intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học xã hội lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 209 (Phần TNKQ)

Chia sẻ: Lotte Xylitol Cool | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

250
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học xã hội lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 209 (Phần TNKQ) để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Khoa học xã hội lớp 8 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tam Dương - Mã đề 209 (Phần TNKQ)

PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> Đề thi này gồm 04 trang<br /> <br /> KÌ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HỌC SINH<br /> LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2017-2018<br /> MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI - PHẦN TNKQ<br /> Thời gian làm bài: 45 phút;<br /> (30 câu trắc nghiệm)<br /> Mã đề thi 209<br /> <br /> I. Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 1, đến câu 7<br /> “Tôi đem tự do đến cho ông đây! – Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội<br /> Châu, còn tay trái thì nâng cái gông thô kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm<br /> đạm.<br /> … "Ô! ông nghe tôi, ông Phan Bội Châu này! Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù<br /> của ông, hãy từ bỏ đi những mưu đồ xưa cũ, và, thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bào ông nổi<br /> lên chống lại chúng tôi nữa; trái lại, ông hãy bảo họ cộng tác với người Pháp, và, làm như vậy<br /> ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông!<br /> … Ừ thì Phan Bội Châu nhìn Va-ren. Nhưng, lạ chưa! những lời nói của Va-ren hình như<br /> lọt vào tai Phan Bội Châu chẳng khác gì "nước đổ lá khoai", và cái im lặng dửng dưng của<br /> Phan Bội Châu suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người.”.<br /> (Trích: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu - Nguyễn Ái Quốc, SGK Ngữ Văn 7, NXB GDVN,<br /> 2016).<br /> Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?<br /> A. Biểu cảm.<br /> B. Nghị luận.<br /> C. Tự sự.<br /> D. Miêu tả.<br /> Câu 2: Những lời lẽ của Va-ren nói với Phan Bội Châu nhằm mục đích<br /> A. dụ dỗ, thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ tư tưởng cách mạng, cộng tác với chúng.<br /> B. khuyên bảo Phan Bội Châu những điều hay, lẽ phải.<br /> C. mong muốn cho Phan Bội Châu có được cuộc sống sung sướng, hạnh phúc.<br /> D. khuyên bảo Phan Bội Châu từ bỏ những mưu đồ hại nước, hại dân.<br /> Câu 3: Thành ngữ “nước đổ lá khoai” có ý nghĩa như thế nào?<br /> A. Lời khuyên bảo càng nhiều càng có tác dụng.<br /> B. Lời khuyên bảo rất thuyết phục, dễ nghe.<br /> C. Lời khuyên giả tạo, không xuất phát từ tình cảm chân thành.<br /> D. Mọi lời nói, lời khuyên can đều hoài công vô ích.<br /> Câu 4: Thái độ im lặng của Phan Bội Châu đã thể hiện<br /> A. sự phản kháng mãnh liệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren.<br /> B. sự đồng tình, tán thành của Phan Bội Châu với Va-ren.<br /> C. sự yếu đuối, run sợ của Phan Bội Châu trước Va-ren.<br /> D. sự coi thường, khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren.<br /> Câu 5: Qua đoạn trích, Phan Bội Châu đã thể hiện là người như thế nào?<br /> A. Khoan dung và biết giữ chữ tín.<br /> B. Tôn trọng lẽ phải, kiên định, bất khuất, xứng đáng là bậc anh hùng.<br /> C. Khôn khéo, ẩn mình để chờ thời cơ phục thù cho đất nước.<br /> D. Không có chính kiến, quan điểm rõ ràng.<br /> Trang 1/4 - Mã đề thi 209<br /> <br /> Câu 6: Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược Việt Nam vào thời gian nào?<br /> A. 4-9-1858.<br /> B. 2-9-1858.<br /> C. 3-9-1858.<br /> D. 1-9-1858.<br /> Câu 7: Sau khi bị thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển quân vào:<br /> A. Quảng Nam.<br /> B. Vĩnh Long.<br /> C. Gia Định.<br /> D. Hà Tiên.<br /> II. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 8, đến câu 17<br /> “Nền kinh tế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ<br /> XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới và có sức<br /> cạnh tranh cao nhất khu vực. Trung Quốc đạt được những thành tựu đó một phần quan trọng<br /> là nhờ mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác như; cử người đi du học nước<br /> ngoài - cách làm từng được Nhật Bản áp dụng thành công; phát triển các ngành công nghiệp<br /> mới có nhiều triển vọng như của Hàn Quốc...”<br /> (Trích trang 21 sách giáo khoa GDCD 8, NXB Giáo dục năm 2016)<br /> Câu 8: Lí do quan trọng nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?<br /> A. Do biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.<br /> B. Do biết khai thác triệt để các nguồn tài nguyên.<br /> C. Do Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa đi khắp thế giới.<br /> D. Do dân số đông nên có nguồn lao động lớn.<br /> Câu 9: Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không bao gồm nội dung nào sau đây?<br /> A. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.<br /> B. Tiếp thu mọi yếu tố của các dân tộc có văn hóa tương đồng với mình.<br /> C. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.<br /> D. Tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp của các dân tộc.<br /> Câu 10: Trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc, việc tôn<br /> trọng, học hỏi các dân tộc khác sẽ<br /> A. tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh.<br /> B. giúp các cá nhân vươn lên mạnh mẽ.<br /> C. là yếu tố duy nhất quyết định sự thành công. D. khiến nước ta mất đi bản sắc dân tộc.<br /> Câu 11: Trước khi trở thành một quốc gia giàu mạnh như hiện nay, giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ<br /> XX, Trung Quốc đã từng là quốc gia<br /> A. phụ thuộc vào các nước đế quốc.<br /> B. độc lập.<br /> C. giàu mạnh nhất thế giới.<br /> D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.<br /> Câu 12: Nguyên nhân chủ quan khiến Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé giữa thế kỉ<br /> XIX là gì?<br /> A. Đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Nga, Nhật rất mạnh.<br /> B. Trung Quốc đáp ứng được nhiều yêu cầu của các nước đế quốc.<br /> C. Rộng lớn, giàu tài nguyên, vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến suy yếu.<br /> D. Các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.<br /> Câu 13: Ai là người lãnh đạo cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX?<br /> A. Lương Khải Siêu.<br /> B. Hồng Tú Toàn.<br /> C. Tôn Trung Sơn.<br /> D. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.<br /> Trang 2/4 - Mã đề thi 209<br /> <br /> Câu 14: Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc tới phong trào yêu<br /> nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là<br /> A. Phong trào của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.<br /> B. Phong trào nông dân Yên Thế.<br /> C. Phong trào Cần Vương.<br /> D. Khởi nghĩa Thái Nguyên.<br /> Câu 15: Nước nào sau đây trong khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với Trung Quốc?<br /> A. Campuchia.<br /> B. Thái Lan.<br /> C. Mianma.<br /> D. Malaixia.<br /> Câu 16: Sông nào sau đây bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua lãnh thổ nhiều nước Đông<br /> Nam Á nhất?<br /> A. sông Iraoađi.<br /> B. sông Mê Kông.<br /> C. sông Mê Nam.<br /> D. sông Hồng.<br /> Câu 17: Câu văn: “Những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc là nước có tốc độ<br /> phát triển kinh tế vào loại nhanh nhất thế giới và có sức cạnh tranh cao nhất khu vực.” là kiểu<br /> câu:<br /> A. Câu đơn.<br /> B. Câu ghép.<br /> C. Câu rút gọn.<br /> D. Câu đặc biệt.<br /> III. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời từ câu 18, đến câu 26<br /> “Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), tài<br /> nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên... tập trung nhiều nhất ở vịnh Péc-xich.<br /> Từ thời cổ đại, ở Tây Nam Á đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Đây là<br /> nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới.<br /> Ngày nay, phần lớn dân cư trong khu vực theo đạo (1), một phần nhỏ theo các tôn giáo<br /> khác. Đạo (1) là tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng trong khu vực, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi<br /> nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái đang góp<br /> phần gây ra sự mất ổn định trong khu vực”.<br /> (Trích sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục năm 2016, trang 29)<br /> Câu 18: Mật độ dân số của khu vực Tây Nam Á vào năm 2005 là<br /> A. hơn 313 người/km2.<br /> B. gần 54 người/km2.<br /> C. gần 45 người/km2.<br /> D. khoảng 7 người/km2.<br /> Câu 19: Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo đạo (1). Vậy (1) ở đây là tôn giáo nào?<br /> A. Thiên chúa giáo. B. Hồi giáo.<br /> C. Phật giáo.<br /> D. Cơ đốc giáo.<br /> Câu 20: Nền văn minh rực rỡ được hình thành từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ<br /> III trước công nguyên, trên lưu vực sông Ơ- phrát và sông Ti-grơ ?<br /> A. Rôma.<br /> B. Ai Cập.<br /> C. Hi Lạp.<br /> D. Lưỡng Hà.<br /> Câu 21: Nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến sự phát triển kinh tế và đời sống của khu<br /> vực Tây Nam Á hiện nay là<br /> A. khí hậu khắc nghiệt.<br /> B. dân số quá đông.<br /> C. chính trị không ổn định.<br /> D. trình độ dân trí thấp.<br /> Câu 22: Hiện nay, các nước Tây Nam Á đã tham gia tổ chức những nước xuất khẩu dầu mỏ<br /> thế giới, tổ chức này có tên là<br /> A. UNDP.<br /> B. UNICEF.<br /> C. ASEAN.<br /> D. OPEC.<br /> Câu 23: Hãy chọn địa điểm phù hợp với khu vực Tây Nam Á có<br /> Trang 3/4 - Mã đề thi 209<br /> <br /> A. Vườn treo Babilon.<br /> B. Kim tự tháp Ai Cập.<br /> C. Quần thể kiến trúc Ăng-co.<br /> D. Cung điện Chang-đê-gun.<br /> Câu 24: Quốc gia hưng thịnh nhất ở Tây Nam Á trong thời kì cổ đại là<br /> A. Hy Lạp<br /> B. Rô Ma<br /> C. Babilon<br /> D. Iran<br /> Câu 25: Nền kinh tế chủ đạo của khu vực Tây Nam Á thời kì cổ đại:<br /> A. Thương nghiệp<br /> B. Thủ công nghiệp C. Nông nghiệp<br /> D. Công nghiệp<br /> Câu 26: Lưỡng Hà thời cổ đại chủ yếu thuộc lãnh thổ quốc gia nào ngày nay?<br /> A. Ai Cập.<br /> B. Ấn Độ.<br /> C. Irắc.<br /> D. Iran.<br /> IV. Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ 27, đến câu 30<br /> “Nước non nặng một lời thề<br /> Nước đi, đi mãi không về cùng non.<br /> … Non cao những ngóng cùng trông<br /> Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày.<br /> ... Non xanh đã biết hay chưa?<br /> Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.<br /> Nước non hội ngộ còn luôn<br /> Bảo cho non chớ có buồn làm chi”<br /> (Trích “Thề Non Nước” – Tản Đà)<br /> Câu 27: “Dòng lệ” là hình ảnh ẩn dụ của đối tượng địa lí nào sau đây?<br /> A. Dòng biển.<br /> B. Dòng nước.<br /> C. Băng tuyết.<br /> D. Nước ngầm.<br /> Câu 28: Câu thơ “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn” nói đến hiện tượng địa lí nào sau đây?<br /> A. Hoạt động của dòng biển.<br /> B. Vòng tuần hoàn của nước.<br /> C. Sự xâm thực của nước.<br /> D. Sự hình thành sông ngòi.<br /> Câu 29: Hai biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn thơ là<br /> A. hoán dụ, so sánh. B. nhân hóa, ẩn dụ.<br /> C. ẩn dụ, hoán dụ.<br /> D. so sánh, nhân hóa.<br /> Câu 30: Lời đối đáp giữa non và nước thể hiện lối sống gì?<br /> A. Ân nghĩa, thủy chung.<br /> B. Tương thân, tương ái.<br /> C. Uống nước nhớ nguồn.<br /> D. Lá lành đùm lá rách.<br /> --------------------------------------------------------- HẾT ----------<br /> <br /> Trang 4/4 - Mã đề thi 209<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2