Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị
lượt xem 1
download
‘Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Thị xã Quảng Trị
- TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT Khóa ngày 11 tháng 4 năm 2023 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. ( 3,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Câu 2. (2.5 điểm) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? Câu 3. (3,5 điểm) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao? Câu 4 (3.0 điểm) Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương (1885-1896), em hãy làm rõ những đặc điểm của phong trào này. Câu 5. (2,0 điểm) Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nước ta. Câu 6. (3.0 điểm) Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. Câu 7. (3.0 điểm) a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác những người đi trước? …………………HẾT………………..
- TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ KỲ THI HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 10 THPT Khóa ngày 11 tháng 4 năm 2023 Môn thi: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (2.5 điểm) Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại.” Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? Câu 2. (3.0 điểm) Cách mạng công nghiệp thời cận đại: a. Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước năm 1784? b. Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Câu 3. (2.0 điểm) Phân tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc đối văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại. Câu 4. (3.5 điểm ) Văn minh Văn Lang- Âu Lạc: a. Những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. b. Theo em những phong tục tập quán nào từ thời Văn Lang –Âu Lạc được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay ? c. Là một học sinh THPT , em thấy mình cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc ? Câu 5 (4.5 điểm) Văn minh Đại Việt: a. Phân tích cơ sở hình thành. b. Nêu khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt. c. Những thành tựu về chữ viết và văn học.Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì? Câu 6. (3.0 điểm) Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt. Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. Câu 7 (1.5 điểm) Hãy giới thiệu về một thành tựu của văn minh Đại Việt. ……………….HẾT……………..
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 11 Câu Ý Nội dung Điểm 1 (3.0 đ) Phát biểu ý kiến về nhận định: “Cách mạng tháng Mười 3.0 Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” 1 “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra trước mắt các dân tộc bị áp bức thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại 0,5 giải phóng dân tộc” đó là nhận định đúng. 2 - Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đã giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc ( Mỗi ý địa, giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, nêu 0.5 một tấm gương sáng về giải phóng dân tộc bị áp bức. điểm) - Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. Đó là xu hướng vô sản hay xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin với một nhận thức mới: Phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. - Cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn tới phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Cách mạng tháng Mười đã nêu một tấm gương sáng cho các dân tộc đang bị đế quốc thực dân nô dịch. Những người yêu nước chân chính trong nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, dùng ánh sáng đó để soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân, độc lập dân tộc gắn kiền với chủ nghĩa xã hội. - Cách mạng tháng Mười đã tạo những điều kiện khách quan cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong trào giải phóng dân tộc suy yếu, còn nước Nga Xô viết trở thành người bạn đồng minh, tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. - Từ sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, dẫn tới sự ra đời của hàng trăm quốc gia độc lập. 2 (2.5đ) Hãy nêu kết cục và ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai 2.5 (1939 – 1945). Tại sao nói: Hiện nay hòa bình, ổn định vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các quốc gia trên thế giới? 1 - Kết cục: 1.0 + Sự thất bại hoàn toàn của CNPX.
- + Gây hậu quả nặng nề với các nước … + Dẫn đến những biến đổi căn bản tình hình thế giới. 2 Thời cơ: Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu 0.75 vực. Có điều kiện rút ngắn khoảng cách với thế giới và khu vực Có điều kiện để áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thách thức: 0.75 Nếu không biết chớp thời cơ để phát triển thì sẽ trở nên tụt hậu. Nếu không biết cách để hội nhập thì hội nhập sẽ trở thành hòa tan. Nếu không biết cách vận dụng khoa học kĩ thuật sẽ trở thành lạc hậu. 3 (3.5 đ) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Theo em, sự thất bại của phong trào này có phải là tất yếu không? Tại sao? 1 * Bối cảnh lịch sử: (Mỗi ý - Quốc tế: 0.5 đ) + CNTB ở Mĩ và phương Tây đang phát triển mạnh, tham vọng mở rộng thị trường và thuộc địa lớn => nhòm ngó và xâm lược phương Đông + Phương Đông đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú: đang trong giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng, lần lượt bị thôn tính. - Trong nước: + Việt Nam tuy là quốc gia độc lập nhưng chế độ phong kiến suy tàn, sự khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực… + Trước nguy cơ bị xâm lược và mất nước, 1 số nho sĩ thức thời đã đưa ra các đề nghị cải cách nhưng không được chấp nhận, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách cai trị bảo thủ, thiển cận.. => tiềm lực quốc gia suy yếu. 2 - Theo em, sự thất bại của phong trào này không phải là tất yếu . 0.5 - HS liên hệ tình hình Nhật Bản, Thái Lan . 0.75 4 (3.0 đ) Bằng các dẫn chứng từ thực tiễn phong trào Cần vương 3.0 (1885-1896), em hãy làm rõ những đặc điểm của phong trào này. 1 - Giới thiệu khái quát về phong trào Cần vương…. 0.25 - Mục tiêu: phong trào là chống Pháp, chống triều đình phong 0.5 kiến đầu hàng giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ phong kiến - Lãnh đạo: khởi xướng là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, 0.5 lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa là các văn thân, sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia là đông đảo quần chúng nhân từ các văn 0.5 thân, sĩ phu đến nông dân và các dân tộc ít người
- - Hình thức đấu tranh của phong trào là khởi nghĩa vũ trang 0.25 - Quy mô của phong trào rộng lớn, trên cả nước nhưng chủ yếu 0.25 ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. - Tính chất: là phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến 0.75 mang tính dân tộc và nhân dân sâu sắc… 5 (2.0 đ) Phân tích tác động tích cực và hạn chế cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897- 1914) của thực dân Pháp đối với nước ta. 1 * Tích cực: Mỗi ý - Kinh tế: bước đầu du nhập phương thức sản xuất TBCN,từng 0.5 bước phá vỡ nền kinh tế tự nhiên,tự cung tự cấp truyền thống. - Xã hội: đưa tới sự ra đời của những lực lượng xã hội mới,mâu thuẫn dân tộc và giai cấp trở nên gay gắt hơn thúc đẩy phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ hơn… => Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới đầu XX. 2 * Hạn chế: - Kinh tế không biến đổi nhiều, vẫn mang nặng tính phong kiến, 0.5 đóng kín, mất cân đối, phụ thuộc vào kinh tế Pháp 6 (3.0 đ) Trình bày những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu 3.0 (từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất). Đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu. 1 - Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu. Mỗi ý + Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi 0.5 Pháp giành độc lập. Ông tích cực tổ chức lực lượng ở trong nước và tranh thủ sự viện trợ của bên ngoài. + Tháng 5/1904, thành lập Hội Duy tân... + Từ năm 1905 đến năm 1908, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập... + Ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912 thành lập Việt Nam Quang Phục Hội nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Công hoà Dân quốc Việt Nam. 2 - Đánh giá Mỗi ý + Tích cực: xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp, đề ra con 0.5 đường cách mạng mới và sử dụng đấu tranh vũ trang để giành độc lập... + Hạn chế: Chưa hiểu rõ bản chất của đế quốc Nhật Bản, dựa vào Nhật đánh Pháp… 7 (3.0 đ) a. Trong hoàn cảnh nào Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu 3.0 nước? b. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác những người đi trước? 1 a. Hoàn cảnh: - Thực dân Pháp đã xác lập nền thống trị trên toàn cõi Việt Nam 0,5 và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tạo nên sự
- biến đổi về kinh tế, xã hội. - Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt 0,5 là phong trào yêu nước theo khuynh hướng DCTS diễn ra sôi nổi nhưng thất bại. - Cách mạng nước ta tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng bế 0,5 tắc về một đường lối cứu nước đúng đắn. - Trước sự thất bại của phong trào yêu nước,sự đàn áp bóc lột 0,5 của thực dân Pháp đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc. 2 * Điểm khác: - Người quyết định sang phương Tây tìm hiểu CNTB, trước hết 0,5 là nước Pháp… - Người vừa lao đông kiếm sống, vừa nghiên cứu thực tiễn xã 1.0 hội và kinh nghiệm cách mạng các nước…Người chọn con đường cách mạng vô sản theo CM Tháng Mười Nga. - Khác với các bậc tiền bối là đi ra nước ngoài để cầu viện, con 0,5 đường cứu nước của Người có sự thực tiễn, đúng đắn, khoa học. ……………….Hết……………. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 10 Câu Ý Nội dung Điểm 1. (2.5 ) Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền
- văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại.” Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao? 1 Nhận định trên là đúng 0.5 2 - Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng Mỗi ý 0.5 góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay. - Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã: + Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại). + Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao. + Dấu ấn cá nhân được đề cao. 2. (3.0 đ) Cách mạng công nghiệp thời cận đại: 3.0 a. Ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước năm 1784? b. Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. 1 Ý nghĩa: - Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. - Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. - Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu - Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới. 2 * Ý nghĩa: Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản: + Máy hơi nước khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chuyển người lao động từ lao động thủ công sang cơ khí hóa. + Cách mạng công nghiệp lần thứ hai chuyển từ cơ khí hóa sang điện khí hoá, làm thay đổi kinh tế tư bản chủ nghĩa.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và giao thông vận tải. + Nền nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. * Tác động: - Về mặt xã hội + Đưa đến sự hình thành và phát triển của nhiều trung tâm công nghiệp mới là những thành thị đông dân (Luận Đôn, Man-chét-tơ, Pa-ri, Béc-lin). + Trong xã hội hình thành hai giai cấp đối kháng là
- tư sản công nghiệp và vô sản làm thuê. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng sâu sắc, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản. - Về mặt văn hóa: các cuộc cách mạng đưa đến những chuyển biến lớn lao trong đời sống văn hóa. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân phong phú, đa dạng hơn Sự giao lưu, kết nối văn hóa giữa các quốc gia, châu lục ngày càng được đẩy mạnh. - Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em, sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa. 3. (2.0 đ) Phân tích ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và 2.0 Trung Quốc đối văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại. + Về tín ngưỡng, tôn giáo: Ấn Độ giáo, Phật giáo đều Mỗi ý 0.5 bắt nguồn từ Ấn Độ truyền sang các nước Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa. + Về chữ viết: Chữ Pali, chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ viết của người Chăm, người Mã Lai... Chữ Hán của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc. + Về văn học: Các tác phẩm văn học của Ấn Độ như Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-y-a-na và các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Tứ thư, Ngũ kinh được truyền vào các nước Đông Nam Á từ rất sớm. + Về kiến trúc, điêu khắc: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu. 4.(3.5 đ ) Văn minh Văn Lang- Âu Lạc: 3.5 a. Những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. b. Theo em những phong tục tập quán nào từ thời Văn Lang –Âu Lạc được nhân dân ta lưu giữ đến ngày nay ? c. Là một học sinh THPT , em thấy mình cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc ? 1 Nét chính về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Mỗi ý 0.25 Lang – Âu Lạc: *Đời sống vật chất : - Cư dân văn lang có nền kinh tế nông nghiệp đa dạng,
- nguồn lương thực chính của họ là gạo tẻ, gạo nếp ngoài ra còn có các loại thịt, cá, rau quả.. - Mặc : nam đóng khố, cởi trần ; Nữ mặc váy, áo… - Cư dân Văn Lang ở nhà sàn, sinh hoạt rất giản dị, thích ứng với thiên nhiên. * Đời sống tinh thần : - Tín ngưỡng : sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, tôn kính anh hùng có công với nước … - Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội… - Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức… 2 b. Những phong tục tập quán còn lưu giữ đến ngày 1.0 nay : như thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng có công với làng với nước; tục làm bánh chưng bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng và tổ chức các lễ hội… 3 * Trách nhiệm của học sinh : 1.0 - Thể hiện được trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc . - Thể hiện bằng việc làm cụ thể như tự trau dồi kiến thức, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung; tham gia các sân chơi lành mạnh, bổ ích. 5 (4.5 đ) Văn minh Đại Việt: a. Phân tích cơ sở hình thành. b. Nêu khái quát về sự phát triển và tác dụng của giáo dục Đại Việt. c. Những thành tựu về chữ viết và văn học.Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì? 1 Phân tích cơ sở hình thành: 1.0 (Mỗi ý Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt: 0.25) - Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang- Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển. - Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ. - Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt. - Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia. 2 Nêu nét khái quát về sự phát triển và tác dụng của 1.0 ( Mỗi ý giáo dục Đại Việt: 0.25)
- - Năm 1070, vua Lí Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành. - Từ Tk X-XV, GD Đại Việt phát triển hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo nhân tài cho đất nước. - Năm 1484 : Nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ… * Tác dụng : Đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước song ko tạo điều kiện cho kinh tế phát triển 3 * Chữ viết: 1.5 Mỗi ý + Sáng tạo ra chữ Nôm. Triều Hồ và Tây Sơn khuyến 0.25) khích sử dụng chữ Nôm trong văn tự. + Thế kỷ thứ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời và được sử dụng. * Văn học: - Văn học chữ Hán: Phát triển và đạt nhiều thành tựu. Nội dung chủ yếu ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. + Thể loại: tiểu thuyết chương hồi, truyện ký,... - Văn học chữ Nôm: xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII, phát triển mạnh -XVI-XIX. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người... - Văn học dân gian: Duy trì và phát triển mạnh trong các thế kỷ XVI-XVIII. Phản ánh tâm tư, tình cảm con người, đất nước với nhiều thể loại phong phú như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích.. * Ý nghĩa của chữ Nôm: 1.0 Việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương đã: + Khẳng định người Việt có chữ viết, ngôn ngữ riêng 0.25 của mình. + Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự lập, tự cường 0.5 của dân tộc. + Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, văn học dân 0.25 tộc ngày càng phát triển. 6. (3.0 đ) Nêu những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp của nền văn minh Đại Việt. Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt. 1 *Những thành tựu tiêu biểu về nông nghiệp 3.0 (Mỗi ý của nền văn Đại Việt: 0.5 đ) - Nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp như đắp đê, tổ
- chức khai hoang. - Trong triều đình có nhiều chức quan quản lý, giám sát như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. - Chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nông dân có ruộng đất canh tác. * Phân tích tác động của những thành tựu đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt: - Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo với cây trồng là lúa nước.. Canh tác nông nghiệp yêu cầu phương thức sản xuất mới và phát triển. - Công cuộc khai hoang đất nông nghiệp gắn với việc định cư xây dựng xóm làng, góp phần mở rộng lãnh thổ và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. - Nhà nước tăng cường vận động nhân dân phòng thủ đắp đê ngăn lũ trên quy mô rộng lớn hình thành một hệ thống đê điều, thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước. 7(1.5 đ) Hãy giới thiệu về một thành tựu của văn 1.5 minh Đại Việt. HS tự giới thiệu sản phẩm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 427 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 43 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 127 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 15 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội
2 p | 37 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 46 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 29 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 60 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 35 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 83 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn