quản lí nhà nước và của tất cả các tổ chức, cá nhân có quan hệ và quan tâm tới hoạt động của đơn vị. Ngoài chức năng chính là kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lí của các thông tin trong BCTC, các tổ chức KTĐL còn được thực hiện các chức năng như: - Giám định tài chính kế toán - Thực hiện các dịch vụ tư vấn về quản lí tài chính kế toán, thuế - Xác định giá trị vốn của DN trong các trường hợp góp vốn liên doanh, cổ phần hoá, phá sản...... 2.3 . Kiểm toán nội bộ (KTNB) KTNB là một tổ chức kiểm toán do các đơn vị tổ chức (Bộ, ngành, đơn vị, tổ chức, DN......) tự lập ra trong bộ máy quản lí của mình nhằm mục đích phục vụ cho các yêu cầu quản lí, điều hành của các nhà quản lí của đơn vị. Nhiệm vụ của KTNB: - Quản lí và bảo vệ tài sản của đơn vị - Rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan và hoàn thiện hệ thống này. - Kiểm tra, thẩm định tính xác thực của các thông tin tài chính mà các bộ phận hữu quan đã cung cấp cho các nhà quản lí. - Tuỳ theo yêu cầu của người lãnh đạo, KTNB sẽ thực hiện việc kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động hay kiểm toán tài chính. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC BỘ MÁY TỔ CHỨC KIỂM TOÁN VIỆT NAM 1. Sự cần thiết phải hình thành các bộ máy tổ chức kiểm toán VN Đi vào công cuộc đổi mới, Đảng ta đã khẳng định kinh tế thị trường không phải riêng có của CNTB, mà là sản phẩm, là thành tựu chung của xã hội loài người. Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Điều khác cơ bản so với nền kinh tế thị trường nói chung ở chỗ, nền kinh tế nước ta do nhà nước XHCN quản lí và hướng đi lên CNXH. 6
- Vai trò quản lí của nhà nước là giữ đúng định hướng phát triển của nền kinh tế theo mục tiêu, quan điểm và đường lối của Đảng, phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực vốn có của nền kinh tế thị trường. Hơn 10 năm qua đã chứng tỏ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta. Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi khủng hoảng và đạt được những thành tựu đáng kể, nhân dân phấn khởi, thế giới đánh giá cao và khích lệ. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trường cũng ngày càng bộc lộ rõ nét và gây ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí có một số biểu hiện đáng lo ngại về kinh tế xã hội. Mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng ngăn chặn và xử lí, song tình trạng buôn lậu, tham nhũng, hoạt động kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế,...gây thất thoát ngân sách, tài sản nhà nước ngày càng lớn và khá phổ biến ở nhiều nơi. Ví dụ : Vụ Tamexco thất thoát khoảng 400 tỉ đồng, vụ Tân Trường Sanh khoảng vài nghìn tỉ đồng, vụ Epco-Minh Phụng tới nhiều nghìn tỉ đồng... Một nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, đó là: Khi đi vào kinh tế thị trường chúng ta đã quá chậm và chưa tập trung đúng mức cần thiết cho việc hình thành và tăng năng lực hệ thống kiểm toán bao gồm: KTNN, KTĐL và KTNB các đơn vị kinh tế cơ sở, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Kinh nghiệm thế giới cho thấy là ở mọi nước kinh tế thị trường phát triển đều cần phải có hệ thống kiểm toán mạnh. Có thể nói đây là một công cụ đắc lực không thể thiếu để quản lí kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, chặng đường gần hai mươi năm chuyển từ nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, tuy ngắn ngủi nhưng đã tạo ra sức sống cho nền kinh tế, mở ra những cơ hội mới, những thách thức mới cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Các DN phải hoạt động theo những quy luật của nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển. Trong quá trình hoạt động, các DN cần phải có trách nhiệm trong việc tổ chức và huy động vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các DN, các cơ quan cấp trên, cơ quan chủ quản, những nhà đầu tư, 7
- những công ty liên doanh liên kết....thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của đơn vị. Mà đứng ở những góc độ khác nhau, mỗi cơ quan đơn vị tìm hiểu về khía cạnh tài chính khác nhau nhằm có những quyết định đúng đắn và thiết thực cho đơn vị, cơ quan của mình. Nhưng đứng trước thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, liệu những con số trong báo cáo tài chính có đủ để làm yên lòng những cơ quan chủ quản và những nhà đầu tư không? Như vậy thì việc phân tích các BCTC có cần thiết nữa hay không? Nhiều vấn đề liên quan được đặt ra quanh vấn đề BCTC có trung thực đúng như hoạt động của đơn vị trong một thời kì hoạt động nhất định không? Quả thật, chúng ta biết rằng các BCTC hàng năm do các DN lập ra là đối tượng quan tâm của rất nhiều người: chủ DN, các cổ đông, các hội viên hội đồng quản trị, chủ đầu tu, ngân hàng....Ngoài ra, các BCTC cũng rất cần thiết cho các cơ quan thuế, cơ quan chủ quản của đơn vị....Tuy mỗi đối tượng quan tâm đến BCTC của DN ở mỗi góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều có cùng mong muốn, nguyện vọng là được sử dụng những thông tin đó có độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Chính nguyên nhân sâu xa này, mới nảy sinh ra nhu cầu là cần có một bên thứ ba, độc lập và khách quan có kĩ năng nghiệp vụ, địa vị và trách nhiệm pháp lí kiểm tra và đưa ra lời kết luận là BCTC của DN lập ra có phản ánh đúng thực trạng tài chính của DN không....Và từ đây hoạt động kiểm toán độc lập thật sự là cần thiết cho các doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh trên thương trường vốn có nhiều rủi ro. Từ những điều phân tích trên, ta thấy, việc hình thành và phát triển hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết. Do đó, để nền kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế được tiêu cực, từ năm 1991, hệ thống bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam chính thức hình thành, mà khởi đầu là KTĐL. 2. Quá trình hình thành và phát triển của các bộ máy tổ chức kiểm toán Việt Nam 2.1. KTĐL: 8
- Có thể nói rằng, sự mong muốn có các BCTC trung thực đã tồn tại ngay từ khi các cá nhân có quan hệ hợp đồng với người khác. Cũng như các loại kiểm toán khác, KTĐL ra đời xuất phát từ nhu cầu khách quan kiểm tra và xác nhận độ tin cậy của BCTC theo các chuẩn mực và nguyên tắc đã được xây dựng. KTĐL ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. ở nước ta, hoạt động KTĐL đã hình thành và phát triển từ trước ngày giải phóng miền Nam: Các văn phòng hoạt động độc lập với các kế toán viên công chứng hoặc các giám định viên kế toán và cả văn phòng kiểm soát quốc tế như SGV, Arthur Andersen, Price Waterhouse.....Sau thống nhất đất nước, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, KTĐL không tồn tại. Vì vậy, có thể nói KTĐL mới thực sự xuất hiện từ sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhu cầu kiểm toán các đơn vị có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài, các chương trình tín dụng, phát triển, viện trợ quốc tế là khách quan và ngày càng tăng. Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ngân hàng tư nhân, sự xuất hiện thị trường chứng khoán....và xu hướng cổ phần hoá một số DNNN cũng đòi hỏi phải có dịch vụ KTĐL. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, ngày 13/5/1991, theo giấy phép số 957/PPLT của thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính đã kí quyết định thành lập 2 công ty: Công ty kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO ( quyết định 165-TC/QĐ/TCCB ) và công ty dịch vụ kế toán Việt Nam với tên giao dịch là ASC ( quyết định 164-TC/QĐ/TCCB ), sau này đổi tên là công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán - AASC ( quyết định 639- TC/QĐ/TCCB ngày 14/9/1993 ). Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của VACO và AASC đánh dấu sự mở đầu tốt đẹp của dịch vụ KTĐL ở Việt Nam. Với cương vị là các công ty đầu ngành, VACO và AASC đã có nhiều đóng góp không chỉ trong việc phát triển công ty, mở rộng địa bàn kiểm toán mà cả trong việc cộng tác với các công ty và tổ chức nước ngoài phát triển sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Cũng trong năm 1991, công ty Ernst and Young là công ty kiểm toán nước ngoài đầu tiên được nhà nước Việt Nam cho chấp nhận lập văn phòng 9
