intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Mỹ

  1. TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 Họ và tên :................................................. Thời gian làm bài : 90 phút Lớp : ............... Ngày kiểm tra:........ / 12/2022 (không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của GV - Chữ ký giám khảo 1: - Chữ ký giám khảo 2: I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: BÀN CHÂN CỦA BỐ Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, những cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi sát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm…. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông – đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao lành lặn đôi bàn chân ấy - đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. (Trích “Tuổi thơ im lặng” – Duy Khán) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên ? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Nghị luận D. Tự sự Câu 2. Đáp án nào dưới đây chỉ bao gồm từ láy ? A. Khum khum, cần câu, lành lặn. B. Vất vả, cây cỏ, lấm tấm. C. Lấm tấm, lành lặn, khum khum. D. Khum khum, lấm tấm, tất bật. Câu 3. Trong đoạn trích, hình ảnh nào của bố được tác giả nhắc đến nhiều nhất ? A. Da rám nắng của bố. B. Đồ nghề của bố. C. Công việc của bố. D. Đôi bàn chân của bố. Câu 4. Cho biết công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau : “ Bố chữa làm sao lành lặn đôi bàn chân ấy – đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.”
  2. A. Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ. B. Để đánh dấu bộ phận được liệt kê. C. Để đánh dấu một bộ phận giải thích. D. Để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 5. Qua những chi tiết trong đoạn trích, em cho biết lí do nào khiến đôi bàn chân bố lúc nào cũng xám xịt, bong tróc và đau nhức ? A. Vì đó là dấu hiệu bệnh của những người lớn tuổi. B. Vì đôi bàn chân ấy đã dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. C. Vì bố đã không giữ gìn đôi chân khi xuống nước, bùn. D. Vì bố thường xuyên đi chân đất một thời gian rất dài. Câu 6. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu “Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, những cũng rên vì nhức chân.” A. Điệp ngữ B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. So sánh Câu 7. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về hình ảnh người bố được lột tả qua các chi tiết ở đoạn văn 2 ? A. Bố là người giỏi giang, chăm chỉ lao động, yêu gia đình. B. Bố là người luôn hy sinh tất cả vì gia đình của mình. C. Bố là người yêu lao động; chịu thương, chịu khó làm lụng. D. Bố là người thân thiện; luôn biết sống vì mọi người. Câu 8. Đáp án nào dưới đây đề cập đến nội dung văn bản ? A. Thể hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống thường ngày. B. Thể hiện sự tôn kính của người con dành cho người thân trong gia đình. C. Thể hiện tình yêu thương, kính trọng, biết ơn của người con với nỗi vất vả của bố. D. Thể hiện niềm ao ước nhỏ nhoi của người con được sống mãi bên bố. Câu 9. Ở đoạn đầu của văn bản, tác giả gọi đôi bàn chân của bố là “bàn chân vất vả”, em hiểu như thế nào về cách gọi đó ? Câu 10. Từ hình ảnh của người bố trong văn bản, em nhận thức như thế nào về những nỗi gian truân, vất vả mà cha mẹ đã phải trải qua để mang lại cho em một cuộc sống ấm no, hạnh phúc ? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu thương nhất. --------- Hết -----------
  3. TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC MỸ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2022 – 2023 MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 7 I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm) 1. Trắc nghiệm khách quan Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án trả lời A D D C B A A C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận Câu 9 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Học sinh trình bày được cách hiểu - Học sinh nêu được cách - Học sinh trả lời của mình về cách gọi ““bàn chân hiểu của mình nhưng còn sơ không đúng hoặc vất vả” có trong văn bản. sài. không trả lời. Gợi ý: - Là bàn chân có hình dạng khắc khổ, không được lành lặn như đôi chân bình thường khác,… - Là bàn chân quanh năm dãi dầm mưa nắng. Lưu ý: Trường hợp học sinh trả lời cách khác nhưng hợp lí GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này. Câu 10 (1.0 điểm) Mức 1 (1.0 đ) Mức 2 (0,5 đ) Mức 3 (0đ) - Từ vấn đề được đề cập trong văn - Học sinh có nhận thức được - Học sinh trả lời bản, học sinh nêu được nhận thức vấn đề nhưng triển khai ý còn không đúng hoặc của mình về sự gian truân, vất vả sơ sài. không trả lời. của cha mẹ. *Gợi ý: + Vất vả mưu sinh để cho em từng miếng cơm manh áo. + Chăm mom em lúc đau ốm. +………. Lưu ý: Trường hợp học sinh trả lời cách khác nhưng hợp lí GV có thể linh hoạt cho điểm đối với câu này. II. VIẾT (4.0 điểm) 1. Bảng điểm chung toàn bài Tiêu chí Điểm 1. Cấu trúc bài văn biểu cảm 0,5 2. Xác định đúng vấn đề 0,25 3. Trình bày đảm bảo bài biểu cảm về con người. 2,5
  4. 4. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5. Sáng tạo 0,5 1. Bảng chấm điểm cụ thể cho từng tiêu chí 1. Cấu trúc bài văn (0.5) Điểm Mô tả tiêu chí Ghi chú 0,5 Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, * Mở bài: Thân bài và Kết bài. ­ Giới thiệu người thân mà em  - Bài viết đủ 3 phần nhưng muốn bày tỏ tình cảm, suy  0,25 diễn đạt ý còn sơ sài, chưa nghĩ. mạch lạc. ­ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng  Hoặc: ban đầu của em về người đó. * Thân bài:  - Chưa tổ chức bài văn thành 3 ­ Trình bày tình cảm, suy nghĩ  phần như trên (thiếu mở bài hoặc kết bài) về những đặc điểm nổi bật của  người đó. 0,0 Viết vài ý sơ sài chưa đáp ứng ­   Nêu   ấn   tượng   của   em   qua  được yêu cầu. những   chi   tiết   thể   hiện   đặc  điểm nổi bật vừa trình bày. * Kết bài: Khẳng định lại tình  cảm, suy nghĩ của em đối với  người thân. 2. Xác định đúng vấn đề 0,25 Xác định đúng yêu cầu của Viết bài văn biểu cảm về một đề. người thân. 0,0 Xác định không đúng yêu cầu đề ra. 3. Viết được bài văn biểu cảm về một người thân. 2.0-2.5 ­ Giới thiệu người thân mà em  ­ Giới thiệu người thân mà em  muốn bày tỏ tình cảm, suy  muốn bày tỏ tình cảm, suy  nghĩ. nghĩ. ­ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng  ­ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng  ban đầu của em về người đó. ban đầu của em về người đó. ­ Trình bày tình cảm, suy nghĩ  ­ Trình bày tình cảm, suy nghĩ  về những đặc điểm nổi bật của  về những đặc điểm nổi bật của  người đó. người đó. ­   Nêu   ấn   tượng   của   em   qua  ­   Nêu   ấn   tượng   của   em   qua  những   chi   tiết   thể   hiện   đặc  những   chi   tiết   thể   hiện   đặc  điểm nổi bật vừa trình bày. điểm nổi bật vừa trình bày. ­ Khẳng định lại tình cảm, suy  ­ Khẳng định lại tình cảm, suy  nghĩ của em đối với người  nghĩ của em đối với người  thân. thân. 1.0-1.75 ­ Giới thiệu người thân mà em  muốn bày tỏ tình cảm, suy  nghĩ. ­ Trình bày tình cảm, suy nghĩ 
  5. về những đặc điểm nổi bật của  người đó. ­  Khẳng   định   tình   cảm,   suy  nghĩ   của   em   đối   với   người  thân. 0.25-1.0 - Nội dung : ­ Giới thiệu người thân mà em  muốn bày tỏ tình cảm, suy  nghĩ. ­ Trình bày tình cảm, suy nghĩ  về những đặc điểm nổi bật của  người đó. 0.0 Không đảm bảo các ý trên. 4. Chính tả, ngữ pháp - Vốn từ ngữ phong phú, kiểu câu đa dạng đảm bảo sự logic giữa các câu, các đoạn 0.25 trong bài văn. Mắc vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, ít gạch, xóa… - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.0 - Chữ viết không rõ ràng, khó đọc, bài văn trình bày chưa sạch sẽ… 5. Sáng tạo 0.5 Có sáng tạo trong cách sử dụng vốn từ Tiếng Việt và lối diễn đạt. 0.25 Có thể hiện được sự sáng tạo nhưng chưa đậm nét. 0.0 Chưa có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1