Đề tài :"Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án"
lượt xem 43
download
MỞ ĐẦU Hiện nay, trọng tài quốc tế đã trở thành một phương thức phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, được lựa chọn bởi các bên tranh chấp như là một phương thức hiệu quả làm chấm dứt tranh chấp giữa họ mà không cầu viện đến tòa án. Bài làm này đi làm rõ vấn đề Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài :"Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án"
- ĐỀ TÀI Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án 1
- MỞ ĐẦU Hiện nay, trọng tài quốc tế đã trở thành một phương thức phổ biến trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là một phương thức giải quyết tranh chấp tư, được lựa chọn bởi các bên tranh chấp như là một phương thức hiệu quả làm chấm dứt tranh chấp giữa họ mà không cầu viện đến tòa án. Bài làm này đi làm rõ vấn đề Tìm hiểu về trọng tài quốc tế và sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế và tòa án. NỘI DUNG I. Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài quốc tế. Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Trong hệ thống luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, đây đã là một phương thức rất phổ biến (phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610). Tuy nhiên các quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống luật common law thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật năm 1697. Trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Mỹ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp này kéo dài 7 năm, và được coi là kết thúc thành công. Từ đầu thế kỷ XX, các nước (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích 2
- việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương mại quốc tế. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới. hậm chí, trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết đến với thuật ngữ ODR – online dispute resolution nghĩa là giải quyết tranh chấp trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành khi có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và ra phán quyết dựa vào hồ sơ do các bên xuất trình. Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế. Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La – Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài. Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm “Trọng tài” được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La-Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng 3
- luật pháp”. Hiệp định La-Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”. Có thể thấy, theo thời gian, cơ chế trọng tài được quy chế hóa nhiều hơn, tuy bản chất không thay đổi nhưng phải tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối hơn. II. Khái niệm trọng tài quốc tế. 1. Đ ịnh nghĩa. Theo khoa học luật, Trọng tài quốc tế được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chủ yếu trong quan hệ ngoại thương, thương mại và đầu tư trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên đương sự và được tiến hành theo trình tự thủ tục nhất định thông qua cơ quan xét xử là trọng tài do các bên thỏa thuận chọn ra. 2. Đặc trưng. Trọng tài quốc tế là một hình thức giải quyết tranh chấp lai. Nó bắt đầu bằng một thỏa thuận tư giữa các bên. Nó tiếp tục bắt đầu bằng các thủ tục tư, trong đó ý chí các bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nó chấm dứt với một phán quyết có hiệu lực pháp lý bắt buộc và, dựa trên những điều kiện thích hợp, tòa án của hầu hết các quốc gia xét công nhận và cho thi hành. Dưới đây là các đặc trưng cơ bản của trọng tài quốc tế: a. Tính “quốc tế” của trọng tài quốc tế: Thuật ngữ “quốc tế” được sử dụng để phân biệt sự khác nhau giữa các vụ trọng tài thuần túy trong nước với các vụ trọng tài, ở một phương diện nào đó, vượt qua biên giới quốc gia và được gọi là quốc tế. Có hai tiêu chí chủ yếu được sử dụng hoặc riêng rẽ, hoặc kết hợp để định nghĩa thuật ngữ “quốc tế”: - Tiêu chí thứ nhất là bản chất của tranh chấp. Q uy tắc tố tụng hiện hành của ICC xác định chức năng của Trọng tài quốc tế ICC là “tiến hành giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài các tranh 4
- chấp kinh doanh có tính chất quốc tế phù hợp với Quy tắc này” 1 K hông có định nghĩa cụ thể về “tranh chấp kinh doanh có tính chất quốc tế” trong Quy tắc này nhưng cuốn sách phát hành giải thích bởi ICC đã xác định: “…bản chất quốc tế của trọng tài không có nghĩa là các bên phải khác quốc tịch với nhau. Bởi vì đối tượng của nó, hợp đồng tuy nhiên có thể mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, ví dụ khi một hợp đồng được giao kết giữa hai công dân của cùng một quốc gia nhưng để thực hiện hợp đồng đó ở một quốc gia khác, hoặc khi hợp đồng được giao kết giữa một nhà nước với công ty con của một công ty nước ngoài kinh doanh tại quốc gia đó”.2 Thuật ngữ “quốc tế” cũng được tìm thấy trong luật của Pháp về trọng tài quốc tế. Điều 1492 Nghị định ngày 12 tháng 5 năm 1981 về trọng tài quốc tế quy định đơn giản là “một vụ trọng tài là quốc tế khi nó bao hàm các lợi ích của thương mại quốc tế”. Trước đó, Tòa án tối cao Pháp đã đưa ra một quyết định mà sau này được công nhận bằng quy định trên: “người ta công nhận rộng rãi rằng định nghĩa này bao gồm việc luân chuyển hàng hóa hoặc tiền từ một nước sang một nước khác, với sự quan tâm tới các yếu tố khác như quốc tịch các bên, địa điểm giao kết hợp đồng,…” - Tiêu chí thứ hai nhấn mạnh vào các bên, hoặc là quốc tịch hoặc nơi thường trú. Tiêu chí này xem xét quốc tịch, nơi thường trú hoặc trụ sở thương mại của các bên trong thỏa thuận trọng tài. Đây là cách tiếp cận được chấp nhận trong Công ước châu Âu 1961. Công ước này quy định: “các thỏa thuận trọng tài được giao kết với mục đích giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế giữa các thể nhân hay pháp nhân, khi xác lập thỏa thuận có nơi thường trú hoặc trụ sở ở các quốc gia khác nhau”.3 Thụy Sỹ cũng là một ví dụ về một nước mà quốc tịch các bên xác định trọng tài có phải là quốc tế hay không. Từ ngày 01 tháng 01 năm 1989, các vụ trọng tài quốc tế được tiến hành ở Thụy Sỹ được điều chỉnh bằng luật về 1 Quy tắc trọng tài ICC, Điều 1(1). 2 Giải quyết quốc tế những tranh chấp thương mại quốc tế - ICC Arbitration, ICC Publication No.301 (1977), trang 19, bản quyền ICC 1983. 3 Công ước châu Âu 1961, Điều 1(1)(a). 5
- trọng tài quốc tế Thụy Sỹ. Theo luật này, trọng tài là quốc tế khi vào thời điểm thỏa thuận trọng tài được xác lập, ít nhất một bên không thường trú hoặc sinh sống thường xuyên tại Thụy Sỹ. Ngoài ra, tiêu chí “quốc tịch” cũng được sử dụng ở Anh và Mỹ. - Tiêu chí kết hợp : Việc không có một định nghĩa được thừa nhận trên bình diện quốc tế về tính “quốc tế” gây ra nhiều vấn đề. Mỗi quốc gia sẽ có các tiêu chí riêng để xác định một phán quyết trọng tài là quốc tế hay trong nước và do đó không có sự thống nhất. Luật Mẫu được xây dựng chuyên để áp dụng đối với trọng tài thương mại quốc tế. Văn bản này có ý nghĩa lớn lao khi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ “quốc tế”. Theo Luật Mẫu thì Trọng tài là quốc tế nếu: (a) Các bên tham gia thoả thuận trọng tài, tại thời điểm ký kết thoả thuận trọng tài đó, có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau; hoặc (b) Một trong những địa điểm mà các bên có trụ sở kinh doanh sau đây được đặt ở ngoài quốc gia: (i) Nơi tiến hành trọng tài nếu được xác định trong hoặc theo thoả thuận trọng tài; (ii) Nơi mà phần chủ yếu của các nghĩa vụ trong quan hệ thương mại được thực hiện hoặc nơi mà nội dung tranh chấp có quan hệ mật thiết nhất; (c) Các bên đã thoả thuận rõ rằng vấn đề chủ yếu của thoả thuận trọng tài liên quan đến nhiều nước. Có thể thấy, tiêu chí này đã kết hợp hai tiêu chí đã trình ở trên. Đây là một quy định có ý nghĩa thống nhất các tiêu chí và định hướng cho các quốc gia khi quy định về tính “quốc tế” của trọng tài. Trên thực tế, một vụ trọng tài cụ thể nào đó có phải là “quốc tế” hay không phụ thuộc nhiều vào quy định của luật quốc gia có liên quan. b. Thỏa thuận trọng tài: Một thỏa thuận giữa các bên đưa bất kỳ tranh chấp hay sự mâu thuẫn nào giữa họ ra trọng tài là nền tảng của của trọng tài quốc tế hiện đại. Một 6
- trọng tài có hiệu lực trước tiên phải có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Điều này được thừa nhận bởi cả luật quốc gia và các điều ước quốc tế. Ví dụ, theo Công ước New York và Luật Mẫu, việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài có thể bị từ chối nếu các bên của thỏa thuận trọng tài không có năng lực ký kết, hoặc nếu thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu theo quy định của pháp luật điều chỉnh nó. Thỏa thuận trọng tài không chỉ là bằng chứng đồng thuận của các bên đưa tranh chấp ra trọng tài và xác lập nghĩa vụ đưa tranh chấp ra trọng tài mà còn là nguồn quyền hạn cơ bản của hội đồng trọng tài. Điều này có nghĩa là, một hội đồng trọng tài chỉ có thể thực hiện những quyền hạn do các bên có quyền trao và đã trao cho nó cùng với các quyền hạn bổ sung hay khác được trao bởi luật điều chỉnh trọng tài. Như vậy, thỏa thuận trọng tài quyết định thẩm quyền của hội đồng trọng tài. Thỏa thuận giữa các bên là nguồn duy nhất của thẩm quyền này không giống như trong thủ tục pháp lý thông thường nhờ đó các tranh chấp được giải quyết thông qua tòa án, thẩm quyền của tòa án liên quan có thể hình thành từ một số nguồn, trong đó thỏa thuận giữa các bên đương sự chỉ là một nguồn. c. Lựa chọn trọng tài viên: Một trong các đặc trưng cơ bản để phân biệt trọng tài với tòa án là các bên trong tố tụng trọng tài có quyền tự do lựa chọn hội đồng trọng tài cho mình. Mặt khác, trọng tài viên trong một vụ trọng tài quốc tế cũng có những yêu cầu khác với trọng tài viên trong một vụ trọng tài thuần túy trong nước. Thực vậy, nếu hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên (thường đối với vụ tranh chấp lớn) thì mỗi trọng tài viên sẽ có một quốc tịch khác nhau và mỗi người trong số họ sẽ được trưởng thành từ những môi trường pháp lý khác nhau. d. Quyết định của hội đồng trọng tài: Trong trọng tài quốc tế, quyết định của hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp giữa các bên (nếu không bị tòa án hủy bỏ) sẽ có giá trị bắt 7
- buộc đối với các bên và nếu các bên không tự nguyện thi hành có thể bị cưỡng chế thi hành. Đặc trưng này phân biệt trọng tài với các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các thủ tục khác như thương lượng hay hòa giải. Bởi thỏa thuận cuối cùng về giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay hòa giải luôn phải đảm bảo được sự chấp nhận của cả hai bên. e. Thi hành quyết định trọng tài: Một khi hội đồng trọng tài quốc tế đã ra phán quyết, nó đã hoàn thành chức năng của nó và chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, quyết định của hội đồng trọng tài đem đến những hậu quả pháp lý quan trọng và lâu dài. Mặc dù nó là kết quả của một sự dàn xếp tư, quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc các bên. Nếu nó không được thi hành một cách tự nguyện, quyết định trọng tài sẽ được thi hành thông qua các thủ tục pháp lý – trên cả bình diện địa phương (nơi phán quyết trọng tài được tuyên) và trên cả bình diện quốc tế. 3. Phân loại. Trong thực tế tồn tại hai loại trọng tài là trọng tài quy chế hay thường trực và trọng tài đơn vụ (ad hoc). - Trọng tài thường trực: Trọng tài thường trực là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở cố định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có Quy tắc tố tụng trọng tài riêng, một số có Danh sách trọng tài viên riêng. Các bên tranh chấp sẽ được sự hỗ trợ về mặt pháp lý của tổ chức Trọng tài một cách bài bản. - Trọng tài đơn vụ : Trọng tài đơn vụ là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. Nói cách khác, Trọng tài đơn vụ có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. 8
- Thủ tục giải quyết của Trọng tài đơn vụ do các bên tự thỏa thuận cho riêng họ. Điều này đòi hỏi sự thiện chí của các bên để thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả về việc tiến hành quá trình tố tụng. Trong Trọng tài đơn vụ, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài và giám sát các Trọng tài viên. Vì vậy, kết quả phần lớn phụ thuộc vào việc tiến hành tố tụng và khả năng kiểm soát quá trình tố tụng của các Trọng tài viên. III. Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với tòa án và trọng tài nội địa. Đ ể hiểu một cách rõ ràng hơn về trọng tài quốc tế, nhóm làm bài đi phân tích sự khác nhau giữa trọng tài quốc tế với tòa án và trọng tài nội địa. 1. Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với tòa án. a. Tính linh hoạt. - Ngôn ngữ sử dụng : Trong giải quyết tranh chấp, Tòa án sử dụng ngôn ngữ quốc gia, còn Trọng tài quốc tế , các bên được quyền lựa chọn ngôn ngữ. - Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp: Tòa án áp dụng luật quốc gia là chủ yếu còn trọng tài quốc tế có thể mềm dẻo hơn, tôn trọng quyền thỏa thuận các bên, tôn trọng thỏa thuận luật áp dụng, thỏa thuận luật cho nội dung tranh chấp, thỏa thuận trọng tài. - Đ ịa điểm giải quyết tranh chấp : Tòa án giải quyết tranh chấp tại trụ sở Tòa án cố định còn trọng tài quốc tế thì địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn. - Quốc tịch: Trong tòa án, thẩm phán thường cùng quốc tịch với một bên và dễ bị chi phối bởi yếu tố quốc tịch quen biết, trong Trọng tài quốc tế thì điều này hạn chế hơn. - Thời gian giải quyết tranh chấp: thời gian giải quyết tranh chấp của Tòa án có thể bị trì hoãn nhiều lần vì tuân thủ quy tắc tố tụng cứng nhắc, thậm chí phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị nên thời gian giải quyết tranh chấp sẽ bị kéo dài thêm. Đối với Trọng 9
- tài quốc tế, việc giải quyết tranh chấp có thể được tiến hành theo quy tắc tố tụng, tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận tiến hành nhanh hơn. Mặt khác, các phán quyết của trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm nên sau khi xét xử có thể được thi hành ngay nên sẽ tiết kiệm thời gian hơn. b. Tính bí mật. Tại Tòa án, việc xét xử diễn ra công khai và bản án được tuyên công khai. Với trọng tài, hầu hết pháp luật trọng tài đều ghi nhận nguyên tắc xét xử không công khai nếu các bên không có quy định khác. Điều này đảm bảo uy tín, nội dung tranh chấp, danh tính các bên, từ đó củng cố, duy trì quan hệ hợp tác giữa các bên. c. Phạm vi thi hành. Đối với Tòa án, thì phạm vi thi hành hẹp, bằng chứng là có khá nhiều các điều ước song phương, nhưng chưa có công ước quốc tế đa phương nào về thi hành bản án của tòa án. Đối với trọng tài quốc tế thì phạm vi này rộng, và được ghi nhận bởi công ước New York về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài gồm 146 thành viên là quốc gia và vùng lãnh thổ. d. Tính chuyên môn. Thành viên trong Tòa án không chuyên môn hóa cao, ít chuyên gia trong các lĩnh vực tranh chấp, nhất là các lĩnh vực mới như sở hữu trí tuệ, ngân hàng, ngọai thương,… Còn đối với trọng tài thường có danh sách trọng tài viên uy tín, chuyên môn sâu và được các bên tin tưởng lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Nguyên nhân của sự khác biệt: Tòa án là cơ quan trong hệ thống tư pháp của quốc gia nên khi tiến hành tố tụng nhân danh Nhà nước, thực hiện chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ của mình; còn trọng tài quốc tế là tổ chức mang tính tự nguyện, phi quyền lực công, nên phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án chặt chẽ, rườm rà vì phải tuân theo pháp luật quốc gia còn 10
- trọng tài có cơ chế giải quyết thoáng hơn, linh hoạt hơn, do ý chí và sự thỏa thuận của các bên liên quan. Mặt khác, các tranh chấp giải quyết bằng trọng tài quốc tế chủ yếu là các tranh chấp ngoại thương, kinh doanh thương mại nên cần sự nhanh gọn, linh hoạt, đảm bảo được lợi ích tối đa của các bên, tránh thiệt hại về kinh tế. 2. Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với trọng tài nội địa. Đ iểm khác biệt cơ bản giữa trọng tài quốc tế và trọng tài nội địa là yếu tố “quốc tế”. Hiện nay, thực tiễn cũng như lý thuyết trọng tài thường đề cập hai yếu tố chính, hoặc được sử dụng riêng biệt, hoặc được sử dụng kết hợp để xác định tính chất quốc tế của trọng tài là tính chất tranh chấp; quốc tịch của chủ thể tham gia tranh chấp và các yếu tố khác liên quan. - Tính chất tranh chấp: nơi giao kết hợp đồng ở nước ngoài, nơi thực hiện hợp đồng ở nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng ở các nước khác nhau… - Chủ thể tranh chấp: các bên có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại hoặc nơi cư trú thường xuyên ở các quốc gia khác nhau. Trên thực tế, để xác định một vụ trọng tài nào đó là “quốc tế” hay “nội địa” còn phụ thuộc vào quy định của luật quốc gia có liên quan. Kết luận Trọng tài quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp tư phổ biến. Về bản chất, phương thức này hầu như không thay đổi như nó vốn có. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, cơ chế trọng tài được quy chế hóa nhiều hơn và phải tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ hơn. Trong tương lai, đây có lẽ là phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu, đặc biệt là khi xã hội dân sự ngày càng được coi trọng. 11
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 2. Alan Redfern and Martin Hunter, Law and practice of international commercial arbitration, Sweet and Maxwell, 2004; 3. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005. 4. Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà Pháp năm 1981. 5. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004. 6. Công ước châu Âu 1961 về trọng tài thương mại quốc tế. 7. Công ước NewYork năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài. 8. Đ ạo luật trọng tài Anh năm 1996. 9. Đ ạo luật về tư pháp quốc tế của Liên bang Thuỵ Sỹ năm 1989. 10. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985. 11. Q uy tắc trọng tài của ICC1998. 12. Q uy tắc trọng tài của UNCITRAL năm 1976 và 2010. 12
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ....................................................................................................................... 2 I. Lịch sử hình thành và phát triển của trọng tài quốc tế. ......................................... 2 Khái niệm trọng tài quốc tế. ................................................................................ 4 II. 1. Định nghĩa. ............................................................................................................... 4 2. Đặc trưng. ................................................................................................................. 4 a. Tính “quốc tế” của trọng tài quốc tế: ........................................................................ 4 b. Thỏa thuận trọng tài: ................................................................................................. 6 c. Lựa chọn trọng tài viên: ............................................................................................ 7 d. Quyết định của hội đồng trọng tài: ............................................................................ 7 e. Thi hành quyết định trọng tài:.................................................................................... 8 3. Phân loại................................................................................................................... 8 Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với tòa án và trọng tài nội địa. ................... 9 III. 1. Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với tòa án. ......................................................... 9 a. Tính linh hoạt. ........................................................................................................... 9 b. Tính bí mật. ............................................................................................................. 10 c. Phạm vi thi hành. ..................................................................................................... 10 d. Tính chuyên môn...................................................................................................... 10 2. Sự khác biệt giữa trọng tài quốc tế với trọng tài nội địa. ........................................ 11 Kết luận ......................................................................................................................... 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 12 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Tìm hiểu về thiết bị cyclone lắng bụi
67 p | 1470 | 389
-
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BIẾN TẦN
46 p | 1008 | 273
-
Đề tài: Tìm hiểu về hiện tượng phú dưỡng trong các hồ ở thủ đô Hà Nội và các giải pháp chính để kiểm soát hiện tượng này - GVHD TS. Văn Diệu Anh
36 p | 915 | 213
-
Đề tài: Tìm hiểu về bảo mật mạng LAN và sử dụng công cụ Nessus quét lỗ hổng bảo mật trong mạng LAN
54 p | 368 | 95
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về CRM - quản lí quan hệ khách hàng
28 p | 857 | 77
-
Thuyết minh: Tìm hiểu về CRM (Quản trị quan hệ khách hàng)
27 p | 256 | 69
-
Đề tài: Tìm hiểu về các chỉ tiêu phân tích chất lượng của Khoai Lang
48 p | 385 | 42
-
Đề tài: Tìm hiểu về tường lửa
20 p | 185 | 39
-
Đề tài: Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
47 p | 163 | 35
-
Đề tài: Tìm hiểu về IAS 21 (International Accounting Standards)
15 p | 154 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu về Push Notification xây dựng ứng dụng nhắc lịch thi cho sinh viên Thăng Long trên nền tảng Android
86 p | 220 | 22
-
Đề tài: Tìm hiểu về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp dệt
26 p | 140 | 21
-
Đề tài: Tìm hiểu về cellulose, hemicellulose, lignin và ứng dụng thực tiễn của chúng
44 p | 103 | 18
-
Đề tài: Tìm hiểu về các hệ ghi đo trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân
90 p | 123 | 17
-
Tiểu luận đề tài: Tìm hiểu về chất màu nhân tạo sử dụng trong thực phẩm, cách tổng hợp chúng, ứng dụng trong một số thực phẩm
41 p | 195 | 17
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về Scleroprotein và ứng dụng của chúng trong đời sống
27 p | 19 | 9
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch
11 p | 133 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn