intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: " VĂN HOÁ VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích, luận chứng để làm rõ vai trò và vị trí của văn hoá trong mô hình phát triển phổ biến hiện nay; khẳng định mô hình phát triển hiện nay được định hình, được quy định bởi các nhân tố văn hoá. Tiến sâu hơn một bước nữa, tác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: " VĂN HOÁ VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN "

  1. Nghiên cứu triết học Đề tài: " VĂN HOÁ VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN "
  2. VĂN HOÁ VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN MIHAILO MARKOVIC Trong bài viết này, tác giả đã phân tích, luận chứng để làm rõ vai trò và vị trí của văn hoá trong mô hình phát triển phổ biến hiện nay; khẳng định mô hình phát triển hiện nay được định hình, được quy định bởi các nhân tố văn hoá. Tiến sâu hơn một bước nữa, tác giả đã lý giải những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn và tin rằng, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại thì nó vẫn là nơi chứa đựng những giá trị người và đó là cơ sở cho một sức sống mới. 1. Vai trò của văn hoá trong mô hình phát triển phổ biến hiện nay Phát triển là một quá trình lịch sử khách quan, có những đặc điểm không lệ thuộc vào kiến giải và sở thích cá nhân. Mặt khác, không nghi ngờ gì nữa, sự phát triển được trung gian hoá và định hình bởi văn hoá. Trong số những đặc điểm khách quan của mô hình phát triển hiện nay, chúng ta có thể kể đến: 1/ Sự phát triển theo cấp số nhân những thông tin chính xác về thế giới, nhữn g tri thức khoa học cho phép ta dự đoán các hiện tượng hiện thực và tác động của chúng. 2/ Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến, như một hệ quả, sự tăng trưởng nhanh chóng của sản lượng hàng hoá vật chất và các dịch vụ. 3/ Sự gia tăng liên tục của tiêu chuẩn hạnh phúc vật chất, của những khả năng con người và mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản. Bất kể chúng ta chào đón hay phản đối sự tăng trưởng tri thức khoa học nh ư thế nào, hiện tượng đó vẫn tồn tại. Bất kể chúng ta có thích hay không thích cái
  3. sự thật rằng, lực lượng sản xuất đang tăng lên của con người được sử dụng chủ yếu để tăng sản lượng vật chất chứ không vì mục tiêu có thể quan niệm nào khác, thì điều đó vẫn là sự thật. Chúng ta có thể phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa vật chất thái quá của thời đại này cũng như phê phán sự thỏa mãn một chiều những nhu cầu con người, song ta không thể chối bỏ sự thực khách quan rằng, trong thế giới ngày nay, sự nghèo đói vật chất đang giảm đi, ít nhất theo chuẩn mực thông thường; rằng, khả năng của con người ngày càng rộng mở và ít nhất thì những nhu cầu cơ bản của con người đang được đáp ứng tốt hơn. Mặc dù mô hình phát triển hiện nay có những đặc trưng khách quan không phụ thuộc vào phản ứng tích cực hay tiêu cực của chúng ta, song toàn bộ mô hình này vẫn bị quy định bởi một số nhân tố văn hoá. Một trong những nhân tố đó là tư tưởng về tiến bộ của thế kỷ XVII. Ban đầu, nó xuất hiện dưới hình thức phản kháng quyền uy của văn hoá cổ đại. Trong khi một số trí thức nửa sau thế kỷ XVII vẫn tin rằng, nhiệm vụ đầu tiên của họ là bảo vệ những quan điểm và giá trị cổ đại thì một khuynh hướng “hiện đại” mới đã xuất hiện. Theo những nhà “hiện đại” này, cần phải tìm kiếm những điều khôn ngoan trong nền văn hoá của thời đại mà họ đang sống, chứ không phải trong nền văn hoá cổ đại. Những người cổ đại chỉ là những nhà nhân đạo trẻ. Những người thuộc thế hệ sau đứng trên vai họ và có thể nhìn xa hơn; do đó, có cơ hội tốt hơn để trở nên khôn ngoan và uyên bác. Bernard de Fontenelle đã chứng minh quan điểm này một cách đặc biệt thuyết phục trong tác phẩm Thiên sai về các nhà cổ đại và các nhà hiện đại(1). Trong khoa học, tư tưởng về tiến bộ đã được hình thành sớm hơn nhờ Pátxcan, người từng nêu lên sự tương đồng giữa tiến bộ trong đời sống cá nhân và tiến bộ của nhân loại. Nghiên cứu của ông dựa trên những trải nghiệm mới gây thách thức với nguyên lý siêu hình học truyền thống, dựa trên sự đả kích thói trống rỗng, đã bị phê phán gay gắt với lý do nó bác bỏ những quyền uy đ ược truyền thừa. Với niềm tin vững chắc rằng, vật lý học phải dựa trên những kết quả mang tính
  4. thực nghiệm chứ không phải quyền uy, Pátxcan đã viết: “Những thực nghiệm đem lại cho chúng ta sự hiểu biết về giới tự nhiên đang tăng lên không ngừng, nhờ đó, ngày qua ngày, không những từng người tiến lên trong khoa học mà toàn bộ nhân loại cũng đang cùng nhau làm nên sự tiến bộ cùng với sự trưởng thành của vũ trụ”(2). Trong suốt thế kỷ XVIII, tư tưởng khoa học về tiến bộ đó đã được phổ biến và áp dụng vào tất cả các lĩnh vực. Điđơrô, Đalămbe và các nhà khai sáng khác là những người truyền bá cho t ư tưởng theo đó, một khi những định kiến tôn giáo được dỡ bỏ, những phương pháp duy lý được áp dụng vào chính trị học, luân lý học, tổ chức xã hội và quản lý con người thì tiến bộ chung không giới hạn sẽ xuất hiện. Thí dụ tiêu biểu cho niềm tin kiểu này là tác phẩm của Côngđơxét: Phác thảo lịch sử tiến bộ của tinh thần con người(3). Trong triết học Hêghen, tư tưởng về tiến bộ đã được đặt trên một cơ sở bản thể luận. Trong tác phẩm Hiện tượng học tinh thần(4), ông đã trình bày một cách chi tiết sự phát triển của tinh thần con người, khởi đầu bằng kinh nghiệm giác quan thuần tuý trực tiếp và kết thúc bằng tri thức tuyệt đối. Sau đó, trong Khoa học lôgíc, ông vượt ra khỏi lịch sử con người và hình dung thế giới như hiện thân của một Tinh thần tuyệt đối – cái phát triển từ phạm trù trừu tượng nhất về tồn tại đến phạm trù toàn diện nhất, đầy đủ nhất, cụ thể nhất về Ý niệm tuyệt đối. Với hàng loạt các cuộc cách mạng công nghệ trong thế kỷ XIX và XX, ý nghĩa của tiến bộ đã chuyển sang những khía cạnh mang tính vật chất và định lượng: sự gia tăng khả năng làm chủ tự nhiên, sự dư thừa của cải vật chất, sự tăng lên của năng suất, của tiêu dùng và tiện nghi vật chất. Đó chính là những khía cạnh mà ngày nay tư tưởng về sự phát triển thường được quy chiếu. Trong đời sống kinh tế và chính trị, sự phát triển đồng nghĩa với khai thác thô bạo tài nguyên thiên nhiên, đầu tư vào những ngành kinh doanh sinh lợi, sản xuất tăng trưởng
  5. đều đặn, ngày càng nhiều các thị trường và các hình thức tiêu thụ. Một nguồn gốc văn hoá khác của mô hình phát triển phổ biến hiện nay là triết học tự do cổ điển. Theo các triết gia tự do vĩ đại, con người, về bản chất, là những cá nhân hung hăng, hám lợi, ích kỷ và luôn có tính chiếm hữu. Hốpxơ cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, mỗi cá nhân có một thứ quyền không giới hạn “để bảo vệ sự sống và những thành viên của mình”, “được sử dụng mọi phương tiện, được làm mọi việc mà nếu không có chúng, anh ta không thể tự vệ”. Hơn nữa, anh ta có quyền với mọi thứ “để làm điều anh ta mà có thể, chống lại kẻ mà anh ta cho là phải chống, sở hữu, sử dụng và hưởng thụ tất cả những gì anh ta sẽ có hay có thể có được”. Nếu con người không có một động lực tự nhiên nhằm trốn tránh cái chết thì sẽ không có xã hội; cuộc sống của con người sẽ trở nên “nghèo nàn, bẩn thỉu, cô độc, hung bạo và ngắn ngủi”. Chính vì nỗi sợ cái chết và nhu cầu an toàn mà các cá nhân phải có những thỏa thuận chính trị và tạo lập nên nhà nước, trong đó mỗi người phải “có được rất nhiều tự do để chống lại những người khác cũng như anh ta chấp nhận để người khác chống lại mình”(5). Bức tranh của Lốccơ về bản tính con người không quá ảm đạm nh ư bức tranh của Hốpxơ. Con người có lý trí và bị ràng buộc bởi Chúa cũng như luật của tự nhiên. Tuy vậy, trong trạng thái tự nhiên, các cá nhân “tổ chức các hành động của mình và giũ bỏ những thứ sở hữu cùng những người nào mà họ muốn”(6). Con người có ý thích và thiên hướng vi phạm quyền của người khác. Phương thuốc duy nhất là tạo nên một khế ước xã hội và thiết lập một xã hội chính trị. Tuy nhiên, con người thường ham hố quyền lực và sự giàu có, cho nên những nguy cơ của sự chuyên chế, của sự tích luỹ của cải quá mức luôn hiện hữu và phải được được kiềm chế một cách thường xuyên bởi xã hội dân sự. Quả thực, những quan điểm tự do mới này đã tạo lập cơ sở tư tưởng cho mô hình phát triển phổ biến hiện nay. Tự do đầy đủ cho các cá nhân phải được
  6. kiểm soát trong xã hội có tổ chức, với sự tôn trọng tự do của người khác nhưng chưa có được sự tôn trọng tự nhiên. Những chủ sở hữu tư nhân có thể rời bỏ phần sở hữu nào mà họ muốn. Lốccơ đã cố ấn định một vài giới hạn về lượng của cải hợp pháp. Con người chỉ có quyền có một l ượng đất đai và tài sản mà bản thân anh ta có thể sử dụng và tiêu dùng. Người này không được tước đoạt phương tiện sống của người khác bởi những yêu cầu quá đáng về tài sản. Tuy nhiên, những giới hạn mà ông xem là luật của tự nhiên chỉ có ý nghĩa trong xã hội nông nghiệp giản đơn. Lốccơ phải thừa nhận rằng, thiết chế tiền tệ đã thực sự làm cho việc tích luỹ tài sản lớn hơn so với nhu cầu và tiêu dùng trở nên có thể và tất yếu. Ông đã buộc mình phải tin rằng, trong trường hợp đó, luật tự nhiên không bị vi phạm, mặc dù sự giàu có thái quá trong tay một số người rõ ràng đồng nghĩa với sự tước đoạt phương tiện tự vệ, sự nghèo đói của những người khác. Dẫu sao thì vấn đề là ở chỗ, sự thừa nhận tính hám lợi như một đặc điểm trong bản tính con người, sự thừa nhận tự do không giới hạn dành cho bản tính cướp đoạt mà không có bất cứ trách nhiệm xã hội nào trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên, sự thừa nhận quyền ưu tiên của cá nhân so với các quan tâm xã hội đã sản sinh ra một mô hình phát triển đặc trưng hiện đang được thừa nhận trên toàn thế giới. Nguồn gốc tư tưởng thứ ba của mô hình đó là chủ nghĩa vị lợi. Bên cạnh những ảnh hưởng của nó trong chính trị, nơi nó góp phần vào dân chủ hóa hệ thống nghị viện và hình thành luật phúc lợi, tư tưởng này có một tác động quan trọng đối với tâm thế chung và phong cách sống của thường dân. M.Weber đã từng nhấn mạnh đến vai trò của đạo đức Tin lành trong sự phát triển của xã hội tư bản. Quả thực, tính chăm chỉ, tiết kiệm, khổ hạnh đã được thúc đẩy bởi những nguyên tắc đạo đức đặc trưng của đạo Tin lành, đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều kiện sản xuất còn hạn chế và trong thời kỳ tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Sự phát triển hơn nữa của công nghiệp đòi hỏi một văn hoá chính trị có thể lý giải sự phát triển của thị thường và tiêu thụ. Chủ nghĩa vị lợi
  7. đã đáp ứng được yêu cầu này. Nó biện hộ rằng, những hành vi của chúng ta là tốt trong chừng mực chúng làm gia tăng lợi ích; còn lợi ích thì được định nghĩa là sự hài lòng cao nhất dành cho nhiều người nhất(7). Ở đây, chúng ta thấy một cách tiếp cận định lượng thuần tuý – cái có vai trò then chốt trong mô hình phát triển phổ biến hiện nay. Theo cách nói của Bentham, những niềm vui khác nhau được đặt ngang hàng về mặt số lượng: những điều tầm th ường được sánh với một bài thơ. Mặt khác, người ta cũng giả định những chủ thể của niềm vui là ngang hàng; niềm vui của người này cũng tốt và quan trọng như niềm vui của người kia. Chủ nghĩa vị lợi này không còn tồn tại với tính cách một trường phái chính trị, song nó vẫn hiện hữu khắp nơi trong bầu không khí của xã hội tiêu dùng đương đại. Động lực to lớn của mô hình phát triển hiện nay chính là một sự phấn đấu chung hướng đến niềm vui và tiện nghi vật chất. Chúng ta có thể diễn đạt thứ triết học làm nền tảng cho mô hình ấy dưới dạng một khẩu hiệu: “Nhiều niềm vui nhất cho nhiều người nhất”. 2. Vị trí của văn hoá trong mô hình phát triển hiện nay Do những tư tưởng phổ biến về phát triển gắn chặt với đổi mới công nghệ và sự gia tăng lực lượng sản xuất cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi những yếu tố mang tính nhận thức của văn hoá lại được nhấn mạnh đến như vậy. Auguste Comte, cha đẻ của triết học thực chứng, đã diễn đạt một cách xuất sắc tinh thần hiện đại trong công thức nổi tiếng “Savoir pour prévoir, prévoir pour pouvoir” (“Biết để dự báo, dự báo để có sức mạnh”). Nếu con người muốn gia tăng sức mạnh của mình, đặc biệt là trước tự nhiên, họ cần có tri thức. Không giống những dạng thức văn hoá khác - những thứ biểu đạt tình cảm của chúng ta, ít hay nhiều nói lên ứng xử tưởng tượng của chúng ta với các khả năng tồn tại của con người, làm nổi bật những giá trị của chúng ta - tri thức đem lại một bức tranh hiện thực, đáng tin cậy về thế giới. Bức tranh này không đơn thuần miêu tả mà có tính cấu trúc. Nó không chỉ cho ta biết cái đang là, mà còn cho
  8. ta biết cái có thể là. Đặc trưng của tư tưởng phát triển hiện đại là ở chỗ, nó không tự phát, ngẫu nhiên hay bừa bãi mà, ở một mức độ lớn, đã được suy nghĩ thấu đáo và có kế hoạch từ trước. Do đó, trước khi đưa ra một dự án mới, người ta phải có tri thức về những biến đổi có thể xảy ra. Tính mới phải l à một khả năng mở và hiện thực: con người hiện đại không phung phí thời gian và tiền bạc cho những giấc mơ vô căn cứ. Nghiên cứu khoa học là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển hiện đại. Do đó, nó thu hút s ự trợ giúp rất lớn về vật chất trong tất cả các xã hội phát triển. Điều này đặc biệt đúng với những ngành khoa học mà sản phẩm của chúng được sử dụng trực tiếp cho tiến bộ công nghệ. Trước sự công cụ hoá khoa học của những người có quyền lực ủng hộ cho t ư tưởng phát triển mang tính vật chất và định lượng, các học giả có thái độ khác nhau. Một số người nhận lấy vai trò kẻ biện hộ: họ sẵn sàng chứng minh về mặt tư tưởng cho cái cách sử dụng tri thức khoa học theo kiểu một chiều và thiếu trách nhiệm xã hội. Trong khi đó, phần lớn các nhà khoa học chấp nhận quan điểm trung lập. Họ không muốn biện minh cho bất cứ cách sử dụng thực tiễn có thể có nào đối với tri thức. Họ khẳng định, công việc của họ chỉ l à sản xuất ra tri thức chứ không quan tâm đến vấn đề chúng được sử dụng đúng hay sai. Đây chẳng qua là s ự hợp lý hoá cho một thái độ, về bản chất, l à cơ hội chủ nghĩa. Trong chừ ng mực mà người ta có tự do để lựa chọn chuyên môn thì mỗi người phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng có thể có n ào đó đối với kết quả công việc của người khác. Điều may mắn là, ít nhất cũng có một vài học giả thừa nhận trách nhiệm đó và những người, đứng trên nguyên tắc đạo đức cơ bản, phê phán bất cứ sự lạm dụng thực tế nào đối với khoa học, kể cả khi nó nhân danh phát triển. Đó l à những người đầu tiên chỉ ra rằng, cách sử dụng vô lý và vô trách nhiệm đối với
  9. khoa học nhằm đặt được tăng trưởng nhanh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước và đất bị xói mòn, sự cạn kiệt nhanh chóng các tài nguyên thiên nhiên; sản xuất thừa, sự huỷ hoại nông nghiệp; sự tập trung số lượng lớn dân thất nghiệp từ nông thôn ở các thành phố; tệ nghiện rượu, lạm dụng ma tuý và bạo lực tội phạm gia tăng, v.v.. Vấn đề đối với sự phê phán xã hội trong văn hoá hiện đại là nó thiếu cơ sở khách quan. Kể từ khi quan điểm của Galilê được thừa nhận – theo đó, chỉ có những sự thực được chứng minh bằng quan sát và thực nghiệm, những lý thuyết được phát triển bằng phương tiện phân tích lôgíc và toán học, được kiểm nghiệm bằng những chứng cứ thực tế mới là khách quan – thì tất cả các phán đoán đều được giả định là có tính chủ quan và tương đối. Bởi, suy đến cùng, mọi phê phán đều được đặt trên những phán đoán có giá trị nào đó, cho nên trong phê phán ấy, không có sự thật nào được chứng thực cả. Nó chỉ là một cách biểu đạt những khát vọng và sở thích. Dẫu sao, cách tiếp cận trên đây vẫn đạt được điều gì đó có ý nghĩa. Giờ đây, tôn giáo, một trong những trụ cột của văn hoá và nhà nước, đã được chuyển cho lĩnh vực tư nhân. Người ta đã có thể tách nhà nước khỏi nhà thờ, tách cái trần tục khỏi cái thiêng. Đây thực sự là một thành tựu đáng chú ý. Tôn giáo, với sự khinh miệt đời sống xác thịt và trần thế, quả đã có tác dụng kìm giữ người nghèo, người bị thua thiệt, bị xã hội ruồng bỏ trong sợ hãi và hy vọng hão huyền. Nhưng nó lại gây trở ngại (nếu được áp dụng một cách nghiêm túc) đối với cuộc đua tranh phát triển hướng đến triển vọng hạnh phúc vật chất và thú vui xác thịt bất tận. Nhà thờ đã phải tự thích nghi bằng cách, một mặt, thừa nhận những lợi ích của sự phát triển và hiện đại, mặt khác, ban ra nỗi an ủi và lòng trắc ẩn dành cho những người kém cỏi, những người bị bỏ rơi và những nạn nhân của cuộc đua hướng đến giàu sang. Tuy nhiên, sự chia cắt sâu sắc giữa vương quốc thực tế và vương quốc giá trị đã gây nên những mất mát nghiêm trọng. Cái hiện đại và tư tưởng cơ bản về
  10. phát triển của nó đã rũ bỏ bất cứ thử thách chính đáng, có cơ sở trí tuệ đúng đắn nào. Sự phát triển phải được hiểu như một phương diện của lịch sử khách quan. Ngay cả trong quan niệm hợp lý hoá kém thuyết phục nhất của chủ nghĩa thực chứng, phát triển vẫn là một quá trình thực tế mà ta có thể miêu tả, phân tích, giải thích và lên kế hoạch nhưng không đánh giá được. Theo cách nói của Hium, tranh luận về mặt tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, đúng hay sai trong sự phát triển thì cũng vô nghĩa như tranh cãi xem hương vị vani hay hương vị sôcôla của kem thơm hơn. Những phán đoán loại này chỉ là bột phát của cảm xúc, của sự chấp thuận hay không chấp thuận, thích hay không thích. Nếu một yếu tố đánh giá nào đó bị đưa một cách bất hợp pháp vào quan niệm phát triển, như trong giả định rằng phát triển l à trạng thái bình thường của lịch sử hiện đại, hay phát triển x ã hội chỉ là hiện thân của sự tiến triển của tinh thần hướng đến những cấp độ cao hơn, phong phú hơn, cụ thể hơn của nó (trong triết học Hêghen), thì công việc của khoa học hoá ra chỉ là đưa ra một cách tự do khái niệm về sự phát triển của những yếu tố quy chuẩn như vậy, chứ không phải là thay thế khái niệm này bằng khái niệm kia. Trong khi bác bỏ mọi sự phê phán đối với kiểu phát triển hiện đại do tính chủ quan và thiếu cơ sở đúng đắn của nó, các nhà tư tưởng phát triển đã ngầm chuyển nó thành một khái niệm quy chuẩn. Phát triển trở thành đặc điểm cấu trúc quan trọng nhất của cái hiện đại. Và, tất nhiên, xét về trực quan, cái hiện đại được ưa thích hơn thời Trung cổ, xã hội nô lệ hay xã hội dã man. Những triệu chứng đầu tiên báo hiệu sai sót nghiêm trọng của sự phát triển hiện đại xuất hiện trong lĩnh vực nghệ thuật. Thương mại hoá đã gây nhiều tổn thất cho nghệ thuật. Những món tiền lớn đóng vai trò như sự tàn phá sáng tạo nghệ thuật. Quả thực, tiền đã tạo nên những thiết chế nghệ thuật vĩ đại: những triển lãm và bảo tàng bất hủ, những nhà hát opera tráng lệ, những dàn nhạc giao hưởng và nhà hát đầy say mê.
  11. Nhưng, mặt khác, rất nhiều sản phẩm nghệ thuật đã phải đáp ứng thị hiếu tầm thường của những khách hàng và những nhà bảo trợ tiềm năng. Các ph òng tranh chứa đầy phong cách tự nhiên chủ nghĩa và hiện thực truyền thống; hầu hết các nhà hát đều công diễn những vở nhạc kịch và hài kịch hời hợt; các tác phẩm văn chương được ưa chuộng thường là những tiểu thuyết không có giá trị lâu dài; phim ảnh thì chỉ là những bộ phận cá biệt của nghệ thuật, trong hầu hết các trường hợp, người ta đã kiếm tiền dựa trên những câu chuyện rùng rợn, những phim truyền hình nhạt nhẽo, những bộ phim tội phạm và khiêu dâm. Nghệ thuật đã trở thành một ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó bị quy định bởi nhu cầu thị trường. Để đáp ứng nhu cầu đó, những người làm việc trong thị trường nghệ thuật luôn phải đuổi theo những phong cách hàng hoá mới nhằm mục đích thương mại. Hiện tượng mốt đã chuyển từ thị trường quần áo, đồ nội thất và ăn uống sang thị trường nghệ thuật. Tính mới không còn thuộc phạm vi sáng tạo cá nhân và không còn độc đáo nữa, mà là những bước nhảy từ phong cách này sang phong cách khác của tập thể, được dự tính và có kế hoạch từ trước. Đó là những bước nhảy mà người nghệ sĩ phải thừa nhận nếu họ muốn tồn tại trên thị trường. Hiện tượng nhiều tác phẩm nghệ thuật trở thành sự giải trí đơn thuần chính là hậu quả của lối sống gắn với mô hình phát triển định lượng hiện đại. Sự phát triển nhanh theo cấp số nhân của vật chất đã đặt ra những yêu cầu rất cao về thời gian và sinh lực cho mọi cá nhân. Điều đáng lưu ý là, trong suốt nửa sau thế kỷ XIX cho đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, thời gian lao động bắt buộc đã liên tục giảm đi, từ hơn 80h xuống 40h mỗi tuần. Trong 70 năm qua, hầu như không có thay đổi nào. Nhưng có những nhóm chuyên gia mà thời gian làm việc của họ lại cao hơn một cách đáng kể (như các luật sư chẳng hạn). Rõ ràng là thời hiện đại đã sinh ra sự sùng bái công việc (chúng ta có thể thấy dự báo về hiện tượng này trong phần hai cuốn Phauxtơ của Goethe). Mục đích của toàn bộ nền giáo dục hiện đại là buộc người ta phải tuân thủ vai trò trong
  12. sự phân công lao động. Tuy nhiên, mối quan tâm nghiêm túc đối với nghệ thuật đích thực đòi hỏi một sự nhàn hạ đáng kể. Nếu không có được điều này, nghệ thuật có xu hướng bị sự giải trí thay thế. Những điều trên đây mới là một nửa câu chuyện về số phận của nghệ thuật trong kỷ nguyên phát triển hiện đại. Phần còn lại liên quan đến các nghệ sĩ chân chính, những người thuộc về nhóm nhạy cảm nhất trên trái đất. Vấn đề là, tại sao trong nghệ thuật đích thực hiện đại lại chứa đựng nhiều thất vọng, chủ nghĩa bi quan ảm đạm, cảm giác hoàn toàn xa lạ, sự tự huỷ hoại có chủ ý đến như vậy? Nghệ thuật luôn phải tiến bước trước thời đại của nó. Tính sáng tạo độc đáo trong phong cách và nội dung của nó sẽ luôn gây sốc đối với công chúng tầm trung. Nó sẽ luôn bị các nh à truyền thống công kích. Đón g vai trò tiên phong chính là bản tính của hầu hết các nghệ sĩ chân chính. Dẫu sao, một số thay đổi sâu sắc đã diễn ra. Trong quá khứ, dù vẫn rất tôn trọng những người tiêu dùng nghệ thuật tầm trung, nhưng chỉ có những nghệ sĩ và trí thức hàng đầu trong lĩnh vực này mới có thể hiểu và ủng hộ các nghệ sĩ chân chính trong một lĩnh vực kia. Điều này hiện không còn tồn tại. Một nhạc sĩ độc đáo không thể nắm bắt được ý nghĩa trong tác phẩm của một hoạ sĩ độc đáo và ngược lại. Phải chăng tất cả họ đang lao đi quá nhanh và đánh mất những cầu nối tương thông với ngay cả những người tiêu dùng hiểu biết và thành thạo? Phải chăng họ – do đang sống trong thời đại công nghệ, bị ám ảnh quá mức bởi những đổi mới kỹ thuật - đang đưa ra những thử nghiệm tưởng tượng thú vị với rất ít hoặc không hề có nội dung? Phải chăng những biểu hiện xa rời con người và toàn thể xã hội của người nghệ sĩ thâm thuý đang đánh lừa, bịp bợm, gây ghê tởm và chọc giận công chúng? Hãy nhớ khẩu hiệu của các nhà siêu thực: “cứ loè bọn tư sản”. Trong những năm 20 và 30 của thế kỷ XX, đó là khẩu hiệu trực tiếp chống lại giai cấp đang thống trị xã hội. Nhưng ngày nay, nó có thể được gán cho toàn thể xã hội. Điều ảm đạm hơn là xu hướng tự huỷ hoại bệnh hoạn đã dẫn đến sự tan rã của bất cứ môn nghệ thuật nào đã có
  13. trong quá khứ và sản sinh ra những hình thức có thể mang tính tự biểu hiện, song lại hoàn toàn không tương hợp với lý tưởng nghệ thuật. Trong những thập niên gần đây, chúng ta còn thấy sự xuất hiện của một số khuynh hướng chống nghệ thuật: chống nhà hát, chống âm nhạc, chống văn ch ương, chống điêu khắc. Nếu có một ý nghĩa nào đó, có lẽ những trào lưu này nên được hiểu là sự chống đối trong tuyệt vọng tr ước văn minh vật chất, một sự khước từ hoàn toàn đối với các nghệ sĩ và ngay cả việc trang hoàng, làm đẹp cho hiện thực cũng bị coi là xấu xa, vô nhân tính.