- hoạt động tại Việt Nam. Từ năm 1993, trước đòi hỏi của thị trường và dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán, nhà nước đã khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài. Vì thế, nhiều công ty kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lí khác nhau đã lần lượt ra đời. Cho đến nay, chúng ta đã có 34 công ty thuộc mọi thành phần kinh tế, một sự phát triển nhanh chóng mà theo đánh giá của nhiều nghiên cứu tài chính thì bằng 30 năm phát triển KTĐL ở một số nước. Sự trưởng thành của KTĐL, trước hết là ở đội ngũ kiểm toán viên (KTV) chuyên nghiệp. Ngay từ khi thành lập, các công ty kiểm toán đã rất chú trọng đến việc tuyển chọn KTV và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Tháng 10/1994, lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện , tiêu chuẩn KTV chuyên nghiệp. Đến 30/11/2001, Bộ Tài chính đã tổ chức 8 kì thi tuyển KTV cho người Việt Nam, 3 kì thi sát hạch cho người nước ngoài và đã cấp 531 chứng chỉ KTV cho những người đạt tiêu chuẩn. Cũng đến 30/11/2001, cả nước có 2127 nhân viên làm việc trong 34 công ty kế toán, kiểm toán, trong đó có: 1395 nhân viên chuyên nghiệp, có 487 KTV gồm: 396 KTV người Việt Nam và 38 KTV người nước ngoài. Trong các KTV người Việt Nam,. đã có 16 người đạt trình độ và được cấp chứng chỉ KTV quốc tế. Nhìn chung đội ngũ KTV người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp đã thành thục hơn nhiều. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu thực tế phát sinh, tổ chức quốc tế là Viện kế toán viên công chứng Anh quốc (ACCA) đã thực hiện chương trình đào tạo cơ bản theo tiêu chuẩn quốc tế cho KTV ở Việt Nam. Tháng 5/2001, ACCA đã cấp chứng chỉ CPA của Anh cho 9 người Việt Nam đầu tiên đã tốt nghiệp. Chương trình này sẽ được tiếp tục với sự hợp tác của Bộ Tài chính Việt Nam. Chính sự phát triển đông đảo của đội ngũ KTV đã mở rộng và làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ kiểm toán và kế toán. Cùng với sự phát triển về số lượng công ty và quy mô từng công ty, các dịch vụ do các công ty kiểm toán cung cấp đã không ngừng đa dạng hoá theo hướng mở rộng từng loại dịch vụ chi tiết trong dịch vụ kiểm toán (như kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm 10
- toán tuân thủ, kiểm toán soát xét, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB), mở rộng dịch vụ tư vấn (như tư vấn kế toán, tài chính, tư vấn quản lí, thuế, tư vấn đầu tư, luật; tư vấn sáp nhập, giải thể DN....), dịch vụ tin học, dịch vụ thẩm định, định giá tài sản, dịch vụ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin..... Trong hơn 10 năm qua, ngành kiểm toán tuy còn rất non trẻ song đã có những tiến bộ đáng kể. Hoạt động kiểm toán đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô từng công ty kiểm toán cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận. Thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán, các công ty kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính sách kinh tế tài chính, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, góp phần thực hiện công khai minh bạch BCTC, phục vụ đắc lực cho công tác quản lí, điều hành kinh tế tài chính của nhà nước và hoạt động kinh doanh của các DN. Thông qua dịch vụ kiểm toán và kế toán, đặc biệt là kiểm toán BCTC, các công ty đã góp phần giúp các DN, các dự án quốc tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đường lối , chính sách kinh tế tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lí, tạo lập được những thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lí tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp...., hoạt động KTĐL đã xác định được vị trí trong nền kinh tế thị trường và góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hoá môi trường đầu tư và nền tài chính quốc gia. Thực trạng hoạt động và phát triển của một số công ty KTĐL tiêu biểu ở Việt Nam a. Công ty kiểm toán Việt Nam VACO: VACO là công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam được thành lập. Qua 6 năm hoạt động, phát triển và hợp tác, đến tháng 10/1997, VACO đã trở thành thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu quốc tế (DTT) - một trong 5 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới. VACO hiện tại là công ty kiểm toán duy nhất 11
- tại Việt Nam đạt trình độ quốc tế, là đại diện của DTT tại Việt Nam. Thông qua hình thức hợp tác tối ưu với DTT, đồng thời biết khai thác tốt lợi thế của mình (tập thể đội ngũ KTV tinh nhuệ đạt trình độ quốc tế được đào tạo có hệ thống trong và ngoài nước; bộ máy quản lí là ban giám đốc của VACO am hiểu sâu sắc về tập quán kinh doanh, luật pháp Việt Nam). VACO đã đạt được những thành tựu đáng kể trong 9 năm kể từ ngày thành lập, góp phần vào sự thành công của ngành kiểm toán còn non trẻ tại Việt Nam . Trong 9 năm qua, VACO đã kí kết và thực hiện hợp đồng cho hơn 3000 khách hàng trong và ngoài nước. Riêng năm 1999, VACO đã kí hơn 450 hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho nhiều loại hình khách hàng, tăng 134% so với năm 1998 và tăng gấp nhiều lần so với những năm đầu phát triển. Các dịch vụ kiểm toán của công ty chủ yếu tập trung vào các dự án do ngân hàng và các tổ chức quốc tế tài trợ (ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu á); các tổng công ty lớn đầu ngành ở Việt Nam như: Tổng công ty Điện lực Việt Nam, tổng công ty Hàng không Việt Nam, tổng công ty Dầu khí, tổng công ty Than, tổng công ty Ximăng, tổng công ty Thuốc lá, tổng công ty Cao su, tổng công ty Bưu chính viễn thông, tổng công ty Xăng dầu, tổng công ty Dệt may Việt Nam.... Nhằm đa dạng hóa khách hàng và dịch vụ, VACO đã mở rộng dịch vụ kiểm toán cho các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các công ty cho thuê tài chính, các công ty bảo hiểm và mở rộng dịch vụ tư vấn thuế, quản lí, kế toán, tư vấn đầu tư, đặt văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài, trợ giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động có hiệu quả. Với phương châm cung cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho khách hàng, tranh thủ sự giúp đỡ về kĩ thuật của các chuyên gia nước ngoài, cán bộ, KTV của VACO đã cố gắng, nỗ lực không ngừng. Dịch vụ của công ty đã được khách hàng đánh giá là ngang tầm với chất lượng dịch vụ của các công ty danh tiếng quốc tế. Trong quá trình hoạt động của mình, VACO luôn luôn theo sát các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các chỉ tiêu định hướng và sự chỉ đạo trực tiếp của bộ Tài chính. Cùng với sự hợp tác chặt chẽ với 12
- công ty DTT, công ty đã phát huy nội lực của mình để không ngừng phát triển trở thành công ty mạnh nhất trong tổng số các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Năm 1999, doanh thu công ty tăng 122% so với doanh thu năm 1998, nộp ngân sách nhà nước 135% so với năm 1998. Có thể nói năm 1999, VACO đã gặt hái được những thành công rất đáng khích lệ. Công ty đã góp phần tuyên truyền, hướng dẫn và đưa hai luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập DN (TNDN) vào hoạt động kinh doanh của các DN, bằng phương thức: - Tổ chức nhiều cuộc hội thảo đào tạo và hướng dẫn về thuế cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DNNN. - Phát hành các bản tin hàng tháng bằng tiếng Anh, tiếng Việt về văn bản pháp luật và thuế nhằm thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin cho các DN Trong quá trình hệ thống hoá, xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, VACO đã đóng góp tích cực vào việc soạn thảo và ban hành các chuẩn mực này. VACO đã cung cấp cho vụ chế độ kế toán những tài liệu, sách mới cập nhật về thực hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế do liên đoàn kế toán quốc tế và tổ chức IAFC ban hành. 9 năm qua là những năm VACO hoạt động trong điều kiện kinh tế khó khăn và nhiều biến động do bị ảnh hưởng ít nhiều của khủng hoảng tài chính trong khu vực, là những năm đầu mở cửa nền kinh tế, những năm đầu thực hiện luật thuế GTGT và thuế TNDN, công ty cũng phải cạnh tranh gay gắt với các công ty kiểm toán có hạng trên thế giới của các hãng kiểm toán thế giới tại Việt Nam như công ty Price Water House Coopers; công ty KPMG; công ty E+Y; công ty A+A nhưng VACO vẫn được đánh giá là con chim đầu đàn của ngành kiểm toán Việt Nam . b. Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán AASC Ra đời cùng với VACO năm 1991, lúc mới thành lập, AASC gặp rất nhiều khó khăn. Toàn công ty chỉ có 5 cán bộ nhân viên và vốn liếng kinh doanh chưa đầy 200 triệu đồng, trong khi đó thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán tuy mới hình thành nhưng đã tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các công ty kiểm toán 13
- nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm đã mở văn phòng đại diện quảng bá uy tín thương hiệu, còn các công ty kiểm toán trong nước thì nhanh chóng chiếm thị phần, AASC phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn. Trước những khó khăn đó, bằng nhiều biện pháp tháo gỡ và được sự giúp đỡ công tâm của lãnh đạo bộ Tài chính, AASC đã từng bước ổn định và phát triển đi lên. Nếu doanh thu của công ty năm 1992 là 840 triệu thì năm 1995 là 4 tỉ 378 triệu và năm 2000 tăng lên 17,5 tỉ. Số lợi nhuận tương ứng là: 245 triệu năm 1992, 924 triệu năm 1995 và 4,5 tỉ năm 2000. Có được những kết quả như vậy là nhờ AASC đã biết chú trọng đến việc mở rộng khách hàng. Đến nay, AASC đã trở thành đối tác của các tổng công ty 91 như: tổng công ty Bưu chính viễn thông, tổng công ty Hàng không Việt Nam, tổng công ty Than Việt Nam, tổng công ty Dệt may Việt Nam, tổng công ty Điện lực Việt Nam, tổng công ty Thép Việt Nam, tổng công ty Ximăng.....; các tổng công ty 90 như: tổng công ty Công trình giao thông I, tổng công ty Xăng dầu, tổng công ty Xây dựng Hà Nội.....Ngoài ra còn hàng loạt DN liên doanh, các ngân hàng thương mại và các dự án đầu tư phát triển như: Dự án cải tạo quốc lộ 1 (WB 1 và WB 2); dự án quốc lộ 5, dự án cấp thoát nước thành phố Hồ Chí Minh.... Chỉ tính riêng năm 2000, toàn công ty ước tính thực hiện trên 850 hợp đồng dịch vụ, trong đó có những hợp đồng có giá trị lớn như: Hợp đồng kiểm toán các dự án do ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu á, các tổ chức tín dụng quốc tế tài trợ; hợp đồng kiểm toán BCTC của ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành của ngành Bưu chính viễn thông, nhà máy thuỷ điện Trị An, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty ximăng Nghi Sơn, đường dây tải điện 500KV Bắc Nam....Cụ thể, các loại dịch vụ đã thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DN như: công ty liên doanh đèn hình Orion-Hanel, công ty thép VPS-Posco, công ty ximăng Nghi Sơn, công ty liên doanh Mặt trời sông Hồng, công ty liên doanh Vinadesung, công ty liên doanh Vietsovpetro. Riêng đối với dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB hoàn thành được coi là thế mạnh hàng đầu của AASC . Nhằm đáp 14
- ứng yêu cầu, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm trong lĩnh vực XDCB, bộ phận chuyên trách kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB đã hoàn thành, kể cả các công trình lớn, phức tạp. Năm 2000, công ty đã thực hiện kiểm toán hơn 400 hợp đồng, với đủ mọi ngành khác nhau, kể cả các công trình có quy mô lớn. Đối với dịch vụ tư vấn tài chính kế toán: Đây là loại hình dịch vụ đòi hỏi cán bộ, KTV phải tinh thông nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, phải đầu tư thời gian nghiên cứu để đưa ra được những ý kiến tư vấn có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Năm 2000, công ty đã thực hiện được các hợp đồng tư vấn về xây dựng mô hình kế toán, tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, tư vấn lập BCTC, tư vấn về lập hồ sơ mới thầu, tư vấn về thuế....cho nhiều công ty và ban quản lí dự án. Đặc biệt, thông qua công tác kiểm toán , công ty đã tư vấn cho nhiều DN khắc phục những sai sót trong công tác quản lí kinh tế tài chính, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước và bộ Tài chính giao cho, bằng vốn tích luỹ của mình, AASC đã xây dựng và mua sắm trụ sở làm việc mới và mở thêm nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh trong nước. Qua hơn 10 năm hoạt động, sự trưởng thành của công ty đã được ghi dấu. Hiện nay, AASC đã có hơn 200 cán bộ, nhân viên, trong đó có 60 người đã được cấp chứng chỉ CPA Việt Nam. Cán bộ nhân viên của công ty là những chuyên gia có trình độ đại học và trên đại học đã qua đào tạo thực tế, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. Ngoài số cán bộ trên, công ty còn có một đội ngũ các công tác viên là các giáo sư, tiến sĩ, các giảng viên giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. 2.2. KTNN: Trong bất cứ một chế độ xã hội nào, ngân sách nhà nước (NSNN) bao giờ cũng là nguồn lực quan trọng nhất bảo đảm tài chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của bộ máy Nhà nước. Để tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc sử dụng NSNN và công quỹ quốc gia, bảo đảm tính trung thực, chính xác, hợp pháp và hợp lệ của việc sử dụng nguồn lực tài chính công, ngăn ngừa sự 15
- xâm hại đối với tài sản nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền có hiệu lực và hiệu quả trong việc quản lí kinh tế xã hội, đòi hỏi phải thành lập một cơ quan độc lập với cơ quan trực tiếp quản lí ngân sách và tài sản nhà nước để kiểm tra tính tuân thủ của việc sử dụng tiền của nhân dân theo những quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm sự minh bạch về tài chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính này. Vì vậy, ngày 11/7/1994, KTNN chính thức được thành lập trên cơ sở nghị định 70/CP của chính phủ. Theo đó, KTNN là cơ quan thuộc chính phủ và là cơ quan kiểm tra tài chính công của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện việc kiểm toán đối với các cơ quan nhà nước các cấp, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi NSNN và các tổ chức đơn vị có quản lí, sử dụng công quỹ và tài sản nhà nước. Mới ra đời được hơn 5 năm, với chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội có thu nộp NSNN và sử dụng nguồn kinh phí do NSNN cấp, KTNN đã bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác, khách quan của cơ quan KTNN không chỉ giúp chính phủ, quốc hội đánh giá đúng tình hình trực trạng tài chính ngân sách mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế, ra các quyết định có hiệu lực cao, đề ra các biện pháp tăng cường quản lí thu chi ngân sách, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng NSNN. KTNN ra đời là một yêu cầu tất yếu của xu thế đổi mới, là sự đòi hỏi khách quan của cơ chế thị trường trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Là một cơ quan mới, chưa có tiền lệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nên trong buổi ban đầu KTNN gặp không ít khó khăn, từ cơ sở vật chất kĩ thuật, tổ chức con người đến công tác chuyên môn, cơ sở pháp lí cho hoạt động......Được sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, quốc hội và các tổ chức Đảng, sự ủng hộ và giúp đỡ của các bộ, ngành, địa phương và với sự nỗ 16
- lực vượt bậc của toàn thể CBCNV trong ngành, qua hơn 5 năm hoạt động, KTNN đã thu được những thành quả bước đầu quan trọng. Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN, đến nay bộ máy tổ chức của ngành đã đi vào thế ổn định và tiếp tục phát triển với 4 đơn vị kiểm toán chuyên ngành, 1 văn phòng, 1 trung tâm KH&BDCB, 1 phòng thanh tra và kiểm tra nội bộ thuộc tổng KTNN và 4 KTNN khu vực (phía Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ). Từ chỗ ban đầu chỉ có hơn ba chục người, đến nay, KTNN có gần 500 CBCNV, trong đó hơn 400 người là KTV. Tuy còn thiếu nhiều so với nhiệm vụ lâu dài của ngành nhưng số cán bộ hiện có đã đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn đầu thành lập. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đều được đào tạo có hệ thống, số tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 88%, riêng KTV 100% đều đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán và một số chuyên ngành kinh tế kĩ thuật khác. Nhìn lại những năm qua, KTNN đã có bước phát triển đáng kể trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm với quy mô và chất lượng năm sau cao hơn năm trước, đa dạng hơn và thuộc các lĩnh vực phức tạp hơn. Tính đến nay, KTNN đã thực hiện trên 2500 cuộc kiểm toán tại các cơ quan đơn vị có sử dụng NSNN trên hầu hết các lĩnh vực, kể cả những nơi từ trước đến nay chưa được thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài. Cụ thể: Đã kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố; kiểm toán một số chỉ tiêu lớn trong báo cáo quyết toán tài chính của 6 bộ và cơ quan ngang bộ, 4 cơ quan thuộc chính phủ; kiểm toán báo cáo quyết toán 10 công trình trọng điểm quốc gia và 6 chương trình, mục tiêu của chính phủ; kiểm toán một số nội dung chi tiêu lớn thuộc quyết toán năm 1996 của Đài truyền hình Việt Nam, bộ Y tế; kiểm toán quyết toán NSNN năm 1996 của chi cục II Cần thơ và chi cục dự trữ Hải Phòng; kiểm toán BCTC gần 50 tổng công ty 90 và 91; kiểm toán báo cáo quyết toán của 7 quân khu, quân chủng, tổng cục và nhiều DN thuộc khối an ninh-quốc phòng và kinh tế Đảng, kiểm toán báo cáo quyết toán công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn, chương trình giải quyết việc làm số 120 và chương trình DSKHHGĐ; tham gia 17
- thẩm định báo cáo tổng quyết toán NSNN ...Ngoài ra còn tham gia kiểm toán Dự án khôi phục hệ thống thuỷ lợi và chống lũ số 1259 VIE (SF). Thông qua kiểm toán, KTNN đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, tiết kiệm chi cho NSNN hơn 2500 tỉ đồng, một con số có ý nghĩa trong hoàn cảnh kinh tế đất nước ta hiện nay, gồm các khoản tiền lậu thuế, các khoản để ngoài sổ sách, chi tiêu sai chế độ tài chính, kế toán, hạch toán tăng khối lượng đơn giá trong XDCB.... Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là qua kiểm toán đã giúp các đơn vị thấy được thực trạng tình hình tài chính, sự sai sót trong quản lí chi NSNN, quản lí vốn và tài sản hạch toán chi phí giá thành và kết quả sản xuất kinh doanh, thấy được những yếu kém sơ hở trong quản lí kinh tế và sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh sai sót, ngăn ngừa các hành vi tham ô lãng phí.....từ đó đơn vị chấn chỉnh công tác tài chính kế toán, thiết lập kỉ cương trong việc chấp hành các chính sách chế độ nhà nước; đề xuất các giải pháp với các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính, lập và giao kế hoạch ngân sách, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện NSNN, xử lí các vi phạm trong thu chi điều hành và quyết toán NSNN. Những số liệu kiểm toán còn cung cấp cho cơ quan quản lí nhà nước tình hình quản lí và sử dụng các nguồn lực NSNN trong từng địa phương và đơn vị; cung cấp các thông tin xác thực cho các cơ quan quản lí nhà nước về thực trạng thu chi, điều hành và quyết toán NSNN.....Nó cũng là một trong những căn cứ để quốc hội xem xét quyết định phân bổ và phê chuẩn quyết toán NSNN, đồng thời giúp chính phủ hoạch định chính sách và đề ra các biện pháp tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế. Nhìn chung, các kiến nghị và giải pháp khắc phục tồn tại do KTNN đưa ra mang tính xây dựng và khả thi, được các cơ quan chức năng nhà nước tôn trọng và thực hiện. Bên cạnh nhiệm vụ chính là xây dựng tổ chức bộ máy và thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, KTNN cũng đã tiến hành các công tác chuẩn bị cho hướng phát triển lâu dài của ngành như: Nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến địa vị pháp lí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của cơ quan KTNN, nghiên cứu soạn thảo chuẩn mực và quy trình kiểm toán....Đến nay, sau một thời gian chuẩn bị nghiêm túc và công phu, pháp lệnh 18
- KTNN đang được trình chính phủ và uỷ ban thường vụ quốc hội xem xét thông qua, sẽ tạo hành lang pháp lí cần thiết co hoạt động của KTNN. Kiểm toán là một nghề mới ở nước ta, do đó KTV nhà nước nhìn chung chưa được đào tạo một cách có hệ thống và bài bản, vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kiểm toán đã được đặc biệt coi trọng. Hàng năm KTNN mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, mở các lớp tập huấn theo từng chuyên đề, về chuyên môn kiểm toán, về kiến thức quản lí nhà nước, về chuẩn mực kiểm toán quốc tế, về đạo đức của một KTV.... Đến nay, gần 90% KTV đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hơn 5 năm qua, KTNN cũng đã thu được một số kết quả nhất định trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Tháng 4/1996, KTNN đã gia nhập Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao ( INTOSAI ) và tháng 11/1997 trở thành thành viên của Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu á ( ASOSAI ). Ngoài ra, KTNN còn mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các cơ quan kiểm toán tối cao của nhiều nước trên thế giới và bước đầu đã thực hiện có kết quả những dự án do ngân hàng phát triển châu á (ADB) và dự án GTZ do CHLB Đức tài trợ. Những quan hệ đối ngoại trên đây đã góp phần nâng cao vị thế KTNN trên trường quốc tế và trong khu vực, mở ra khả năng hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, tranh thủ được sự trợ giúp của các nước và tổ chức quốc tế về cơ sở vật chất kĩ thuật, nghiên cứu, đào tạo... Ngoài ra, KTNN còn thành lập Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ trực thuộc KTNN. Đây cũng là một cơ sở nòng cốt để tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài ngành thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển lí luận kiểm toán ở Việt Nam, thể hiện ở việc đã triển khai thực hiện tốt các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp quy về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của KTNN trong tình hình mới làm chỗ dựa pháp lí cho hoạt động kiểm toán trước mắt và lâu dài. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng
32 p | 655 | 293
-
Đề tài " LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CẤU TRÚC NGUYÊN TỬ "
18 p | 391 | 120
-
Tiểu luận kinh tế chính trị: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
30 p | 843 | 117
-
ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT VÀ HỆ VI SINH VẬT TRONG ĐẤT TỰ NHIÊN
30 p | 500 | 101
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Phân tích sự hình thành và phát triển của đồng tiền chung Châu Âu Euro và những tác động tới Việt Nam
53 p | 568 | 97
-
Tiểu luận: Tìm hiểu sự tác động của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh THPT
24 p | 703 | 71
-
Tiểu luận: Lịch sử hình thành và định hướng phát triển ô tô
14 p | 775 | 55
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 p | 242 | 53
-
Tiểu luận Triết học: Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành nên phép biện chứng
32 p | 216 | 50
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hóa trong xã hội học ở Việt Nam
141 p | 213 | 45
-
Tiểu luận: Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
31 p | 234 | 41
-
Đề tài triết học " VỀ SỰ HÌNH THÀNH, ẢNH HƯỞNG VÀ NGUYÊN NHÂN CĂN BẢN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ: NHỮNG NỘI DUNG TRAO ĐỔI GIỮA HAI NHÀ KINH TẾ HỌC TRÌNH ÂN PHÚ VÀ DAVID KOTZ "
21 p | 146 | 33
-
Tiểu luận: Những nguyên lý sáng tạo ứng dụng trong sự hình thành và phát triển của Camera kĩ thuật số
26 p | 138 | 23
-
Đề tài: Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Giấy Việt Trì cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và đơn vị (XN II)
82 p | 116 | 22
-
Đề tài: Tìm hiểu về ngân hàng thế giới
79 p | 138 | 18
-
Tiểu luận: Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam
34 p | 141 | 17
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Khảo sát và đánh giá sự hình thành cặn lắng trên bề mặt ống lót xylanh của động cơ diesel tàu thủy trung tốc
80 p | 25 | 8
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa: Sự hình thành mảnh đất con người và truyền thống văn hiến Thái Bình
8 p | 74 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn