Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 26
lượt xem 0
download
Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 26 để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 26
- ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT 2012 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian 150 phút) ĐỀ SỐ 26 I. PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI BAN : (5 điểm ) Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hê-minh –uê.? Câu 2. (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên, học sinh hiện nay. II. PHẦN RIÊNG DÀNH CHO TỪNG BAN (5 điểm): Câu 3 a :(5 điểm): Dành cho thí sinh học chương trình Cơ bản: Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Từ đó, nêu bật ý nghĩa điển hình cho một số nhân vật và con đường cách mạng của dân làng Xô Man. Câu 3 b : (5 điểm): Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao: Phân tích đoạn thơ sau Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm “.... Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước Là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.....” ( Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, trang . 115-116. NXB Giao dục ) --------------------HẾT……………………. 1
- ( Lưu ý: Thí sinh được phép chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b. Trường hợp thí sinh làm bài cả hai câu trong phần riêng cho mỗi ban thì phần bài làm này sẽ không được tính điểm .) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM THI THỬ TN THPT AN MỸ MÔN NGỮ VĂN NĂM 2012 CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 - Huê-Minh -Uê (1899-1961) là nhà văn vĩ đại người Mỹ đã để lại 0,5 2điểm dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và đã góp phần đổi mới lối viết truyện,tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.. 0,5 - Huê- Minh-Uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được tăng. giải Nobel văn học năm 1954. - Dù viết về đề tài nào các sáng tác của Huê-Minh-Uê đều nhằm 0, 75 ý đồ :“ Viết về áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” là nhà văn đề xướng và thực thi nguyên lí “Tảng băng trôi trong sáng tác văn chương. “nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc có thể rút ra 0,25 phần ẩn ý). - Tác phẩm tiêu biểu: Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả. Lưu ý : HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục - Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng. CÂU 2 * Yêu cầu về kiến thức: 3điểm Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật các ý chính sau: - Nêu vấn đề : chọn nghề đối với thanh niên, học sinh hiện nay. 0,25 - Giải thích : “ Nghề nghiệp” là công việc làm của mỗi người trong xã 0,5 hội ở hiện tại. Còn “ Chọn nghề ” Chọn một công việc làm trong tương lai cụ thể đối với các em học sinh 12 là ý thức được việc chọn Trường thi , khối thi cũng là ý thức chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng điều kiện của mình trong tương lai thể hiện lý tưởng sống của thanh niên trong thời đại mới. 0,5 2
- - Thực trạng : Thanh niên , học sinh còn lúng túng trong việc chọn nghề nghiệp trong tương lai.hoặc chọn nghề theo phong trào … - Vai trò quan trọng của việc chọn nghề đối với thanh niên, học sinh + Góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người. + Thể hiện quan điểm sống, lý tưởng sống của tuổi trẻ. - Bàn bạc : một số quan niệm chọn nghề của thanh niên học sinh : + Chọn nghề làm ra nhiều tiền (mặt tích cực và hạn chế).DC + Chọn nghề mà mình yêu thích (mặt tích cực, hạn chế).DC 0, 5 Quan niệm trên dẫn đến việc chọn trường thi của các em chưa thích hợp. - Cả hai quan niệm trên đều phiến diện, xuất phát từ ý thức chủ quan, chưa thực sự xuất phát từ quan điểm, lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của thanh niên, học sinh hiện nay. - Nguyên nhân : + Bản thân mỗi người thanh niên học sinh chung ta chưa thực sự nỗ lực trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống tốt .Phải biết tự vào khả năng của chính mình để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của bản thân. + Gia đình chưa thật sự qua tâm và định hướng cho việc chọn nghề nghiệp của con mình trong tương lai. + Nhà trường , giáo viên chủ nhiệm có định hướng nhưng chưa sâu sát và đồng bộ đối với năng lực của từng học sinh , từng lớp. 0,5 - Kết quả: Một số học sinh, thanh niên chưa chọn được nghề nghệp phù hợp cho bản thân. Thậm chí có những học sinh đến khi làm hồ sơ thi đại học mà còn chưa biết mình nên chọn trường nào, nghành nghề nào cho tương lai để thi cho đúng với khối thi của mình. Hoặc một số đã thi đậu học hoặc đã đi làm nhưng không phù hợp với năng lực bản thân dẫn tới chán nàn, năng suất lao động không cao , ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. - Phê phán : Một số thanh niên học sinh chưa có suy nghĩ đúng đắn trong việc chọn nghề nghiệp của bản thân trong tương lai , còn chủ quan trong việc chọn nghề nghiệp cho bản thân mình … (DC ) - Nêu quan niệm chọn nghề của bản thân: 0.25 + Vừa quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa chú ý đến vấn đề thu nhập của cá nhân ,phù hơp với khả năng của từng học sinh cụ thể là chọn trường, chọn khối thi cho phù hợp ở năm cuối cấp. (DC ) + Việc chọn nghề cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, nhu cầu của xã hội, đất nước …(DC). Tóm lại : 3
- + Việc chọn nghề nghiệp trong tương lai của thanh niên học sinh chung ta hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết. + Thể hiện quan điểm sống , lý tưởng sống dúng đắn của tuổi trẻ ,góp phần xây dựng xã hội văn minh , đất nước giàu mạnh. - Đánh giá chung. a/ Yêu cầu về kĩ năng : biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức : trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Nguyễn Câu :3a Trung Thành cùng truyện ngắn Rừng xà nu, cụ thể là nhân vật Tnú, học ( 5điểm ) sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Cần làm rõ được các ý chính sau : 4
- - Nêu được vấn đề cần nghị luận.: Tác giả, tác phẩm, hoàn 0,5 cảnh sánh tác, giới thiệu nhân vật Tnú : - Những tính cách nổi bật của nhân vật Tnú : + Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí; (DC) 1,5 + Có tính kỉ luật cao, trung thành với Cách mạng (DC) + Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của 0,5 gia đình, thù của buôn làng.(DC) - Ý nghĩa điển hình : + Bi kịch của cuộc đời Tnú không phải là bi kịch riêng, do vậy nó 1,0 mang ý nghĩa điển hình. + Những phẩm chất đẹp đẽ của Tnú mang nhiều ý nghĩa tiêu biểu. + Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển hình cho con đường đến với Cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực Cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản Cách mạng; đấu tranh vũ trang là con 0,5 đường tất yếu để tự giải phóng Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú. + So sánh nhân vật Tnú với nhân vật A- Phủ. Chốt nghệ thuật, nội dung. - Nhệ thuật : Sử thi , lãng mạn. Không khí, màu sắc đậm chất Tây 0,5 Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát. Xây dựng nhân vật TNú tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của nhân dân Tây Nguyên nói riêng của dân tộc Việt Nam nói chung trong thời kỳ chống giặc Mỹ xâm lược. - Nội dung :Khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. - Đánh giá chung , nêu bài học cho bản thân. 0,5 a) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận một đoạn thơ,một tác phẩm. Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt… b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau đây : - Nêu được vấn đề cần nghị luận: đoạn một trong đoạn trích Đất Nước 0,5 của Nguyễn Khoa Điềm - Đất Nước hiện lên gần gũi, bình dị, đời thường trong : 5
- - +Đất nước đã có từ lâu đời : (DC ) “ ngày xửa ngày xưa”, 1,5 Câu :3b nghĩa là đã có từ lâu lắm rồi, không thể xác định được thời gian cụ thể. ( 5điểm ) “ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. + Phong tục tập quán. (DC ) ĐN còn hình thành và gắn liền với những thuần phong mỹ tục của tổ tiên : “ Tóc mẹ thì bới sau đầu”. + Nếp sống sinh hoạt hàng ngày (DC ) ĐN còn lớn lên bằng sự lao động cần cù sáng tạo để xây dựng cuộc sống : “ Cái kèo, cái cột…xay, giã, giần, sàng”. + Truyền thống đấu tranh chống giặc (DC )“ ĐN lớn lên khi dân mình 1,5 biết trồng tre mà đánh giặc”. Nhà thơ nhắc lại truyện Thánh Gióng để nói lên sự trưởng thành, phát triển của Đất Nước. + Trong nghĩa tình gắn bó thủy chung. (DC ) ĐN còn hiện lên, còn hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa của cha ông qua những câu ca dao giàu chất trữ tình : “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đây là một tứ thơ giàu tính sáng tạo bởi ý được chắc lọc từ những câu ca dao xưa : “ Tay nâng chén muối đĩa gừng. Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” và “ Muối ba năm muối hãy còn mặn. Gừng chín tháng gừng hãy còn cay…” . + Không gian của sinh hoạt đời thường.tình yêu đôi lứa (DC ). “ Đất 1,0 là nơi anh đến trường . Nước là nơi em tắm……….Nhớ thương thầm.” Chốt nghệ thuật, nội dung , nâng vấn đề. Nghệ thuật : Sử dụng chất liệu dân gian phong phú đa dạng linh hoạt, sáng tạo giàu sức gợi; thể thơ tự do, giọng thơ biến hóa linh hoạt, tách ghép từ :Đất Nước , viết hoa hai từ Đất Nước --> Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, Đất Nước. 0,5 - Đánh giá chunh về đoạn thơ, nêu suy nnghi4 của bản thân 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 21
4 p | 74 | 4
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 24
2 p | 66 | 3
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 23
4 p | 74 | 3
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 17
6 p | 77 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 16
1 p | 62 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 14
6 p | 58 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 12
4 p | 72 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 11
4 p | 95 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 10
5 p | 70 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 2
4 p | 76 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 3
4 p | 75 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 1
5 p | 72 | 2
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 8
2 p | 72 | 1
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 4
2 p | 78 | 1
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 13
6 p | 68 | 1
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 9
5 p | 71 | 1
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 7
2 p | 89 | 1
-
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2012 môn ngữ văn đề số 15
3 p | 59 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn