intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 Môn: KHTN - LỚP 9. - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì I (Từ tuần học thứ 1 đến hết tuần học thứ 15). - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, gồm 20 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng 1,0 điểm) + Phần tự luận: 5,0 điểm, gồm 5 câu hỏi (Nhận biết: 2,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). - Nội dung nửa đầu học kì 1: 30% (3,0 điểm). - Nội dung nửa học kì sau: 70% (7,0 điểm). MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm Mở đầu (3t). Giới thiệu về chất hữu 1 1 0,25 cơ (2t). Hydrocarbon (hiđrocacbon) và nguồn 2 1 3 0,75 nhiên liệu (8t). Ethylic alcohol (ancol etylic) và acetic acid 1 1 2 0,5 (axit axetic) (6t). Lipid (lipit) – 1 2 1 1 1 3 3 3,75
  2. MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm carbohydrate (cacbohiđrat) – protein Polymer(13t). Tính chất chung của kim 1 1 2 0,5 loại( 3t). Dãy hoạt động hóa học 1 1 0,25 của kim loại(2t). Năng lượng cơ học(5t). 3 1 4 1,0 Ánh sáng (13t). 1 2 1 1 3 1,75 Điện(10t) - ( bài 11: 4t). 1 1 1 1 1,25 Số câu : 1 12 1 8 2 1 5 20 25 Điểm số: 2,0 3,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10,0 Tổng số điểm: 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  3. BẢNG MÔ TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN KHTN 9. Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TL TN TL TN (Số ý) (Số câu) (Số ý) (Số câu) Nhận biết - Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9. Mở đầu. Thông hiểu - Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo. Vận dụng - Làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học. - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ. - Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và 1 C9 Nhận biết Giới thiệu về ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. chất hữu cơ. - Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon (hiđrocacbon) và dẫn xuất của hydrocarbon. - Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân Thông hiểu tử. - Nêu được khái niệm hydrocarbon, alkane. Nhận biết - Trình bày được ứng dụng làm nhiên liệu của alkane trong Hydrocarbon thực tiễn. (hiđrocacbon) - Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được một số alkane (ankan) và nguồn đơn giản và thông dụng (C1 – C4). 1 C10 nhiên liệu - Viết được phương trình hoá học phản ứng đốt cháy của (Hydrocarbo Thông hiểu butane. n. Alkane - Tiến hành được (hoặc quan sát qua học liệu điện tử) thí (ankan). nghiệm đốt cháy butane từ đó rút ra được tính chất hoá học cơ bản của alkane. Alkene Nhận biết - Nêu được khái niệm về alkene.
  4. - Nêu được tính chất vật lí của ethylene. - Trình bày được một số ứng dụng của ethylene: tổng hợp 1 C11 ethylic alcohol, tổng hợp nhựa polyethylene (PE). - Viết được công thức cấu tạo của ethylene. - *Trình bày được tính chất hoá học của ethylene (phản ứng (Anken). cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine (nước brom), phản Thông hiểu ứng trùng hợp. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) của ethylene: phản ứng đốt cháy, phản ứng làm mất màu nước bromine, quan sát và giải thích được tính chất hoá học cơ bản của alkene. - Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, 1 C12 Nhận biết khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. - Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí). - Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên Nguồn nhiên Thông hiểu nhiên và khí mỏ dầu; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; liệu. ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp). - Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, Vận dụng than...), từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dầu hỏa, than…) trong cuộc sống. Ethylic Nhận biết - Nêu được khái niệm và ý nghĩa của độ cồn. alcohol (ancol - Nêu được ứng dụng của ethylic alcohol (dung môi, nhiên etylic) và liệu,…). acetic acid - Trình bày được tác hại của việc lạm dụng rượu bia. 1 C13 (axit axetic) - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính (Ethylic chất vật lí của ethylic alcohol: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính
  5. tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. - Viết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và nêu được đặc điểm cấu tạo của ethylic alcohol. - Trình bày được tính chất hoá học của ethylic alcohol: phản ứng cháy, phản ứng với natri. Viết được các phương trình hoá học xảy ra. alcohol). Thông hiểu - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng cháy, phản ứng với natri của ethylic alcohol, nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hoá học cơ bản của ethylic alcohol. - Trình bày được phương pháp điều chế ethylic alcohol từ tinh bột và từ ethylene. Acetic acid. - Nêu được khái niệm ester và phản ứng ester hoá. - Trình bày được ứng dụng của acetic acid (làm nguyên liệu, Nhận biết làm giấm). - Quan sát mẫu vật hoặc hình ảnh, trình bày được một số tính chất vật lí của acetic acid: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. Thông hiểu - Quan sát mô hình hoặc hình vẽ, viết được công thức phân tử, C14 công thức cấu tạo; nêu được đặc điểm cấu tạo của acid acetic. - Trình bày được tính chất hoá học của acetic acid: phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, 1 phản ứng ester hoá, viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của acid acetic (phản ứng với quỳ tím, đá vôi, kim loại, oxide kim loại, base, phản ứng cháy, phản ứng ester hoá), nhận xét, rút ra được tính chất hoá học cơ bản của acetic acid. - *Trình bày được phương pháp điều chế acetic acid bằng cách
  6. lên men ethylic alcohol, viết được các phương trình hoá học xảy ra. - Nêu được khái niệm lipid, khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R– COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo. Lipid (lipit) – Nhận biết - Trình bày được tính chất vật lí của chất béo (trạng thái, tính carbohydrate tan). (cacbohiđrat) - Nêu được vai trò của lipid tham gia vào cấu tạo tế bào và tích – protein lũy năng lượng trong cơ thể. Lipid (lipid) - Trình bày được ứng dụng của chất béo. 1 C15 và chất béo. - Trình bày được tính chất hoá học (phản ứng xà phòng hoá), 1 Thông hiểu C16 viết được phương trình hoá học xảy ra. - Đề xuất biện pháp sử dụng chất béo cho phù hợp trong việc Vận dụng ăn uống hàng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Carbohydrate - Nêu được thành phần nguyên tố, công thức chung của (cacbohiđrat). carbohydrate. Glucose - Nêu được công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật (glucozơ) và Nhận biết lí (trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan, khối lượng riêng) của 1 C21 saccharose glucose và saccharose. (saccarozơ). - Trình bày được vai trò và ứng dụng của glucose (chất dinh dưỡng quan trọng của nguời và động vật) và của saccharose (nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm). Thông hiểu - Trình bày được tính chất hoá học của glucose (phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men rượu), của saccharose (phản ứng thuỷ phân có xúc tác axit hoặc enzyme), viết được các phương trình hoá học xảy ra dưới dạng công thức phân tử. - Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản
  7. ứng tráng bạc của glucose. - Nhận biết được các loại thực phẩm giàu saccharose và hoa Vận dụng quả giàu glucose. - Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí saccharose. - Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và 1 C17 cellulose. Nhận biết - Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh. - Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh. Tinh bột và - Trình bày được tính chất hoá học của tinh bột và cellulose cellulose (xenlulozơ): phản ứng thuỷ phân; hồ tinh bột có phản ứng màu Thông hiểu với iodine (iot), viết được các phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân dưới dạng công thức phân tử. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thuỷ phân; phản ứng màu với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hoá học của tinh bột và cellulose (xenlulozơ). Vận dụng Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết thấp cách sử dụng hợp lí tinh bột. Protein Nhận biết - Nêu được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino acid tạo nên, liên kết peptit) và khối lượng phân tử của protein. - Trình bày được vai trò của protein đối với cơ thể con người. Thông hiểu - Trình bày được tính chất hoá học của protein: Phản ứng thuỷ phân có xúc tác acid, base hoặc enzyme, bị đông tụ khi có tác 1 C23 dụng của acid, base hoặc nhiệt độ; dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh. - Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm của protein:
  8. bị đông tụ khi có tác dụng của HCl, nhiệt độ, dễ bị phân huỷ khi đun nóng mạnh. - Phân biệt được protein (len lông cừu, tơ tằm) với chất khác (tơ nylon). Nhận biết - Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích…, cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp). - Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan). - Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, Polymer cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả. - Trình bày được ứng dụng của polyethylene. Thông hiểu Viết được các phương trình hoá học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer. Vận dụng Trình bày được vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây 1 C22 ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống. Nhận biết Nêu được tính chất vật lí của kim loại. 1 C18 Tính chất Thông hiểu - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại: Tác dụng 1 chung của với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, C19 dung dịch hydrochloric acid (axit clohiđric), dung dịch muối. kim loại - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng...). Nhận biết - Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, 1 C20 Pb, H, Cu, Ag, Au). Dãy hoạt - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học. động hóa học Thông hiểu Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm của kim loại (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid…
  9. Nhận biết - Viết được biểu thức tính động năng của vật. Năng lượng - Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất. 1 C1 cơ học - Vận dụng công thức tính động năng để xác định các đại (Động năng Vận dụng lượng còn lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. và thế năng). - Vận dụng công thức tính thế năng để xác định các đại lượng còn lại trong công thức khi đã biết trước 2 đại lượng. Nhận biết - Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. Vận dụng - Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản. Cơ năng. - Vận dụng kiến thức “Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng Vận dụng lượng”, chế tạo các vật dụng đơn giản phục vụ cho đời sống. cao Ví dụ: mô hình máy phát điện gió, mô hình nhà máy thủy điện… Công và công - Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công 1 C2 Nhận biết suất. suất. - Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực 1 C3 Thông hiểu nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công. - Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản: + Vận dụng được công thức A = Fs để giải được các bài tập Vận dụng tìm một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. A + Vận dụng được công thức P = để giải được các bài tập tìm t một đại lượng khi biết giá trị của 2 đại lượng còn lại. Vận dụng - Tính được công và công suất của một số trường hợp trong cao thực tế đời sống - Vận dụng, tổng hợp kiến thức “Công và công suất”, đề xuất
  10. các phương án gải quyết các vấn đề trong cuộc sống: Khi đưa một vật lên cao, khi kéo 1 vật nặng….. - Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng Nhận biết trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. 1 C4 - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. - Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi Ánh sáng trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (Sự khúc xạ). (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu). Vận dụng - Thực hiện được thí nghiệm để rút ra định luật khúc xạ ánh sáng. - Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản. - Nêu được khái niệm về ánh sáng màu. Nhận biết - Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu. sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. - Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính. Lăng kính – Thông hiểu - Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Sự tán sắc – Trời qua lăng kính. Màu sắc. - Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính. Vận dụng - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. Sự phản xạ Vận dụng - Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần. toàn phần và xác định được góc tới hạn. Thấu kính. Nhận biết - Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm C5 chính và tiêu cự của thấu kính. 1
  11. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Nhận biết được thấu kính phân kì. - Nêu được các đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. - Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ. - Mô tả được đường truyền của tia sáng đặc biệt qua thấu kính 1 C6 Thông hiểu hội tụ. - Giải thích được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Giải thích được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính). - Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng Vận dụng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn. - Vẽ được ảnh qua thấu kính. - Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ. - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành. Vận dụng - Giải bài tập nâng cao về thấu kính hội tụ: VD: dịch chuyển 1 C25 cao thấu kính, ghép thấu kính. Kính lúp. Thông hiểu - Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp. 1 C7 Điện Nhận biết - Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở (Điện trở). của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất);
  12. công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch một chiều nối tiếp, song song. - Nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch. - Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác 1 C8 Thông hiểu dụng cản trở dòng điện trong mạch. Vận dụng - Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn 1 C24 dây dẫn. Vận dụng - Vận dụng công thức tính điện trở để giải một số bài tập nâng cao cao. - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở. Nhận biết - Viết được công thức định luật Ohm: I=U/R; Nêu ý nghĩa và đơn vị các đại lượng trong công thức. Định luật - Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: Ohm. Thông hiểu cường độ dòng điện đi qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó. Người ra đề Duyệt BGH Người duyệt đề LÊ VĂN HẢI & TRẦN THỊ KIM CÚC
  13. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2024 – 2025 TRẦN PHÚ MÔN: KHTN 9. Thời gian: 75 phút (không kể phát đề) Họ và tên: ................................................... Lớp: ....... Điểm: Nhận xét của giáo viên: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Công thức tính thế năng trọng trường của một vật trong trường hợp vật ở một độ cao so với mặt đất là công thức nào dưới đây? A. Wt = P.h. B. Wt = P/h. C. . D. . Câu 2: Đơn vị nào dưới đây không dùng để đo công suất? A. W (Oát). B. Mã lực (HP). C. J/s. D. J. Câu 3: Một vận động viên đang tiến hành đẩy một quả tạ từ dưới đất lên cao, ta nói vận động viên đó đã thực hiện được một công. Vậy công cơ học trong trường hợp này được xác định bằng A. lực của tay tác dụng lên quả tạ. B. quãng đường quả tạ dịch chuyển lên trên cao. C. tích của lực tác dụng với quãng đường dịch chuyển của quả tạ. D. thương của lực tác dụng với quãng đường dịch chuyển của quả tạ. Câu 4: Nội dung nào dưới đây là nội dung của định luật khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và tạo với tia tới một góc nhỏ hơn 900. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và tạo với tia tới một góc 900. D. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở một phía với tia tới. Câu 5: Đặc điểm của ảnh của vật đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ là A. ảnh thật ngược chiều với vật. B. ảnh thật cùng chiều với vật. C. ảnh ảo ngược chiều với vật. D. ảnh ảo cùng chiều với vật. Câu 6: Đối với thấu kính hội tụ, tia ló đi qua tiêu điểm thì tia tới A. vuông góc với trục chính. B. song song với trục chính. C. đi qua quang tâm O. D. trùng với trục chính. Câu 7: Có thể dùng kính lúp để quan sát A. trận bóng đá trên sân vận động. B. một con vi trùng. C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. kích thước của nguyên tử. Câu 8: Cho mạch điện gồm: 1 bóng đèn sợi tóc, 1 khoá K, 1 nguồn điện và 1 điện trở mắc nối tiếp với nhau. Khi đóng khoá K, đèn sáng bình thường, nhưng khi thay lần lượt các điện trở có giá trị lớn dần, ta thấy bóng đèn sáng yếu dần. Chứng tỏ điện trở A. khác nhau cản trở dòng điện như nhau. B. không liên quan đến độ sáng của đèn. C. không có tác dụng cản trở dòng điện. D. có tác dụng cản trở dòng điện.
  14. Câu 9: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết A. thành phần phân tử. B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. cách thức liên kết và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác. Câu 10: Công thức cấu tạo thu gọn của ethane là A. CH4. B. CH3-CH3.C. CH3-CH2-CH3. D. CH3-(CH2)2-CH3. Câu 11: Đâu không phải ứng dụng của alkene? A. Sản xuất ethylic alcohol. B. Tổng hợp PE. C. Lưu hóa cao su. D. Tổng hợp PP. Câu 12: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là A. ethane. B. methane. C. propane. D. butane. Câu 13: Đâu không phải tác hại của lạm dụng rượu bia? A. Sức khỏe suy giảm. B. Mất kiểm soát bản thân. C. Giữ tỉnh táo khi cần sự tập trung cao độ. D. Dễ gây tai nạn giao thông khi điều khiển các phương tiện. Câu 14: Khi nhỏ dung dịch acetic acid lên quỳ tím sẽ xảy ra hiện tượng gì? A. Quỳ tím chuyển xanh. B. Quỳ tím chuyển đỏ. C. Quỳ tím không chuyển màu. D. Quỳ tím mất màu. Câu 15: Trong công nghiệp chất béo chủ yếu dùng để điều chế A. nước hoa. B. dầu ăn. C. xà phòng và glycerol. D. ethylic alcohol. Câu 16: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được A. glycerol và muối của một acid béo. B. glycerol và acid béo. C. glycerol và acid hữu cơ. D. glycerol và muối của các acid béo. Câu 17: Tính chất vật lý của cellulose là gì? A.Chất rắn màu trắng, tan trong nước. B. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. C. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. D. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Câu 18: Kim loại có thể dát mỏng, kéo thành sợi nhờ A. tính dẫn điện. B. tính dẻo. C. tính dẫn nhiệt. D. ánh kim. Câu 19: Kim loại tác dụng với ___________ tạo thành oxide. A. hydrogen. B. chlorine. C. oxygen. D. sodium. Câu 20: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần A. Na, Mg, Zn. B. Al, Zn, Na. C. Mg, Al, Na. D. Pb, Al, Mg. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21: (1,0 điểm) Nêu tính chất vật lý của glucose? Câu 22: (1,0 điểm) Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình về ô nhiễm môi trường và cách hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải polymer? Câu 23: (1,0 điểm) Nêu tính chất hóa học của Protein?
  15. Câu 24: (1,0 điểm) Một dây dẫn bằng nhôm hình trụ, có chiều dài l = 6,28 m, đường kính tiết diện d = 2 mm, điện trở suất  = 2,8.10-8 m. Tính điện trở của dây dẫn đó? Câu 25: (1,0 điểm) Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ. b. Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm. (Học sinh khuyết tật không làm câu 22,24,25 ) -----HẾT----- Giám thị xem kiểm tra không giải thích gì thêm
  16. TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHTN 9. A/ Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Đúng mỗi ý được (0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A D C B A B C D C B C B C B C A C B C A B/ Tự luận: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Glucose dạng tinh thể, không màu, không mùi, có vị ngọt, có khối 1,0 điểm Câu 21 lượng riêng 1,56 g/cm3. Glucose tan tốt trong nước. Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề lớn trên phạm vi 0,5 điểm toàn cầu, với một trong những tác nhân gây nên chính là sự lạm dụng quá mức các loại rác thải polymer. Để hạn chế ô nhiễm môi trường do rác thải polymer, chúng ta nên Câu 22 hạn chế sử dụng polymer không phân hủy sinh học, thay vào 0,5 điểm đó chúng ta nên sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường có thể tái sử dụng nhiều lần (giấy, thủy tinh, gốm, sứ, gỗ…); ngoài ra cần có ý thức bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, biết phân loại rác ngay từ nguồn; tăng cường sử dụng bao bì tự phân hủy sinh học…) - Phản ứng thủy phân: 0,33 điểm Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein bị thủy phân sinh ra các amino axit: Protein + nước Hỗn hợp amino axit - Sự phân hủy bởi nhiệt: Câu 23 Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành 0,33 điểm những chất bay hơi và có mùi khét. - Sự đông tụ: Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo. Khi 0,33 điểm đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (rượu etylic, axit...) vào các dung dịch này xảy ra sự kết tủa (hay đông tụ) protein. Ví dụ: Đun nóng lòng trắng trứng. Câu 24 - Tiết diện của dây: 2 2 0,5 điểm S = 3,14. = 3,14 mm 2 2 = 3,14.10 −6 m 2
  17. - Điện trở của dây: l 6, 28 0,25 điểm R=ρ = 2,8.10 −8. S 3,14.10 −6 0,25 điểm R = 5,6.10 −2 Ω a. Dựng ảnh A'B': 0,5 điểm (Học sinh dựng đúng ảnh A'B' và ký hiệu đúng như hình vẽ chấm 0,5 điểm, nếu chỉ ký hiệu, ghi chú đúng tỉ lệ mà không dựng ảnh được Câu 25 chấm 0,25 điểm) b. Ta có: BI//OF’ mà BI =AO = 2f = 2OF' nên OF' là đường trung bình của tam giác B'BI. Từ đó => OB = OB', IF’ = B’F’ - Xét hai tam giác vuông ta có: + OB = OB' (cmt) + ˆBOA=ˆB'OA' ; BÔA=B'ÔA' (đối đỉnh) => ΔBAO=ΔB'A'O và ΔBAO=ΔB'A'O (cạnh huyền – góc nhọn) ⇒AB=A'B' ⇒ h=h'=3cm. 0,25 điểm OA=OA' ⇒ d=d'=10cm. 0,25 điểm
  18. TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM HSKT MÔN: KHTN 9. A/ Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Đúng mỗi ý được (0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A D C B A B C D C B C B C B C A C B C A B/ Tự luận: (5,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Glucose dạng tinh thể, không màu, không mùi, có vị ngọt, có khối 2,0 điểm Câu 21 lượng riêng 1,56 g/cm3. Glucose tan tốt trong nước. Phản ứng thủy phân: 1,0 điểm Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc bazơ, protein bị thủy phân sinh ra các amino axit: Protein + nước Hỗn hợp amino axit - Sự phân hủy bởi nhiệt: 1,0 điểm Câu 23 Khi đun nóng mạnh hoặc đốt cháy, protein bị phân hủy tạo thành những chất bay hơi và có mùi khét. - Sự đông tụ: 1,0 điểm Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo. Khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất (rượu etylic, axit...) vào các dung dịch này xảy ra sự kết tủa (hay đông tụ) protein. Ví dụ: Đun nóng lòng trắng trứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2