Đề tài triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
lượt xem 22
download
Đề tài triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác nhằm trình bày về chủ nghĩa duy vật nhân bản Lútvích Phoiơbắc, vai trò của triết học Phoiobac đối với sự ra đời của triết học Mác, quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài 11: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN PHOIƠBẮC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Lớp: Cao học đêm 3-khóa 22 Nhóm: 09 HVTH: Huỳnh Trọng Tài MSHV: 7701220980 TP.HCM, ngày 13 tháng 12 năm 2012 HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 1
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………..……………1 CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN LÚTVÍCH PHOIƠBẮC…....2 1. Sơ lược tiểu sử Phoiơbắc……………………………………………………………..2 2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc……………………………………………….2 2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người…………………………………......2 2.2. Quan niệm về nhận thức…………………………………………………………3 2.3. Quan niệm về tôn giáo…………………………………………….……………..4 3. Ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc……………………...4 3.1. Ưu điểm……………………………………………………………………….....4 3.2. Hạn chế……………………………………………………………………….….5 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC……………………………………………………………….6 1. Sơ lược tiểu sử C.Mác…………………………………...……………………………6 2. Bối cảnh lịch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác…………………………..6 2.1. Bối cảnh lịch sử……………………………………………………………….….6 2.2. Các tiền đề …………………………………………………….…………………7 3. Vai trò triết học Phoiơbắc đối với sự ra đời triết học Mác……………….……….…..8 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY……………………...10 1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người…………………………………...10 2. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay………………….…11 KẾT LUẬN……………………………………………………………………......13 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………....15 HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 2
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Khái niệm triết học cổ điển Đức để chỉ sự phát triển triết học của nước Đức cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX có ảnh hưởng lớn đối với triết học hiện đại.Trong thời kỳ này, triết học cổ điển Đức đã sản sinh ra nhiều nhà triết học nổi tiếng. Đặt nền móng đầu tiên là Cantơ, còn nói đến phép biện chứng là nói đến Hêghen, không thể thiếu đó là chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và sau này đỉnh cao là triết học Mác của C.Mác. Trong triết học cổ điển Đức, nhắc đến Phoiơbắc là nhắc đến một trong những nhà duy vật, vô thần lớn nhất trong lịch sử triết học cận đại. Đóng góp của triết học Phơiơbắc là đã đưa chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua. Ông đã giải thích tất cả đặc điểm và tính chất của con người bằng nguồn gốc tự nhiên của chúng, coi con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên và việc nhấn mạnh sự thống nhất giữa con người với tự nhiên của ông nhằm chống lại quan điểm duy tâm trước đó. Quan điểm mới này thế giới quan duy vật nhân bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán. Để hiểu rõ hơn về chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc và vai trò của nó tác động đến chủ nghĩa Mác sau này, đó cũng là lý do em thực hiện đề tài “Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác” HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 3
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA DUY VẬT NHÂN BẢN LÚTVÍCH PHOIƠBẮC 1. Sơ lược tiểu sử Phoiơbắc Lútvích Phoiơbắc (1804-1872) sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng. Gia đình ông muốn ông trở thành một luật sư nhưng khi học đại học Phoiơbắc lại học triết học. Do ông học giỏi nên được giữ lại trường, trở thành phó giáo sư rồi giáo sư. Phoiơbắc đã phát hiện ra những bất hợp lý trong triết học Hêghen, ông cùng C.Mác-Ph.Ăngghen tham gia sinh hoạt trong nhóm “Hêghen trẻ”. Sau một thời gian, ông bất mãn với hệ thống triết học, ông bỏ dạy về quê ở ẩn trong 28 năm. Tác phẩm nổi tiếng: “Phê phán triết học Hêghen” -xb 1839, “Bản chất đạo Thiên Chúa” và “Luận cương sơ bộ của cải cách triết học” –xb 1842, “Cơ sở triết học của tương lai” –xb 1843, “Bản chất tôn giáo” –xb 1845. Toàn bộ hệ thống triết học của Phoiơbắc được gọi là chủ nghĩa duy vật nhân bản vì ông xác định lấy con người làm đối tượng trung tâm của triết học. Ông xác định nghiên cứu khoa học tự nhiên để phục vụ cho nghiên cứu con người. Về cuối đời, Phoiơbắc đọc triết học của Mác, ông đã bỏ triết học của mình và theo triết học của Mác. 2. Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 2.1. Quan niệm về giới tự nhiên và con người Phoiơbắc bác bỏ học thuyết của Hêghen về giới tự nhiên vì theo Hêghen giới tự nhiên là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối. Tự đó ông cho rằng giới tự nhiên vật chất có trước ý thức, tồn tại vô cùng đa dạng, phong phú và tự nó. Không gian, thời gian và vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất giới tự nhiên. Bản thân giới tự nhiên bị chi phối bởi mối liên hệ nhân quả nên không ngừng vận động, phát triển trong không gian, thời gian, theo các quy luật khách quan nội tại, trong những điều kiện nhất định. Ông cho rằng trong tự nhiên có nhiều chất và lượng khác nhau, cảm giác của chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức được. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 4
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Ông cho rằng thế giới chúng ta đang sống là thế giới vật chất, tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của duy vật, còn ý thức chỉ là sản phẩm của bộ óc (sản phẩm tự nhiên) và con người là một bộ phận của giới tự nhiên. Quá trình phát triển của giới tự nhiên sẽ dẫn đến sự ra đời của đời sống sinh học mà cao hơn là con người và đời sống xã hội của con người. Phoiơbắc cho rằng không thể tách con người ra khỏi giới tự nhiên vì con người là sản phẩm tất yếu cao nhất của giới tự nhiên, còn giới tự nhiên là cơ sở không thể thiếu của đời sống con người. Con người dựa vào giới tự nhiên để được thỏa mọi nhu cầu cần thiết như ăn, mặc, ở, sinh đẻ…Còn những cái đó đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, đam mê, khát vọng , suy nghĩ, hiểu biết đến mỗi con người. Con người vừa mang bản tính cá nhân và cũng mang bản tính cộng đồng, có bản chất nằm trong tình yêu. Do mang bản tính cá nhân, mà mỗi con người là một cá thể sinh học đặc biệt có lý trí, có trái tim… của riêng mình để nhận thức, để khát vọng đam mê, để rung động cảm xúc. Đó là con người tồn tại bằng xương thịt, đang sống, làm việc, đang yêu, đang nhận thức như mỗi chúng ta chứ không phải con người trong ý tưởng, con người trừu tượng. Với bản tính đó, mỗi con người tiềm tàng một năng lực sáng tạo kỳ vĩ, năng lực này bắt nguồn từ cá tính cá nhân chứ không phải xuất phát từ Thượng đế. Do mang bản tính cộng đồng mà mỗi cá nhân bị ràng buộc với những người khác. Hạnh phúc mỗi cá nhân không là hạnh phúc đơn độc của mỗi con người mà là hạnh phúc được kiếm tìm trong sự hòa hợp với mọi ngượi trong cộng đồng. 2.2. Quan niệm về nhận thức Khi đứng vững trên quan điểm duy vật về khả năng con người nhận thức được và nhận thức ngày càng đầy đủ thể giới, Phoiơbắc cho rằng giới tự nhiên và con người không phải lý tính lôgích trừu tượng hay Thượng đế là khách thể của nhận thức. Chủ thể của nhận thức cũng không phải là lý tính lôgich trừu tượng mà là con người sống động, tồn tại trong thực tế, có cảm giác và lý trí. Cảm tính trực quan là nguồn gốc của tư duy lý luận, còn tư duy lý luận xử lý tài liệu cảm tính để khám phá ra chân lý. Chân lý là sự phù hợp giữa tư tưởng trong chủ thể với đối tượng được tư tưởng khách thể. Nhờ có năng lực của HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 5
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa cảm giác và lý trí mà con người có khả năng nhận thức đầy đủ giới tự nhiên. Đối với ông, thực tiễn là hoạt động bản năng mang tính thấp hèn, do đó nó cần được loại bỏ ra khỏi nhận thức, trục xuất khỏi hệ thống triết học. Ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn, không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức và đối với đời sống xã hội. 2.3. Quan niệm về tôn giáo Phoiơbắc cho rằng tôn giáo không đơn giản là những ảo tưởng phi lý, hoang đường mà còn là những mơ ước, khát vọng đời thường của con người. Sự bất lực trong nhận thức, sự sợ hãi, đau khổ, khó khăn triền miên, niềm mơ ước khao khát vương lên trong cuộc sống đầy đau khổ bất hạnh, đầy bế tắt buồn thương của con người đã sản sinh ra các tôn giáo. Tôn giáo chỉ là sự tha hóa bản chất của con người. Còn thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người mong muốn có. Thượng đế là nhân cách cá nhân được thần thánh hóa. Như vậy, theo Phoiơbắc tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý và nhận thức của con người, không phải Thượng đế sinh ra con người mà chính con người đã sinh ra Thượng đế. Phoiơbắc cho rằng tôn giáo và niềm tin vào Thượng đế đã chia cắt thế giới cùng con người thành thế giới trần tục và thế giới thiên đường, tôn giáo làm tha hóa con người để dễ dàng thống trị nó. Tôn giáo không chỉ kìm hãm mà còn tước đi ở con người tính năng động sáng tạo, sự tự do, và năng lực độc lập phán xét. Ông đòi hỏi phải lựa chọn: hoặc là tôn giáo- tín ngưỡng- thượng đế, hoặc là khoa học nhân bản- tình yêu- con người. 3. Ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc 3.1. Ưu điểm Triết học Phoiơbắc đã khôi phục được truyền thống duy vật thế kỷ XVIII trong hoàn cảnh chủ nghĩa duy tâm thống trị đời sống tinh thần ở Phương Tây và phát triển chủ nghĩa duy vật thêm một bước. Ông đã trình bày sáng tỏ nhiều quan điểm duy vật, ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và Cơ đốc giáo, ông biết đặt con người vào đúng tâm điểm phân tích triết học. Triết học của ông chất chứa đầy tính duy vật khả tri và nhân bản, nó là một cội nguồn tư tưởng của triết học Mác. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 6
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 3.2. Hạn chế Triết học của Phoiơbắc không sâu, còn nhiều quan niệm siêu hình, phiến diện, trong lý giải đổi tượng triết học, trong việc phân tích bản chất con người, trong việc tìm hiểu thực tiễn và xác định vai trò của nó trong nhận thức và cuộc sống…Đặc biệt, trong xác định nguồn gốc, động lực phát triển và phương tiện cải tạo xã hội, quan điểm của ông còn đầy tính duy tâm. Thái độ đối với tôn giáo của ông không nhất quán. Điều này thể hiện như sau: Do phủ nhận hệ thống duy tâm của triết học Hêghen nên ông phủ nhận luôn phép biện chứng, ông hiểu rất hời hợt. Hạn chế là đã tuyệt đối hóa tình yên, coi tình yêu là bản chất con người mà không chú ý mặt lịch sử-xã hội, không thấy điều kiện chính trị -xã hội mà con người sống trong đó. Quan niệm con người của ông rất trừu tượng bởi vì nó không mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính dân tộc. Ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn, không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức, sự hoàn thiện con người và thúc đẩy phát triển sản xuất nói riêng, đối với đời sống xã hội nói chung. Không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 7
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC PHOIƠBẮC ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC 1. Sơ lược tiểu sử C.Mác C.Mác (1818-1883) s inh trưởng trong một gia đình trí thức (bố là luật sư), ở thành phố Tơrevơ, một vùng có nhiều ảnh hưởng của Cách mạng tư sản Pháp. Sau khi tốt nghiệp trung học (1835), Mác theo học luật học ở Đại học Bon (1835 - 1836) và trường Đại học Tổng hợp Beclin (1836 - 1841). Tại đây, Mác đã nghiên cứu cả triết học và lịch sử. Năm 1837, Mác đến với triết học Hêghen nhằm tìm ở đó những kết luận có tính chất cách mạng và vô thần, đồng thời tham gia "phái Hêghen trẻ". Bước ngoặt trong cuộc đời dẫn đến sự chuyển biến tư tưởng của Mác diễn ra khi Mác làm việc ở báo Sông Ranh, Mác đi vào hoạt động chính trị, sử dụng công cụ báo chí để đấu tranh giành dân chủ, tự do. Sau khi báo Sông Ranh bị cấm (từ ngày 1 tháng 4 năm 1843), Mác đặt ra cho mình nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về xã hội và nhà nước, đồng thời phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới bằng cách mạng. Ở Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do và sự hoàn thiện con người. 2. Bối cảnh lịch sử và các tiền đề của sự ra đời triết học Mác 2.1. Bối cảnh lịch sử Những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị-xã hội, trong hoạt động văn hóa, khoa học Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX đã khẳng định tính tất yếu của sự ra đời triết học Mác: Thứ nhất, tuy vai trò tích cực của giai cấp tư sản đối với lịch sử nhân loại như thủ tiêu chế độ phong kiến, giải phóng cá nhân, phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phá vỡ những quan hệ lỗi thời nhưng theo Mác sự phát triển của nền sản xuất tư bản dựa trên các thành tựu khoa học, kỹ thuật của nhân loại dù thúc đẩy về cơ bản sự vận động xã hội tiến về phía trước vẫn không khắc phục được những mâu thuẫn cố hữu của xã HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 8
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa hội có các giai cấp đối kháng, sự tha hóa con người, mà thậm chí còn làm cho những mâu thuẫn ấy ngày càng trở nên trầm trọng và không thể kiểm soát. Thứ hai, s ự vận động của xã hội dựa trên các quy luật thị trường tư bản chủ nghĩa trong khi đơn giản hóa quan hệ xã hội đã đồng thời bộc lộ mặt trái của nó: sự cằn cỗi dần những phong tục, thói quen và sinh hoạt văn hóa truyền thống, xu hướng thực dụng hóa ngay cả quan hệ gia đình, huyết thống, sự sòng phẳng đến tàn nhẫn các thang bậc đánh giá khả năng của cá nhân… Thứ ba, chủ nghĩa tư bản, theo Mác chẳng những không thể khắc phục mâu thuẩn giữa tính chất xã hội của nền sản xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, mà còn đẩy mâu thuẩn đó ngày càng gây gắt, không thể dung hòa trong điều kiện kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cạnh tranh tự do. 2.2. Các tiền đề Tiền đề lý luận của triết học Mác Tiền đề sâu xa của triết học Mác là toàn bộ tinh hoa tinh thần của nhân loại, mà chủ yếu là tinh hoa phương Tây được tích lũy trong các học thuyết triết học từ hơn hai ngàn năm qua, bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại. Triết học Mác là một vòng khâu trong chuỗi các vòng khâu nối tiếp nhau qua các thời đại, với sự mở rộng không ngừng tri thức triết học trong mối liên hệ với hoạt động thực tiễn, với khoa học và trình độ nhận thức chung. Tiền đề trực tiếp của sự ra đời triết học Mác là triết học cổ điển Đức mà cụ thể là phép biện chứng Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiơbắc. Cuộc hành trình tư tưởng của Mác bắt đầu từ phép biện chứng Hêghen và từ cuối năm 1842 chuyển dần sang chủ nghĩa duy vật. Hai tác phẩm tác động tích cực đến sự chuyển tiếp này là “Bản chất Kito giáo”- xb 1841 và “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học”-xb 1842 của Phoiơbắc. Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A. Xmit và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác Tiền đề k hoa học tự nhiên HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 9
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Liên minh giữa triết học với các lĩnh vực tri thức cụ thể, đặc biệt là khoa học tự nhiên, có lịch sử lâu dài và mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của triết học, nhất là chủ nghĩa duy vật. Triết học không thể phát triển nếu tách ra khỏi trình độ nhận thức chung của thời đại, trong đó có trình độ phát triển của tri thức khoa học. Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại đều là những bộ óc lớn. Talét, Arixtốt và nhiều người khác được biết đến không chỉ với tính cách là những triết gia mà còn là những bậc thông thái, am tường nhiều thứ như toán học, vật lý học, thiên văn học…những lĩnh vực đang còn ở trong tình trạng tản mạn, s ơ khai. Những khám phá khoa học này đã trở thành chỗ dựa vững chắc đối với quá trình giải phóng triết học ra khỏi ảnh hưởng của thần học, tiếp tục con đường hướng tới chân lý. Tiêu biểu là ba phát minh lớn mà Ăngghen nhắc đến trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” được gọi là các phát minh thời đại do tác động quyết định của chúng đến chủ nghĩa duy vật: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. 3. Vai trò triết học Phoiơbắc đối với sự ra đời triết học Mác Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Từ các tác phẩm của Phoiơbắc, đặc biệt ý tưởng cải cách đặt ra trong “Luận cương sơ bộ về cải cách triết học” khôi phục truyền thống duy vật, kết hợp thuyết nhân bản đặc trưng của mình đã kích thích Mác xây dựng một học thuyết triết học thâm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các nguyên lý có tính khoa học của nó, khắc phục tính tự biện cố hữu ở triết học Hêghen.Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó. Đóng góp của triết học Phoiơbắc, theo Ăngghen là đã đưa “chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua…Tất cả chúng tôi lập tức trở thành môn đồ của Phoiơbắc…Quan điểm mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác như thế nào, mặc dù Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán”. Triết học Phoiơbắc là cầu nối để Mác và Ăngghen xây dựng triết HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 10
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa học mới chủ nghĩa duy vật biện chứng trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách cơ học giữa chủ nghĩa duy vật của triết học Phoiơbắc với phép biện chứng Hêghen. Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, cả phép biện chứng của Hêghen. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa" Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người. Hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật (chủ nghĩa duy vật biện chứng) và phép biện chứng (phép biện chứng duy vật) đã gắn liền với tên tuổi Mác, là sự phát triển mới về chất của lịch sử triết học nói chung, của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nói riêng. Với tính cách là những bộ phận hợp thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng và chủ nghĩa duy vật biện chứng này đã khắc phục được những hạn chế lịch sử của các bậc tiền bối trước. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 11
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người Con người là vấn đề trung tâm của mọi tư tưởng triết học. Nhưng không phải tư tưởng triết học nào cũng có cách giải thích, giải quyết đúng đắn về vấn đề con người vì mỗi hệ tư tưởng có cách nhìn nhận qua lăng kính khác nhau. Điển hình chúng ta có thể phân ra 3 hệ tư tưởng: tư tưởng triết học phương Đông, triết học phương Tây, triết học Mác-Lênin. Ở phương Đông có hai quan điểm chính là phật giáo và nho giáo. Đối với phật giáo xét đến cùng con người tồn tại để đi đến không hiện hữu là con người, không có con người sinh học vì nó gây nên nổi khổ trầm luân của con người, đời là bể khổ. Nho gia quan niệm con người là chính danh, con người phải tu thân, đây là con người chính trị-xã hội mà nền tảng là đạo đức. Hai quan điểm này chúng ta không thấy rằng ở đây giải quyết đúng vấn đề về con người. Phật giáo là triết lý tiêu cực về con người, nho gia thì không thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát triển chính trị-xã hội. Ở phương Tây, thời kỳ Hy Lạp cổ đại con người cá nhân, con người vượt khó, bỏ qua tất cả các mối quan hệ XH. Thời kỳ trung cổ, con người như ngọn nến lung lay trước gió, tồn tại là đi đến cái chết, con người tồn tại với tư cách là con người-tín đồ. Thời kỳ phục hưng khẳng định đời sống sinh học của con người cũng hết sức quan trọng, con người cần phải tự hào về thân xác và vẻ đẹp thân xác của mình. Thời kỳ hiện đại nổi bật hai quan điểm, chủ nghĩa duy lý đề cao lý tính, trí tuệ con người và chủ nghĩa phi duy lý đề cao thế giới tâm linh và đời sống nội tâm của con người. Chủ nghĩa Frend thì cho rằng cái quyết định sự tồn tại và phát triển của con người không phải là ý thức mà là vô thức, đề cao đời sống sinh học của con người. Triết học Phoiơbắc thì tuyệt đối hóa tình yêu, coi tình yêu là bản chất của con người mà không chú ý đến mặt XH và không thấy được điều kiện chính trị-xã hội mà con người sống. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 12
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Tất cả các tư tưởng triết học trước Mác đều không giải quyết đầy đủ, đúng đắn và khoa học về vấn đề con người. Sự ra đời của triết học Mác-Lênin đã tạo ra bước ngoặt trong tư tưởng của loài người: Con người là một thực thể sinh vật-xã hội: là thực thể của sinh vật vì con người cho dù phát triển đến đâu cũng là động vật. Ăngghen khẳng định: “Bản chất cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật”. Nhưng khác với động vật vì con người còn là một thực thể xã hội, các hoạt động xã hội trước hết và quan trọng nhất là hoạt động lao động sản xuất đã tách con người khỏi trạng thái thuần túy là loài vật. Mặt sinh học và xã hội này thống nhất với nhau, là hai mặt của một chỉnh thể tồn tại trong con người, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Con người là chủ thể của lịch sử: lịch sử trước hết là lịch sử của con người. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, bản chất con người không phải trừu tượng, thần bí mà được thể hiện thông qua chính sự tồn tại của con người trong XH và bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ XH. Chúng có vị trí, vai trò khác nhau nhưng chúng không tách rời nhau, mà tác động qua lại lẫn nhau, thâm nhập lẫn nhau. 2. Vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam. Từ sự tác động của môi trường địa lý, điều kiện tự nhiên đã tạo nên tư duy, văn hóa người Việt Nam, chịu ảnh hưởng nhiều nên văn hóa: phật giáo (Ấn Độ), nho giáo (Trung Quốc)…Người VN luôn phải đối chọi với các thế lực tự nhiên và ngoại xâm, điều này đã tạo nhiều tính cách tốt đẹp như cần cù, chịu khó… nhưng cũng tạo ra những mặt hạn chế như tư tưởng cục bộ địa phương chủ nghĩa, thiếu tinh thần tự giác, tùy tiện, ít ý thức cộng đồng, không thích tư duy trừu tượng nhưng lại thích tư duy huyền bí, tâm lý cầu an, thường thấy lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, hạ thấp nhu cầu cá nhân mà quên rằng đây là động lực phát triển xã hội… HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 13
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Chính vì vậy, vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay là xây dựng con người VN với việc kiên trì đấu tranh chống thoái hóa, biến chất, có ý thức đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, lối sống lành mạnh, văn minh, có ý thức bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thẩm mỹ, thể lực. - Trên lĩnh vực kinh tế, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Trên lĩnh vực chính trị, khẳng định con đường đi lên CNCS trên nền tảng CNXH nhầm nâng cao tính tích cực chính trị của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia nhiều hơn vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. - Trên lĩnh vực xã hội, giải phóng con người khỏi sự thao túng của các quan hệ xã hội cũ đã lỗi thời, kế thừa truyền thống tốt đẹp, xây dựng hệ thống những chuẩn mực quan hệ mới. - Trên lĩnh vực giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, được xem là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đó là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. - Trên lĩnh vực văn hóa, xây dựng nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Mọi hoạt động của văn hóa nhằm xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng xã hội. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 14
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Phoiơbắc gọi triết học của mình là triết học duy vật nhân bản vì ông ta khẳng định triết học của ông xuất phát từ con người, con người là trung tâm của triết học. Mặc dù xuất phát từ nền tảng thế giới quan duy vật cho rằng con người là sự phản chiếu nhận thức về vũ trụ, là sản phẩm của tự nhiên nhưng con người của ông chỉ được xem xét về mặt sinh học trong tính cá thể vì vậy con người đó chỉ là bộ phận thụ động trong mối quan hệ với giới tự nhiên. Phoiơbắccho rằng con người tồn tại vượt ra ngoài các quan hệ xã hội, con người theo ông là con người phi giai cấp, phi dân tộc, phi lịch sử. Chứng tỏ ông đã rơi vào duy tâm, siêu hình khi nhận thức về con người và lịch sử. Về tôn giáo ông cho rằng chỉ là sự tha hóa bản chất của con người. Còn thượng đế chỉ là tập hợp những giá trị, mơ ước, khát vọng mà con người mong muốn có. Ông phê phán tôn giáo là vậy, đặc biệt là Cơ đốc giáo nhưng ông lại rơi vào duy tâm khi càng phê phán tôn giáo ông càng nhận thức nếu thiếu tôn giáo, con người sẽ khó sống, con người cần có niềm tin an ủi trước cuộc đời nhiều bất hạnh.Vì vậy ông khai sinh ra một tôn giáo mới đó là tôn giáo tình yêu, nhấn mạnh bản chất yêu thương, mà ở đó mọi người được tôn trọng, họ thay nhau làm thượng đế của nhau, ở đó mọi người có chung một bản chất là cần yêu và được yêu. Do hiểu rất hời hợt nên ông phủ nhận luôn phép biện chứng của Hêghen. Ông cũng không hiểu chính hoạt động khoa học cũng là hoạt động thực tiễn, không thấy vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức, không thấy được vai trò của nền sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Dù triết học của Phoiơbắc còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của ông trong triết học cổ điển Đức, ông đưa chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua thể hiện được nguyện vọng của giai cấp tư sản Đức muốn thoát khỏi những hà khắc của giai cấp phong kiến và là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác sau này. Mác đã kết hợp chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen để tạo ra quan điểm triết học mới “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” triệt để hơn, đã khắc phục được những hạn chế trước đó. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 15
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Quan điểm về con người của triết học Mác đã giải quyết đầy đủ, đúng đắn và khoa học: Con người là một thực thể sinh vật-xã hội và con người là chủ thể của lịch sử. Đã khắc phục những hạn chế về quan điểm con người của Phoiơbắc và các nhà triết học trước đó. Có thể nói, xây dựng con người đang được người Việt Nam thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những lĩnh vực khác nhau có những trọng tâm khác nhau nhưng đều hỗ trợ nhau để hình thành cuộc sống mới với những con người mới, đủ sức, đủ tài để đưa Việt Nam đi lên CNXH thành công. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 16
- GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Bùi Văn Mưa (2011), Đại cương về lịch sử triết học. 2. TS. Đoàn Quang Thọ (2008), Giáo trình triết học, NXB Chính trị - Hành chính. 3. GS.TS.Nguyễn Ngọc Long-GS.TS.Nguyễn Hữu Vui, Giáo trình triết học Mác- Lênin, NXB Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 4. Tham khảo một số website về Phoiơbắc, C.Mác và con người Việt Nam hiện nay. HVTH: Huỳnh Trọng Tài Trang 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn Triết học: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam
21 p | 2726 | 515
-
Đề tài triết học " VĂN HOÁ, TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT HỌC "
14 p | 441 | 132
-
Đề tài: Tiểu luận triết học
33 p | 268 | 93
-
Tiểu luận triết học: Quá trình phát triển của phép biện chứng
2 p | 266 | 73
-
Chủ đề triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
14 p | 276 | 49
-
Đề tài: " QUAN ĐIỂM DUY VẬT VỀ XÃ HỘI CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN TRONG HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC "
11 p | 252 | 40
-
Đề tài triết học " Chủ nghĩa dân tộc và vấn đề quan hệ giữa các dân tộc trong thế giới hiện đại "
8 p | 153 | 36
-
Đề tài triết học " CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI "
23 p | 157 | 27
-
Đề tài: " TRIẾT HỌC LIÊN VĂN HOÁ: KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ "
22 p | 146 | 24
-
Bài tập cá nhân triết học: Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
11 p | 234 | 23
-
Đề tài triết học " TƯ DUY KINH NGHIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN "
12 p | 187 | 20
-
Đề tài triết học " MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VÀ TRÁCH NHIỆM NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN "
11 p | 136 | 16
-
Đề tài:" TRIẾT HỌC LUẬN VỀ “PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ” "
15 p | 129 | 14
-
Đề tài: " KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ SỰ ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA "
9 p | 126 | 12
-
Đề tài:" TRIẾT HỌC MÁC TRONG NHỮNG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI "
16 p | 91 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Chủ nghĩa thực dụng của William James
126 p | 32 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
104 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn