Đề thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn
lượt xem 4
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀIKIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: TIẾNG VIỆT Đề chính thức Thời gian làm bài: 60 phút (Đề kiểm tra gồm 03 trang) Điểm bài kiểm tra Giám khảo chấm kiểm tra Số phách (Do Hội đồng Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên) chấm kiểm tra ghi) Giám khảo 1: ........................ Giám khảo 2: ........................ ĐỀ BÀI PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm: Gồm 16 câu: mỗi câu 0,25 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất: Câu 1: Đọc đoạn thơ sau: “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. (Mẹ, Trần Quốc Minh) Khái quát nội dung chính của đoạn thơ trên: A.Tô đậm tình yêu thương của cha mẹ dành cho con; B. Nỗi vất vả và tình yêu thương của mẹ dành cho con; C. Mẹ phải làm việc vất vả để nuôi con khôn lớn; D. Nhấn mạnh sự bảo vệ, che chở của cha mẹ dành cho con. Câu 2: Qua đoạn thơ ở câu 1, tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì? A. Con người phải có lòng nhân ái; B. Con người phải có lòng biết ơn; C. Con người phải có lòng kiên trì, nghị lực và niềm tin; D. Con cái phải biết ơn công sinh thành dưỡng dục của mẹ. Câu 3: Tác giả muốn nói lên điều gì qua câu thơ: “Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời ”. (Mẹ, Trần Quốc Minh) A. Mẹ luôn yêu thương, chở che cho con suốt cuộc đời; B. Con là tất cả của cha mẹ; C. Sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ đối với con; D. Mẹ luôn là người chăm sóc cho con. Câu 4: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen; B. máu mủ, mơ mộng, mồ mả, mênh mông; 1
- C. mặt mũi, mộng mị, máy móc, mỏng manh; D. ngây ngất, nghẹn ngào, ngọc ngà, ngành nghề. Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép có ý nghĩa tổng hợp? A. bà nội, học hỏi, quần áo, đi đứng; B. quần áo, nhà cửa, bàn ghế, sách vở; C. mặt mũi, xe đạp, chạy nhảy, tươi cười; D. nhà ăn, đầu tóc, tay chân, bánh cuốn. Câu 6: Dòng nào sau đây là nhóm những từ đồng âm? A. chân răng, chân mây, chân núi; B. mắt na, mắt lưới, mắt dứa; C. mũi thuyền, mũi súng, mũi kéo; D. bàn bạc, bàn học, lồng bàn. Câu 7: Câu “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” (Tô Hoài) thuộc kiểu câu gì? A. Câu hỏi; B. Câu kể; C. Câu cầu khiến; D. Câu cảm. Câu 8: Trong câu“Cái chàng Dế Choắt,người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.” (Tô Hoài) đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh; B. So sánh và nhân hóa; C. Nhân hóa; D. Lặp từ. Câu 9: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa? A. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. B. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. C. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. D.Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ. Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. B. Mạc Đĩnh Chi là quan thanh liêm nên nhà ông rất nghèo. C. Mạc Đĩnh Chi là một nhà nho thanh bạch. D. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy. Câu 11: Trong số các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu sắc tuỳ theo sắc mây trời. B. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. C. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. D. Trời âm u mây mưa, biển xám sịt nặng nề. Câu 12: Cặp quan hệ từ trong câu “Nếu Lan chăm chỉ học tập thì bạn ấy sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi.” biểu thị quan hệ gì? A. Nguyên nhân - kết quả; B. Điều kiện - kết quả; C. Tương phản; D. Tăng tiến. Câu 13: Từ mắt nào dưới đây mang nghĩa chuyển? A. mắt một mí; B. mắt bồ câu; C. mắt cận thị; D. mắt kính. Câu 14: Trong câu “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân” có bao nhiêu danh từ riêng? A. Hai; B. Ba; C. Bốn; D. Năm. Câu 15: Các vế trong câu ghép “Bẩm tướng công, tôi là người nhà quan Kinh Kỳ, quan ngài sai tôi đem biếu tướng công 30 lạng vàng ” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối bằng một quan hệ từ; B. Nối bằng một cặp quan hệ từ; C. Nối trực tiếp (không dùng quan hệ từ); D. Nối bằng hai quan hệ từ. 2
- Câu 16: Hãy chỉ ra các cách liên kết câu có trong ví dụ sau: Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. (Mai Văn Tạo) A. Thay thế từ ngữ và nối từ ngữ; B. Thay thế từ ngữ; C. Lặp lại từ ngữ; D. Dùng từ ngữ nối. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Từ những điều trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Câu 2: (5 điểm) Kể một câu chuyện về lòng trung thực của em hoặc những người xung quanh mà em biết. BÀI LÀM 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 NĂM HỌC 2023-2024 MÔNTIẾNGVIỆT I.Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp B D A A B D B B B B A B D C C B án Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. Tự luận(6 điểm) II TỰ LUẬN 6,0 1 Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ 1,0 về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:có đủ các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề: suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. c. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, 0,25 sử dụng từ ngữ, hình ảnh …); thể hiện quan điểm và thái độ riêng, không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Triển khai vấn đề:triển khai vấn đề thành các ý hợp lý, lô-gic. Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giải thích: Lòng hiếu thảo là tình cảm yêu quý, kính trọng của con cái đối với cha mẹ của mình. * Biểu hiện của lòng hiếu thảo: (Qua lời nói, cử chỉ và 0,25 hành động…) * Vai trò, ý nghĩa của lòng hiếu thảo… * Phê phán (Trong xã hội còn có người sống bất hiếu, vô lễ, 0,25 đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ …) * Bài học, liên hệ 0,25 2 Viết bài văn kể một câu chuyện về lòng trung thực của em 5 hoặc những người xung quanh mà em biết. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể một câu chuyện về lòng 0,25 trung thực của em hoặc những người xung quanh mà em biết c. Triển khai: HS có thể triển khai, diễn đạt theo nhiều cách. Có thể trình bày theo định hướng sau: *Mở bài: 0.5 - Giới thiệu chung một câu chuyện về lòng trung thực của em 9
- hoặc những người xung quanh mà em biết. - Cảm xúc của em về câu chuyện. *Thân bài: 3,5 - Thời gian, không gian, địa điểm, nguyên nhân diễn ra câu chuyện. - Diễn biến của câu chuyện: + Trước khi diễn ra câu chuyện. + Quá trình diễn ra câu chuyện. - Kết thúc câu chuyện. - Ý nghĩa của câu chuyện đó. * Kết bài: 0,5 - Cảm nghĩ của em về câu chuyện. - Bài học rút ra từ câu chuyện d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Sử dụng lời văn của bản thân một cách hợp lí, có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu) Tổng toàn bài 10 10
- 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Toán - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 302 | 12
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 297 | 9
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Toán năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 24 | 7
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Vật lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 287 | 7
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Sinh học năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
5 p | 21 | 5
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Tiếng Anh năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 18 | 5
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Tiếng Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 290 | 5
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Vật lý năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 18 | 5
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 283 | 4
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Hóa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 276 | 4
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Ngữ văn năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 22 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Lịch sử năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 17 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Hóa học năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 13 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển Đại học hệ chính quy môn Địa lý năm 2023 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
4 p | 14 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Địa lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 279 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh Đại học năm 2022 môn Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 266 | 3
-
Đề thi đánh giá năng lực tuyển sinh vào lớp 6 môn Toán năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Qúy Đôn
11 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn