YOMEDIA
ADSENSE
ĐỀ TÀI THUYẾT MINH NINH KIỀU – CHỢ NỔI CÁI RĂNG – VƯỜN MỸ KHÁNH
556
lượt xem 65
download
lượt xem 65
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI THUYẾT MINH NINH KIỀU – CHỢ NỔI CÁI RĂNG – VƯỜN MỸ KHÁNH
- BÙI VĂN CHIỀU ĐỀ TÀI THUYẾT MINH NINH KIỀU – CHỢ NỔI CÁI RĂNG – VƯỜN MỸ KHÁNH 1. Khái quát về Cần Thơ 1.1. Lịch sử Vùng đất Cần Thơ về mặt địa chất được hình thành cách nay khoảng 2000 – 2500 năm cùng với sự hình thành của đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ của vương quốc Phù Nam và văn hóa Óc Eo kéo dài 6 thế kỷ đ ầu Công nguyên, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt và những biến động địa lý khắc nghiệt thời đó, vùng đồng bằng này trở nên hoang vu, dân cư thưa thớt trong một thời gian dài. Đến thế kỷ XVI, XVII, khi các tập đoàn lưu dân kéo đến khai khẩn, vùng đ ất phương Nam mới thực sự bước sang một tiến trình lịch sử mới với một mô thức văn hóa khác. Trong tiến trình đó, Cần Thơ xưa là “lõm” đất chẳng những được khai phá có phần muộn màng so với miệt trên Đồng Nai - Sài Gòn mà cả với miệt dưới (Hà Tiên). Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu vốn là người Trung Quốc không thần phục nhà Thanh, cùng tùy tùng và dân cư theo đường biển kéo vào miệt Hà Tiên khai kh ẩn, l ập nghiệp dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn, được phong làm Tổng binh trấn Hà Tiên, từ đó cư dân qui tụ ngày càng đông. Năm 1732, toàn bộ đất phương Nam được Chúa Nguyễn chia làm 3 Dinh và 1 Trấn gồm : Trấn Biên Dinh (vùng Biên Hòa ngày nay), Phiên Trấn Dinh (Gia Định), Long Hồ Dinh (Vĩnh Long) và Trấn Hà Tiên. Sau khi Mạc Cửu mất, Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ra vùng hữu ngạn sông Hậu, đến năm 1739 thì hoàn tất với 4 vùng đất mới : Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Tr ấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) được sáp nhập vào đất Hà Tiên. Đây là điểm mốc đánh dấu sự xuất hiện của Cần Thơ trên dư đồ Việt Nam. Nhận thấy Trấn Giang có một vị trí chiến lược để làm hậu cứ vững chắc cho Hà Tiên chống lại quân Xiêm và Chân Lạp thường xuyên xâm lấn, Mạc Thiên Tích tập 1
- BÙI VĂN CHIỀU trung xây dựng về mọi mặt: quân sự, kinh tế, thương mại và văn hóa. Từ 1753, được sự đồng tình của Chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng với đại thần Nguyễn Cư Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” mạnh ở miền Hậu Giang. Năm 1771, quân Xiêm tấn công Hà Tiên nhưng không chiếm được Trấn Giang. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kéo quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, sau đó kéo xuống miền Tây và Trấn Giang. Sau trận Rạch Gầm Xoài Mút (1/1785), năm 1787, quân Tây Sơn rút khỏi các dinh trấn miền Tây, Trấn Giang trở lại dưới quyền bảo hộ của nhà Nguyễn. Suốt thập niên 70 của thế kỷ XVIII, Trấn Giang trở thành một cứ điểm quan trọng và phát triển mạnh trong bối cảnh lịch sử đầy xáo động. Sau khi Gia Long lên ngôi, qua hai lần điều chỉnh lại dư đồ hành chính, Trấn Giang thuộc địa giới của trấn Vĩnh Thanh. Năm 1813, vua Gia Long cắt một vùng đ ất phì nhiêu ở bờ phải sông Hậu (gồm Trấn Giang - Cần thơ xưa) lập huyện Vĩnh Định, thuộc phủ Đình Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Năm 1832, vua Minh Mạng ban chiếu đ ổi “Trấn” thành “Tỉnh” và chuyển huyện Vĩnh Định sang phủ Tân Thành, tỉnh An Giang; năm 1839, đổi tên huyện Vĩnh Định thành Phong Phú, trực thuộc phủ Tịnh Biên, tỉnh An Giang và lấy làng Tân An làm huyện lị của huyện Phong Phú. Huyện Phong Phú tiếp tục phát triển và nổi tiếng là một vùng đất thịnh trị và an ninh khác hẳn mọi vùng ở miền Tây lúc bấy giờ. Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta, buộc triều đình Nguy ễn phải ký hòa ước 1862 nhượng 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp, Tháng 6/1867, thực dân Pháp vi phạm hòa ước chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây gồm : Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ngày 1/1/1868, Thống đốc Nam kỳ là Bonard quyết định sáp nhập huyện Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành một quận. Ngày 30/4/1872, ra nghị đ ịnh sáp nhập Phong Phú với Bắc Tràng là một vùng thuộc phủ Lạc Hóa tỉnh Vĩnh Long lập thành một hạt. Ngày 23/2/1876, Soái phủ Sài Gòn ra nghị định mới lấy huyện Phong Phú và một phần huyện An Xuyên và Tân Thành để lập nên hạt Cần Thơ với thủ phủ là Cần Thơ. Năm 1889, Pháp đổi các đơn vị hành chính cấp hạt thành tỉnh và huyện đổi lại là quận. 2
- BÙI VĂN CHIỀU Từ đó đến khi Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2 năm 1945 và cho đến ngày Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, ký kết hiệp định Genève năm 1954, thì đ ịa gi ới hành chính tỉnh Cần Thơ trong thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi. Tỉnh Cần Thơ gồm có thị xã Cần Thơ và các huyện Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vào hai năm 1948 - 1949 chính quyền kháng chiến có điều chỉnh một phần địa giới hành chính của các tỉnh. Cần Thơ nhận thêm huyện Thốt Nốt (Long Xuyên), các huyện Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng, thị xã Rạch Giá (Rạch Giá) và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng). Tỉnh Cần Thơ giao 2 huyện Trà Ôn và Cầu Kè về tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh). Khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân Pháp, phá hoại hiệp định Genève, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, địa giới hành chính cũ ở miền Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng có nhiều thay đổi. Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết định đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Về phía chính quyền cách mạng, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tên tỉnh Cần Thơ vẫn được duy trì. Tháng 11/1954, địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ trở lại như trước khi được điều chỉnh năm 1948 - 1949. Năm 1956, hai huyện Trà Ôn và Cầu Kè được đưa về Vĩnh Long. Năm 1957 huyện Long Mỹ trở về tỉnh Cần Thơ, năm 1958, huyện Kế Sách (thuộc tỉnh Sóc Trăng) và năm 1963, huyện Thốt Nốt (Long Xuyên) cũng nhập vào Cần Thơ. Năm 1966, hình thành thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1969, tách thị xã Cần Thơ ra khỏi tỉnh Cần Thơ trực thuộc khu Tây Nam bộ, đ ến 1971 thì trở lại thuộc tỉnh Cần Thơ. Năm 1972, thị xã Cần Thơ trở thành là thành ph ố Cần Thơ, trực thuộc khu Tây Nam bộ. Sau ngày thống nhất Tổ quốc, Chính phủ ta công bố Nghị định số 03/ND-76 ngày 24/3/1976 sáp nhập tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ lập thành tỉnh mới lấy tên là Hậu Giang, tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ. Đến tháng 12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 8, kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. 3
- BÙI VĂN CHIỀU Ngày 1/1/2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Thành phố Cần Thơ hiện nay được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng) và 4 huy ện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh), trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 33 xã. Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu hòa thuận, thành phố Cần Thơ có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh về mọi mặt : thích hợp cho s ản xuất nông nghiệp, có hệ thống giao thông trọng điểm đường hàng không, đường thủy, đường bộ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các khu công nghiệp lớn hoạt đ ộng hiệu quả nhất trong khu vực, trường Đại học Cần Thơ, và đầy đủ hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông và dịch vụ lớn mạnh nhất so với các tỉnh lân cận. Hiện thành phố Cần Thơ đang trên đà phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vào khoảng 15.5% (2011), trở thành thành phố trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh của nhà Nguyễn. Khi người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu Năm 1957, dưới thời Đệ nhất và sau đó sang thời Đệ nhị Cộng hòa tỉnh có tên là Phong Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ. Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có Thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thành phố Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ tr ực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. 4
- BÙI VĂN CHIỀU 24/6/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 889/QĐ- TTg, công nhận TP Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, đạt được 82,39 điểm/100 điểm (quy định từ 70 điểm trở lên). 1.2. Điều kiện tự nhiên Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch. Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đông bắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Khí hậu Cần Thơ điều hoà dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC. 1.3. Vị trí địa lý Không chỉ được thiên nhiên ưu đai cho điêu kiên tự nhiên lý tưởng với những vung ̃ ̀ ̣ ̀ sinh thai rông lớn, ruông đât phì nhiêu, những dong sông chở năng phù sa, quanh năm ̣́ ̣ ́ ̀ ̣ nước ngot,... thanh phố Cân Thơ con là nơi hôi tụ cac điêu kiên kinh tế - xã hôi thuân lợi. ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ Đây là những nên tang quan trong để Cân Thơ vươn lên trong tiên trinh phat triên và hôi ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ nhâp. Thanh phố Cân Thơ năm ở trung tâm đông băng sông Cửu Long có diên tich tự ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̣́ nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hâu, cach biên Đông 75 km, cach thủ đô Hà Nôi 1.877 ̣ ́ ̉ ́ ̣ km và cach thanh phố Hồ Chí Minh 169 km về phia băc (theo đường bô). Phia băc giap ́ ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ tinh An Giang và Đông Thap, phia nam giap tinh Hâu Giang, phia tây giap tinh Kiên Giang, ̉ ̀ ́ ́ ́̉ ̣ ́ ́̉ phia đông giap tinh Vinh Long và Đông Thap. ́ ́̉ ̃ ̀ ́ Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người với diên tích 1.389,60 km² (536,5 m2) đồng thời Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kết hợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa... . 5
- BÙI VĂN CHIỀU ̣ ̀ ̣ Đia hinh, sông rach Cân Thơ năm ở khu vực bôi tụ phù sa nhiêu năm cua sông Mê Kông, có đia hinh rât ̀ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣̀ ́ đăc trưng cho dang đia hinh đông băng. Nơi đây có hệ thông sông ngoi, kênh rach chăng ̣ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ chit. Trong đo: Sông Hâu là con sông lớn nhât với tông chiêu dai chay qua thanh phố là 65 km. ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ̉ ̀ Tông lượng nước sông Hâu đổ ra biên khoang 200 tỷ m 3/năm (chiêm 41% tông lượng ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ̉ nước cua sông Mê Kông), lưu lượng nước binh quân tai Cân Thơ là 14.800 m3/giây. Tông ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ lượng phù sa cua sông Hâu là 35 triêu m3/năm (chiêm gân 1/2 tông lượng phù sa sông Mê ̉ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ Kông). Sông Cai Lớn dai 20 km, chiêu rông cửa sông 600 - 700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có ́ ̀ ̀ ̣ khả năng tiêu, thoat nước rât tôt. ́ ́́ Sông Cân Thơ dai 16 km, đổ ra sông Hâu tai bên Ninh Kiêu. Sông Cân Thơ có ̀ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ nước ngot quanh năm, vừa có tac dung tưới nước trong mua can, vừa có tac dung tiêu ung ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ́ trong mua lũ và có ý nghia lớn về giao thông. ̀ ̃ Bên canh đo, Cân Thơ con có hệ thông kênh rach nhỏ day đăc, cho nước ngot suôt ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ hai mua mưa năng, tao điêu kiên cho nhà nông lam thuỷ lợi và cai tao đât ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣̉ ́ 1.4. Khí hậu TP Cần Thơ trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng từ 26 đến 28 dộ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ. Thuận lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10.. trung bình 6
- BÙI VĂN CHIỀU lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về. 2. Bến Ninh Kiều Đã từ lâu, những con người Cần Thơ luôn tự hào và kiêu hãnh mỗi khi nhắc đ ến Ninh Kiều-chỗ bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng: " Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân." Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách thường tìm đến nhất, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, gần trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông luôn tấp nập tàu bè, thuyền ghe xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần Bến Ninh Kiều có Chợ Cổ Cần Thơ ( hay còn gọi là “ Chợ Lục Tỉnh”), trên một trăm tuổi là trung tâm buôn bán lớ Ngược dòng thời gian, Bến Ninh Kiều xưa được khai sinh là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông. Việc giao thương mỗi ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần dần trở thành thắng cảnh du lịch của đất Tây Đô. Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, chạy dọc bờ sông Hậu cây cối sầm uất ( thời Pháp cai trị đặt tên "Le quai de Commerce"- t ạm d ịch là:Cảng Thương Mại, nhân dân gọi là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi). Năm 1958 bến sông và công viên nằm cạnh con đường Lê Lợi được đặt tên bằng một tr ận đánh của nghĩa quân Lam Sơn. Từ câu : "Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm, Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm".( Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi) Ninh Kiều trong câu thơ trên nói về một chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, đây là trận 7
- BÙI VĂN CHIỀU đánh mang tính bước ngoặt lịch sử, quyết định đến sự thắng l ợi cuối cùng c ủa toàn b ộ cuộc kháng chiến chống Minh. Địa điểm diễn ra trận đánh là vùng đất lầy lội bên sông Đáy mang tên Ninh Kiều (còn gọi là Chúc Động, thuộc địa phận thị trấn Chúc Sơn huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây-nay đã xác nhập vào Hà Nội). Giao điểm giữa quốc lộ 6 với sông Đáy.Sau này những cư dân người Việt đi mở cõi đất phương Nam, đã lấy các tên của trận đánh nổi tiếng trên để đặt cho vùng đất mới bên bờ sông Hậu. Du khách thập phương đến với Cần Thơ có thể ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của bến Ninh Kiều bất kể lúc nào,mỗi thời khắc có một nét độc đáo riêng. Ban ngày,Ninh Kiều trầm mặt bên dòng Hậu Giang bỏ mặc những ồn ào huyên náo của một thành phố trẻ,năng động. Gió từ dòng sông Hậu mát rười rượi làm hàng dương uốn l ượn,lòng người như được trút hết căng thẳng lo âu. Đêm xuống, Ninh Kiều như khoác lên mình chiếc áo mới.Người người lại qua,những cô gái thẹn thùng bên người yêu làm nên một bức tranh sinh động hài hòa. Đứng trên bến Ninh Kiều mắt ta nhìn sang Xóm Chài và hướng Cồn Ấu ở đầu vàm s ẽ thấy một dải cù lao mập mờ cây lá, tạo cho ta niềm rung cảm dạt dào. Ngược l ại n ếu đứng từ bên kia Xóm Chài nhìn sang sẽ thấy toàn cảnh Ninh Kiều và phố sá r ực r ỡ ánh đèn soi bóng xuống mặt nước phù sa lấp lánh như rắc ánh vàng thật lung linh tuyệt đẹp giữa trời nước bao la. Ngày 30/04/2009,UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ khởi công trùng tu, nâng cấp tượng Bác Hồ (xây cách đây đã 33 năm) tại bến Ninh Kiều. Tượng Bác bằng đồng, cao 7,2 m, chân đế cao 3,6 m, trọng lượng tượng hơn 12 tấn với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ đồng Bến Ninh Kiều đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng, một thương hiệu của vùng đất Tây Đô. Mặc dù là một thành phố còn quá trẻ nhưng Cần Thơ hôm nay đã và đang không ngừng vươn lên thu hút ngày càng nhiều khách phương xa tìm đến Ơ... Cần Thơ, Cần Thơ gạo trắng nước trong Đi đâu cũng nhớ cũng mong quay về Dòng Hậu Giang sóng nước mênh mang 8
- BÙI VĂN CHIỀU Con nước ròng con nước lớn,vẫn đong đầy tình yêu (Qua Bến Ninh Kiều- Nguyễn Văn Hiên) 3. Cầu Cần Thơ Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á Cầu Cần Thơ được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004 và được khánh thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010 Tổng mức đ ầu tư 4.832 tỷ (thời đi ểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km. Nhịp dây văng có chiều dài 550m giữa hai trụ tháp, có tĩnh không thông thuyền cao 39 m (với chiều rộng tương ứng 200 m, trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m 4. Dòng Cầm Thi Giang – Lịch sử tên gọi Cần Thơ Về tên gọi Cần Thơ, trong sử sách xưa nay, không có ghi chép xuất xứ rõ ràng nh ư tên gọi một số tỉnh khác, chỉ có những truyền thuyết do các bô lão địa phương đời trước kể lại cho con cháu đời sau. Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết như sau: Ngày xưa, khi chưa lên ngôi vua, Chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm, đoàn thuyền của Chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống, thì đoàn thuyền cũng vừa đến Vàm sông Cần Thơ (bến Ninh Kiều ngày nay). Đoàn thuyền đang lênh đênh trên mặt nước ở ngã ba sông này, Chúa nhìn vào phía trong thấy nhiều thuyền bè đậu dài theo hai bờ sông, đèn đóm chiếu sáng lập loè. Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều tiếng ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình. Chúa mới có cảm nghĩ ban cho con sông này một cái tên đầy thơ mộng là Cầm thi giang tức là con sông của thi ca đàn hát. Dần dần 2 tiếng Cầm thi được lan rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra là Cần Thơ. Tên Cần Thơ 9
- BÙI VĂN CHIỀU nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là sông C ần Thơ. Một truyền thuyết khác cho rằng: sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ, dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại rao bán đông vui từ năm này qua năm khác. Vì vậy từ xa xưa, còn truy ền l ại những câu ca dao: - “Rau cần, rau thơm xanh mướt, mua mau kẻo hết chậm bước không còn”. - “Rau cần lại với rau thơm Phải chăng đất ấy rau thơm có nhiều” Cũng có thể từ đó mà người địa phương lại gọi sông này là sông Cần Thơm, nói trại là Cần Thơ. Hai truyền thuyết Cầm Thi và Cần Thơm chưa biết cái nào là đúng nguồn gốc. Nhưng dù nói thế nào đi nữa, thì từ xa xưa, người dân đ ịa ph ương đã g ọi dòng sông quê hương mình là sông Cần Thơ. 5. Văn hóa vùng miền 5.1. Văn hóa ghe thuyền Có thể nói miền Tây Nam Bộ là nơi hội tụ của những kênh rạch, sông ngòi. Gắn bó với cảnh sông nước ấy chính là những chiếc ghe, chiếc xuồng đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Trải qua hàng bao thế kỷ, cái hình ảnh thân thương ấy không bị mất đi mà dường như ngày càng được tôn vinh và gìn giữ. Bởi đó chính là một nét đẹp văn hóa độc đáo mà nơi đây có được. 10
- BÙI VĂN CHIỀU Ghe xuồng miền Tây Nam Bộ phát triển theo nhiều kiểu, đa dạng, phong phú. Từ những chiếc ghe, xuồng chèo chống, luồn lách qua các kênh rạch đủ cỡ, đủ hình dạng, đủ độ nông sâu cho đến những loại ghe thuyền cỡ lớn, vận tải nặng, chuyên chở được nhiều người. Ngày nay, việc di chuyển trên sông nước còn có ghe máy, xuồng máy chạy với vận tốc nhanh dùng song song với các loại ghe, xuồng cổ điển. Chính vì s ự tiến bộ trong khoa học, kỹ thuật mà nghề đóng ghe cũng đã có sự thay đổi ít nhiều về hình dáng và kỹ thuật lắp ráp. Ở miền Tây Nam Bộ, người ta phân biệt hai loại ghe và xuồng rất khác biệt. Xuồng có mấy loại: xuồng ba lá, xuồng máy, xuồng năm lá... Xuồng ba lá dài trung bình 4m, rộng 1,5m, có sức chở từ 4- 6 người, vừa gọn nhẹ, vừa kín đáo Ghe có nhiều loại: ghe tam bản, ghe bầu, ghe chài, ghe lườn... Nghề đi ghe, đi xuồng từ lâu trở nên quen thuộc với cư dân miền Tây Nam bộ, tồn tại song song với nghề làm ruộng, làm vườn. Hiện nay, tại một số địa phương ở miền Tây, việc đi lại bằng đường bộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại cho nên sông ngòi vẫn là thủy đạo quan trọng trong công tác vận tải, thương mại và đi l ại. Hơn n ữa, ghe xuồng cũng là phương tiện để truyền tải văn hóa dân gian đi khắp nơi. Chính hình ảnh những chiếc ghe, chiếc xuồng trên sông rạch gắn bó suốt đời với cư dân miền Tây Nam bộ, cho nên đã xuất hiện những điệu hò, câu hát như hò chèo ghe, hò mái dài, mái cụt, hò sông Hậu, hò Đồng Tháp... và đã tạo nên sắc thái văn hóa riêng của văn minh miệt vườn. 5.2 văn hóa sống nhà sàn Do địa hình sông ngòi chằng chịt, ngày ấy, người dân miền Tây có hai thói quen cất nhà: cặp theo bờ sông hay làm nhà sàn hẳn trên sông. Cửa nhà chính luôn chọn theo hướng con nước lớn. Người ta tin như vậy thì tài, lộc sẽ chảy vào nhà. Cạnh cửa nhà, có một cái lu màu da bò vàng óng. Trên nắp lu có một cái gáo dừa theo thời gian, lên nước đen mun, dùng để múc nước. Mỗi lần súc lu, hay có mấy con cóc đen xì, từ đít lu nhảy ra ngơ ngác. Nước xách dưới sông, đổ đầy lu, người ta thường đánh 11
- BÙI VĂN CHIỀU phèn cho nước trong. Bây giờ nước máy chảy vào từng nhà, những cái lu chỉ còn trong ký ức. Kiểu nhà sàn là nét độc đáo, làm phong phú thêm nét sinh hoạt vùng sông nước miền Tây. Kiểu nhà này thuận lợi ở chỗ, nhà có hai mặt tiền: Một mặt day ra sông, một mặt day ra đường cái. Kiểu này vừa ít chiếm đất làm nông nghiệp, vừa gần sông, thuận l ợi cho việc sử dụng nước, lại có thể kinh doanh buon bán được ở cả hai mặt. Dù có hai mặt tiền, nhưng người ta vẫn chú trọng mặt quay ra đ ường hơn, và mặt phía sau vẫn dùng làm một phần cho nhà bếp. Trước đây, phương tiện giao thông chủ yếu là xuồng, ghe nên mặt mé sông lúc nào cũng tấp nập, có thể dùng để buôn bán xăng lẻ (cho những nông dân khá giả, có tiền mua máy côle), lá lợp nhà, phân bón, tạp hóa… 5.3 văn hóa ẩm thực Ẩm thực là tiếng dùng khái quát nói về việc ăn và uống. Văn hóa ẩm thực bao gồm cả cách chế biến, bày biện và thưởng thức từng món ăn, thức uống, từ đ ơn giản, đạm bạc đến cầu kỳ mỹ vị. Chung nhất là vậy, song khi nói đến văn hóa ẩm thực ở một vùng/miền nào đó thì nhất thiết phải nói lên “đặc điểm tình hình” mới có thể nêu đ ược bản sắc văn hóa đặc trưng cụ thể của vùng/miền ấy. Ở Nam Bộ đâu đâu cũng đất rộng sông dài, nơi nào cũng kinh rạch chằng chịt l ại l ắm lung, hồ, búng, láng..., không nơi nào không nhung nhúc cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch... đã vậy còn có cả rừng già, rừng thưa, đầy dẫy chim muông, thú to, thú nhỏ. Phía này thì “năm non bảy núi” trập trùng, không biết cơ man nào là “sơn hào”, còn phía nọ thì bi ển Đông, biển Tây, toàn là “hải vị”! Lẩu mắm: Nhắc đến xuất xứ của lẩu mắm, người ta thường gắn nó với người Khmer – vốn là những người bản địa của xứ Nam Bộ trước kia. Tuy nhiên cũng có những cách giải thích khác về nơi sản sinh ra món lẩu đặc sắc này. Nhà văn Nam Sơn – người được coi là “ông già Nam Bộ” thì cho rằng lẩu mắm có gốc từ mắm Châu Đốc, là món ăn của những người dân Việt khai khẩn đất hoang ngày xưa. Dù có từ đâu thì tới nay, lẩu mắm đã trở thành món ăn gắn liền với dải đất Nam Bộ nói chung và mảnh đất Cần Thơ nói riêng. Du khách qua Cần Thơ đều bị hấp dẫn bởi món lẩu mắm nơi đây với mắm cá sặt kho và gần bốn mươi loại rau ăn kèm. 12
- BÙI VĂN CHIỀU Mắm kho trong lẩu mắm ở Cần Thơ là mắm cá sặt của Châu Đốc được chế biến từ cá đông của vùng U Minh Thượng nên có vị mặn mòi đặc trưng. Một số nơi chế biến mắm cá sặt thường cho thêm gia vị khác kèm theo để át bớt mùi mắm. Nhưng làm như th ế mắm sẽ nhạt đi ít nhiều. Người dân vùng chợ nổi Cái Răng có bí quyết riêng khiến vị mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt bằm nhuyễn và thịt cá nhiều, nhìn vừa đủ đầy ngon mắt, lại có mùi thơm quyến rũ. Mắm cá sặt được nấu rã thịt, lược kỹ xương, nêm nếm bột ngọt và đường vừa ăn rồi trút vào lẩu. Để cho dậy mùi, người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập giập rồi nấu chung với nhiều loại thịt hay cá tùy thích, như lươn, cá rô, cá sặt rằn, cá kèo, cá lóc… cùng “lên lửa” với nước cốt mắm sặt thơm lừng. Không dễ để có nồi lẩu mắm ngon, vừa lòng thực khách thập phương. Nông dân, công nhân, trí thức… đến từ nhiều miền, thậm chí là cả khách nước ngoài, khẩu vị rất đa dạng. Lẩu mắm Cần Thơ được ưa chuộng bởi biết điều chỉnh mùi, vị theo khẩu vị từng dạng khách. Khách nông dân, khách lao động thì cần mặn mà, đằm thắm; người thành thị, khách trí thức mắm pha phải nhạt hơn… Chính vị mắm kho với cách chế biến đ ặc trưng đã tạo nên ấn tượng vị giác mạnh mẽ cho thực khách. Đa sắc rau ăn kèm Du khách ghé Cần Thơ ăn lẩu mắm thường thích thú với mâm rau ăn kèm bởi màu s ắc xanh đỏ vàng vô cùng cuốn hút gợi thèm. Có đến gần bốn mươi loại rau: như bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi súng, lá tai tượng, rau má, rau dừa, chuối chát, cà tím, bông bí, lục bình, rau nhút, nấm rơm… Từng ấy loại rau vừa gây ấn tượng về thị giác vừa có tác dụng át bớt cái mùi mạnh mẽ của mắm kho, lại cân bằng âm dương. Người ta càng ăn lẩu mắm càng say những loại rau này. Nhất là trong những năm gần đây, xu hướng ăn nhiều rau đang được ưa chuộng 13
- BÙI VĂN CHIỀU khiến lẩu mắm Cần Thơ với sự đủ đầy của mâm rau càng chiếm được lòng yêu mến của thực khách. Không chỉ hấp dẫn ở màu sắc và sự phong phú, các loại rau trong món lẩu mắm ở Cần Thơ còn vô cùng tươi ngon. Quê hương của “người đẹp Tây Đô” nằm bên bờ sông Hậu trù phú với nhiều vựa rau xanh. Thêm vào đó, chợ nổi Cái Răng cũng là trung tâm mua bán các loại trái cây rau củ của đồng bằng sông Cửu Long. Thực khách tới đây sẽ được thưởng thức đủ đầy các hương vị: ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay của nhiều, rất nhiều loại rau từ quen thuộc tới hoang dã. Mỗi mâm rau cho nồi lẩu mắm ở Cần Thơ giống như một bản hòa ca của các loại rau miệt vườn sông nước tụ lại, khiến người ta không khỏi say mê, thèm thuồng. Thật không ngoa khi nói rằng không có món ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều loại rau như lẩu mắm. Lẩu mắm – món ăn dân dã của xứ miền Tây giờ đã trở thành món không thể thiếu c ủa nhiều nhà hàng sang trọng. Song có lẽ chỉ ở Cần Thơ người ta mới cảm nhận được thấu đáo cái dư vị mặn mòi, dung dị và đậm đà không thể nào quên bởi những ấn tượng mạnh mẽ mà nó đem lại cho thực khách. 6. Cần Thơ gạo trắng nước trong Hò ơ, hò ơ ớ ơ… Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó…đến đó, lòng không muốn về ….Nước phù sa là nước dòng sông Hậu, Đất lành chim đậu là đất Cần Thơ… Nhắc đến Cần Thơ là nhắc đến vùng “gạo trắng nước trong” vì đây là một vựa lúa lớn không chỉ của vùng mà còn của cả nước. Đến Cần Thơ du khách có c ơ hội hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên sông nước hữu tình, với hệ thống sông ngòi chằng chịt người dân vùng châu thổ Sông Cửu Long tận dụng lợi thế mà tạo hóa ban tặng với 14
- BÙI VĂN CHIỀU lượng phù sa dồi dào đã tự mình biến đổi vùng đất trước đây là rừng rậm thành nh ững vườn ăn trái sum suê trĩu quả, bên cạnh đó là những đồng ruộng mênh mông xanh mướt như tấm thảm trải dài và rộng khắp vùng đồng bằng. Cần Thơ là vùng trung tâm lúa gạo với nhiều nông trường chuyên cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu.Có nhiều người hỏi rằng đến Cần Thơ, đi trên sông Cần Thơ không thấy “nước trong” như câu ca dao nhắc đến? Nước sông Cần Thơ là nước ngọt, lại có lượng phù sa dồi dào thì làm sao trong như nước mưa, nước giếng được, sở dĩ câu ca dao nói vậy bởi vì vùng này là vùng sông nước nên muốn nói cho vần điệu tác giả dân gian đã mượn hình ảnh nước trong để câu ca dao dễ nghe và đi vào lòng người. 7. Lịch sử khẩn hoang Nam Bộ và cuộc di cư vào Nam của người Miền Tây Vùng đất trù phú Nam Bộ của Việt nam ngày nay từ khu vực Ðồng Nai đến Hà Tiên xưa thuộc Vương Quốc Phù Nam. Phù Nam là tên phiên âm tiếng Hán của từ Phnom có nghĩa là núi. Theo sách Lĩnh Nam Trích Quái thì người Tàu thời xưa gọi tên nước này là ‘Diệu Nghiêm’. Vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên hình thành tại Ðông Nam châu Á, tồn tại từ đầu thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Chúng ta có thể khẳng định rằng xã hội văn minh đã hiện hữu tại vùng đất này rất lâu tr ước khi v ương quốc được thành lập. Lịch sử bắt đầu từ khoảng năm thứ nhứt sau Công nguyên khi tại châu Âu, Ðại Ðế Claudius ra sức chinh phục đất Anh Cát Lợi và tại Trung Hoa là nhà Tây Hán. Theo truyền thuyết thì ngày xưa có một vị giáo sĩ anh hùng (Brahman) người Ấn Độ tên là Kaundinya được thần linh chỉ đường xuống thuyền xuôi về hướng đông. Sau một cuộc hành trình đầy gian truân, thuyền của Kaundinya đến được đất liền của đồng bằng sông Cửu Long. Bỗng từ đất liền xuất hiện một mỹ nhân trên chiếc thuyền nan bơi ra chặn thuyền của Kaundinya lại. Mỹ nữ này là Nữ Chúa Soma, con gái của vua Rắn Hổ mười đầu. Trận thư hùng diễn ra giữa anh hùng và giai nhân. Nhờ phép thuật thần thông nên Kaundinya thắng trận. Nữ chúa Soma cầu hòa. Sau đó không lâu hai người yêu rồi cưới nhau sinh ra một người con trai. Người con trai này trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc Phù-Nam lấy hiệu là Kampu. 15
- BÙI VĂN CHIỀU Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura. Hầu hết những dữ kiện liên quan đến vương quốc cổ nhất Ðông Nam Á này đều đ ến từ s ử liệu Trung Hoa và di vật khai quật được ở Óc-Eo. Chính vì thế tên các vương triều thường là do phiên âm ra tiếng Hán. Vào năm 245 sau Công nguyên nhà Hán Trung Hoa sai sứ giả là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam. Ông đã mô tả là vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô Vyadhapura có xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệ thống kinh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ. K’ang T’ai cũng nói rằng vương quốc Phù Nam có thư viện với nhiều sách vở chữ Phạn, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và nông nghiệp, thương mãi đều phát triển. Thường thì người Hoa có tục lệ khinh khi những dân tộc không phải là Hán tộc. K’ang T’ai đã kết luận rằng người Phù Nam là một dân tộc man di, nước da đen đúa xấu xí, tóc quăn và đa số ở truồng, đi chân không. Ông sứ giả có than phiền điều này với quốc vương Phù Nam là vuaHun Fan Huang. Nhà vua sau đó ra lệnh cho tất cả thần dân của Ngài về sau phải quấn vải vào phần dưới thân thể, tiền thân của chiếc sà-rong mà người Thái, Miên và Mã Lai thường mặc ngày nay. Những lời kể lại của thương nhân các nơi khác lại tỏ ra thán phục nền văn minh và sự hùng cường của Phù Nam. Họ kể rằng giới quí tộc Phù Nam ăn mặc diêm dúa, ở cung điện nguy nga bật nhất và nước Phù Nam có rất nhiều đồ châu bảo vàng bạc quí giá. Vương quốc sử dụng chữ Phạn cổ Sanscrit của Ấn Ðộ trong công việc hành chánh và thương mãi. Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một h ạm đ ội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh. Vương quốc Phù Nam đã chinh phục được hầu như toàn thể những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan - Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ. Hào quang cường thịnh và cách tổ chức hành chánh của Phù Nam đã làm gương mẫu cho những nền văn minh sau này như là tiểu vương quốc Sri Vijaya (Palembang), Sailendra ở Java Indonesia, và Malacca góp phần truyền bá văn minh Ấn Ðộ đến những thành phố, bộ lạc phiên thuộc dưới quyền kiểm soát của Phù Nam. Óc-Eo ngày xưa là một thương cảng trù phú có nhiều thương thuyền ghé lại. Vào thời điểm này thương gia đến Óc-Eo tấp nập từ đông sang tây: Ðế quốc La Mã qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Người ta đã tìm được 16
- BÙI VĂN CHIỀU những đồng tiền cổ của La Mã tại đây. Con của Hun Fan Huang là Fan-Shih-Man lên nối ngôi khoảng đầu thế kỷ thứ 3. Tiếp theo là các vua Hun Tien và Hun Phan Fan cha truyền con nối. Vua Hun Phan Fan là một vị minh quân trị vì từ cuối thế kỷ thứ 3 qua thế kỷ thứ 4. Ông nới rộng lãnh thổ, làm hùng mạnh quốc gia và thọ 90 tuổi, không rõ năm nào. Con của vua Hun Phan Fan là Hun Phan Phan không thích làm vua nên bỏ đi tu, nhường ngôi cho một viên tướng là Seray Mara sử Tàu gọi là Fan Che Man. Vua Fan Che Man nới rộng lãnh thổ Phù Nam ra gấp đôi diện tích cũ. Ông đã băng hà vào khoảng năm 204-210. Sau cái chết của vua Fan Che Man triều đình Phù Nam rơi vào cảnh r ối loạn liên tiếp. Người cháu của vua là Fan Chan giết chết thái tử con của vua trước đ ể chiếm ngôi. Hai mươi năm sau một người con của vua Fan Che Man là Asachi lại giết được Fan Chan để lấy lại ngai vàng. Sau đó không lâu Asachi lại bị tướng Siun giết để lên làm vua. Hoàn cảnh nào đưa vua Chandana lên ngôi vương không được sử liệu Trung Hoa nhắc đến. Có những chổ trống trong lịch sử những nước lân bang mà có lẽ vì trùng họp với những biến động chính trị tại triều đình Trung Quốc nên sử gia Trung Hoa đã không thể điều nghiên ghi chép. Năm 357 Phù Nam dưới triều vua Chandana sang cầu phong Trung Hoa và xin triều cống. Một điều đáng nói là mặc dù những dân tộc tại Ðông Nam châu Á bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh Ấn Ðộ, nhưng người Ấn Ðộ và lịch sử Ấn Ðộ hoàn toàn không quan tâm đến thế giới phía đông này cho đến mãi thế kỷ 20 chính phủ và nhân dân Ấn Ðộ mới tìm hiểu thêm về một vùng văn minh Ấn Ðộ đã có mặt tại đây từ lâu. Lịch sử Ấn Ðộ không đếm xỉa gì đến vùng Ðông Nam châu Á có ảnh hưởng văn hóa Ấn trong quá khứ. Ngược lại người Trung Hoa từ hơn 2000 năm nay luôn xem vùng biển phương nam thuộc ảnh hưởng của Thiên triều. Họ cho sứ giả đi điều tra và ghi chép cẩn thận những điều mắt thấy tai nghe. Từ lúc ban đầu ấy các nước đông nam Á đ ều đã có liên hệ ngoại giao với Trung Hoa qua hình thức cống sứ và xin phong. Trong thâm tâm tầng lớp lãnh đạo Trung Hoa, Thiên triều có thẩm quyền và nhiệm vụ can thiệp tại vùng nam châu Á nếu cần. Lịch sử đã chứng minh điều đó và gần đây nhất là Trung quốc đã đánh vào miền Bắc Việt nam năm 1979 vì bất đồng về chủ quyền và ảnh hưởng tại vương quốc Kampuchia. Nhưng cũng nhờ thế mà ta có những sử liệu quí giá từ thời thượng cổ 17
- BÙI VĂN CHIỀU để tìm hiểu lịch sử của những quốc gia phương nam của Trung Quốc trong đó có Việt Nam ngày nay và Phù Nam xưa. Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn- Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514). Vua Rudravaman (514-539) có sai sứ sangTrung Hoa triều cống và cho biết Ngài có một lọn tóc xá lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Trong thời gian này các vị cao tăng Phật giáo người Phù Nam đã dịch cuốn Phật Kinh Vimutti Magga sang chữ Hán. Ngày nay cuốn kinh này chỉ tồn tại bằng chữ Hán vì bản chánh chữ Phạn đã bị thất lạc. Thế rồi sau đó vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam), tràn sang từ vùng đất thuộc nước Lào bây giờ. Một yếu tố khác góp phần vào sự suy tàn của Phù Nam là nền kinh tế của quốc gia đã đi xuống từ sau những tiến bộ về kỹ thuật hàng hải. Thuyền buôn vào thời điểm này đã có thể đi xa bờ và ít có nhu cầu ghé lại Óc-Eo trên đường đi qua Trung Quốc. Năm 539 vương quốc Phù Nam bị buộc phải triều cống cho người Khmer lúc đó là Vương quốc Chân Lạp. Ðến năm 627 Phù Nam bị người Khmer dưới quyền vua Chân Lạp là Bhavavarman xóa hẳn tên trên bản đồ. Những thần dân của Phù Nam bị sát nhập vào vương quốc Khmer. Hoàng gia của Phù Nam dùng đ ường biển tị nạn sang đảo Java của Nam Dương (Indonesia). Họ sống âm thầm mãi đ ến gần 200 năm sau, hậu duệ của nhóm người này phát lên để dựng nên triều đại huy hoàng Sailendra. Các ông hoàng bà chúa của dòng họ này lại kết hôn với các lãnh chúa của các tiểu vương lân bang như Mã Lai và nhiều đảo quốc trong vùng. Cho đ ến ngày nay giới quí tộc, hoàng gia các nước đa đảo như Mã Lai, Nam Dương (Indonesia) đều có liên hệ huyết thống với hoàng tộc nước Phù Nam của miền nam Việt Nam. Từ năm 550 trở về sau cho đến khi chúa Nguyễn bành trướng thế lực đến miền nam, người Khmer cai tri xứ này theo niên hiệu các vị vua Chân Lạp. Từ khi bị mất nước về tay Chân Lạp người dân Phù Nam trở thành một dân tộc lục địa, mất đi khả năng hàng hải. Ngày nay người Khmer nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc 18
- BÙI VĂN CHIỀU Khmer và là một phần của lịch sử Khmer. Người Khmer còn được chúng ta biết đến qua nhiều danh xưng Cao Miên, Chân Lạp, Cam bốt và Kampuchia. Vào lúc người Việt di cư đến vùng đất miền Nam vào năm 1800 người ta tìm thấy một pho tượng nữ vương bằng cẩm thạch bị chôn vùi từ thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 sau Công nguyên. Có thuyết cho rằng đó là tượng quốc mẫu vương quốc Phù Nam là Soma. Người Việt kính cẩn lập đền thờ bà tại núi Sam tỉnh An Giang gọi là đền thờ Bà Chúa Xứ. Hàng năm cư dân Hoa, Vi ệt, Miên lui tới cúng bái, hương khói vô cùng linh thiêng. Sự việc đó cho thấy lòng bi ết ơn của những người đến sau đối với những đợt người đã khai phá vùng đ ất này tr ước dân tộc Việt Nam. Vương quốc Chân Lạp làm chủ khu vực miền nam Việt Nam (thế kỷ thứ 7- thế kỷ 17 sau Công Nguyên) Năm 600-611 có triều vua Mahendravarman tiếp theo là vua Isanavarman đóng đô tại Ankor Borey. Năm 750 vua Jayavaman I mở rộng lãnh thổ, xây thêm đền đài. Ngài cho khẩn hoang và trồng lúa cùng các loại hoa màu dọc bờ sông Cửu Long xuống t ới miền Tây Việt Nam ngày nay. Khoảng năm 780 dòng Vương cũ của Phù Nam giờ thành Vương Triều Sailendra của đảo Java (Indonesia) trở nên hùng mạnh đã dùng binh lực ép buộc vương quốc Chân Lạp của người Khmer phải triều cống và lệ thuộc. Từ năm 800 đến 887 nước chân Lạp dưới sự lãnh đạo của vua Jayavaman II (802-887) và Jayavaman III (850-887) đã giành lại được độc lập từ dòng Sailendra của Java. Vương quốc Chân Lạp được đổi tên là Kampuchia. Trong thời này những thế lực phong kiến có khuynh hướng chia đế quốc Chân lạp thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (vùng đồng bằng miền nam tức Phù Nam xưa). Jayavaman II còn có tên là Puskarak đã từng bị bắt trong trận chiến, và bị đày qua đảo Java. Sau ông trốn thoát về tổ chức nghĩa quân giải phóng đất nước chống lại quân chiếm đóng Java và quân người Chăm nước Champa (Trung Việt ngày nay). Năm 803 Puskarak lên ngôi Vương lấy hiệu là Jayavaman II rồi tuyên bố độc lập. Tuy nhiên quyền lực của đảo quốc Java không ngừng dòm ngó vương quốc Kampuchia của Jayavaman II. Trong suốt 50 năm trị vì ông 19
- BÙI VĂN CHIỀU đã dời đô 5 lần vì chiến tranh với Java. Khi Jayavaman III qua đời không con nối dõi nên một người bà con họ mẹ đã lên ngôi xưng vương hiệu là Indravaman I (877-889). Vua Indravaman I là một vị vua anh hùng, có tài thao lược và cũng yêu nghệ thuật văn thư. Trong đời ông đã có công thống nhất Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp và xây dựng thêm nhiều thành phố lớn, khuyến khích nông nghiệp và thương mãi. Indravaman I cũng khởi đầu nới rộng Ðế quốc Khmer (Kampuchia), thay đổi bản đồ chính trị trên bán đảo Ðông Dương bằng những võ công nổi bật. Con của Indravaman I nối sự nghiệp của cha xưng hiệu là Yaksovaman I (889-900).Yaksovaman I dời kinh đô từ Hari Hara Ley đến Yaso Tha Bura trên cao nguyên Bakheng. Chính vào thời điểm này sự phú cường của Ðế quốc Kampuchia đã cho phép nhà vua khởi công nhiều công trình kiến trúc vĩ đại trong đó có Angkor Wat (Ðế Thiên Ðế Thích), đền đài Lo Ley, đền đài Phnom Bok. Angkor Wat đã là một công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vùng Ðông Nam Châu Á. Nhà vua còn cho đào hồ Ðông Baray dài 7 km, ngang 1800 km. Một công trình vĩ đại vào thời đó. Những công trình to tát này đa phần nhờ vào hàng vạn tù binh và nô lệ bắt được từ những trận chiến chinh phạt Xiêm và Lào. Suốt thế kỷ thứ 9 Ðế quốc Khmer-Chân Lạp có 6 triều vương đó là Hashavaman I (900-922), Isanavaman II (922- 928), Jayavaman IV (928-941),Harshavaman II (941-944), Rajendravaman II (944-968), và Jayavaman V (968-1001). Rajendravaman II vốn là một vị tướng của vương quốc sau khi gôm quyền lực vào tay đã lên ngôi vương tại Angkor Wat(Ðế Thiên Ðế Thích). Trong 24 năm cầm quyền ông cho xây thêm nhiều đền tháp lâu đài và đánh bại quân Chăm của Vương quốc Chiêm Thành (Champa, Trung Việt). Khi nhà vua băng hà con là Jayavaman Vlên thay. Sau cái chết của Jayavaman V năm 1001 toàn lãnh thổ Chân Lạp rơi vào cảnh đại loạn kéo dài 9 năm. Lãnh chúa Suryavaman I (1002-1050) đã đàn áp được những thế lực khác và thống nhất ngôi Vương tại Angkor Wat. Từ năm 1050 đến 1177 đế quốc Khmer tiếp tục bành trướng. Phía bắc giáp Trung Hoa, phía nam giáp biển Xiêm La (Thái Lan), phía tây giáp Miến Ðiện, phía đông giáp Chiêm Thành. Trong thời gian này hùng cường nhất là vua Suryavaman II (1113-1150). Nhà vua xông pha trận mạc để lại nhiều võ công oai hùng. Ngài đã đụng trận với Trung Hoa, Ðại Việt, Chiêm Thành, Xiêm và Miến-Mường. Ngài đã chết tại sa trường một cách oanh liệt. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn