YOMEDIA
ADSENSE
Đề thi hết môn Khai thác gỗ, tre, nứa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
8
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi hết môn Khai thác gỗ, tre, nứa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề 1)’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi hết môn Khai thác gỗ, tre, nứa có đáp án - Trường TCNDTNT Bắc Quang (Đề số 1)
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HẾT MÔN Đề số: 01 Môn thi : Khai thác gỗ, tre, nứa Mã môn học : MH19 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút ĐỀ BÀI Câu 1: (5 điểm) Anh (chị) hãy nêu nội dung các bước đo tính trữ lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân? Câu 2: (4 điểm) Anh (chị) hãy trình bày kĩ thuật mở miệng, cắt gáy bằng cưa xăng? Câu 3: (1 điểm) Anh (chị) hãy tính sản lượng tối đa lấy ra được trên 5 ha rừng tre ở chu kỳ 3 năm chặt chọn 1 lần. Theo số liệu điều tra được trữ lượng bình quân 50 tấn tre/ha? Hết Chú ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
- SỞ LĐTB&XH TỈNH HÀ GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ BẮC QUANG Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI HẾT MÔN Đáp án đề số: 01 Môn thi : Khai thác gỗ, tre, nứa Mã môn học : MH19 Khóa/Lớp : LS_KIII-02 Ngày thi : ……/....../....... Thời gian làm bài : 90 Phút STT NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1: Anh (chị) hãy nêu nội dung các bước đo tính trữ 5,0 lượng rừng trồng bằng phương pháp cây bình quân? Đáp án 1. Lập ô tiêu chuẩn (Ô mẫu, ô điều tra) 1.1. Khái niệm ô tiêu chuẩn 0,25 Là phần diện tích rừng được chọn để đo đếm tỷ mỷ làm cơ sở cho việc đo tính trữ lượng của toàn lâm phần (khu rừng) 1.2. Các loại ô tiêu chuẩn 02,5 Có 3 loại ô tiêu chuẩn - Ô tiêu chuẩn hình vuông - Ô tiêu chuẩn hình chữ nhật - Ô tiêu chuẩn hình tròn 1.3. Nguyên tắc xác lập ô tiêu chuẩn 0,5 Việc xác lập ô tiêu chuẩn phải tuân theo các căn cứ sau: - Căn cứ vào loại hình rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng, khả năng biến động về tài nguyên rừng. - Căn cứ vào yêu cầu về mức độ chính xác của việc đo tính - Căn cứ khả năng đáp ứng về thời gian, nhân lực và tài chính - Trong điều tra trữ lượng rừng tỷ lệ diện tích điều tra tỷ mỷ đảm bảo cho phép khoảng 5%, do đó, diện tích ô mẫu và số lượng ô mẫu tỷ lệ nghịch với nhau. Quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả đo tính 1.4. Các phương pháp xác lập ô tiêu chuẩn 1,0 a. Phương pháp ngẫu nhiên Tiến hành theo các bước sau
- - Trên bản đồ chia khu điều tra thành mạng lươí ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích bằng một ô điều tra. - Đánh số thứ tự các ô điều tra từ 1 đến n - Căn cứ số lượng ô cần điều tra, dùng bảng ngẫu nhiên hoặc rút thăm xác định thứ tự (vị trí) các ô cần điều tra trên bản đồ. - Xác định các ô điều tra ngoài hiện trường b. Phương pháp hệ thống Tiến hành theo các bước sau: - Trên bản đồ chia khu điều tra thành các dải song song cách đều vuông góc hoặc thành mạng lưới ô vuông - Theo hệ thống đã xác định trước, chọn thứ tự các ô điều tra tại các điểm giao nhau. - Căn cứ số lượng ô điều tra và diện tích cần điều tra tiến hành lập các ô điều tra có diện tích theo quy định tại các điểm đã chọn c. Phương pháp ô điển hình: Căn cứ vào diện tích khu vực cần điều tra và diện tích, số lượng ô điều tra, tiến hành xác lập các ô điều tra tại các vị trí điển hình có tính đại diện cho lâm phần cần điều tra về mật độ, loài cây, lập địa, tình hình sinh trưởng, phát triển 2. Đo tính đường kính thân cây bình quân 0,5 - Dùng thước kẹp kính đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m của toàn bộ số cây trong các ô điều tra. - Dùng vôi hoặc sơn (khác màu vỏ) đánh dấu các cây cần đo, theo một hướng nhất định (dễ quan sát, dễ kiểm tra sự nhầm lẫn) - Số liệu đo được ghi chép vào trong biểu mẫu theo qui định là cơ sở tính toán sau này. - Tính đường kính bình quân Công thức tính: D1 + D2 + ... + Dn D= (cm) N Trong đó: - Dn là đường kính của thân cây thứ n - N Là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo đường kính 3. Đo tính chiều cao thân cây bình quân 0,5 - Dùng thước Blumeleis đo chiều cao vút ngọn của toàn bộ số cây trong các ô điều tra (hoặc dùng sào tre có khắc chiều dài đến cm trên sào) - Ghi chép số liệu đo vào biểu mẫu theo qui định - Tính chiều cao bình quân Công thức: H1 + H 2 + ... + H n H= (m) N Trong đó:
- - Hn là chiều cao của cây thứ n - N Là toàn bộ số cây trong các ô điều tra đã đo chiều cao 4. Chọn cây bình quân của rừng 0,25 Từ kết quả đo tính đường kính và chiều cao ở trên, chọn ra cây có đường kính và chiều cao gần sát nhất với đường kính và chiều cao bình quân làm cây bình quân của rừng. 5. Xác định hình số thân cây 0,25 - Dùng biểu hình số thân cây để tra hình số f1.3 của loài cây đang đo tính (tra trong sổ tay điều tra của Viện điều tra qui hoạch rừng) - Trong trường hợp không có biểu hình số thân cây, ta lấy hình số thân cây bằng 0,5 (Hình số bằng 0,5 có tính đại diện cho đa số các loài cây rừng) Chú ý: Cùng một loài cây nhưng có nguồn gốc khác nhau (rừng trồng và rừng tự nhiên) hay vùng sinh thái khác nhau, có hình số thân cây của các loài khác nhau 6. Tính thể tích cây bình quân (VCây) 0,5 - Công thức tính: VCây x H x f 1,3 (m3) - Trong đó: + G: Tiết diện ngang cây bình quân tại 1,3 m + H: Chiều cao bình quân + f: Hình số 1,3 7. Tính trữ lượng gỗ của rừng 1,0 * Tính trữ lượng gỗ của rừng/ha: (M/ha) - Công thức tính: M/ha = VCây x N (m3/ha) Trong đó: N là mật độ bình quân của rừng VCây: Thể tích cây trung bình * Trữ lượng gỗ của rừng (lâm phần) M - Công thức tính: M = M/ha x S (m3) 2 Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày kĩ thuật mở miệng, cắt gáy 4,0 bằng cưa xăng? Đáp án 1. Mở miệng a, Mở miệng đúng hướng cây đổ 1,0 - Ngắm dọc theo hướng cây đổ, khung tay cầm phía trước của cưa thẳng với hướng cây đổ. Đặt bản cưa vuông góc với hướng cây đổ đã định. - Luôn cắt thuận, lợi dụng thân cây làm vật bảo vệ khi cắt. - Tỳ cánh tay trái phía trên vào phía thân cây.
- - Đưa chân phải lên sát thân cây, tỳ khuỷu tay phải lên đầu gối phải dùng gối và giữ thẳng lưng. Luôn giữ thẳng cổ tay phải cho phép tay cầm phía sau của cưa xoay tròn trong lòng bàn tay cầm ga. - Tay trái cầm khung tay cầm trước của cưa, tạo điều kiện cho cưa cắt đúng góc độ, khi cắt mạch cắt trên. b, Cắt mạch cắt trên 0,5 - Đầu tiên cắt mạch cắt trên. - Chú ý độ sâu của miệng sẽ quyết định bởi điểm xuất phát cắt của mạch cắt trên. c, Cắt mạch cắt dưới 0,5 - Giữ bản cưa nằm ngang bằng cách cầm khung tay cầm phía trước ở vị trí mới bên trái. Đặt cưa ở điểm uốn của mạch cắt trên, mắt nhìn vào mạch cắt trên để điều chỉnh cưa cắt. - Đối với những cây nhỏ đường kính dưới 15cm chỉ cần mở miệng một mạch ngang hoặc một mạch xiên. - Mở miệng những cây lớn hơn bản cưa tốt nhất là cắt mạch trên bằng 2 mạch ở hai bên thân cây, 2 mạch này phải gặp nhau ở một đường thẳng. 2. Cắt gáy a, Có ba phương pháp cắt gáy ứng với 3 cấp đường kính cây gỗ 1,0 * Những cây có đường kính bằng một lần chiều dài bản cưa: - Cắt ngược: Ta có thể mở miệng và cắt gáy ở cùng một vị trí - Cắt thuận: Người thợ cưa phải thay đổi vị trí đứng cắt * Những cây có đường kính bằng 2 lần chiều dài bản cưa - Khởi đầu bằng mạch cắt đâm xuyên ngay sau phần bản lề (chú ý cưa bật trở lại). Sau đó cắt thẳng về phía sau (chú ý không được làm hỏng bản lề). * Những cây có đường kính lớn hơn 2 lần chiều dài bản cưa. - Trước hết mở miệng phải lớn để đủ lọt cưa. - Cắt xuyên tâm ở giữa miệng (khoét ruột cây). - Tiếp theo cắt gáy tương tự như phương pháp cắt gáy của cây có đường kính bằng hai lần chiều dài bản cưa. b, Kỹ thuật cắt gáy 1,0 - Chừa bản lề hợp lý + Phải đặc biệt chú ý thận trọng khi cắt gáy đến phần bản lề mới tạo được bản lề mong muốn, an toàn lao động, tránh được những công việc nặng nhọc do cây đổ không đúng hướng gây nên. + Tạo nên bản lề song song bằng cách điều chỉnh bản cưa song song với miệng. + Độ dầy của bản lề tối thiểu là 3cm, những cây phải cắt khoét
- ruột bản lề phải 5cm + Những cây gỗ mục hoặc gỗ xoắn cần chừa bản lề dầy hơn. - Trong quá trình cắt gỗ nhìn vào mùn cưa để kiểm tra tình trạng của gỗ. - Ngăn ngừa cây đổ ngược, ngả cây không đúng hướng. - Ngoài việc mở miệng cắt gáy đúng quy trình thì phải dùng nêm và đòn xeo để hỗ trợ cho cây đổ đúng hướng. + Di chuyển cưa theo vòng cung, với tâm là đầu bản cưa khi cắt gáy và dừng lại khi đã hoàn thành 1/2 đường cắt gáy. + Đưa đòn xeo, nêm hoặc đệm nếu có vào đúng vị trí + Đặt cưa cắt qúa một nửa mạch cắt gáy và dừng cưa khi đã đến phần bản lề chừa lại. + Đưa cưa ra và dùng đòn xeo đưa vào mạch vừa cắt. + Cắt nốt phần còn lại của mạch cắt gáy bằng một mạch cắt khác thấp hơn mạch đầu. + Cuối cùng dùng đòn xeo đẩy cho cây đổ đúng hướng Câu 3: Anh (chị) hãy tính sản lượng tối đa lấy ra được trên 5 ha rừng tre ở chu kỳ 3 năm chặt chọn 1 lần. Theo số liệu điều 1,0 tra được trữ lượng bình quân 50 tấn tre/ha? Đáp án 1 Ta có: Nếu chu kỳ khai thác là 3 năm thì sản lượng lấy ra bằng 3 3 1 đến trữ lượng rừng. 0,5 2 Vậy với 5 ha rừng như đề bài đã cho thì sản lượng tối đa lấy ra được cho một chu kỳ khai thác là: 1 0,5 S = 5. . 50 = 125 tấn tre. 2 Đáp án đề số: 01 KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP Người ra đề THỦY SẢN VÀ CHẾ BIẾN (Ký và nghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Thủy
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn