intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Thống Nhất A

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Năm học: 2023 - 2024 Mã đề: 485 MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên học sinh ………………………………………………………. Số báo danh………………… PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(28 CÂU = 7 ĐIỂM) Câu 1: Ribosome trong tế bào nhân sơ có chức năng gì? A. Tổng hợp rRNA. B. Thủy phân Protein. C. Tổng hợp lipid. D. Tổng hợp protein Câu 2: Vận chuyển chủ động( tích cực) các chất qua màng tế bào có ý nghĩa gì? A. Giúp tế bào có thể hấp thụ các chất mà tế bào có nhu cầu cao ngay cả khi nồng độ các chất này bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào. B. Giúp tế bào có thể lấy vào các chất có kích thước rất lớn mà tế bào có nhu cầu cao ngay cả khi nồng độ các chất này bên ngoài tế bào thấp hơn bên trong tế bào. C. Giúp tế bào có thể hấp thụ các chất mà tế bào có nhu cầu cao ngay cả khi nồng độ các chất này bên ngoài tế bào thấp hơn bên trong tế bào. D. Giúp tế bào có thể lấy vào các chất có kích thước rất lớn mà tế bào có nhu cầu cao ngay cả khi nồng độ các chất này bên ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào. Câu 3: Khi phía ngoài màng tế bào tiếp xúc với giọt dinh dưỡng, màng có hiện tượng lõm xuống, lõm xuống sâu dần thành túi, rồi tách thành túi tiết chứa giọt dinh dưỡng lấy vào trong tế bào, hiện tượng trên gọi là: A. Vận chuyển thụ động . B. Vận chuyển chủ động. C. Nhập bào. D. Xuất bào. Câu 4: Đơn phân cấu tạo nên các phân tử Nucleic acid trong tế nào là: A. Nucleotide B. Acid béo C. Amino acid D. Trigliceride Câu 5: Cho các bào quan: 1-Mạng lưới nội chất, 2- Lyzosome, 3- Ti thể, 4- Nhân. Loại tế bào nào sau đây có cả 4 loại bào quan trên? A. Tế bào thực vật. B. Tế bào động vật. C. Tế bào Nấm. D. Tế bào Tảo biển. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây có ở hình thức vận chuyển chủ động mà không có ở vận chuyển thụ động? A. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nới có nồng độ thấp. B. Có sự chênh lệch về nồng độ giữa trong và ngoài màng. C. Vận chuyển qua kênh protein. D. Cần cung cấp năng lượng ATP. Câu 7: Nguồn thực phẩm nào dưới đây cung cấp cacbonhydrate cho cơ thể? A. Bột gạo. B. Sữa tươi. C. Bột đậu. D. Thịt heo tươi. Câu 8: Tế bào nhân sơ(Vi khuẩn) không có thành phần cấu tạo nào sau đây? A. Tế bào chất. B. Màng sinh chất. C. Hệ thống nội màng. D. Ribosome Câu 9: Tập hợp các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào và sự trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường, gọi là: Trang 1/4 - Mã đề thi 485
  2. A. Sự chuyển hóa năng lượng của tế bào. B. Quá trình đồng hóa. C. Quá trình dị hóa. D. Trao đổi chất của tế bào. Câu 10: Vì sao carbon được xem là nguyên tố đặc biệt tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ? A. Carbon là một trong những nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong tế bào, cơ thể sống. B. Carbon là một trong những nguyên tố đa lượng quan trọng cấu tạo nên chất sống trong tế bào, cơ thể. C. Carbon có thể cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với chính nó và nhiều nhóm chức khác. D. Carbon là nguyên tố tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều loại enzyme trong tế bào, cơ thể. Câu 11: Cho các nội dung sau: 1- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. 2- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống. 3- Tế bào có kích thước nhỏ bé chỉ có thể quan sát được hình thái qua kính hiển vi. 4- Các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó. Các nội dung của học thuyết tế bào gồm: A. 1, 3, 4. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 12: Các cấp tổ chức sống không có chung đặc điểm nào sau đây? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở, tự điều chỉnh. C. Thế gới sống liên tục tiến hóa. D. Có khả năng vận động, di chuyển. Câu 13: Thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nhân tế bào? 1- Màng lipo-protein kép. 2- Chất nhiễm sắc 3- Ribosome 4- Nhân con 5- chất tế bào. 6- dịch nhân A. 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 4, 6. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4. Câu 14: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật không có trong tế bào động vật? A. Bộ máy Golgi B. Lục lạp. C. Mạng lưới nội chất hạt. D. Ti Thể. Câu 15: Chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng được gọi là: A. Coenzyme B. ATP C. Enzyme D. Hormone Câu 16: Trong tế bào, quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác, gọi là: A. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào. B. Sự chuyển hóa các chất trong tế bào. C. Sự phân giải các chất trong tế bào. D. Sự biến đổi vật chất trong tế bào. Câu 17: Thành phần nào sau đây có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ? A. Màng sinh chất. B. Ti thể. C. Ribosome D. Lông và roi. Câu 18: Phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích, gọi là: A. Phương pháp thực nghiệm khoa học. B. Phương pháp tìm kiếm thông tin. C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. D. Phương pháp quan sát. Trang 2/4 - Mã đề thi 485
  3. Câu 19: Cho các điều kiện sau: 1- Chất có kích thước nhỏ, không phân cực, tan trong lipid. 2- Không tiêu tốn năng lượng. 3- Có sự chênh lệch nồng độ giữa trong và ngoài màng. 4- Chất có kích thước lớn, phân cực. 5- Cần kênh protein vận chuyển. Những điều kiện cần để vận chuyển thụ động các chất qua lớp kép phospholipid trên màng sinh chất là: A. 2, 3, 4. B. 3, 4, 5. C. 2, 4, 5. D. 1, 2, 3. Câu 20: Ở người, sau bữa ăn, đường huyết(glucose trong máu) tăng, tuyến tụy tiết hormone insulin chuyển hóa glucose dư thừa thành Glycogen dự trữ ở gan để ổn định đường huyết cho cơ thể. Xa bữa ăn, đường huyết giảm, tuyến tụy tiết hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose trả lại cho dòng máu để ổn định đường huyết. Hoạt động trên của các cơ quan trong cơ thể người thể hiện đặc điểm gì của các cấp độ tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Sự ổn định của thế giới sống. D. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Câu 21: Loại đường nào sau đây có nhiều trong sữa động vật? A. Lactose B. Fructose C. Sucrose D. Mantose Câu 22: Khử độc, chuyển hóa đường, tổng hợp lipid là chức năng của bào quan nào sau đây trong tế bào? A. Không bào. B. Bộ máy Golgi. C. Mạng lưới nội chất trơn. D. Mạng lưới nội chất hạt. Câu 23: Cho các đối tượng sau: 1- cơ thể. 2- động vật. 3- con người 4- gió 5- quần xã 6- máy tính. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5. Câu 24: Tế bào sẽ dùng phương thức vận chuyển chủ động để hấp thụ các chất trong trường hợp nào? 1. Các chất có kích thước nhỏ, qua được các kênh protein xuyên màng. 2. Nồng độ chất đó bên trong tế bào phải thấp hơn bên ngoài môi trường. 3. Nồng độ chất đó bên trong tế bào phải cao hơn bên ngoài môi trường. 4. Chất đó phải là chất tan được trong nước và phân cực. A. 1, 2. B. 1, 4. C. 3, 4. D. 1, 3. Câu 25: Enzyme hai thành phần có cấu trúc gồm: A. Protein và cofactor. B. 2 loại protein khác nhau. C. 2 phân tử protein giống nhau. D. Protein và photpholipid. Câu 26: “Đom đóm” một loại côn trùng có khả năng phát ánh sáng vào ban đêm. Để tạo ra ánh sáng, “đom đóm” đã chuyển hóa năng lượng như thế nào? A. Đom đóm đã chuyển hóa dạng năng lượng điện năng thành quang năng. B. Đom đóm đã chuyển hóa dạng năng lượng hóa năng thành quang năng. C. Đom đóm đã chuyển hóa dạng năng lượng cơ năng thành quang năng. D. Đom đóm đã chuyển hóa dạng năng lượng nhiệt năng thành quang năng. Câu 27: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của enzyme trypsin ở ruột bò và ruột cá tuyết Đại Tây Dương người ta vẽ được đồ thị như hình bên phải. Có bao nhiêu phát biểu sau đây về kết quả thí nghiệm là đúng? Trang 3/4 - Mã đề thi 485
  4. 1- Ở nhiệt độ từ 20 0 C - 28 0 C hoạt tính enzim trypsin của cá tuyết luôn thấp hơn enzim trypssin của bò. 2- Nhiệt độ tối ưu cho enzim trypsin của cá tuyết là khoảng 25 0 C của bò là 37 0C. 3- Enzyme của mỗi loài sinh vật chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. 4- Ở 37 0C, Enzme trypsin của cá tuyết mất hẳn hoạt tính xúc tác, Enzyme tripsin của bò có hoạt tính xúc tác cao nhất. A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 28: Hợp chất nào sau đây nguồn dự trữ năng lượng ở thực vật? A. Cholesteron B. Tinh bột. C. Cellulose D. Glycogen. ----------------------------------------------- PHẦN II: TỰ LUẬN( 3 ĐIỂM) Câu 1(1 điểm): Quan sát dưới kính hiển vi, người ta phát hiện một số sinh vật đơn bào có đặc điểm như hình bên: a. Từ các đặc điểm trên hình bên, Em hãy xác định loại tế bào cấu tạo nên sinh vật đơn bào trên là loại tế bào nào? Giải thích? b. Lấy 2 ví dụ về ứng dụng của loại tế bào trên trong y học và thực tiễn. Câu 2(1 điểm): Quan sát cấu trúc nhân tế bào trong hình dưới bên: a. Em hãy xác định tên gọi của các thành phần: 1, 2, 3, 4. trong hình. b. Em hãy cho biết chức năng của thành phần số 3 trong hình Câu 3(0,5 điểm): Nước quả mơ ngâm là một loại nước giải khát được ưa chuộng vào mùa nắng nóng. Để làm nước mơ ngâm, người ta lựa những quả mơ vừa chín tới rửa sạch để ráo, cho vào hũ thủy tinh, cứ một lớp mơ rồi một lớp đường, đậy kín sau 20-30 ngày là dùng được. Sau khi ngâm một thời gian thì quả mơ teo nhỏ lại và xuất hiện những nếp nhăn trên vỏ quả. Em hãy giải thích sự thay đổi kích thước và hình dạng của quả mơ sau một thời gian ngâm đường? Câu 4(0,5 điểm): “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt. Em hãy giải thích vì sao khi sốt cao cần tích cự hạ sốt? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2