Đề tài: " VAI TRÒ VÀ CƠ SỞ CỦA ĐOÀN KẾT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
lượt xem 10
download
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái quát những tư tưởng, quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết xã hội; đồng thời, phân tích và luận giải từ góc độ triết học vai trò động lực và cơ sở của đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, sự đồng thuận và đoàn kết xã hội là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: " VAI TRÒ VÀ CƠ SỞ CỦA ĐOÀN KẾT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- Tiểu luận Đề tài: " VAI TRÒ VÀ CƠ SỞ CỦA ĐOÀN KẾT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
- VAI TRÒ VÀ CƠ SỞ CỦA ĐOÀN KẾT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PHẠM VĂN ĐỨC (*) Trong bài viết này, tác giả đã trình bày một cách khái quát những tư tưởng, quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết xã hội; đồng thời, phân tích và luận giải từ góc độ triết học vai trò động lực và cơ sở của đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, sự đồng thuận và đoàn kết xã hội là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Chính sự kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân là cơ sở quan trọng tạo nên sự đồng thuận và đoàn kết xã hội. Đó cũng là cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay. Đàn kết xã hội là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó đã được hun đúc và tôi luyện qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, được thử thách qua cuộc đấu tranh với thiên nhiên và các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Nhờ có truyền thống đó, mỗi khi có giặc, mọi người như một đứng dậy với quyết tâm sắt đá “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Do được hun đúc và thử thách qua nhiều điều kiện và các giai đoạn khác nhau của lịch sử, đoàn kết đã trở thành giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nói như vậy không có nghĩa là, chỉ có ở dân tộc ta, đoàn kết mới là truyền thống, còn các dân tộc khác thì không có truyền thống đó. Hoàn toàn không phải như vậy, đoàn kết có thể là truyền thống của nhiều dân tộc hoặc của đại đa số các dân tộc trên thế giới. Bởi một lý
- lẽ đơn giản là khó có thể có một dân tộc nào không có tinh thần đoàn kết mà có thể tồn tại và phát triển được; đặc biệt, trong điều kiện ngày nay, để phát triển bền vững và hài hòa xã hội thì đoàn kết là một yếu tố không thể thiếu được. Nhưng, có một điều chắc chắn rằng, truyền thống đoàn kết của người Việt Nam khác với các nước khác trên thế giới. Để làm rõ được điểm khác biệt đó cần có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, về đất nước và con người Việt Nam. Trên nét chung và khái quát nhất, có thể nhận thấy truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được tạo dựng bởi điều kiện sống của con người Việt Nam luôn phải thường xuyên chống chọi với thiên tai và lụt lội, đồng thời phải luôn đối phó và chống trả giặc ngoại xâm bên ngoài. Chính điều kiện khắc nghiệt đó đã làm cho người Việt Nam phải cố kết với nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Thực tiễn những năm kháng chiến đã khẳng định rằng, nhờ có đại đoàn kết dân tộc mà dân tộc ta mới có thể giành lại được độc lập, thống nhất được đất nước. Do tầm quan trọng như vậy, vấn đề đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc luôn được quan tâm và đặt đúng tầm quan trọng của nó. 1. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết xã hội Trước hết, chúng tôi xin điểm qua một số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Kế thừa những tư tưởng của ông cha về vai trò của đại đoàn kết dân tộc, cùng với sự từng trải trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều tư tưởng về đoàn kết và đại
- đoàn kết dân tộc. Thực tiễn những năm kháng chiến đầy gian khổ cho thấy, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mặc dù lực lượng cách mạng yếu hơn lực lượng của quân địch rất nhiều. Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò quan trọng của đoàn kết trong kháng chiến cũng như trong hòa bình xây dựng. Người viết: “… trong kháng chiến ta gặp rất nhiều khó khăn, lực lượng địch mạnh hơn ta nhiều, nhưng nhờ đoàn kết mà ta đã thắng. Nay trong xây dựng hòa bình, ta cũng biết đoàn kết thì nhất định thành công”(1). Từ đó, Người đã khái quát thành khẩu hiệu nổi tiếng làm phương châm hành động cho dân tộc Việt Nam: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”(2). Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”(3). Người còn nhấn mạnh rằng, “đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố: Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi. Trong chính sách đoàn kết cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc…”(4). Trong tư tưởng của Người, nguyên tắc quan trọng nhất, bất di bất dịch khi thực hiện đại đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân Việt Nam. Trong quan điểm đoàn kết Hồ Chí Minh, đoàn kết của nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng. Với ý tưởng “dễ trăm lần không dân
- cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, Người coi sức mạnh lớn nhất là nằm ở nhân dân và nếu đoàn kết được nhân dân sẽ tạo ra được sức mạnh tăng gấp bội: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”(5). Nhưng, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, quan niệm đoàn kết của Hồ Chí Minh là cơ sở để tập hợp đầy đủ các loại người thuộc các tầng lớp, các đảng phái, các tôn giáo khác nhau, thậm chí cả những người đã từng lầm đường lạc lối nhưng biết ăn năn hối cải. Người viết: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân,… đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ,… đoàn kết các dân tộc anh em,… đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo”(6). Người đặc biệt quan tâm đến đoàn kết lương giáo và đoàn kết dân tộc giữa miền xuôi và miền núi. Chẳng hạn, khi nói về đoàn kết lương giáo, Hồ Chí Minh viết: “Toàn thể đồng bào không chia lương giáo, đoàn kết chặt chẽ… để giữ gìn non sông Tổ quốc, mà cũng để giữ gìn quyền tôn giáo tự do”(7); “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc. Phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với tất cả các tôn giáo”(8). Người còn nhấn mạnh thêm rằng, ““sống theo Đảng, chết theo Chúa”. Câu nói ấy là tổng kết một nhận thức rất đúng tâm trạng của những đồng bào theo đạo có tinh thần yêu nước, họ theo Đảng nhưng vẫn tin Chúa. Chúng ta cần phải biến câu nói ấy th ành khẩu hiệu để giáo dục và động viên đồng bào có đạo hăng hái tham gia sản xuất và chiến đấu”(9) và “Nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức… phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng
- thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của nhân dân, không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước”(10). Tương tự như vậy, trong tư tưởng đoàn kết, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Người thường xuyên căn dặn rằng, phải chăm lo đoàn kết các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, các dân tộc phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, làm cho các dân tộc đều được ấm no hạnh phúc. Các dân tộc miền núi đoàn kết chặt chẽ với nhau; các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa số, dân tộc nào đông hơn, nhiều người hơn, tiến bộ hơn thì phải giúp đỡ các dân tộc khác để đều tiến bộ như nhau, đoàn kết như anh em một nhà(11). Người viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”(12). Người còn khẳng định thêm rằng, “đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang”(13). Chúng ta có thể dẫn ra đây rất nhiều tư tưởng khác về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh mà cho đến nay vẫn còn mang đậm ý nghĩa sâu sắc. Cho đến khi sắp qua đời, Người vẫn lo lắng và căn dặn lại thế hệ sau phải giữ gìn đoàn kết mà trước hết là đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Người viết: “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
- Kế thừa những tư tưởng đoàn kết và đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, kể từ Đại hội VI đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngày càng quan tâm chú ý đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Ngay từ Đại hội VI, đại hội khởi đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thấy lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, do đó cần phải có chính sách phù hợp với từng đối tượng, cụ thể là đối với giai cấp công nhân, đối với nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, đối với các dân tộc thiểu số và các đồng bào theo tôn giáo cũng như đối với những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Những tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Đại hội VI tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện trong các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và Đại hội X của Đảng ta. Kế thừa những tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc, Đại hội IX của Đảng khẳng định đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc “là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đường lối chiến lược đó nhằm “thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài”(14). Đại hội còn chỉ rõ nguyên tắc để xây dựng khối đại đoàn kết là “phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích
- chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai”(15). Đến Đại hội X, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc đã được trình bày một cách cô đọng nhất, được đưa vào chủ đề Đại hội và được trình bày trong mục X thuộc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX với tiêu đề: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân”. Những tư tưởng cơ bản về đại đoàn kết dân tộc trong Văn kiện Đại hội X có thể được trình bày một cách vắn tắt trên một số điểm sau: Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, lấy mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Thứ tư, xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội(16). Cũng trong Văn kiện này, Đảng ta còn khẳng định đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, cho nên Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
- nhân dân cần có những giải pháp cụ thể đối với từng giai cấp, tầng lớp và từng cộng đồng người Việt Nam để xây dựng khối đoàn kết đó. Chẳng hạn, khi nói về đoàn kết với đồng bào các tôn giáo, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”(17); “phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo”(18). Như vậy, qua việc tìm hiểu một số tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc, chúng ta có thể nhận thấy rằng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kế thừa và phát triển những tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết và đại đoàn kết dân tộc. Từ thực tiễn của những năm kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là thực tiễn của những năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi đến một kết luận quan trọng: đại đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đoàn kết xã hội là sự thống nhất, sự cố kết và hợp tác giữa các tầng lớp, giai cấp và các tập đoàn trong xã hội. Khi khẳng định đoàn kết xã hội là động lực chủ yếu của sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thì điều đó có nghĩa là sự thống nhất, sự đồng thuận mới là động lực, chứ không phải mâu thuẫn là động lực. Đoàn kết xã hội là phạm trù có nội dung hẹp hơn so với phạm trù thống nhất. Phạm trù thống nhất
- được dùng trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội, đó là sự đồng nhất trong sự khác biệt. Đoàn kết chỉ được sử dụng trong xã hội và chính là sự thống nhất xã hội. Đoàn kết xã hội là sự thống nhất xã hội, là sự đồng thuận xã hội hay là sự đồng nhất xã hội trong sự khác biệt. Do đó, để lý giải đoàn kết với tư cách là động lực của sự phát triển xã hội, chúng ta phải giải quyết một vấn đề chung hơn - mâu thuẫn hay sự thống nhất giữa các mặt đối lập là động lực của sự vận động và phát triển. Trước hết, nếu coi động lực của sự phát triển xã hội là hoạt động của con người thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì cần phân biệt động lực hoạt động của con người với động lực của sự phát triển xã hội. Trên thực tế, có những cái là động lực hoạt động của con người nhưng chưa chắc đã là động lực của sự phát triển xã hội. Chẳng hạn, lợi ích cá nhân của con người luôn là động lực thúc đẩy cá nhân đó hoạt động, hay nói cách khác, luôn là động lực hoạt động của cá nhân con người, nhưng chưa chắc đã là động lực của sự phát triển xã hội. Có loại lợi ích cá nhân thúc đẩy hoạt động của cá nhân con người hành động, nhưng hành động đó không những không thúc đẩy xã hội phát triển mà trái lại, còn kìm hãm hoặc cản trở sự phát triển xã hội. Lợi ích thu được do hành vi buôn lậu hoặc buôn bán ma túy luôn là động lực thúc đẩy cá nhân những người buôn lậu hành động, nhưng hành động đó lại làm tổn hại cho sự phát triển xã hội. Do đó, động lực hoạt động của cá nhân cũng có thể trùng và cũng có thể không trùng với động lực của sự phát triển xã hội. Động lực hoạt động của cá nhân con người chỉ có thể trở thành động lực của sự phát triển xã hội khi nó thúc đẩy sự phát triển xã hội. Sự phân biệt giữa động lực hoạt động của cá nhân con người với động lực của sự phát triển xã hội là hết sức cần thiết để nghiên cứu và sử dụng các
- động lực của sự phát triển xã hội. Chúng ta hãy trở lại vấn đề mâu thuẫn hay giải quyết mâu thuẫn mới là động lực của sự phát triển. Vấn đề này đã được đặt ra từ lâu trong giới những người nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác và hiện đang còn có ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng, mâu thuẫn là khách quan và là một quá trình tự giải quyết; do đó, nó vừa là nguồn gốc, vừa là động lực của sự phát triển. Trái lại, một số người khác lại cho rằng, mâu thuẫn chỉ là nguồn gốc của sự vận động, còn giải quyết mâu thuẫn mới là động lực của sự phát triển. Trên thực tế, mâu thuẫn hay giải quyết mâu thuẫn đóng vai trò động lực của sự phát triển xã hội đang là vấn đề được tiếp tục tranh luận và chưa có lời giải cuối cùng; đồng thời, chưa bên nào có thể đưa ra lý lẽ đủ sức thuyết phục bên kia. Chúng tôi nghiêng về quan điểm cho rằng, mâu thuẫn chỉ là nguồn gốc, là cái phát sinh ra sự vận động và phát triển, còn giải quyết mâu thuẫn mới chính là động lực của sự phát triển. Theo quan điểm của Hêghen và quan điểm của C.Mác, mâu thuẫn là một quá trình, bắt đầu từ khác biệt - mặt đối lập (đấu tranh với nhau) - giải quyết mâu thuẫn - thống nhất. Cũng theo quan điểm của triết học Mác, mâu thuẫn là khách quan và phổ biến; nó tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng, cả trong tự nhiên, xã hội lẫn trong tư duy con người. Ngay cả sự sống cũng là một mâu thuẫn. Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “… sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến”(19). Nhưng, nếu như trong tự nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn được tiến
- hành một cách tự thân, tức là tự giải quyết và hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, thì trong xã hội, việc giải quyết mâu thuẫn lại không diễn ra một cách tự thân mà thông qua hoạt động tự giác và có ý thức của con người. Hoạt động nhận thức của con người góp phần đáng kể vào tiến trình của việc giải quyết mâu thuẫn đó. Nói cách khác, mâu thuẫn trong xã hội khi đã xuất hiện thì đòi hỏi cần được giải quyết và sớm hay muộn nó cũng được giải quyết, nhưng hoạt động của con người đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết sớm hay muộn đó. Ngoài ra, bản thân nhận thức và hoạt động của con người cũng có tác động ngược lại đối với quá trình hình thành và phát triển của bản thân mâu thuẫn. Nếu quan niệm giải quyết mâu thuẫn mới chính là động lực của sự phát triển xã hội thì việc sớm phát hiện và giải quyết mâu thuẫn đóng vai trò quan trọng tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận xã hội. Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội hay thống nhất xã hội, chúng ta phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó. Giải quyết kịp thời những mâu thuẫn là cơ sở cho sự đồng thuận và đoàn kết xã hội. Do đó, có thể nói, đồng thuận và đoàn kết xã hội là kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội. XEM TIẾP >>>
- VAI TRÒ VÀ CƠ SỞ CỦA ĐOÀN KẾT XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (tiếp theo) PHẠM VĂN ĐỨC (*) 3. Cơ sở của đoàn kết xã hội Như chúng tôi đã trình bày ở trên, khác với trong tự nhiên chỉ bao gồm những lực lượng mù quáng và vô ý thức, trong xã hội nhân tố hoạt động là những con người có ý thức và mọi hoạt động đều diễn ra một cách tự giác. Đúng như Ph.Ăngghen đã nhận xét: “… lịch sử phát triển của xã hội, về căn bản, khác với lịch sử phát triển của tự nhiên ở một điểm. Trong tự nhiên… chỉ có những nhân tố vô ý thức và mù quáng tác động lẫn nhau, và chính trong sự tác động lẫn nhau ấy mà quy luật chung biểu hiện ra. Trong tất cả những điều xảy ra… không có gì xảy ra với tư cách là mục đích tự giác, mong muốn. Trái lại, trong lịch sử của xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay có nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định thì không có gì xảy ra mà lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn”(20). Mỗi mục đích lại do những điều kiện sinh sống đặc biệt của cá nhân con người tạo ra. Những mục đích ấy của con người có khi trùng nhau, nhưng thường thì không ăn khớp với nhau, có khi còn chống đối nhau và do đó, các hành động của họ nhằm mục đích ấy cũng diễn ra theo hướng như vậy. Hợp lực của những hành động có khi trùng nhau, nhưng thường thì không ăn khớp nhau, có khi còn chống đối nhau ấy, tạo nên các sự biến lịch sử và tập hợp các sự biến lịch sử ấy chính là xã hội. Về vấn đề này, Ph.Ăngghen đã viết: “Con người làm ra lịch sử của mình – vô luận là lịch sử này diễn ra
- như thế nào – bằng cách là mỗi người theo đuổi những mục đích riêng, mong muốn một cách có ý thức, và chính kết quả chung của vô số những ý muốn tác động theo nhiều hướng khác nhau đó và của những ảnh hưởng muôn vẻ của những ý muốn đó vào thế giới bên ngoài đã tạo nên lịch sử”(21). Vì vậy, xã hội dưới bất cứ hình thức nào, như C.Mác đã khẳng định, cũng đều là “sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người”(22) và “lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình”(23). Nhưng mục đích của con người lại chính là sự phản ánh những lợi ích của bản thân họ. Do đó, lợi ích chính là cái thúc đẩy con người ta hành động và để đạt được mục đích cũng chính là để giành lấy lợi ích. Có thể nói, lợi ích là động lực quan trọng nhất của hoạt động con người. Chính vì vậy, khi nói đến động cơ hành động của nhà tư bản, C.Mác đã dẫn lại lời của T.J.Dunning rằng, “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”(24). Nhận xét trên đây nói về tác động của lợi ích đến động cơ hành động của nhà tư bản. Rõ ràng, lợi ích càng lớn thì động cơ hành động của nhà tư bản càng mạnh mẽ. Điều đó không chỉ đúng với các nhà tư bản, mà còn đúng với con người nói chung. Chính C.Mác đã nhấn mạnh rằng, tất cả những gì mà con người đấu tranh để giành lấy đều dính liền với lợi ích của họ. Xét về thực chất, nguồn gốc của các mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn giữa các lợi ích. Lợi ích là động lực trực tiếp thúc đẩy con người hành động để giành lấy nhằm thỏa mãn các nhu cầu của bản thân mình. Nhưng trong xã hội cũng như trong mỗi con người không chỉ có một, mà còn có vô số
- các lợi ích khác nhau. Sự đa dạng của các lợi ích do sự đa dạng và phong phú của nhu cầu quyết định. Các lợi ích trong xã hội có khi trùng nhau, nhưng thường thì không trùng nhau, thậm chí còn mâu thuẫn nhau; do đó, hoạt động của những con người, tập đoàn người khác nhau theo đuổi các lợi ích ấy sẽ diễn ra theo nhiều xu hướng khác nhau. Kết quả là sự vận động và phát triển của lịch sử, đúng như Ph.Ăngghen khẳng định, là cái mà không ai muốn cả, cái khách quan. Xu hướng phát triển của lịch sử được biểu diễn bằng đường chéo của hình bình hành lực. Nhưng hình chéo của hình bình hành càng dài khi hành động của con người càng tập trung vào một hướng; trái lại, đường chéo của hình bình hành lực càng ngắn khi các hoạt động của con người được tỏa ra các hướng khác nhau. Vấn đề là làm thế nào để có ý chí hành động và hành động của con người quy tụ về một hướng? Hay nói cách khác, làm thế nào để có thể thống nhất ý chí và hành động của con người? Nếu coi lợi ích là động lực thúc đẩy con người hành động thì việc giải bài toán làm thế nào để quy tụ hoạt động của con người về cùng một hướng nằm ở việc xử lý mối quan hệ giữa các lợi ích. Lợi ích, như chúng ta đã biết, có nhiều loại khác nhau. Tùy theo các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia lợi ích thành các loại khác nhau. Chẳng hạn, căn cứ vào chủ thể các loại lợi ích, người ta có thể phân lợi ích thành: lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm (tập thể) và lợi ích xã hội hay lợi ích cá nhân, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc. Nhưng ngay trong lợi ích cá nhân, người ta cũng có thể phân chia thành lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích văn hóa, v.v.. Trong số những lợi ích đó thì khó có thể nói lợi ích nào quan trọng hơn lợi ích nào; chỉ có thể khẳng định rằng, tùy từng thời điểm lịch sử cụ thể mà lợi ích này hay lợi ích kia trở nên cấp bách. Chẳng hạn, trong cuộc đấu
- tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc thì không phải lợi ích cá nhân hay lợi ích giai cấp, mà chính lợi ích dân tộc mới là cấp bách và là động lực thúc đẩy con người hành động. Nhiều người đã hy sinh không những lợi ích cá nhân, mà cả sinh mệnh của mình vì sự tồn vong của dân tộc. Lúc đó, lợi ích cá nhân và lợi ích giai cấp nhập làm một với lợi ích dân tộc và nếu lợi ích của dân tộc không được thực hiện thì bản thân cá nhân cũng không thể tồn tại được, chứ chưa nói gì đến lợi ích cá nhân hay lợi ích giai cấp. Thành thử, trong thời điểm đó, lợi ích dân tộc và lợi ích cá nhân thực chất là một và là cơ sở để đoàn kết xã hội. Còn trong thời điểm bình thường thì sự khác nhau giữa các lợi ích là điều dễ hiểu, bởi vì mỗi người đều theo đuổi những lợi ích riêng của bản thân mình, còn mỗi cộng đồng và xã hội lại có những lợi ích khác nữa. Chính sự đa dạng của các lợi ích làm cho sự phát triển xã hội hình thành nên các xu hướng khác nhau. Các lợi ích cá nhân có thể trùng với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội, nhưng nhiều khi không trùng và thậm chí đi ngược lại với những lợi ích đó. Tương tự như vậy, các lợi ích cộng đồng cũng có thể trùng nhưng cũng có thể không trùng, thậm chí đi ngược với lợi ích xã hội. Do đó, khi đề ra các chính sách để phát triển xã hội, trước hết chúng ta phải căn cứ vào lợi ích của xã hội, sau đó mới tính đến lợi ích của từng cộng đồng rồi mới tính toán đến việc khuyến khích những lợi ích của các cá nhân. Bởi vì bản thân lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng là những lợi ích chung của cả xã hội hay của một cộng đồng xã hội nào đó. Chúng đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và những nhu cầu của một cộng đồng nhất định. Mặt khác, lợi ích cá nhân của người lao động là vô cùng phong phú và cũng không thể lấy lợi ích của ai để làm căn cứ định hướng. Nhưng, lợi ích cá nhân của người lao động có vai trò động lực mạnh mẽ nhất đối với việc kích thích, thúc đẩy con nguời hành động, chúng là những cái đáp ứng nhu cầu thiết thân của bản thân họ. Nếu căn cứ vào lợi ích xã
- hội và sau đó là lợi ích cộng đồng để đề ra các chủ trương và chính sách phát triển thì trong trường hợp đó, chỉ có những cộng đồng nào mà lợi ích của họ phù hợp với lợi ích của xã hội và chỉ có những cá nhân nào mà lợi ích của họ phù hợp với lợi ích của cộng đồng mới tích cực hoạt động, còn các cộng đồng hoặc cá nhân có lợi ích không phù hợp hoặc trái ngược với lợi ích của xã hội sẽ không phát huy được tính tích cực. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để vừa đảm bảo sự phát triển của xã hội theo định hướng nhất định, vừa phát huy được tính tích cực của mọi cá nhân và cộng đồng trong xã hội? Nếu xuất phát từ quan điểm cho rằng mâu thuẫn xã hội, về thực chất, là những mâu thuẫn giữa các lợi ích và giải quyết mâu thuẫn mới chính là động lực của sự phát triển thì việc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích chính là cơ sở để kích thích lợi ích cá nhân một cách hợp lý theo hướng vẫn đảm bảo sự phát triển xã hội. Khi lợi ích cá nhân được kết hợp hài hòa với lợi ích cộng đồng và lợi ích của xã hội thì bản thân lợi ích cá nhân vẫn trở thành động lực của hoạt động con người, nhưng hoạt động đó cũng có tác dụng tốt và có lợi cho việc thực hiện lợi ích của cộng đồng và lợi ích của xã hội. Lợi ích xã hội phải trở thành mẫu số chung của lợi ích các cộng đồng, còn lợi ích cộng đồng phải trở thành mẫu số chung cho các lợi ích cá nhân của cộng đồng đó. Kết quả là, bản thân cá nhân người lao động cũng có lợi, cộng đồng có lợi và xã hội cũng có lợi. Thành thử, nguyên tắc kết hợp một cách hài hòa giữa các loại lợi ích biến thành nguyên tắc các bên cùng có lợi. Nguyên tắc các bên cùng có lợi dựa trên cơ sở thống nhất về lợi ích tạo nên sự quan tâm chung. Đó chính là cơ sở của sự đồng thuận và đoàn kết xã hội. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong suốt 20 năm qua mang ý nghĩa lịch sử và đã thu được thành tựu hết sức to lớn trong các lĩnh vực khác nhau, từ kinh tế đến chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại, v.v.. Một trong những thành tựu quan trọng đó chính là đã tạo ra được sự đồng thuận xã hội, tạo
- dựng được khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết thực sự trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước. Cơ sở của sự đồng thuận xã hội và đoàn kết xã hội đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích khác nhau. Ngay trong lĩnh vực đối ngoại, chúng ta đã chủ trương làm bạn với tất cả các nước và dân tộc trên thế giới trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau và theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. Nhờ thực hiện nguyên tắc ấy, Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy của các nước trên thế giới và vị thế của Việt Nam ngày càng được đánh giá cao trên trường quốc tế. Trong lĩnh vực đối nội, nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trở thành cơ sở cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Chúng ta đã chủ trương kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa; giữa lợi ích của các vùng miền trong cả nước, giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, v.v.. Tất cả các chính sách đều nhằm thực hiện chủ trương chung là kết hợp hài hòa các loại lợi ích để tạo nên sự đồng thuận và đoàn kết trong xã hội. Chỉ có sự đồng thuận và đoàn kết trong xã hội, chúng ta mới có thể đưa đất nước phát triển theo hướng hiện đại và bền vững. Kết luận Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhờ truyền thống đó, dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao thử thách của lịch sử để tồn tại và phát triển. Ngày nay, đoàn kết đã trở thành động lực chủ yếu cho sự phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Sở dĩ đoàn kết trở thành động lực vì nó tạo nên sự đồng tâm và hiệp lực của các tầng lớp xã hội, các cộng đồng người Việt khác nhau. Nhưng cơ sở của sự đoàn kết trong xã hội chính là lợi ích. Lợi ích là cái gắn kết con người với
- nhau. Vì vậy, việc kết hợp một cách hài hòa các loại lợi ích trong quá trình phát triển theo nguyên tắc các bên cùng có lợi là cơ sở cho việc duy trì, củng cố đoàn kết xã hội. Đó cũng chính là cơ sở cho sự phát triển bền vững của Việt Nam./. (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện trưởng Viện Triết học, Tổng biên tập Tạp chí Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 8. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, 392. (2) Hồ Chí Minh. Sđd , t.10, tr. 607. (3) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 7, tr. 438. (4) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 7, tr. 438. (5) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 8, tr. 276. (6) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 10, tr. 605 - 606. (7) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 4, tr. 490. (8) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 10, tr. 606. (9) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 11, tr. 575. (10) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 10, tr. 606. (11) Xem: Hồ Chí Minh. Sđd., t. 10, tr. 282, 418, 460 - 461. (12) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 4, tr. 217. (13) Hồ Chí Minh. Sđd., t. 4, tr. 246- 247. (14) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 123. (15) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 123 - 124.
- (16) Xem: Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 116. (17) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 42. (18) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Sđd., tr.128. (19) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t. 20. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 173 – 174. (20) C.Mác, Ph.Ăngghen. Tuyển tập gồm 6 tập, t. VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 405 - 406. (21) C.Mác, Ph.Ăngghen. Sđd., t. VI, tr. 406 - 407. (22) C.Mác, Ph.Ăngghen. Sđd. t. I., tr. 788. (23) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. t.2. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 141. (24) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập. t. 23. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 1056.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay "
27 p | 578 | 177
-
Đề tài ‘’Vai trò của NSNN trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt nam hiện nay ‘’
25 p | 357 | 158
-
Đề tài " vai trò và tác dụng của Marketing đối với một doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường "
31 p | 679 | 153
-
Đề tài " Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những biên pháp tạo điều kiện phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ "
35 p | 432 | 139
-
Đề tài: "Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam"
36 p | 429 | 132
-
Đề tài " VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU "
94 p | 248 | 83
-
Đề tài: Vai trò các năng lực của người giảng viên trong thời kỳ hội nhập hiện nay – Xem xét quan điểm của sinh viên bộ môn Quản lý nguồn nhân lực trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 311 | 81
-
Đề tài: Vai trò của người phụ nữ Việt Nam
27 p | 1019 | 77
-
ĐỀ TÀI: Vai trò của khoa học công nghệ trong tiến trình CNH-HĐH ở việt nam
36 p | 318 | 61
-
Đề tài: Vai trò của khoa học và công nghệ ở các nước đang phát triển
28 p | 202 | 43
-
Đề tài: Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế Việt Nam
31 p | 205 | 41
-
Đề tài: Vai trò của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay
33 p | 180 | 36
-
Đề tài: Vai trò của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
20 p | 261 | 34
-
Đề tài: Vai trò của dư luận xã hội đối với thực hiện pháp luật
9 p | 209 | 32
-
Đề tài: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn
91 p | 187 | 21
-
Đề tài: Vai trò của sucrose và sự khác nhau của cytokinin trong ống nghiệm đối với sự phát sinh hình dạng của hoa hồng (hybrid trà) cv
38 p | 137 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động sự gắn kết nhân viên với công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức tại UBND các phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
113 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của cấu trúc tổ chức quan liêu trong công việc đến xung đột vai trò và quá tải vai trò của công chức trong các tổ chức công thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
104 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn