intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK2 Ngữ Văn 10 (2012-2013)

Chia sẻ: Lê Thị Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

761
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 Ngữ Văn 10 năm (2012-2013) giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK2 Ngữ Văn 10 (2012-2013)

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT Năm học 2012-2013 Tổ Văn MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút - Đề chẵn I. Tiếng Việt ( 2điểm) Câu 1 (1 điểm): Phát hiện lỗi và sửa lại cho đúng trong những ngữ liệu sau: a. Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc. b. Qua tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đã cho ta thấy hình ảnh người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Câu 2 (1 điểm): Phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong ví dụ sau: “Chú bé loắt choắt Cái chân thoăn thoắt Cái xắc xinh xinh Cái đầu nghênh nghênh ( Lượm – Tố Hữu) II. Văn học (8đ) Câu 1 (2điểm): Hãy trình bày những nhân tố tác động đến thiên tài Nguyễn Du. Câu 2 ( 6 điểm) : Phân tích hình tượng nhân vật “khách” trong đoạn thơ sau : “ Khách có kẻ: Giương buồm giong gió chơi vơi, Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Lướt bể chơi trăng mải miết. Học Tử Trường chừ thú tiêu dao. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt Đến sông Bạch Đằng thuyền bơi một chiều. Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Bát ngát sóng kình muôn dặm, Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết. Thướt tha đuôi trĩ một màu. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng Nước trời: một sắc, phong cảnh : ba thu, nhiều, Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết. Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô,
  2. Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Tiếc thay dấu vết luống còn lưu…” Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, ( Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu) -Hết- SỞ GDĐT ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT Năm học 2012-2013 Tổ Văn MÔN NGỮ VĂN 10-Thời gian: 90 phút - Đề lẻ I. Tiếng Việt ( 2điểm) Câu 1 (1 điểm): Phát hiện lỗi và sửa lại cho đúng trong những ngữ liệu sau: a. Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc. b. Qua tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đã cho ta thấy hình ảnh người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Câu 2 (1 điểm): Phân tích các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong ví dụ sau: “Chú bé loắt choắt Cái chân thoăn thoắt Cái xắc xinh xinh Cái đầu nghênh nghênh ( Lượm – Tố Hữu) II. Văn học (8đ) Câu 1 (2điểm): Hãy trình bày những nhân tố tác động đến thiên tài Nguyễn Du. Câu 2 ( 6 điểm) : Phân tích luận đề chính nghĩa được thể hiện trong đoạn trích sau “Từng nghe: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Núi sông bờ cõi đã chia, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Phong tục Bắc Nam cũng khác. Như nước Đại Việt ta từ trước,
  3. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, một phương. Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Việc xưa xem xét, Song hào kiệt đời nào cũng có. Chứng cứ còn ghi...” Vậy nên: (Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Lưu Cung tham công nên thất bại, Trãi) -Hết-
  4. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THPT SỐ 2 TUY PHƯỚC MÔN: Ngữ văn 10 ( chuẩn) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:……………………………………….SBD………………………….Mã đề…01 I. TRẮC NGHIỆM : 3 điểm Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng nhất. 1. Những sáng tác của Nguyễn Trãi sau đây, tác phẩm nào được viết bằng chữ Nôm. A. Quân trung từ mệnh tập B. Quốc âm thi tập C. Ức trai thi tập D. Chí Linh sơn phú. 2. Khí thế các trận đánh được ví như “sấm vang chớp giật” của quân Lam Sơn đó là trận: A. Lạng Giang – Lạng Sơn B. Bồ Đằng – Trà Lân C. Ninh Kiều D. Xương Giang 3. Ngô Sĩ Liên là tác giả của : A. Đại Việt sử kí toàn thư B. Đại Việt sử lược C. Băng Hồ di sư lục D. Dư địa chí 4. Trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” có câu : Lòng thiếp riêng……mà thôi, chọn từ nào sau đây điền vào chỗ trống. A.Bi ai B. Bi sầu C. Bi thiết D. Bi thảm 5. Vấn đề cơ bản được đặt ra trong đoạn trích “Nỗi thương mình”: A. Nỗi xót xa ai oán vì nhân phẩm bị chà đạp B. Vấn đề tình yêu đôi lứa C. Tệ nạn xã hội D. Quan tham 6. Nguyễn Du đã cắt nghĩa bất hạnh của Thuý Kiều là do mâu thuẫn giữa: A. Tài và sắc B. Tài và tâm C. Tài và mệnh D. Tài và tình 7. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là: A. Tính cảm xúc B. Tính hàm súc C. Tính cụ thể D. Tính hình tượng 8.Câu thơ “ Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm”. Sử dụng phép tu từ nào? A. Phép điệp B. Phép đối C. Phép liệt kê D. Phép so sánh 9.Chữ viết của tiếng Việt là? A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ quốc ngữ, chữ Hán D.Chữ quốc ngữ, chữ Nôm 10. Từ cái riêng mà suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến là thao tác nghị luận nào? A. Quy nạp B. Diễn dịch C. So sánh D. Tổng hợp 11. Câu văn “Ba-sô là một thi sĩ – người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII. Ba- sô là bút danh” đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào sau đây? A. Liệt kê B. Nêu ví dụ C. Nêu định nghĩa D. Chú thích 12. Câu nói “ Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” , sử dụng thao tác nghị luận nào? A. Quy nạp B. So sánh C. Tổng hợp D. Phân tích II. TỰ LUẬN: 7 điểm 1. Ý nghĩa của văn bản “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” ( Nguyễn Dữ) ? (1đ) 2. Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Từ Hải qua đoạn trích “ Chí khí anh hùng” ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  5. Hết
  6. SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THPT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN 10 -CT NÂNG CAO TUY PHƯỚC ( Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề ). -------  ------- Họ và tên ………………………………………… …… Số báo danh ………… Lớp ………… Đề 001 I.TRẮC NGHIỆM. Chọn phương án trả lời đúng nhất (3 điểm) 1. “Trình bày sự vật, vấn đề theo các mối quan hệ nhân – quả, chung – riêng…, theo trật tự từ thấp lên cao, từ quan hệ vật này đến vật khác …” là hình thức kết cấu nào của văn bản thuyết minh ? A. Kết cấu theo trật tự không gian. B. Kết cấu theo trật tự thời gian. C. Kết cấu theo trật tự lô-gich. D. Kết cấu hỗn hợp. 2. “Dùng lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để thuyết phục và làm sáng tỏ vấn đề” là đặc điểm của thao tác lập luận nào ? A. Thao tác diễn dịch. B. Thao tác quy nạp. C. Thao tác giải thích. D. Thao tác chứng minh. 3. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? A. Là vấn đề bao trùm toàn bộ bài văn nghị luận. B. Là một ý kiến, tư tưởng, quan điểm cụ thể về vấn đề nghị luận. C. Là những lí lẽ, bằng chứng cụ thể để làm rõ vấn đề. D. Là cách thức lựa chọn sắp xếp những lí lẽ, bằng chứng cụ thể để làm rõ vấn đề. 4. Dòng nào sau đây nêu đúng những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? A.Tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa, dấu ấn riêng của tác giả. B. Tính thẩm mĩ, tính hấp dẫn, dấu ấn riêng của tác giả. C. Tính thẩm mĩ, tính đơn nghĩa, dấu ấn riêng của tác giả. D. Tính thẩm mĩ, tính lô-gich, dấu ấn riêng của tác giả. 5. Câu nào sau đây đúng chuẩn ngữ pháp ? A. Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ. B. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. C. Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong chế độ cũ. D. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của mình, người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. 6. Những ngôn ngữ nào sau đây nằm trong họ Nam Á với tiếng Việt ?
  7. A.Tiếng Thái, tiếng Khơ-me, tiếng Môn. B. Tiếng Mường, tiếng Khơ-me, tiếng Môn. C. Tiếng Mường, tiếng Mã Lai, tiếng Môn. D. Tiếng Tày, tiếng Khơ-me, tiếng Môn. 7. Hai câu thơ sau đây nằm trong đoạn trích nào : “Đang tay muốn dứt tơ hồng – Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra” ? A. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm). B. Nỗi thương mình (Truyện Kiều). C. Nỗi sầu oán của người cung nữ (Cung oán ngâm). D. Thề nguyền (Truyện Kiều). Đề 001 8. Bốn câu thơ sau đây nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều : “Mai sau dù có bao giờ - Đốt lò hương ấy, so tơ phím này – Trông ra ngọn cỏ lá cây – Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”? A. Trao duyên. B. Nỗi thương mình. C. Chí khí anh hùng. D. Thề nguyền. 9. Là “áng thiên cổ hùng văn”, thành công quan trọng và dễ thấy nhất của “Đại cáo bình Ngô” là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa các yếu tố nào ? A. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật. B. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc C. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. D. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương. 10. Dòng nào sau đây là lời của nhân vật Từ Hải nói với Thúy Kiều để bộc lộ chí anh hùng của mình ? A. Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương. B. Làm cho rõ mặt phi thường. C. Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. D. Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. 11. Chọn dòng thích hợp nhất để hoàn thành câu văn sau : “Nguyễn Du tên chữ là /…/, tên hiệu là /…/, sinh năm Ất Dậu (1765) tại /…/ ; quê cha ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh /…/, quê mẹ ở /…/. A. Thanh Hiên / Tố Như / Thăng Long / Hà Tĩnh / Bắc Ninh. B. Tố Như / Thanh Hiên / Thăng Long / Hà Tĩnh / Bắc Ninh. C. Tố Như / Thanh Hiên / Thăng Long / Bắc Ninh / Hà Tĩnh. D. Thanh Hiên / Tố Như / Thăng Long / Bắc Ninh / Hà Tĩnh. 12. Dòng nào sau đây nói đúng về Nguyễn Trãi ? A. Sinh năm 1382 ; đỗ thái học sinh và ra làm quan cho nhà Hồ năm 1400 ; ra giúp Lê Lợi năm 1418 ; làm quan cho nhà Lê nhưng bị vu oan và bị giết năm 1442 ; được giải oan năm 1464. B. Sinh năm 1380 ; đỗ thái học sinh và ra làm quan cho nhà Hồ năm 1400 ; ra giúp Lê Lợi năm 1418 ; làm quan cho nhà Lê nhưng bị vu oan và bị giết năm 1444 ; được giải oan năm 1464.
  8. C. Sinh năm 1380 ; đỗ thái học sinh và ra làm quan cho nhà Hồ năm 1400 ; ra giúp Lê Lợi năm 1418 ; làm quan cho nhà Lê nhưng bị vu oan và bị giết năm 1442 ; được giải oan năm 1464. D. Sinh năm 1380 ; đỗ thái học sinh và ra làm quan cho nhà Hồ năm 1390 ; ra giúp Lê Lợi năm 1418 ; làm quan cho nhà Lê nhưng bị vu oan và bị giết năm 1442 ; được giải oan năm 1464. II. TỰ LUẬN 1.Câu hỏi (1 điểm) : Hãy nêu các biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 2. Đề văn (6 điểm) : Hãy trình bày cảm nhận về bi kịch của nhân vật Thúy Kiều trong các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều). -------------HẾT--------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0