intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

216
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán:  "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại:  "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:  "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống). Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2. Hình ảnh “bàn tay” trong văn bản biểu tượng điều gì? Vì sao cô giáo lại ngạc nhiên khi nhìn thấy bức tranh của Douglas? Câu 3. Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 4. Hãy rút ra bài học mà anh/chị tâm đắc nhất từ câu chuyện trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. Từ văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự quý giá của tình người trong cuộc sống. Câu 2. Hãy phân tích bài thơ “Nhàn” để làm rõ quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. -------------Hết------------
  2. SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ, NĂM HỌC 2020 – 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10 THỜI GIAN: 90 PHÚT Phần Câu NỘI DUNG Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt Tự sự 0.5 2 - Hình ảnh “ bàn tay” trong văn bản biểu tượng của tình yêu thương. 0.5 - Cô giáo ngạc nhiên khi nhìn thấy bức tranh của Douglas vì: Cô giáo nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ 0.5 chơi, quyển truyện tranh". 3 Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Câu chuyện giúp ta hiểu được 1.0 ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương, nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống. 4 Bài học: Cuộc sống cần có tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ, đặc biệt là đối 0.5 với những người bất hạnh. II LÀM VĂN 7.0 Từ hình ảnh bàn tay cô giáo trong văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một 2.0 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về 1 mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trong xã hội hiện nay. a. Đảm bảo cấu trúc: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. 0.25 b. Nội dung: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0.25 - Suy nghĩ về vấn đề nghị luận: + Tình nghĩa giữa người với người là điều quý giá nhất trong cuộc sống, hơn hẳn mọi thứ vật chất trên đời + Tình nghĩa giữa người với người được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, cảm thong, yêu thương chân thành + Tình nghĩa giúp gắn bó mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống + Trân trọng tình nghĩa * Vận dụng những kiến thức vào thực tế đời sống; tạo hứng thú trong học tập,…
  3. - Bài học nhận thức 1.0 c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.25 nhưng hợp lí 2 Hãy phân tích bài thơ “Nhàn” để làm rõ quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp 5.0 nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. a Yêu cầu về kỹ năng: 0.5 - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận. - Bài làm có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, hoàn chỉnh; kết cấu hợp lí - Hành văn mạch lạc, trôi chảy; diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh dựa vào những hiểu biết đã học về bài thơ phân tích và trình bày cảm nhận theo những cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài: Khái quát nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: * Cuộc sống nhàn hạ - Hai câu đề: + Điệp số từ “một” lặp đi lặp lại → chắc chắn, cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng. + Nhịp điệu chậm rãi (2/2/3) →tư thế ung dung. + Liệt kê hàng loạt: mai, cuốc, cần câu những vật dụng quen thuộc của nhà nông. + Trạng thái “thơ thẩn”: ung dung, điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái, không vướng bận, tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn. + Thú vui: “dầu ai vui thú nào” mặc người đời, không quan tâm, chỉ lo việc đồng áng giữa thôn quê để tâm hồn ung dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời. => Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản, gần gũi với dân. * Quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách
  4. - Hai câu thực: + Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đối lập: ta >< người; dại >< khôn; vắng vẻ>< 3.5 lao xao ... + Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng:  “nơi vắng vẻ’: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thanh thản.  “chôn lao xao”: nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn, hãm hại nhau. →Như vậy “Dại “ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp, một tư tưởng, nhân cách thanh cao, không màng danh lợi , không nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh , bán tước, tham những điều phù phiếm. Đây là cách nói ngược, thâm trầm, vừa hóm hỉnh vừa pha chút mỉa mai: dại thực chất là khôn, còn khôn thực ra lại là dại. =>Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. - Hai câu luận: + Thu-măng trúc; đông-giá - món ăn dân dã, thanh đạm, bình dị nhưng không khắc khổ, cơ cực. + xuân - tắm hồ sen - hạ - tắm ao - thú vui thanh bần, không kiểu cách, lối sinh hoạt giản dị. Con người thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thú vui ấy.Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Trạng Trình, không thấy tư thế cao ngạo,chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền =>Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, thanh đoạt. NBK chọn cho mình một cuộc sống hợp với tự nhiên, hòa với đời thường, bình dị mà không kém phần thanh cao. - Hai câu kết: + Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn. Dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đứng trên phú quý, vượt ra ngoài “lực hấp dẫn” của phú quý để “nhìn xem” và cười cợt về nó. + Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân. => Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. c. Kết bài: Khẳng định lại quan niệm sống “nhàn” và vẻ đẹp nhân cách của tác giả biểu hiện qua bài thơ.
  5. c. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu; bố 0.5 cục rõ ràng. d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0.5 nhưng hợp lí. ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2