  14. VĂN HOÁ VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHỔ BIẾN (tiếp theo) 3. Những khuynh hướng văn hoá đòi hỏi sự thay đổi mang tính sáng tạo đối với mô hình phát triển hiện tồn Ngay từ khi bắt đầu thời đại công nghiệp hoá và đô thị hoá, các chuyên gia văn hoá đã biểu thị một cảm giác về nguy cơ. Ban đầu, ý thức phê phán đó, nhằm vào sự phát triển kinh tế quá nhanh và sự huỷ hoại môi trường, được thúc đẩy bởi mối quan tâm của giới quý tộc phong kiến và các tầng lớp trung gian. Chẳng hạn, Mantuýt đã cho rằng, cứ sau mỗi 25 năm, sự phát triển kinh tế hiện tồn chắc chắn sẽ làm tăng gấp đôi dân số. Do sản lượng lương thực sẽ tăng chậm hơn nhiều, cho nên một thảm hoạ là điều không thể tránh khỏi(8). Sự phê phán của những trí thức hàng đầu thời Victoria hồi nửa sau thế kỷ XIX mang một đặc điểm hoàn toàn khác. Công nghiệp đã phá huỷ những vẻ đẹp tự nhiên, đã tạo nên những thành phố xấu xí, u ám, buồn tẻ và vô số người lao động khốn khổ; những khu ngoại ô quanh các nhà máy và hầm mỏ. Nó đã tạo nên, ở khắp mọi nơi, sự xoàng xĩnh, nhạt nhẽo, quá tải dân số. Tồi tệ hơn, nó sản sinh ra một lượng đồ sộ công nhân thất học, nổi loạn, những kẻ khác về mọi mặt so với những tầng lớp nghèo trong quá khứ – những người công khai bày tỏ khát khao quyền lực chính trị và đã đem đến không chỉ lòng trắc ẩn mà cả nỗi sợ hãi khôn tả. Những lực lượng chính trị bảo thủ đã yêu cầu cải cách: Disraeli đã đòi hỏi phải có những ngôi nhà và khu vườn tươm tất cho công nhân. Những người theo chủ nghĩa tự do thì yêu cầu nhà nước không gây trở ngại. Triết gia Spencer phản đối đạo luật kiểm soát tổ chức dịch vụ y tế công. Ông viết: “Khổ đau và tội ác là những điều tự nhiên. Những nỗ lực giũ bỏ chúng chỉ đem đến nhiều điều tồi tệ hơn là những điều tốt”. Năm 1884, William Morris đã đề xuất chấm dứt
  15. công nghiệp hoá kiểu Anh, trả công nhân về với những ngành thương mại truyền thống, về với đất đai và biến nước Anh thành một khu vườn xanh tươi vĩ đại. Điều đáng ngạc nhiên là phản ứng lãng mạn này đã có tác động hiệu quả hơn so với điều mà người ta mong đợi xét từ quan điểm hiện đại. Các thi sĩ và nghệ sĩ đã tạo nên một phong trào bảo vệ những công viên, khu vườn, vành đai xanh và do đó, đã cứu được nhiều thành phố nước Anh(9). Những kháng cự ban đầu này, rốt cuộc, đã bị ngăn lại do những thành tựu lớn của tiến bộ công nghiệp trong thế kỷ XX và do sự gia tăng chung của tiêu chuẩn sống. Tuy nhiên, vào thời điểm gần cuối giai đoạn thịnh vượng hiển nhiên ấy – giai đoạn đã làm cho sự giàu có của thế giới phát triển tăng nhanh chóng, tức là giữa những năm 60 của thế kỷ XX - những dấu hiệu đầu tiên cho thấy giai đoạn suy thoái toàn diện trong hệ sinh thái trái đất đã xuất hiện. Ô nhiễm không khí, nước và đất đã đạt đến mức báo động. Dường như thế giới đã tiến gần đến sự cạn kiệt những tài nguyên thô cho công nghiệp, đặc biệt là năng lượng. Lần đầu tiên trong thời hiện đại, con người đã thấy rằng, môi trường tự nhiên khả dụng hiệu quả của mình là có giới hạn; rằng, những tài nguyên thiết yếu đều có hạn và một số trong những tài nguyên ấy (nhất là dầu lửa) đã nhanh chóng cạn kiệt. Lần đầu tiên trong thời hiện đại, văn minh nhân loại gặp phải nan đề: hoặc là phát triển có giới hạn, hoặc sẽ gặp phải sự đổ vỡ tất yếu của xã hội hiện đại. Cảm nhận về một cuộc khủng hoảng ghê gớm đang đến càng rõ ràng hơn qua sự tái xuất của vấn đề Mantuýt: sự bùng nổ dân số sau thế chiến thứ hai, đặc biệt ở các n ước đang phát triển, đi kèm với sự tăng trưởng chậm chạp của sản lượng lương thực. Điều đó phải được coi như một nguyên nhân khả dĩ khác của thảm hoạ. Vào tháng 4 năm 1968, Aurelio Peccei – Phó Chủ tịch tổ chức Flat - đã tổ
  16. chức một hội nghị các học giả và các nhà quản lý tại Rome. Câu lạc bộ Rome đã được thành lập nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng của môi trường tự nhiên, dự báo trạng thái của nó nếu như sự phát triển kinh tế vẫn tiếp tục với tỉ lệ hiện tại và đề xuất chiến lược hợp lý nhất để tránh đ ược khủng hoảng. Một loạt tác giả đã xuất bản sách dưới danh nghĩa câu lạc bộ: Forrester (1971)(10), Meadows (1972 và 1973)(11), Mesarovic và Pestel (1974)(12), Tinbergen (1976)(13), Herera và những người khác (1976)(14), Laszlo (1977)(15), Gabor, Colombo, King và Galli (1978)(16). Thông điệp quan trọng nhất trong những tác phẩm này là sự tăng trưởng kinh tế theo cấp số mũ sẽ dẫn đến sự suy kiệt các nguồn t ài nguyên thiên nhiên. Đến chừng mực mà nông nghiệp trở thành kẻ phụ thuộc các sản phẩm công nghiệp thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi, trong khi dân số tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, đến năm 2020, mức độ ô nhiễm sẽ quá giới hạn. Tác phẩm của Meadows đã đề nghị ngừng phát triển kinh tế trước năm 2000, sự kiện đó sẽ không loại bỏ sự phát triển tiếp tục của khoa học, nghệ thuật, giáo dục, sự phân phối lại các nguồn lợi và sự gia tăng vững chắc tiêu chuẩn sống về mặt chất lượng. Những báo cáo sau đó của Câu lạc bộ Rome đã làm cho thông điệp ban đầu này trở nên cụ thể và uyển chuyển hơn. Ở mỗi nơi trên thế giới lại diễn ra một quá trình khác nhau. Những mô hình quyết định luận được thay bằng những mô hình xác suất. Những giải pháp được đề xuất phải được tổ chức lại thành trật tự quốc tế, để làm tăng mức độ thống nhất quốc tế trên cơ sở những giá trị chung nhân loại, để thay đổi các thiết chế chính trị gây trở ngại cho việc chuyển giao tư bản và công nghệ đến các nước đang phát triển, để thay thế sự phí phạm vật chất và năng lượng hiện nay bằng những chính sách bảo vệ nghiêm ngặt và, bằng mọi cách, đưa ra sự kiểm soát hợp lý đối với các khuynh hướng phát triển dân số thế giới. Nghiên cứu và tranh luận của Câu lạc bộ Rome chỉ là một trong những
  17. khuynh hướng khoa học đang thách thức những tư tưởng đã bắt rễ sâu xa và những biểu hiện thực tế của sự phát triển hiện đại. Nó đã trực tiếp - trong khi rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu và tư tưởng khác chỉ gián tiếp - tấn công vào những nội dung cá biệt của mô hình phát triển hiện đại. Với tính cách cái đối chọn với tiến bộ mang tính vật chất và định lượng, tư tưởng về tiến bộ chất lượng đã xuất hiện mà thực chất là sự gia tăng tự do, tri thức, công bằng và hoà nhập. Tư tưởng nền tảng của nó là con người có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn, giàu có hơn, nhiều ý nghĩa hơn ngay cả khi có ít hơn sản phẩm vật chất nhưng nhiều hơn về văn hoá, sự nhàn hạ, cơ hội về giáo dục, sự tham gia tích cực hơn vào đời sống cộng đồng, những quan hệ nhân tính lành mạnh, không bị huỷ hoại bởi sự chiếm hữu và cạnh tranh quá đáng trên thị trường kinh tế và chính trị. Tất cả những ý tưởng này được diễn đạt trong công thức đơn giản: “Tồn tại tốt hơn sở hữu”. Công thức này không có nghĩa là những khía cạnh vật chất của cuộc sống không quan trọng. Một mức độ thoả mãn những nhu cầu vật chất là điều kiện cần thiết của bất cứ đời sống người thực sự nào. Do vậy, sự phê phán đối với sản xuất và tiêu dùng lãng phí ở các nước phát triển không đòi hỏi giảm bớt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở những nơi còn bị nghèo đói đe doạ. Những nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân phải đ ược đáp ứng trước khi người ta xét đến khả năng có một trạng thái kinh tế ổn định trong tương lai. Ý nghĩa thực sự của công thức trên là ở chỗ, sở hữu không được trở thành nỗi ám ảnh, rằng cuộc sống trôi đi trong sự tích luỹ của cải vật chất và tiền bạc là phí phạm, rằng một đời sống giàu có về văn hoá và một tồn tại hạnh phúc về cơ bản không lệ thuộc vào khối lượng tài sản. Chúng ta chỉ có thể giải quyết thành công vấn đề sinh thái khi chúng ta học được cách tồn tại đích thực với sở hữu có giới hạn. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, phương Tây đã hướng đến văn hoá phương Đông nhiều hơn bất cứ khi nào trong quá khứ. Và một trong những
  18. thông điệp có ý nghĩa nhất của những nền văn hoá ngoài châu Âu là học cách sống sao cho cân bằng với tự nhiên, với sự nhạy cảm cao độ trước sự cân bằng sinh thái tinh vi. Một khía cạnh khôn ngoan nữa của ph ương Đông là cố gắng sống trong hoà bình với chính mình, không có những tham vọng quá đáng và những tư tưởng tự huỷ hoại từ bên trong. Rõ ràng là, cả hai tư tưởng này đã phá huỷ toàn bộ thứ triết học của dòng suối hiện đại hướng đến của cải. Lựa chọn văn hoá của phương Đông đã gây một tác động đặc biệt đến giới trẻ phương Tây, những người vốn bị nhiễu loạn sâu sắc bởi nhiều phương diện trong đời sống chính trị và xã hội ở nước Mỹ và châu Âu những năm 60 của thế kỷ XX. “Cuộc chiến xấu xa” ở Việt Nam chính là đỉnh điểm của những sự kiện ấy. Các chính phủ đã ủng hộ hay trốn tránh việc đưa ra phán xét có tính phê phán. Những người trẻ tuổi không muốn chết trong những khu rừng nhiệt đới hay ủng hộ việc làm đó chợt nhận ra những cơ cấu quyền lực xa lạ ở khắp mọi nơi: trong nhà nước, trong trường học, trong gia đình. Điều này trùng hợp với sự phát hiện vấn đề sinh thái. Trẻ em đã từ chối nghe theo cha mẹ trong bất cứ cái gì mang ý nghĩa phát triển truyền thống: làm việc chăm chỉ có kỷ luật, tạo dựng nghề nghiệp, nhìn nhận ý nghĩa cuộc sống theo sự gia tăng khả năng tiêu dùng và tiện nghi. Điều không may là người ta đã không tìm thấy một giải pháp sáng tạo. Đã xuất hiện hiện tượng phản văn hoá theo kiểu chủ nghĩa khoái lạc, không làm việc và trong chừng mực nhất định, là sự ăn bám. Đây là một điều đáng tiếc bởi lựa chọn văn hoá phù hợp nhất đã bị kết tội và nhanh chóng tàn lụi. Thất bại này đã củng cố những thế lực cố gắng duy trì mô hình phát triển hiện có. Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, người ta đã chứng kiến sự chống đối mang tính thụt lùi đối với các phong trào hoà bình và sinh thái, chống lại những người tả khuynh và nhân đạo chủ nghĩa. Dẫu sao, một đối chọn với mô hình phát triển phổ biến hiện tồn vẫn hiện
  19. hữu trong lĩnh vực văn hoá, nếu không nói là hiển hiện trong chính trị và kinh tế. Con người không thể mãi sống trong bóng tối và sự lập lờ giữa trạng thái phi nhân tính gần như suốt tuần và trạng thái nhân tính vào cuối tuần. Nhu cầu hoạt động sáng tạo của anh ta không thể được thoả mãn bằng kiếp nô lệ cho một công việc ngày càng chuyên môn hoá, có chương trình và kỷ luật. Nhu cầu vui chơi của anh ta không thể được đáp ứng bằng sự tiếp nhận thụ động những sản phẩm xoàng xĩnh của nền công nghiệp giải trí đại chúng. Tất cả những nghiên cứu gần đây về bản tính con người, chẳng hạn như cuộc nghiên cứu liên ngành trong ba năm của Đại học Pennsylvania (Philadelphia, Hoa Kỳ), đã chứng minh được tính phiến diện của nhân học tự do truyền thống có gốc rễ ngay trong sự tổ chức đời sống và công việc hiện nay cũng như trong tư tưởng phát triển. Con người là cái gì đó lớn hơn một tạo vật ích kỷ, hám lợi, hung hăng và chỉ tìm kiếm niềm vui. Bối cảnh sống hiện đại đã không đem lại cho con người đủ cơ hội để anh ta đem đến cho cuộc sống khả năng lý tính, sự tương thông và sáng tạo. Quan điểm cho rằng, những điều kiện tồn tại hiện nay của con người, bất chấp hoặc có lẽ chính vì, những phát triển rực rỡ, đang có vấn đề nghiêm trọng chính là lời chẩn đoán cho văn hoá đương đại. Đây chính là tư tưởng của các triết gia, những người đề nghị chúng ta phản đối cái hiện đại và “phá huỷ nó”; những người (mà theo tôi là khôn ngoan hơn) kêu gọi chúng ta từ bỏ sự ám ảnh của lý tính công cụ, phục hồi cái phronesis (sự khôn ngoan thực tế kiểu Arixtốt) và cái theoria với tư cách sự thống nhất của tri thức và luân lý; những nhà tư tưởng phát triển thứ đạo đức học về “phát triển bền vững”; những nhà tâm lý học nhân văn đề xướng nghiên cứu sự phá hủy con người; những nhà xã hội học muốn xem xét các dạng cô lập và các khả năng hoà nhập; những tác giả muốn diễn đạt nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ theo truyền thống của Huxley trong tác phẩm Đương đầu với thế giới mới,
  20. của Zamyatin trong tác phẩm Chúng ta và của Orwell trong tác phẩm Năm 1984; những người muốn nghiên cứu viễn cảnh của một nền văn minh mới. Không thể nói chắc rằng, những xung lực văn hoá và những cách nhìn không tưởng này sẽ đem lại một thế giới mới nhiều nhân tính hơn, trong đó sự chú trọng sẽ chuyển từ phát triển vật chất sang phát triển văn hoá. Những xu hướng phá huỷ trong bản tính con người có thể sẽ huỷ hoại nền văn minh này giống như nhiều nền văn minh khác đã bị phá hủy trong quá khứ. Dẫu sao, chừng nào mà văn hoá đích thực còn tồn tại, nó vẫn còn là nơi chứa đựng những giá trị người và một mầm sống mà từ đó, sự sống mới có thể được sinh ra.r NGƯỜI DỊCH: ThS. Khuất Duy Dũng (Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam) (1) Bernard le Bovier de Fontenelle. Digression sur les anciens et les modernes, Paris, 1683. (2) Blaise Pascal. Fragment d’un traite du vide, Paris, 1647. (3) Marquis de Condorcet. Esquisse d’un tableau historique des progrès de l’esprit humain, Paris, 1793. (4) G.W.F. Hegel. Phenomenologie des Geistes, 1807; Wissenschaft der Logik, 1812-1816). (5) Thomas Hobbes. Leviathan, 1648 (Micheal Oakeshot ed., Oxford, 1947; New York, 1962). (6) John Locke. T wo Treatises on Government, 1690. (Peter Laslett ed., Cambridge, 1960). (7) Jeremy Bentham. Introduction to the Principles of Morals and
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2